SKKN Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đá cầu cho học sinh trường Trung học Phổ thông Bình Xuyên

7.2.1 Về phía nhà trường.

 7.2.1.1. Thuận lợi:

 - Nhà trường đã tạo điều kiện phân thời khóa biểu các tiết học thể dục vào các tiết (1,2,3,4) của buổi sáng: khí hậu mát mẻ rất thích hợp cho việc tập luyện của các em.

 - Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn.

 7.2.1.2. Khó khăn:

 - Sân bãi tập luyện chưa đảm bảo mặt sân không bằng phẳng rất khó khăn cho việc tham gia tập luyện.

 - Một số dụng cụ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn chất lượng còn chưa cao.

 7.2.2. Về phía giáo viên.

 7.2.2.1. Thuận lợi:

 - Luôn nhiệt tình trong giảng dạy, có tính thần cầu tiến.

 - Luôn nghiên cứu kĩ các kiến thức, kĩ năng và các phương pháp phát triển kỹ thuật.

 - Được tham gia học tập các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.

 7.2.2.2. Khó khăn:

 Trong một tiết học có nhiều nội dung nên việc sử dụng phương pháp mới vào trong giảng dạy còn hạn chế. Thời gian dành cho nội dung đá cầu không nhiều do vậy việc phân nhóm tập luyện và hướng dẫn cụ thể cho từng em là rất khó.

 7.2.3. Về phía học sinh.

 7.2.3.1. Thuận lợi:

 Đa số các em có nhận thức đúng yêu cầu của bộ môn, tham gia tập luyện nghiêm túc, tương đối tích cực.

 7.2.3.2. Khó khăn:

 - Phần lớn học sinh có kĩ năng học tập và rèn luyện kỹ thuật đá cầu còn hạn chế, các em thường không chịu khó tập luyện.

