SKKN Phát triển năng lực tự học cho học sinh khi xây dựng chủ đề “Cacbohidrat” Hóa học Lớp 12 - Ban cơ bản

a. Đối với giáo viên:

+ Thực trạng sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực tự học cho HS THPT, và mức độ thường xuyên sử dụng các biện pháp và công cụ đánh giá năng lực tự học trong dạy học hóa học còn nhiều hạn chế. Cụ thể là:

- GV không bao giờ hoặc hiếm khi sử dụng các biện pháp phát triển năng lực tự học cho HS như: thiết kế website hướng dẫn HS TH, sử dụng PPDH theo hợp đồng, kĩ thuật KWL. .

- GV chỉ thỉnh thoảng sử dụng tài liệu hướng dẫn TH, và kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học trong khi đó việc sử dụng tài liệu hướng dẫn TH là một trong những biện pháp hiệu quả để phát triển năng lực tự học.

- Biện pháp mà GV sử dụng đó là: sử dụng bài tập cho HS TH (59,5%) và phương pháp thảo luận nhóm (67,9%) cho thấy rằng GV cũng có phần quan tâm tới hoạt động TH của HS nhưng chưa có những biện pháp cụ thể để phát triển năng lực tự học. Chính cách dạy này là một trong những nguyên nhân làm cho HS chưa có thói quen TH cũng như chưa có phương pháp TH hiệu quả, thiếu sự hướng dẫn của GV và tài liệu TH. Bên cạnh đó, điều tra về các biện pháp phát triển năng lực tự học cho HS của GV là GV hiếm khi tổ chức cho HS tự xây dựng, thực hiện kế hoạch tự học TH và đánh giá quá trình tự học dẫn đến hệ quả là HS chưa có phương pháp tự học và cảm thấy kiến thức hóa học rộng và khó cho việc tự học

+ Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh vẫn mang tính hình thức, chưa đổi mới và nhạy bén trong cách đánh giá học sinh.

- Phần lớn GV thường xuyên sử dụng bài kiểm tra dưới hình thức tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc phối hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. Và đó là cách để đánh giá mức độ lĩnh hội, vận dụng kiến thức hóa học nhiều hơn là đánh giá năng lực.

- GV chưa bao giờ hoặc hiếm khi sử dụng các công cụ đánh như: Phiếu tự đánh giá của HS, phiếu đánh giá của GV, vở tự học và GV thỉnh thoảng dùng phiếu học tập và phương pháp vấn đáp (hỏi bài cũ, trả lời bài tập nhóm, .) để đánh giá HS trong quá trình dạy học. Kết quả này được giải thích bởi chương trình và SGK hóa học hiện hành còn theo định hướng nội dung cùng với đó là hình thức kiểm tra đánh giá HS chủ yếu sử dụng hình thức bài kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng hóa học .

b. Đối với học sinh:

Phương pháp TH được HS sử dụng cho thấy:

- Các HS chỉ học bài cũ và chuẩn bị bài mới khi GV yêu cầu, nhưng hầu như HS không tự giác TH nếu không có sự hướng dẫn và nhắc nhở của GV. Do vậy mà HS không bao giờ tự xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học cũng như hiếm khi đánh giá và điều chỉnh quá trình tự học của bản thân.

- Đa số HS không biết cách tự học do thiếu sự hướng dẫn của GV và khoảng gần một nửa số HS được điều tra không biết tìm kiếm nguồn tài liệu để tự học và cho rằng kiến thức hóa học rộng và khó cho việc tự học. Điều này cũng phù hợp với kết quả tự đánh giá năng lực tự học của HS trước tác động là đa số HS nhận định năng lực tự học còn rất hạn chế ở Mức1. NLTH ở mức yếu hoặc Mức 2. NLTH ở mức độ trung bình. Khoảng 30,3% HS cho rằng không có đủ thời gian cho tự học điều này cũng chứng tỏ là 69,7% HS còn lại nhận thấy việc tự học là có thể sắp xếp được nhưng cần phải có sự hướng dẫn của GV và tài liệu học tập.

