SKKN Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong giảng dạy Địa lí Tự nhiên ở trường Trung học Phổ thông
* Khảo sát thực tế:
Tôi đã điều tra bằng phiếu kết hợp với phỏng vấn trực tiếp 12 giáo viên dạy
Địa lí ở 5 trường THPT trong huyện với nội dung: thực trạng sử dụng ca dao, tục
ngữ, thơ ca, câu hát trong dạy học Địa lí ở trường trung học phổ thông.
* Kết quả:
- Có 3 giáo viên nêu được vai trò của ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong dạy
học.
- Có 3 giáo viên nêu được lưu ý khi sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu
hát trong dạy học.
- Có 1 giáo viên đôi khi có sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong
dạy học nhưng chỉ sử dụng những câu có trong sác giáo khoa và chỉ dạy trong
phân tích nội dung kiến thức, chưa từng sử dụng trong các khâu mở bài, củng
cố, kiểm tra kiến thức hay hướng dẫn học.
Như vậy có thể thấy rằng đa số giáo viên chưa nắm rõ được vai trò, các
lưu ý và cách sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong dạy học. Hầu hết giáo viên
chưa sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ vào trong bài dạy.
Khi dự giờ các đồng nghiệp cùng bộ môn, tôi ít thấy sử dụng thơ ca, ca
dao, tục ngữ trong dạy học.
*Nguyên nhân
- Dạy học Địa lí bằng ca dao, tục ngữ, thơ ca đòi hỏi người giáo viên phải
phải đầu tư thời gian và trí tuệ để nghiên cứu, sưu tầm để lựa chọn các câu ca
dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát sát với nội dung từng bài học tránh sa đà làm mất
tính đặc thù của bộ môn là một khâu rất khó. Điều này đòi hỏi giáo viên khi
soạn bài phải cân nhắc thật kĩ những nội dung cần đưa vào, phải khéo léo lồng
ghép để làm rõ nội dung mà mình muốn học sinh đạt được.
- Việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong dạy học đòi hỏi giáo
viên phải có chuyên môn vững vàng, vốn văn hóa sâu rộng và có hiểu biết các vấn
đề thực tế liên quan tới môn học, phải thấu hiểu và yêu thương học sinh của mình.
Tuy nhiên, còn một số giáo viên còn chưa thật sự tâm huyết với nghề,
chưa ý thức tích cực cải tiến phương pháp dạy học nên dẫn đến chất lượng giờ học
chưa tốt, không kích thích được tính tích cực và hứng thú của học sinh đối với bộ
môn Địa lí.
phía Cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn, nên có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn. “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch), Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23o27’N (Chí tuyến Nam) thì ở BCN lúc này ngày dài, đêm ngắn và ở BBC (Việt Nam) hiện tượng ngày ngắn, đêm dài . * Ví dụ 2: Khi dạy bài 13 - Địa lí 10: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa Sau khi giúp HS tìm hiểu điều kiện ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, điều kiện hình thành mây, mưa.GV hỏi: Hãy dựa vào mối liên hệ giữa sinh vật và hiện tượng thời tiết để giải thích câu ca dao của ông cha ta: “Chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” Giải thích ý nghĩa: Trong số các loài sinh vật như chuồn chuồn (hay các loài côn trùng: các loài mối, muỗi nhỏ mà chúng ta không nhìn thấy) thường thì vào những ngày cuối hạ, quan sát nếu thấy chuồn chuồn bay thành đàn sà thấp xuống mặt đất thì thường sau đó, trời sẽ mưa. Nguyên nhân là trước lúc trở trời, trong không khí có nhiều hơi nước, 17 đọng vào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất. Ngoài ra, vì áp thấp, không khí ngột ngạt nên các loại côn trùng, sâu bọ cũng phải chui ra khỏi mặt đất. Cho nên, cứ mỗi khi thấy chuồn chuồn bay thành đàn sà xuống, người ta lại nói rằng trời sắp có mưa. Người nông dân chỉ đúc kết kinh nghiệm về thay đổi thời tiết của độ bay cao, thấp của con chuồn chuồn. Học sinh khi học phần khí hậu (khí quyển, khí áp, gió, mưa...) sẽ giải thích độ cao, thấp của chuồn chuồn khi bay với hiện tượng “mưa, nắng” là do yếu tố áp suất không khí và độ ẩm. *Ví dụ 3: Khi dạy bài 2 - Địa lí 12: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Sử dụng câu: “Nước ta xứ nóng, khí hậu tốt Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu.” (Hồ Chí Minh) Giải thích: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu nên có nền nhiệt đọ cao, chan hòa ánh nắng, lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên có 2 mùa rõ rệt. Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt, ẩm làm cho thiên nhiên nước ta chịụ ảnh hưởng sâu sắc của biển vì vậy có thảm thực vật và nguồn lợi hải sản phong phú. *Ví dụ 4: Khi dạy bài 9 - Địa lí 12: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. - Để dạy phần gió mùa mùa hạ, sử dụng câu: “Tháng 5, tháng 6 mưa dài Bước sang tháng 7 tiết trời mưa ngâu.” Giải thích: Tháng 5, tháng 6 âm lịch tức tháng 6, tháng 7 dương lịch là thời kì đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt-Lào, tràn xuống đồng bằng ven biển miền Trung và phần nam của khu vực Tây Bắc thì trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam). “Bước sang tháng 7” tức tháng 8 dương lịch, vào giữa và cuối mùa hạ, gió Tây Nam (xuât phát từ áp cao chí tuyến Nam bán cầu) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng, ẩm hơn gây mưa lớn và 18 kéo dài cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới và áp thấp Bắc Bộ gây mưa cho cả 3 miền và gió mùa Đông Nam ở miền Bắc nước ta vào mùa hạ. - Để dạy phần gió mùa mùa đông, sử dụng câu: “Tháng 10 mưa ít đi rồi Nắng hanh, trời biếc cho tươi má hồng. Một,chạp là tiết mùa đông Mưa phùn đêm vắng trong lòng lạnh thay.” Giải thích: Tháng 10 âm tức tháng 11 dương lịch, miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đông Bắc với tính chất lạnh khô gây ra kiểu thời tiết ít mưa, trời hanh khô. “Một chạp” là thời điểm nửa cuối mùa đông, khối khí lạnh từ áp cao Xibia di chuyển lệch đông qua Biển Đông trước khi vào miền Bắc nước ta nên mang hơi ẩm và gây mưa (mưa phùn) ở ven biển đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tạo nên kiểu thời tiết lạnh ẩm. *Ví dụ 5: Khi dạy bài 11 - Địa lí 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng - Để dạy phần Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc – nam. Sử dụng câu: “Hải Vân đèo lớn vượt qua Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè” (Tản Đà) Giải thích: Đèo Hải Vân là một địa danh nổi tiếng nằm trên dãy Bạch Mã – dãy núi có vị trí trên vùng tiếp giáp giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế ở phía bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía nam. Dãy Bạch Mã chạy ngang từ phía tây ra biển. Từ hai câu thơ trên có thể khẳng định nhà thơ Tản Đà đi từ Bắc vào Nam qua đèo Hải Vân vào mùa xuân. Khi đó phía bắc Hải Vân đang chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cuối mùa, thổi từ biển vào mang theo khối khí cực bắc NPc biến tính, gây nên cảnh mưa phùn độc đáo. Trong khi phía nam đèo Hải Vân ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc rất yếu. Từ Đà Nẵng trở vào Nam hầu như quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới biển bao phủ, Mặt Trời tỏa ánh nắng chan hòa rực rỡ. *Ví dụ 6: Khi dạy bài 11 - Địa lí 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng - Để dạy phần Thiên nhiên phân hóa theo chiều đông – tây. Sử dụng câu: “Một dãy núi mà hai màu mây 19 Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như Đông với Tây một dải rừng liền ” (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật) Giải thích: Dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới giữa Việt Nam và Lào, đông bắc Campuchia. Mùa đông gió