 - Còn tồn tại một số học sinh chưa có ý thức trong học tập. Chưa để ý tới việc tập luyện các nội dung mà giáo viên giao về nhà.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đá cầu cho học sinh trường Trung học Phổ thông Bình Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư đã hoàn thiện nên các em tập luyện một số bài tập treo, chống, mang vác nặng mà không làm tổn hại, không tạo sự phát triển lệch lạc cho cơ thể.
	Hệ cơ: ở lứa tuổi này đây là thời kỳ phát triển cơ bắp nhanh nhất. Do vậy cần tập bài tập phát triển sức mạnh để góp phần thúc đẩy sự phát triển của cơ. 
	Hệ tuần hoàn đang phát triển đi đến hoàn thiện. Phản ứng hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rệt.
	Hệ hô hấp đã phát triển hoàn thiện, diện tích tiếp xúc của phổi gần bằng người trưởng thành. Dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên các cơ hô hấp vẫn còn yếu. Trong tập luyện cần thở xâu và tập trung chú ý thở bằng ngực.
CHƯƠNG V: NHỮNG GIẢI PHÁP
 7.5.1. Giải pháp thứ nhất: Nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy và huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật của đội tuyển đá cầu Trường THPT Bình Xuyên.
	Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu trên tôi tiến hành giải quyết những vấn đề sau: 
 - Đánh giá thực trạng sử dụng kỹ thuật, chiến thuật trong nội dung thi đấu đôi và thi đấu đồng đội.
 - Đáng giá thực trạng sử dụng bài tập hiệu quả trong chiến thuật, kỹ thuật của đội tuyển đá cầu.
 7.5.1.1. Đánh giá thực trạng sử dụng chiến thuật, kỹ thuật trong thi đấu đôi và đồng đội.
	Trong tập luyện và thi đấu để chiến thắng được đối phương bên cạnh mặt thể lực tâm lý, kỹ chiến thuật thì trước hết đòi hỏi học sinh phải biết sử dụng kỹ thuật một cách hợp lý, phối hợp nhuần nhuyễn các chiến thuật tấn công và phòng thủ với đồng đội của mình trong mọi tình huống của trận đấu. Chiến thuật trong đá cầu càng đa dạng và phong phú bao gồm chiến thuật tấn công, chiến thuật chắn cầu. Trong các dạng đó lại bao gồm rất nhiều các kỹ thuật mà cá nhân cần phải thực hiện tốt chuẩn xác để phối hợp với đồng đội. Việc sử dụng cũng như huấn luyện chiến thuật tấn công và chắn cầu như thế nào để có hiệu quả thì các nhà chuyên môn phải chú ý: Kỹ thuật tấn công trên lưới ở nội dung thi đấu đôi và đồng đội. Muốn đạt được hiệu quả cao phải bao gồm:
	Độ bật, khả năng phối hợp phán đoán vướng chắn cầu và cứu cầu khi bị chắn lại. Do đó các bài tập nâng cao hiệu quả tấn công trên lưới trong nội dung đá cầu là hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy trong các trận thi đấu đồng đội và đôi học sinh sử dụng các pha tấn công sẽ dễ dành phần thắng. Vì đây là những pha quyết định tạo hưng phấn cho học sinh thi đấu.
	Qua đó ta thấy rằng chiến thuật tấn công trên lưới đóng vai trò quan trọng trong thi đấu đá cầu góp phần trong việc đạt thành tích thi đấu.
	Mục tiêu đặt ra trong đề tài của tôi là xem xét về số lần hiệu quả sử dụng chiến thuật tấn công trên lưới với học sinh của đội tuyển đá cầu Trường THPT Bình Xuyên. Cũng như khả năng phát triển và hoàn thiện chiến thuật đó. 
Bảng 1: Thực trạng sử dụng chiến thuật tấn công trong thi đấu đôi nam.
TT
Kỹ chiến thuật tấn công
Số lần thực hiện
Tốt
Đạt
Không đạt
n
n
%
n
%
n
%
1
Quét cầu gần lưới
29
7
24.13
9
31.03
13
44.82
2
Móc cầu gần lưới
68
25
36.76
30
44.11
13
19.11
3
Quét cầu xa lưới
4
1
25
1
55
2
50
4
Móc cầu xa lưới
9
5