 

docx40 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực tự học cho học sinh khi xây dựng chủ đề “Cacbohidrat” Hóa học Lớp 12 - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan sát hình ảnh và cho biết sản phẩm kinh tế được lấy từ các loại cây trên? Chúng có giá trị như thế nào?
 Cây mía 	 Cây lúa 	 Cây bông
Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Trình bày được: Tính chất hóa học của saccarozo, tinh bột, xenlulozo. 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV : Làm thí nghiệm biểu diễn của 
+ Saccazozơ + ddAgNO3 /NH3. 
+ Saccarozơ + dd Cu(OH)2 
HS quan sát để có thể nhận xét, viết các phương trình phản ứng minh họa
GV: Làm thí nghiệm biểu diễn của 
+ Tinh bột với iot
+ Tinh bột + dd Cu(OH)2
HS quan sát để có thể nhận xét, viết các phương trình phản ứng minh họa
GV : Xem video thí nghiệm biểu diễn tạo xenlulozo trinitrat
GV: HS viết các PTPU minh họa 
1. Tính chất của Saccazozơ 
- Phản ứng với Cu(OH)2 
Dung dịch saccarozơ + Cu(OH)2 → dung dịch đồng saccarat màu xanh lam.
- Phản ứng thuỷ phân
2. Tính chất của Tinh bột
- Phản ứng màu với iot
Hồ tinh bột + dd I2 → hợp chất màu xanh.
→ nhận biết hồ tinh bột
- Phản ứng thuỷ phân
3. Tính chất của xenlulozo 
- Phản ứng với axit nitric
- Phản ứng thuỷ phân
HS: hoạt động nhóm,tìm hiểu sgk.. để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập theo yêu cầu
Phân tích sự phát triển NLTH của HS
Câu hỏi
Biểu hiện của NLTH
1. So sánh đặc điểm cấu tạo phân tử của saccarozo với glucozo? Từ đó dự đoán tính chất hóa học của saccarozo
2. Cho học sinh quan sát thí nghiệm, Dựa vào hiện tượng của 2 thí nghiệm trên, nhận xét về tính chất của saccarozo ? 
Tiêu chí 5. Phân tích và xử lý thông tin như sau:
 So sánh điểm giống nhau trong cấu tạo của saccarozo và ancol đa chức và anđehit, nên loại suy được saccarozo có tính chất hóa học giống với ancol đa chức và không có tính chất của anđehit là tham gia phản ứng với Cu(OH)2, và không phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 . 
HS tự phân tích được đặc điểm cấu tạo của saccarozo
1. So sánh đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột với glucozo? Từ đó dự đoán tính chất hóa học của tinh bột 
2. Cho học sinh quan sát thí nghiệm Dựa vào cấu tạo của tinh bột,giải thích hiện tượng nhỏ dd iot vào hồ tinh bột, chuyển màu xanh, khi đun nóng lại mất màu ? 
Tiêu chí 5. Phân tích và xử lý thông tin như sau:
 So sánh điểm giống nhau trong cấu tạo của tinh bột và ancol đa chức. 
HS tự phân tích được đặc điểm cấu tạo của saccarozo
Tiêu chí 6. Vận dụng kiến thức đã học như sau: Do tinh bột có cấu tạo mạch dạng xoắn có lỗ rỗng, nên nhỏ iot vào, bị hấp thụ cho màu xanhđun nóng thì iot bay hơi, nên mất màu
So sánh đặc điểm cấu tạo phân tử của xenlulozo với glucozo? Từ đó dự đoán tính chất hóa học của xenlulozo 
Tiêu chí 5. Phân tích và xử lý thông tin như sau:
So sánh điểm giống nhau trong cấu tạo của xenlulozo và ancol đa chức. 
HS tự phân tích được đặc điểm cấu tạo của xenlulozo
Bên cạnh đó, trong quá trình dạy –học, tôi ứng dụng CNTT trên hệ thống internet và vận dụng vào trong dạy học
Mục đích sử dụng : CNTT được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ quá trình dạy và học, đặc biệt khi mà phần lớn học sinh sử điện thoại thông minh có thể kết nối mạng : facebook, zalo
+ Đối với GV:
- Tạo ra lớp học trực tuyến này (bằng zalo, hoặc messenger), GV có thể cập nhật 1 phần kiến thức và nội dung bài học mới ngay đầu các tiết học . Chú trọng vào các video thí nghiệm trong bài giảng có hình ảnh và âm thanh rõ ràng, dễ theo dõi, tương thích tốt với điện thoại giúp HS có thể tự học một số nội dung mọi lúc, mọi nơi.
+ Đối với HS:
- Là 1 phần bài học trực tuyến giúp HS tự học mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có mạng internet là laptop hoặc smartphone. Là diễn đàn để GV-HS, HS-HS trao đổi, thảo luận và giải đáp thắc mắc trong quá trình dạy học. HS có thể thoải mái nêu những thắc mắc cho cá nhân giáo viên mà không ngại các bạn khác biết.
Trong quá trình HS TH trực tuyến, phần nội dung đã được đăng tải, HS có thể xem lại khi về nhà, vấn đề nào chưa hiểu, HS có thể gửi phản hồi đến GV và bạn học qua chức năng “chat” hoặc “tin nhắn” riêng hoặc trao đổi và thảo luận trong diễn đàn nhóm lớp. 
Đối với chương cacbohidrat này, tôi đã sử dụng các video sau cho HS xem trực tiếp trong các tiết học bằng điện thoại thông minh.
Thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozo.
Thí nghiệm phản ứng của glucozo với Cu(OH)2.
Video quá trình sản xuất rượu vang từ quả nho.
Dây chuyền sản xuất phích nước Rạng Đông.
Thí nghiệm tính chất của saccarozo.
Thí nghiệm iot làm xanh hồ tinh bột.
Thí nghiệm xenlulozo trinitrat.
4. Kết quả nghiên cứu
Để phân tích định tính kết quả TN, tôi đã tiến hành dạy học ở các lớp theo đề xuất quy trình thiết kế các hoạt động tự học, đều khác với cách dạy truyền thống, trong mỗi tiết dạy đều yêu cầu HS phải TH theo hướng dẫn của GV và tài liệu ở nhà. HS phải trình bày bản kế hoạch TH và thực hiện kế hoạch TH qua đó sẽ rèn luyện và phát triển NLTH. Trong quá trình TH, HS đánh giá được kết quả TH qua bài luyện tập trong tài liệu hoặc bài kiểm tra từ đó điều chỉnh rút kinh nghiệm qua các bài học TN
Bên cạnh đó, tôi cũng gặp một số khó khăn khi tiến hành TNSP đối với quy trình thiết kế chủ đề này: tốn rất nhiều thời gian khi sử dụng PPDH mới, không kịp tiến độ như kế hoạch vì một số HS còn chưa quen với PP học tập mới, một số HS không có máy tính, điện thoại và mạng internet 
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trong năm học 2020-2021 với 4 lớp 12 tại trường THPT Đông Hiếu khi áp dụng các hoạt động tự học được thiết kế theo chủ đề cacbohidrat với quy trình đã đề xuất ở trên. Để đánh giá được mức độ phát triển NLTH của HS khi học chủ đề cacbohidrat tôi đã sử dụng các sản phẩm đánh giá : 
Vở tự học, Sản phẩm trình bày theo nhóm, HS làm bài kiểm tra sau khi kết thúc chủ đề. 
Một số sản phẩm, hình ảnh minh họa hoạt động dạy học phát triển NLTH:
Hình 1. Hoạt động nhóm TH.
Hình 2. Trình bày kết quả TH
Hình 3. TH thí nghiệm
.
Hình 4. GV kiểm tra vở TH
Phiếu đánh giá NLTH của HS 
Kết quả như sau: 
Kết quả HS đạt điểm xi qua thực nghiệm. 
Lớp
Tổng HS
Số HS đạt điểm xi
X
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
85
0
1
3
7
16
18
24
11
3
2
6,24
ĐC
83
0
5
5
14
20
21
6
8
4
0
5,41
Bảng. Phân phối tần suất lũy tích điểm bài kiểm tra qua thực nghiệm.
Lớp
Số % HS đạt điểm xi trở xuống
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
0,00
0,68
3,38
8,78
37,16
61,49
78,72
90,20
95,27
100,00
ĐC
0,00
1,70
7,82
21,09
57,14
83,33
92,86
96,26
98,30
100,00