mùa đông bắc tác động, còn mùa hè lại có gió mùa tây nam ảnh hưởng. Các loại gió khi vượt Trường Sơn đều chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn. Mùa hè khi gió mùa tây nam mang theo hơi ẩm từ phía Ấn Độ Dương và vịnh Thái Lan đi qua đây sẽ làm cho phía tây Trường Sơn có mưa nhiều trong khi phía đông do hiệu ứng phơn lại trở nên khô nóng. Còn mùa đông trong khi phía đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc thổi qua biển vào gây mưa thì phía tây lại ấm và khô do hiệu ứng phơn tác động. Vì thế trong mỗi mùa ở mỗi sườn núi của Trường Sơn sẽ có một kiểu khí hậu đặc trưng riêng biệt với sườn đối diện. 5. Thực hành ứng dụng Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin giới thiệu một giáo án powerpoint có sử dụng thơ ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong quá trình giảng dạy mà tôi đã áp dụng: Bài 11 - Địa lí 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng Ngày soạn: 04/11/2020 Tiết PPCT: 11 Bài 11:THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức : -Phân tích và giải thích được sự phân hoá thiên nhiên theo vĩ độ (nguyên nhân và hệ quả), phân hoá theo kinh độ (đông- tây) 2. Kỹ năng: - Đọc, hiểu các bản đồ địa hình, khí hậu, đất, sinh vật trong Átlát - Đọc được biểu đồ nhiệt ẩm SGK - Giải thích được sự phân hoá tự nhiên theo từng mùa, lãnh thổ 3. Thái độ - HS có thái độ tôn trọng quy luật tự nhiên và biết vận dung vào cuộc sống. - Thêm yêu quê hương đất nước. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ , tính toán, tư duy tổng hợp theo 20 lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê , sử dụng ảnh, hình vẽ, mô hình... II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên : - Bản đồ địa lý :tự nhiên VN. Átlát địa lý VN. - Một số tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên theo vùng, độ cao khác nhau (MÁY CHIẾU) - Sơ đồ tư duy 2. Học sinh : Sgk,vở, một số bài hát, thơ ca... III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động a. Ổn định tổ chức b. Kiểm tra bài cũ 1. Chứng minh địa hình và sông ngòi nước ta mang đậm nét nhiệt đới gió mùa? 2. Nêu đặc điểm cơ bản của đất feralit ở VN c. Khởi động Cho HS nghe một đoạn nhạc trong bài hát „Gửi nắng cho em” GV hỏi: Đoạn nhạc trên mô tả về hiện tượng thiên nhiên nào?. 2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Dự kiến phương án trả lời HĐ1 : Nhóm B1:GV treo bản đồ địa lý tự nhiên VN, chỉ cho HS ranh giới dãy Bạch Mã. HS trả lời các câu hỏi : - Nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta phân hoá theo B-N ? - Biểu hiện về thiên nhiên của từng phần lãnh thổ ? B2: GV chia lớp thành 4 nhóm N1,3: Biểu hiện thiên nhiên miền bắc N2,4: biểu hiện thiên nhiên miền nam (Cho HS làm việc với sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn) B3: đại diện nhóm HS trình bày B4: Các nhóm khác bổ sung và GV nhận xét, tổng kết. B5: Tổ chức trò chơi cho học sinh Hình thức: Tiếp sức GV chuẩn bị 8 bức tranh về Thiên nhiên 2 miền nam – bắc. Yêu cầu 2 nhóm lần lượt chọn các bức tranh phù hợp với đặc điểm thiên nhiên của từng miền. 1/ Thiên nhiên phân hoá theo Bắc – Nam: Nguyên nhân : - Sự thay đổi góc nhập xạ từ B vào N - Ảnh huởng của gió mùa Đông Bắc a/ Phía Bắc : (Bắc dãy Bạch Mã) - Có mùa đông lạnh - Nhiệt độ TB năm 20-250C, có 2-3 tháng nhiệt độ dưới 180C (rõ nét ở ĐBBB và TDMN Bắc Bộ) - Cảnh quan : + Rừng nhiệt đới gió mùa + Mùa Đông : thời tiết lạnh, ít mưa, cây rụng lá + Mùa Hạ : Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, cây cối xanh tốt. + Rừng có cả cây cận nhiệt đới, mùa đông có thể trồng rau ôn đới, cận nhiệt. b/ Phía Nam :(Nam dãy Bạch Mã) - Mang sắc thái cận xích đạo gió mùa - Nhiệt độ > 250C, biên độ nhiệt /năm 21 Thời gian: 4 phút. GV nhận xét về kết quả của 2 đội chơi. GV: ? Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc nam ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và hoạt động sản xuất? GV: “Thật diệu kì là mùa đông phương Nam Muốn gửi cho em một chút nắng vàng Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy Có tình thương tha thiết ở trong này” HĐ2 : Cá nhân GV chiếu một số hình ảnh về vùng biển nước ta. GV:? Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của bản thân hãy nêu những biểu hiện thiên nhiên của vùng biển- thềm lục địa nước ta. ? Dựa vào hình 8.1 nhận xét về mối quan hệ giữa địa hình lục địa với địa hình ven biển HS trả lời, HS khác bổ sung. GV tổng kết. GV chiếu bản đồ tự nhiên Việt Nam hình ảnh một số động bằng ở nước ta. Yêu cầu HS: - Cho biết các dạng địa hình chính ở đồng bằng duyên hải ? - Kể tên và xác định trên bản đồ một số đồng bằng duyên hải MTrung ? một vài đầm phá ? HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. GV yêu cầu HS đọc bài thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”. Và giải thích hiện tượng Trường Sơn Đông nắng Tây mưa ở trong bài. nhỏ ; có 2 mùa rõ rệt - Cảnh quan : đới rừng cận xích đạo gió mùa, rừng nhiệt đới khô (Tây Nguyên) 2/ Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây : a/ Vùng biển và thềm lục địa : - Rộng lớn, nông, sâu, rộng, hẹp khác nhau, . Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, hải lưu thay đổi theo mùa, thường xuyên có bão. b/ Đồng bằng ven biển : - Mở rộng hay thu hẹp phụ thuộc vào núi ăn lan ra biển. Dạng địa hình chính : bồi tụ, mài mòn, cồn cát, đầm phá ven biển. - Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ : mở rộng với các bãi triều, thấp, rộng, trù phú - Đồng bằng ven biển miền Trung : Hẹp, vỡ vụn, khắc nghiệt, đất xấu, tiềm năng du lịch, kinh tế biển c/ Vùng đồi núi : - Vùng núi thấp ĐB : mùa đông lạnh đến sớm - Vùng núi thấp Tây Bắc : mùa đông bớt lạnh, khô, mưa ít Vùng Tây Bắc : lạnh do địa hình cao - Tây Nguyên : mùa đông khô trong khi Đông Trường Sơn mưa đón gió và ngược lại. 8 4 22 HS trả lời. GV cho HS xem một số hình ảnh về sự phân hóa thiên nhiên ở vùng núi 3. Luyện tập 1. Nêu và phân tích hiện tượng địa lí trong câu thơ sau: “Hải Vân đèo lớn vượt qua Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè” (Tản Đà) 2. Bằng kiến thức đã học hãy chứng minh nhận định sau: “Thềm lục địa Việt Nam là tấm gương phản chiếu của địa hình nước ta” 4. Hoạt động trải nghiệm, vận dụng sáng tạo Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, câu thơ hoặc câu hát trong đó thể hiện sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc - nam và đông - tây CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Hiệu quả thực tiễn Việc sử dụng các phương tiện dạy học của giáo viên bộ môn Địa lí ở trường trước hết là đã giúp cho các em: tự nhận thức được giáo viên sử dụng phương tiện dạy học tạo sự hứng thú trong học tập cho các em là cần thiết, khi các em nhận thức được sự hứng thú trong học tập là cần thiết thì các em sẽ có những mong đợi (về phương tiện, phong cách, cách tổ chức lớp học,) đối với giáo viên trong quá trình lên lớp. Các em cũng nhận thức được việc hứng thú học tập môn Địa lí sẽ giúp các em: có sự say mê trong tìm tòi kiến thức địa lí, tiếp theo là các em sẽ có kết quả học tập tốt, kiến thức xã hội ngày càng phong phú, hoàn thiện được hệ thống chương trình THPT, học địa lí một cách tự giác, thường xuyên sưu tầm tư liệu địa lí Trong các phương tiện dạy học Địa lí, sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca và các câu hát cũng là một trong các phương tiện học sinh yêu thích. Do học sinh đã được giáo viên cung cấp thêm những câu thơ ca, ca dao, tục ngữ có liên quan trong bài học và để đáp ứng