55.55
2
22.22
2
22.22
Ghi chú: 
Tốt: Tấn công cầu vào sân đối phương không đỡ được
Đạt: Đối phương chắn được cầu hoặc đỡ cầu được.
 Không đạt: Tấn công hỏng.
Qua bảng 1 cho ta thấy tấn công cầu được sử dụng với số lần nhiều hơn. Tuy nhiên số lần tốt và đạt chưa cao. Vì vậy cần có những phương pháp nghiên cứu để lựa chọn những bài tập tăng hiệu quả số lần tốt và đạt của kỹ thuật tấn công là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra thực trạng công tác huấn luyện chiến thuật của học sinh Trường THPT Bình Xuyên được tôi nghiên cứu bằng 2 phương pháp:
Thứ nhất: bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp.
Thứ hai: Bằng phương pháp quan sát sư phạm.
Bảng 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng kỹ thuật, chiến thuật tấn công trong thi đấu đôi.
TT
Đối tượng
Chiến thuật tấn công
Số lần thực hiện
Tốt
Đạt
Không đạt
n
n
%
n
%
n
%
1
Nam học sinh đội 1
142
61
42.96
63
44.36
18
12.68
2
Nữ học sinh đội 1
135
54
40
62
45.59
19
14.08
3
Nam học sinh đội 2 
110
31
28.18
42
38.18
37
33.63
4
Nữ học sinh đội 2 
105
15
14.29
30
28.57
60
52.14
Qua bảng 2 cho thấy chiến thuật, kỹ thuật tấn công được các em học sinh sử dụng với số lần lớn đặc biệt là học sinh nam và nữ đội 1 đạt hiệu quả 40 đến 42,96%. Trong đó đội nam, nữ đội 2 lại sử dụng với hiệu quả thấp (đơn) 14,29 đến 28,18% nhưng do phạm vi và thời gian nghiên cứu tôi chỉ tiến hành nghiên cứu đối với đội 1. Như vậy khi trình độ của học sinh càng cao thì đòi hỏi việc sử dụng chiến thuật tấn công với số lượng càng lớn. Do đó việc lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả chiến thuật, kỹ thuật là điều quan trọng và mang tính cấp thiết. Điều này khiến tôi phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất trong công tác huấn luyện.
Nhằm tìm hiểu nguyên nhân tôi tiến hành điều tra phỏng vấn thông qua các buổi tập luyện thi đấu và các phiếu phỏng vấn tới giáo viên và các giáo viên có kinh nghiệm tại các trường khác, số phiếu phát ra là 21, số phiếu thu về là 21. Kết quả thu được trình bày tại bảng 3.
Bảng 3: Nguyên nhân thực hiện không tốt kỹ thuật, chiến thuật tấn công trong thi đấu (n = 21).
TT
Nguyên nhân
Số người lựa chọn
%
1
Độ bật chưa tốt
17
80.95
2
Tấn công cầu vào lưới hoặc ra ngoài sân
7
33.33
3
Khả năng phối hợp với người bắt bước 1 chưa tốt
16
76.19
4
Thực hiện kỹ thuật chưa đúng
5
23.81
5
Phán đoán hướng chuyền cầu chưa tốt
13
61.90
Qua bảng 3 cho thấy có 5 nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện không tốt kỹ thuật tấn công. Tuy nhiên chỉ có 3 nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chiến thuật, kỹ thuật tấn công đó là:
 - Độ bật chưa tốt.
 - Khả năng phối hợp với người bắt bước 1 chưa tốt.
 - Phán đoán hướng chuyền cầu chưa tốt.
Từ những kết quả thu được là cơ sở để tôi nghiên cứu và lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả chiến thuật, kỹ thuật tấn công trong thi đấu của học sinh Trường THPT Bình Xuyên.
 7.5.1.2. Thực trạng sử dụng bài tập.
	Tôi đã tiến hành tổng hợp các ý kiến phỏng vấn các giáo viên ở các trường THPT trong toàn tỉnh nhằm nắm rõ thực trạng để có biện pháp hữu hiệu trong quá trình nghiên cứu. Kết quả điều tra thu được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4: Kết quả điều tra thực trạng sử dụng bài tập nâng cao hiệu quả tấn công trong thi đấu đôi nam. 
TT
ND bài tập
Mức độ sử dụng
Đội 1( n = 6)
Đội 2 ( n = 5)
Thường xuyên