Bảng. Tổng hợp các tham số đặc trưng
Đối tượng
TN
ĐC
Điểm trung bình (X)
6,24
5,41
Độ lệch chuẩn (S)
1,63
1,44
Mức độ ảnh hưởng (ES)
0,58
Hình. Biểu đồ tần suất và đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC
Phân tích kết quả : 
Kết quả cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về kết quả học tập giữa lớp TN và ĐC sau khi áp dụng bài dạy theo thiét kế hoạt động tự học nhằm phát triển NLTH, cụ thể như sau:
- Điểm trung bình ở lớp TN lớn hơn lớp ĐC và đồ thị đường lũy tích điểm bài kiểm tra lớp TN ở bên phải và phía dưới của đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng học tập của các lớp TN tốt hơn các lớp ĐC.
- Bảng điểm kết quả điểm kiểm tra cho thấy lớp TN có tỉ lệ điểm Khá, Giỏi cao hơn nhiều so với lớp ĐC.
Giá trị quy mô ảnh hưởng của các bài kiểm tra ES trong khoảng 0,5-0,79 chứng tỏ ảnh hưởng của tác động ở mức TB.
Kết quả phân tích, so sánh, đánh giá số liệu thực nghiệm trên đã không những phát triển NLTH của HS mà còn nâng cao kết quả học tập của HS. 
Phiếu đánh giá NLTH của HS.
Kết quả tự đánh giá của HS, sau khi áp dụng bài học, được tổng hợp qua bảng ý kiến của HS về áp dụng bài học ở thời điểm trước và sau tác động.
Tiêu chí ĐG
Các biểu hiện của NLTH
Thời điểm
ĐTB
Mức độ
1
Xác định mục tiêu và nội dung cần TH: xác định nội dung về kiến thức, kĩ năng và mức độ cần đạt được của từng nội dung.
TTĐ
2,15
TB
STĐ
3,42
Khá
2
Xác định phương pháp và phương tiện TH: xác định các biện pháp cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ TH trong đó đề xuất phương tiện và cách thức khai thác để lĩnh hội những nội dung TH đã xác định.
TTĐ
1,56
TB-Yếu
STĐ
2,79
TB-Khá
3
Xác định thời gian TH và dự kiến kết quả: xác định được quỹ thời gian cho mỗi hoạt động TH và đưa ra dự kiến sản phẩm đạt được sau khi TH.
TTĐ
2,15
TB
STĐ
3,39
Khá
4
Thu thập/Tìm kiếm nguồn thông tin TH bằng hình thức nghe, đọc, ghi chép, quan sát để lấy thông tin và chọn lọc nguồn thông tin qua sách giáo khoa, sách tham khảo, internet, website, khảo sát thực tiễn, thực nghiệm, giáo trình điện tử, ...
TTĐ
1,92
TB-Yếu
STĐ
3,19
Khá
5
Phân tích và xử lí thông tin đã tìm kiếm: so sánh, đối chiếu, phân tích, giải thích, chứng minh các thông tin thu thập được và rút ra kết luận.
TTĐ
2,21
TB
STĐ
3,32
Khá
6
Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/ nhiệm vụ học tập: đề xuất và lựa chọn các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các yêu cầu của tình huống/nhiệm vụ học tập.
TTĐ
2,61
TB-Khá
STĐ
3,45
Khá
7
Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá NLTH và chuẩn kiến thức, kĩ năng: phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả TH với thang đánh giá NLTH và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đưa ra nhận xét, kết luận về mức độ NLTH và điểm số đạt được.
TTĐ
1,46
Yếu
STĐ
2,57
TB-Khá
8
Điều chỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiệm vụ TH tiếp theo: nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình TH, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống/nhiệm vụ học tập khác.
TTĐ
1,42
TB-Yếu
STĐ
3,43
Khá