yêu cầu kiểm tra bài cũ của giáo viên học sinh cần phải nhớ những câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát để trả lời kiến thức địa lí. Do vậy hiệu quả trước tiên là sự liên kết đầy mới lạ làm khơi dậy tính tò mò, kích thích tư duy của học sinh, hiểu bài nhanh, không khí lớp học nhẹ nhàng, giảm căng thẳng, nhớ bài lâu, cho học sinh thêm hiểu và thêm yêu ca dao tục ngữ Việt Nam. 2.Khảo nghiệm tính khả thi 2.1.Phương pháp kiểm chứng Để kiểm tra kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi đã tiến hành dạy thực 23 nghiệm giáo án thiết kế có sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát, đồng thời để đối chứng kết quả, tôi đã tiến hành dạy bằng phương pháp truyền thống đối ở cả 2 khối lớp 10 và lớp 12 trong cả 2 năm học 2019 – 2020 và 2020 -2021. Số lượng học sinh các lớp ở mỗi khối và khả năng nhận thức tương đương nhau. Ngoài ra, tôi còn tiến hành phỏng vấn các em học sinh ở các lớp thực nghiệm về cảm nghĩ của các em khi được học bài học có sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, bài hát. Bảng: Sĩ số học sinh ở các lớp kiểm tra kết quả nghiên cứu Năm học Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 2019 - 2020 12A1:37 10A1: 41 10C1: 41 12A3: 37 10A2: 41 10A3: 42 2020 - 2021 12A3: 41 12C3: 42 12A1: 40 12C2: 41 2.2. Kết quả nghiên cứu kiểm chứng Căn cứ vào sự quan sát thái độ học tập, kết hợp với các câu hỏi kiểm tra trong quá trình dạy học và phỏng vấn học sinh sau giờ học chúng tôi tiến hành phân tích: + Ở lớp thực nghiệm: học sinh chú ý lắng nghe, tích cực phát biểu ý kiến, hoạt động nhóm sôi nổi, nâng cao kĩ năng liên hệ với thực tế, có được cái nhìn sâu sắc hơn về thực tế cuộc sống. Các em thường xuyên có sự trao đổi qua lại tích cực với giáo viên trong quá trình học. + Ở lớp đối chứng: không khí lớp học trầm hơn, đa số chỉ chăm chú vào lắng nghe, ghi chép những nội dung giáo viên giảng, cũng có một vài học sinh tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, tuy nhiên ý kiến phát biểu đó phụ thuộc nhiều vào nội dung đã có sẵn trong sách giáo khoa. Các giáo viên tham gia dự giờ cùng với tôi đều cho ý kiến nhận xét là chất lượng giờ học ở các lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với các lớp đối chứng cả về hiệu quả lĩnh hội tri thức cũng như thái độ tích cực chủ động của học sinh. Bảng 1:Tỉ lệ học sinh phân theo mức độ hứng thú và hiểu bài Nội dung Lớp Sĩ số Hứng thú Hiểu bài Lớp 10 thực nghiệm 83 79/83 (95.2%) 81/83 (97.6%) Lớp 10 đối chứng 83 40/83 (48.2%) 43/83 (51.8%) Lớp 12 thực nghiệm 120 110/120 (91.7%) 115/120 (95.8%) Lớp 12 đối chứng 118 50/118 (42.4%) 60/118 (50.8%) - Kết quả phỏng vấn học sinh sau mỗi giờ học: tôi đã tiến hành phỏng vấn 24 các em học sinh ở các lớp thực nghiệm về cảm nghĩ của các em sau khi được học bài học có sử dụng thơ ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát. Và tôi đều thu được câu trả lời là các em rất thích thú, hăng hái học tập hơn, tiếp thu bài nhanh hơn và hiểu sâu sắc vấn đề hơn, thấy yêu thích môn học hơn và cảm thấy thêm yêu quê hương đất nước hơn. - Kết quả về khả năng lưu giữ thông tin của học sinh sau thực nghiệm: tôi tiến hành đánh giá kết quả lưu giữ kiến thức của học sinh bằng bài kiểm tra viết định kì và thu được kết quả như sau: + Ở nhóm thực nghiệm: số học sinh nhớ kiến thức tốt rất cao thể hiện ở tỉ lệ học sinh đạt điểm khá và giỏi nhiều. + Ở nhóm đối chứng: số học sinh bị điểm kém nhiều hơn, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi cũng ít hơn . Bảng 2: Tỉ lệ điểm kiểm tra viết của học sinh các lớp (%) Điểm Lớp Sĩ số Điểm 8, 9 và 10 Điểm 5, 6 và7 Điểm dưới 5 Lớp 10 thực nghiệm 83 30.1 67.4 2.5 Lớp 10 đối chứng 83 14.4 79.4 6.2 Lớp 12 thực nghiệm 120 31.7 68.3 