TB
Ít
Thường xuyên
TB
Ít
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
Các bài tập nhằm nâng cao độ bật
1
Bật nhảy lên xuống bục cao 50cm
5
83.3
1
16.7
0
0
2
40
2
40
1
20
2
Bật nhảy co gối ở hố cát
2
33.3
3
50
1
16.7
4
80
1
20
0
0
3
Bật nhảy qua ghế thể dục
2
33.3
3
50
1
16.7
1
20
2
40
2
40
4
Bật nhảy bằng 1 chân
1
16.7
2
33.3
3
50
1
20
1
20
3
50
5
Đeo bao cát bật nhảy lên xuống bục cao 30 cm (trọng lượng 0,5kg/ 1 chân)
6
100
0
0
0
0
1
20
2
40
2
40
6
Bật nhảy lên xuống bậc cao 30 cm
1
16.7
4
66.7
1
16.7
2
40
1
20
2
40
7
Nhảy dây 2 chân chụm 5 phút
2
33.3
1
16.7
3
50
4
80
1
20
0
0
8
Bật nhảy tấn công ở tư thế đứng
2
33.3
2
33.3
2
33.3
1
20
2
40
2
40
9
Gánh tạ đứng lên ngòi xuống trọng lượng tạ chiếm 30% cơ thể
2
33.3
3
50
1
16.7
4
80
1
20
0
0
Bài tập nhằm nâng cao khả năng phán đoán
10
Bật nhảy tấn công cầu phía sau ở bên phải
2
33.3
2
33.3
2
33.3
1
20
2
40
2
40
11
Bật nhảy tấn công cầu phía sau ở bên trái
2
33.3
2
33.3
2
33.3
2
40
2
40
1
20
12
Tấn công cầu phía trước mặt
4
66.7
1
16.7
1
16.7
2
40
2
40
1
20
13
Bật nhảy tấn công cầu theo tín hiệu
2
33.3
1
16.7
3
50
4
80
1
20
0
0
14
Tấn công cầu ở bên phải có người chắn
2
33.3
2
33.3
2
33.3
1
20
2
40
2
40
15
Tấn công cầu ở bên trái có người chắn
1
16.7
4
66.7
1
16.7
2
40
2
40
1
20
16
Tấn công cầu ra tín hiệu cho người phía sau phòng thủ
1
16.7
3
50
2
33.3
4
80
1
20
0
0
 Qua bảng 4 cho thấy sử dụng bài tập của giáo viên trong quá trình tập luyện đội 1 và đội 2 là khác nhau. Điều này đã tạo ra sự thiếu thống nhất trong việc huấn luyện. Đây chính là cơ sở để tôi lựa chọn ra hệ thống bài tập khoa học nhằm nâng cao kỹ chiến thuật tấn công cầu trong thi đấu. 
 7.5.2. Giải pháp thứ hai: 
 Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn đối với kỹ chiến thuật tấn công trong nội dung thi đấu đôi lứa tuổi THPT.
 Để giải quyết nhiệm vụ này các vấn đề cụ thể được đặt ra:
 - Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả kỹ chiến thuật tấn công trong nội dung thi đấu đôi ở trường THPT Bình Xuyên.
 - Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn đối chiếu, với chiến thuật đã tấn công trong thi đấu tại HKPĐ.
 7.5.2.1. Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả kỹ chiến thuật tấn công trong nội dung thi đấu đôi ở trường THPT Bình Xuyên.
 7.5.2.2. Xây dựng nguyên tắc lựa chọn bài tập .
 Kết quả nghiên cứu trên là những căn cứ khoa học để tôi có những định hướng đảm bảo khả năng tấn công cầu một cách tốt nhất cho học sinh THPT .
	Để có thể lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công cho học sinh THPT trước hết tôi phải xác định được nguyên tắc lựa chọn bài tập dựa vào nguyên tắc huấn luyện, cơ sở tâm lý, sinh lý dựa vào mục tiêu yêu cầu của chương trình huấn luyện. Bước đầu xây dựng các nguyên tắc lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả tấn công trên lưới đối với đá đôi và đá đồng đội như sau:
 - Thứ nhất: Các bài tập nâng cao hiệu quả tấn công cầu trên lưới được lựa chọn phải phù hợp với đối tượng tập luyện về tâm lý trình độ điều kiện tập luyện...
 - Thứ hai: Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo tính vừa sức, hình thức tập luyện đơn giản, phù hợp với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
 - Thứ ba: Các bài tập được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, kế hoạch chuyên môn của đội và đặc điểm của hoạt động thi đấu trong môn đá cầu.