Một HS đã nhận xét như sau: “Trước kia khi được giao nhiệm vụ về nhà làm bài tập và tự học bài học mới trong sách giáo khoa trước khi đến lớp, em không biết phải tự học như thế nào vì nội dung kiến thức bài mới khó, tự đọc vẫn không hiểu được bài. Từ khi có câu hỏi hướng dẫn tự học, em cảm thấy hệ thống câu hỏi rất dễ hiểu để học sinh trả lời các nội dung cho bài học mới và tự tin với những phương án trả lời trong phần luyện tập vận dụng, từ đó biết đánh giá và điều chỉnh những suy nghĩ không đúng hoặc những lời giải chưa chính xác dựa vào mục hỗ trợ, đáp án. Em cảm thấy thích thú khi được học với tài liệu hướng dẫn này.”.
	Mặc dù thời gian TNSP không dài và đối tượng TNSP còn hạn chế nhưng phương pháp, nội dung, quy trình TNSP trên đã được đa số GV và HS đánh giá cao trong dạy học chủ đề cacbohidrat ở trường THPT. 
 Qua phân tích kết quả, tôi nhận thấy:
- Ở lớp ĐC, khi không áp dụng quy trình thiết kế các hoạt động tự học nhằm phát triển NLTH trong dạy học cho HS do vậy mà khả năng TH của HS còn rất hạn chế. Phần lớn HS không có hứng thú với tiết học, chưa biết cách xây dựng và thực hiện kế hoạch TH, cũng như chưa tự đánh giá và điều chỉnh được quá trình TH của bản thân.
- Ở lớp TN, khi dạy học theo các biện pháp phát triển NLTH cho HS do vậy HS đã dần quen với phương pháp học tập mới, hình thành và phát triển NLTH thể hiện qua việc biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch TH cũng như biết đánh giá và điều chỉnh quá trình TH.
III. KẾT LUẬN
Kết luận chung
Trên cơ sở tổng quan các vấn đề lí luận và thực tiễn về TH, NL, NLTH của HS phổ thông chúng tôi nhận thấy:
Vấn đề phát triển NLTH cho HS trong dạy học môn hóa học ở trường THPT là cần thiết, phù hợp với các yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mà Nghị quyết 29 đã xác định.Đa số HS chưa nhận thức đầy đủ và chính xác về việc cần phát triển NLTH là 1 NL có tính chiến lược đối với cả cuộc đời của mình. Chính vì vậy, việc GV sử dụng các PPDH phát triển nhằm phát triển NLTH và công cụ đánh giá còn rất hạn chế. Ngoài ra, HS chưa có thói quen TH cũng như chưa có phương pháp TH hiệu quả, thiếu sự hướng dẫn của GV và tài liệu TH.
Các trường THPT cần quan tâm, chú trọng, đầu tư phát triển NLTH cho HS trong dạy học hóa học thông qua việc vận dụng: PPDH hợp đồng, PP thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn TH, thiết kế khóa học trực tuyến trên hệ thống moodle và vận dụng mô hình Blended learning vào trong dạy học.
Kiến nghị:
Để có thể tiến hành các hoạt động dạy học nhằm phát triển NLTH theo cách thiết kế bài dạy như trên, tôi có 1 số kiến nghị như sau: 
Sĩ số HS trong các lớp học không quá đông, mỗi tổ nhóm 8 hoặc 9 HS để đảm bảo việc HS có thể quan sát, tiến hành làm việc nhóm.
Nhà trường cần có mạng internet ở các phòng học.
PHỤ LỤC 1
BÀI TẬP CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
Công thức phân tử, công thức cấu tạo.
Nhận biết 
Câu 1: Saccarozo và fructozo đều thuộc loại :
A. Monosaccarit B. Đisaccarit
C. Polisaccarit D. Cacbohidrat
Câu 2: Glucozo và mantozo đều không thuộc loại:
A. Monosaccarit B. Đisaccarit
C. Polisaccarit D. Cacbohidrat
Câu 3: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng?
A.Tất cả các chất có công thức Cn(H2O)m đều là cacbohidrat
B. Tất cả các cacbohidrat đều có công thức chung Cn(H2O)m 
C. Đa số các cacbohidrat có công thức chung là Cn(H2O)m 
D. Tất cả các cacbohidrat đều có nhóm chức anđehit
Hiểu
Câu 4: Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl?
	A. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2