0.0 Lớp 12 đối chứng 118 16.9 82.3 0.8 25 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc nâng cao hiệu quả học tập cho sinh là mục tiêu của người dạy học nên giáo viên cần phải sáng tạo trong sử dụng các phương tiên trong dạy học để làm mới phong cách của mình, giúp bài học trở nên hấp dẫn, sinh động tránh sự nhàm chán. Việc áp dụng linh hoạt các phương tiện dạy học thể hiện tính sáng tạo, tìm tòi, đầu tư của giáo viên và cũng nhờ vậy sẽ giúp học sinh nắm được bài, có thái độ tích cực, yêu thích đối với môn học – môn Địa lí. Dạy học bằng sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát là phương pháp dạy học tích cực làm tăng tính hứng thú học tập và phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Dạy học Địa lí bằng lồng ghép ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát góp phần gìn giữ, phát huy di sản văn hóa dân tộc. Muốn sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát có hiệu quả trong dạy học Địa lí đòi hỏi giáo viên phải thật sự tận tâm với nghề, phải bỏ nhiều công sức trong việc sưu tầm, tìm hiểu và cũng phải có kiến thức nhất định về mặt văn học. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với giáo viên : Để tạo hứng thú cho HS khi học Địa lí trước hết người giáo viên phải yêu thích chính công việc giảng dạy ở trường bởi vì khi giáo viên yêu công việc sẽ dồn vào đó quyết tâm, sự tâm huyết, say mê nhiệt tình, từ đó nảy sinh nhiều ý tưởng sáng tạo. Muốn sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ có hiệu quả trong dạy học Địa lí đòi hỏi giáo viên phải thật sự tận tâm với nghề, phải bỏ nhiều công sức trong việc sưu tầm, tìm hiểu và cũng phải có kiến thức nhất định về mặt văn học. Để sử dụng phương tiện này hiệu quả bản thân giáo viên phải có vốn kiến thức về ca dao, tục ngữ, thơ ca và câu hát phong phú, và để vận dụng linh hoạt vào bài giảng cần hiểu thấu đáo đầy đủ về ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ, thơ ca và câu hát. Muốn làm được điều đó đòi hỏi giáo viên thật sự tận tâm với nghề, phải thường xuyên tìm những thông tin bên ngoài thực thế nhờ việc tra cứu từ nhiều nguồn : báo chí, mạng internet, tham khảo các sách, tạp chí, sưu tầm, bổ sung những câu ca dao, tục ngữ, thơ ca và câu hát hay và có ý nghĩa với môn Địa lí. Ngoài ra Giáo viên có thể tăng cường dự giờ các đồng nghiệp giảng dạy môn Ngữ văn trong trường( đặc biệt là Ngữ văn 10) Trong kho tàng văn học Việt Nam ca dao, tục ngữ, thơ ca rất phong phú, 26 đa dạng. Vì vậy, mỗi giáo viên hãy vận dụng một cách sáng tạo sao cho phù hợp với từng nội dung kiến thức từng của bài. Cần triển khai xây dựng ngân hàng dữ liệu ca dao, tục ngữ, thơ ca và các câu hát sử dụng trong dạy học bộ môn Địa lí. 2.2. Đối với học sinh: Phải tích cực tham gia xây dựng bài, chú ý lắng nghe thầy cô giảng: tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi khám phá môn học, chịu khó sưu tầm ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát nói về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Để giảm việc GV cung cấp kiến thức một chiều thì có thể gợi ý cho học sinh, yêu cầu các em chuẩn bị bài mới bằng việc sưu tầm, tìm hiểu các câu thơ, các câu ca dao, tục ngữ nào có liên quan đến bài mới và thử giải thích. 27 PHỤ LỤC I. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Vũ Ngọc Phan. Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXb Văn học, 2007 2. Nguyễn Tam Phù Xa. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, NXb Thanh Niên, 2008 3. Vũ Quốc Lịch. Thiết kế bài giảng Địa lí 12 – Tập 1 4.Sách giáo khoa Địa lí 10, 12 5.Sách giáo viên Địa lí 10, 12 6.http ://e-cadao.com/ 7.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_ca_dao_tuc_ngu_tho_ca_cau_hat_trong_giang_day_d.pdf