 7.5.2.3. Nghiên cứu và lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả ký thuật tấn công trên lưới..
	Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu một số tài liệu chuyên môn cũng như thực tiễn giảng dạy và huấn luyện. 
	Căn cứ vào kết quả phỏng vấn các giáo viên, học sinh có thành tích cao trong giải học sinh THPT, THCS tỉnh Vĩnh Phúc tôi đã tổng hợp phân tích và phân loại bài tập theo một hệ thống . Kết quả phỏng vấn 21 giáo viên, học sinh đá cầu ở mức độ sử dụng bài tập trong quá trình huấn luyện và thi đấu được trình bày ở được trình bày ở bảng 5.
Bảng 5: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công trên lưới của học sinh THPT (n = 21)
TT
Nội dung bài tập
Kết quả phỏng vấn
n
%
Các bài tập nhằm nâng cao độ bật
1
Bật nhảy lên xuống bục cao 50cm
17
80.95
2
Bật nhảy co gối ở hố cát
18
85.71
3
Bật nhảy qua ghế thể dục
9
42.86
4
Bật nhảy bằng 1 chân
10
47.62
5
Đeo bao cát bật nhảy lên xuống bục cao 30 cm (trọng lượng 0,5kg/1 chân)
19
90.48
6
Bật nhảy lên xuống bậc cao 30 cm
9
42.86
7
Nhảy dây 2 chân chụm 5 phút
16
76.19
8
Bật nhảytấn công ở tư thế đứng
7
33.33
9
Gánh tạ đứng lên ngòi xuống trọng lượng tạ chiếm 30% cơ thể
18
85.71
Các bài tập nhằm nâng cao khả năng phán đoán 
10
Bật nhảy tấn công cầu phía sau ở bên phải
8
38.09
11
Bật nhảy tấn công cầu phía sau ở bên trái
9
42.86
12
Tấn công cầu phía trước mặt
15
71.43
13
Bật nhảy tấn công cầu theo tín hiệu
13
61.90
14
Tấn công cầu ở bên phải có người chắn
10
47.62
15
Tấn công cầu ở bên trái có người chắn
16
76.19
16
Tấn công cầu ra tín hiệu cho người phía sau phòng thủ
15
71.43
 Qua bảng 5 chúng ta thấy một số bài tập được giáo viên đánh giá về tác dụng nâng cao hiệu quả tấn công cầu trên lưới đối với đôi THPT đạt từ 50% số phiếu trở lên, một số bài tập khác ít sử dụng trong việc nâng cao hiệu quả kỹ chiến thuật dưới 50% số phiếu tán thành thì tôi loại bỏ bài tập đó là:
	1/ Bật nhảy qua ghế thể dục.
	2/ Bật nhảy bằng một chân.
	3/ Bật nhảy lên bục 30 phân.
	4/ Bật nhảy bằng một chân.
	5/ Bật nhảy tấn công cầu bên phải.
	6/ Bật nhảy tấn công cầu bên trái.
	7/ Tấn công cầu ở bên trái có người chắn.
 Vậy tôi có được 09 bài tập sau:
	* Nhóm bài tập nâng cao độ bật nhảy: 
	1/Bật nhảy lên xuống bục cao 50cm.
 2/ Bật nhảy co gối ở hố cát.
3/ Đeo bao cát bật nhảy lên xuống bục cao 30 cm (trọng lượng 0,5kg/ 1 chân).
4/ Nhảy dây 2 chân chụm 5 phút.
5/ Gánh tạ đứng lên ngòi xuống trọng lượng tạ chiếm 30% cơ thể.
* Nhóm bài tập nâng cao khả năng phán đoán:
Bật nhảy tấn công cầu phía sau.
Bật nhảy tấn công theo tín hiệu.
Bật nhảy tấn công có người phục vụ.
 4. Bật nhảy tấn công có người ra tín hiệu cho đồng đội phía sau.
 7.5.3. Giải pháp thứ ba: 
 Sau khi kiểm tra ban đầu tôi tiến hành phân tích hai nhóm đối tượng thuộc đội tuyển đá cầu Trường THPT Bình Xuyên.
 Nhóm thực nghiệm gồm 20 học sinh.
 Nhóm đối chứng gồm 20 học sinh.
 Nội dung thực nghiệm: Các bài tập nâng cao hiệu quả chiến thuật tấn công mà tôi đã lựa chọn thể hiện ở kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ 2.
 Cần nhấn mạnh rằng tổng thời gian tập luyện và các chế độ khác cả hai nhóm giống nhau.
 Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm so sánh hai nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
 Tôi tiến hành thống nhất khối lượng tập luyện, điều kiện phục vụ tập luyện với nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Sự khác biệt giữa hai nhóm thể hiện ở bài tập ứng dụng trong huấn luyện.