	B. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic
	C. Thực hiện phản ứng tráng bạc
	D. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan
Câu 5: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có:
A. Nhóm chức axit 	B. Nhóm chức xeton 	
C. Nhóm chức ancol 	D. Nhóm chức anđehit
Câu 6: Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozo là :
 A. Đường phèn B. Mật mía C. Mật ong D. Đường kính 
Vận dụng thấp:
Câu 7: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng?
A. Thủy phân	B. Tráng gương	
C. Trùng ngưng	 D. Hòa tan Cu(OH)2
Câu 8: Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là?
A. Tinh bột	 B. Mantozơ	
C. Xenlulozơ	D. Saccarozơ
Câu 9: Một phân tử saccarozơ có:
	A. Một gốc β–glucozơ và một gốc α–fructozơ
	B. Một gốc β–glucozơ và một gốc β–fructozơ
	C. Hai gốc α–glucozơ
	D. Một gốc α–glucozơ và một gốc β–fructozơ
4. Vận dụng cao
Câu 10: Lý do nào sau đây là hợp lý nhất được dùng để so sánh cấu tạo của glucozo và fructozo ?
A. Đều có cấu tạo mạch thẳng và đều có chứa 5 nhóm chức –OH
B. Phân tử đều có 6 nguyên tử cacbon
C. Phân tử glucoz có 1 nhóm chức rượu bậc 1 (-CH2OH) và 4 chức rượu bậc 2
(-CHOH); nhưng phân tử fructozo có 2 nhóm chức rượu bậc 1 và 3 nhóm chức rượu bậc 2
D. Phân tử glucoz có nhóm chức –CHO ; còn phân tử fructozo có nhóm chức
 –CO– ở nguyên tử cacbon thứ 2
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
	B. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
	C. Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo ete với CH3OH.
	D. Glucozơ tác dụng được với nước brom
Câu 12: Glucozơ là hợp chất hữu cơ thuộc loại?
 Đơn chức B. Đa chức C. Tạp chức D. Polime
II. Tính chất hóa học của cacbohidrat
Nhận biết
Câu 1: Saccarozơ và glucozơ đều có.
A. Phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. Phản ứng với dung dịch NaCl.
C. Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 2: Chất tham gia phản ứng tráng gương là 
A. Xenlulozơ B. Tinh bột 	C. Fructozơ 	 D. Saccarozơ 
Câu 3: Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là?
A. C6H12O6 (glucozơ) B. CH3COOH 	
C. HCHO 	 D. HCOOH
Câu 4: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là?
A. Glucozơ, glixerol, ancol etylic.	
B. Glucozơ, andehit fomic, natri axetat.
C. Glucozơ, glixerol, axit axetic.	
D. Glucozơ, glixerol, natri axetat.
Câu 5: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là
A. Saccarozơ	 B. Glucozơ	
C. Fructozơ 	 D. Mantozơ
Hiểu 
Câu 6: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
Hoà tan Cu(OH)2 C. Trùng ngưng B. Tráng gương D. Thuỷ phân 
Câu 7: Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là?
A. Tinh bột	 B. Saccarozo	C. Glucozo	D. Xenlunozo
Câu 8: Đun nóng dung dịch chứa 9g glucozơ với AgNO3 đủ phản ứng trong dung dịch NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được. 
 A. 10,8 g B. 20,6 g	 C. 28,6 g	D. 26,1 g 
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Dung dịch glucozo tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
B. Dung dịch AgNO3 trong NH3 oxi hóa glucozo thành amoni gluconat và tạo ra bạc kim loại.
C. Dẫn khí hidro vào dung dịch glucozo nung nóng có Ni xúc tác sinh ra sobitol.
D. Dung dịch glucozo phản ứngvới Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao tạo ra phức đồng glucozo [Cu(C6H11O6)2].