 + Nhóm đối chứng tập theo bài tập mà giáo viên đang sử dụng để huấn luyện.
 + Nhóm thực nghiệm tập theo bài tập mà tôi đã lựa chọn ở kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ 2 gồm:
 * Nhóm bài tập nâng cao độ bật nhảy: 
	1/Bật nhảy lên xuống bục cao 50cm.
 2/ Bật nhảy co gối ở hố cát.
3/ Đeo bao cát bật nhảy lên xuống bục cao 30 cm (Trọng lượng 0,5kg/1 chân).
4/ Nhảy dây 2 chân chụm 5 phút.
5/ Gánh tạ đứng lên ngòi xuống trọng lượng tạ chiếm 30% cơ thể.
 * Nhóm bài tập nâng cao khả năng phán đoán:
1. Bật nhảy tấn công cầu phía sau.
2. Bật nhảy tấn công theo tín hiệu.
3. Bật nhảy tấn công có người phục vụ.
4. Bật nhảy tấn công có người ra tín hiệu cho đồng đội phía sau.
CHƯƠNG VI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 7.6.1. Trước thực nghiệm.
	Tôi sử dụng 4 bài kiểm tra để so sánh sự khác biệt giữa hai nhóm trước thực nghiệm gồm:
1. Bật nhảy lên xuống bục cao 50cm.
 2. Đeo bao cát bật nhảy lên xuống bục cao 30 cm (trọng lượng 0,5kg/ 1 chân).
3. Bật nhảy tấn công cầu có người phục vụ 20 lần (số lần đạt).
 4. Bật nhảy tấn công cầu có người chắn cầu và thực hiện cứu cầu.
 Kết quả của 2 nhóm trước khi áp dụng các hình thức tổ chức tập luyện, ở bảng 6.
Bảng 6. Bảng kết quả kiểm tra so sánh 2 nhóm trước nghiên cứu
Nhóm
Giỏi
9-10
Khá
7-8
Trung bình
5-6
Yếu kém
< 5
Nhóm thực nghiệm
(n=20)
SL
0
3
8
9
%
0
15
40
45
Nhóm đối chứng
(n=20)
SL
0
4
7
9
%
0
20
35
45
 Qua kiểm tra so sánh về trình độ và thành tích của 2 nhóm tôi thấy 2 nhóm tương đương về trình độ và thành tích.
 Vì thời gian không cho phép tôi chỉ tiến hành theo 2 nhóm (nhóm thực nghiệm) và (nhóm đối chứng) học sinh Trường THPT Bình Xuyên .
 Tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm song song ở với tổng số học sinh tham gia thực nghiệm như sau:
 - Tổng số học sinh tham gia thực nghiệm là 20 học sinh.
 - Tổng số học sinh tham gia đối chứng là 20 học sinh.
 Trong quá trình nghiên cứu để đi đến thực nghiệm, tôi đã trực tiếp đánh giá phân loại trình độ thể lực, năng lực vận động, số lượng về cơ bản là đồng đều ngang bằng nhau. Cùng với sự tham gia giúp đỡ của các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn thể dục.
 7.6.2. Tổ chức thực nghiệm.
 - Thời gian tiến hành từ trong vòng 2 tháng.
 - Địa điểm tại sân tập thể dục trường THPT Bình Xuyên .
 - Nhóm thực nghiệm (A) nhóm được sử dụng các hình thức tổ chức tập luyện đã lựa chọn. Do giáo viên thực nghiệm và giáo viên thể dục trường phụ trách.
 - Nhóm đối chứng (B) nhóm học theo chương trình, giáo án bình thường do giáo viên thể dục trường và giáo viên thực nghiệm phụ trách.
 Trong quá trình thực nghiệm tôi dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả của bài tập.
 - Mức độ tiếp thu kỹ thuật (tính bằng điểm).
 - Điểm thành tích (tính bằng điểm).
 - Điểm kỹ thuật (tính bằng điểm).
 - Tinh thần ý thức học tập (tính bằng điểm).
 * Kế hoạch thực nghiệm 
 Để quá trình thực nghiệm thu được kết quả và tiến hành nhanh chóng, căn cứ vào trình độ đối tượng căn cứ vào nội dung mục đích, khối lượng, yêu cầu của kỹ thuật đồng thời căn cứ vào qũy thời gian và chương trình đào tạo, mặt khác thông qua tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo dạy thể dục ở trường Bình Xuyên. Đề tài đã xây dựng kế hoạch thực nghiệm trình bày ở bảng 7. Đây là kế hoạch tập luyện của một nhóm gồm 20 học sinh, tập trong 2 tháng. 
Bảng 7. Bảng kế hoạch thực hiện tập luyện
TT
Nội dung
Giáo án (16 giáo án)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
1
Hình thức tổ chức TL theo nhóm, cá nhân
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
2
Hình thức tổ chức tập luyện đồng loạt
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
3
Hình thức trò chơi
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
4
Hình thức thi đấu
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
5
Kiểm tra
+
+
+
+
 7.6.3. Sau thực nghiệm. 
 Qua thời gian thực nghiệm, đề tài đã thu được kết quả thể hiện ở những bảng dưới đây:
Bảng 8. Kết quả thành tích sau thực nghiệm
 Nhóm
Giỏi
9 - 10
Khá
7 - 8
Trung bình
5 - 6
Yếu kém
< 5
A
(n=20)
SL
4
9
7
0
%
20
45
35
0
B
(n=20)
SL
0
5
8
7
%
0
25
40
35
 Sau thời gian tập luyện tôi tiếp tục sử dụng 4 bài tập kiểm tra để so sánh kết quả của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có kết quả khác nhau rõ rệt. 
KẾT LUẬN
	Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép rút ra một số kết luận sau:
 1. Kỹ thuật tấn công cầu là kỹ chiến thuật được sử dụng nhiều hơn hẳn so với các kỹ chiến thuật khác, đặc biệt là khi trình độ tập luyện của học sinh ngày càng cao thì việc sử dụng kỹ chiến thuật này càng nhiều. Tuy nhiên hiệu quả của việc thực hiện kỹ chiến thuật này chưa cao là do các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến. Vì vậy trong quá trình giảng dạy và huấn luyện cần phải khắc phục những nguyên nhân trên. Việc xác định nguyên nhân trên là cơ sở quan trọng trong quá trình lựa chọn bài tập.
 2. Quá trình nghiên cứu đã xác định được hệ thống bài tập gồm 09 bài trong đó có 2 nhóm là:
* Nhóm 1: Các bài tập nhằm nâng cao độ bật (05 bài).
* Nhóm 2: Các bài tập nâng cao khả năng phán đoán (04 bài).
 3. Các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ chiến thuật tấn công cầu trong môn đá cầu cho học sinh THPT do tôi lựa chọn qua thực nghiệm đã có tác dụng nâng cao hiệu quả rõ rệt hơn so với các bài tập cũ.
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi hạn chế, rất mong được sự góp ý, bổ sung của thầy cô giáo, để đề tài này được hoàn thiện hơn.
 8. Những thông tin cần bảo mật: Không có
 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
Sân bãi, dụng cụ tập luyện
 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu kể cả áp dụng thử nếu có: 
 Thông qua đề tài nghiên cứu: “Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đá cầu cho học sinh trường THPT Bình Xuyên”.
 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý của tác giả: 
Học sinh ngày càng được nâng cao kỹ thuật, học sinh ngày càng được phát triển về các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo.
 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý của tổ chức cá nhân.
 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
STT
Tên tổ chức/ 
cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1
Kiều Việt Anh
Trường THPT Bình Xuyên
Thể dục 11
Bình Xuyên, ngày tháng năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Phan Hồng Hiệp
Bình Xuyên, ngày tháng năm 2019
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kiều Việt Anh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - Giáo trình đá cầu.
 - Luật đá cầu NXB TDTT. 
 - Sách giáo viên: 10, 11, 12

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_va_huan_luyen.doc
Sáng Kiến Liên Quan