Câu 10: Xenlulozơ không phản ứng với tác nhân nào dưới đây?
A. HNO3 đặc + H2SO4 đặc, to	B. Cu(OH)2 + NH3
C. H2 / Ni	D. CS2 + NaOH
3. Vận dụng thấp:
Câu 11: Các chất : glucoz, fomandehit, axetandehit, metylfomiat; đều có nhóm –CHO trong phân tử. Nhưng trong thực tế để tráng gương, người ta chỉ dùng một trong các chất trên, đó là chất nào ?
A. CHCHO B. HCHO C. C6H12O6 D. HCOOCH3
Câu 12: Nhận biết glucozơ, glixerol, anđehit axetic, lòng trắng trứng và ancol etylic có thể chỉ dùng một thuốc thử là: 
A. HNO3 B. Cu(OH)2/OH-,t0 
C. AgNO3/NH3 D. Dung dịch brom 
Câu 13: Thuốc thử duy nhất để phân biệt các dung dịch: glucozơ, ancol etylic, anđehit fomic (HCH=O), glixerol là:
A. AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2/OH-,t0 C. Na D.H2
Câu 14: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, mantozơ, glixerol, etilenglicol, metanol. Số lượng dung dịch có thể hoà tan Cu(OH)2 là:
 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 15: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, mantozơ, glixerol, etilenglicol, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
4. Vận dụng cao
Câu 16: Thông thường nước mía chứa 13% saccarozo. Nếu tinh chế 1 tấn nước mía trên thì lượng saccarozo thu được là bao nhiêu ? ( hiệu suất là 80%).
A. 104kg B. 110kg C. 105kg D. 114kg
Câu 17: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị m là
A. 15,0 g	B. 12,15 g	C. 45,0 g	D. 7,5 g
Câu 18: Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất 
V lít axit nitric 94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là
A. 24	B. 40	C. 36	D. 60
Câu 19: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,776	B. 6,480	C. 8,208	D. 9,504
Câu 20: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau
(c) Ở dạng vòng 6 đỉnh phân tử glucozơ là 6 nguyên tử cacbon
(d) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở
(e) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng (dạng α và β)
(f) Amilopectin có cấu tạo mạch nhánh
Số phát biểu đúng là
A. 1 	B. 2 	 C. 3 	D. 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn hóa học.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Sách giáo khoa Hóa học 11, NXB Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Sách giáo khoa Hóa học 12, NXB Giáo dục.
5. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (ngày 8/8/2017), Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào Tạo Số: 2699/CT-BGDĐT : “Về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 của ngành Giáo dục”.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ngày 08/10/2014), Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn và về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.
7. Cao Cự Giác (2016), "Thực trạng phát triển năng lực tự học của học sinh ở một số trường THPT đối với môn hóa học", Tạp chí giáo dục. Số 414, tr. 40-42
8. Vương Cẩm Hương (2017), Phát triển năng lực tự học của học sinh THPT trong dạy học hóa học thông qua phương pháp dạy học hợp đồng, Tạp chí khoa học và công nghệ Trường ĐH Phạm Văn Đồng, số 12, tr.148-156.
9. Vương Cẩm Hương (12/2017), Phát triển năng lực tự học của học sinh qua thiết kế các hoạt động học theo chủ đề môn Hóa học ỏ THPT, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 516-526.

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sinh_khi_xay_dung_ch.docx
Sáng Kiến Liên Quan