SKKN Phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học qua tổ chức cho học sinh tìm tòi nghiên cứu khoa học trong dạy học phần Hữu cơ Hóa học 12
Dạy học theo dự án
PPDH theo dự án được hiểu như là một PPDH trong đó HS thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực tiễn, thực hành.
Nhiệm vụ này được HS thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học
tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra,
điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện dự án.
PPDH theo dự án gồm 5 bước
Bước 1. Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: GV và HS cùng nhau đề
xuất, xác định đề tài và mục đích dự án. GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài
để HS lựa chọn và cụ thể hóa. Trong một số trường hợp, việc đề xuất đề tài có thể
từ phía HS.
Bước 2. Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: Trong giai đoạn này, với sự
hướng dẫn của GV, HS xây dựng đề cương, kế hoạch cho việc thực hiện dự án.
Trong kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, cách tiến
hành, người phụ trách mỗi công việc
Bước 3. Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch
đã đề ra cho nhóm và cá nhân.
Bước 4. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: Kết quả thực hiện dự án có9
thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo. Sản phẩm dự án cũng có thể là tranh,
ảnh, panno để triển lãm, cũng có thể là những sản phẩm phi vật thể như: Diễn
một vở kịch, tổ chức một cuộc tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa
mới trong cộng đồng dân cư, Sản phẩm dự án có thể được trình bày giữa các
nhóm HS, có thể được giới thiệu trong nhà trường hay ngoài xã hội.
Bước 5. Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện, kết quả và
kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
i áp suất để cơm chín đều. - Vơi cơm rải ra mâm cho nguội, trộn men với cơm. - Cho cơm đã trộn men vào dụng cụ giữ nhiệt hoặc nồi kín, ủ khoảng 2-3 ngày tùy thời tiết. Bước 5: Thu thập dữ liệu thô và phân tích kết quả Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Định hướng cho HS cách thu thập thông tin, số liệu thí nghiệm. - Lưu ý HS cách quan sát, cảm quan, ghi hình. - Giúp HS sắp xếp các thông tin thu thập được, xử lí bằng bảng biểu, sơ đồ. - Giúp HS định hướng thu thập, xử lí số liệu thực nghiệm, trả lời câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng giả thuyết khoa học. - Thu thập các sản phẩm. - Phân loại các cơm rượu đã làm: Theo tỉ lệ men, nhiệt độ lên men, thời gian lên men. - Sắp xếp các thông tin thu thập được, xử lí bằng sơ đồ, bảng biểu. - Sắp xếp tranh ảnh, video theo trình tự ligic, khoa học để báo cáo kết quả và đưa ra kết luận. - Kiểm chứng cơm rượu thu được về độ nồng, độ ngọt, thơm, (có thể nhờ thêm người kiểm chứng giúp để khách quan hơn). - Xử lí số liệu thí nghiệm, trả lời câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng giả thuyết khoa học đã đề ra. - Phân tích kết quả thu được, rút ra kết luận khoa học. 4. Hướng dẫn học sinh tổng hợp kết quả, viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu (2 tiết) Bước 6: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu theo mẫu Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Theo dõi quy trình phân tích, xử lí, sắp xếp kết quả của HS. Định hướng cho HS Thảo luận nhóm, phân tích kết quả (định tính và định lượng) rút ra kết 35 trong việc rút ra kết luận. - Giúp HS kiểm tra lượng thông tin thu được, nếu chưa đáp ứng mục tiêu cần phải thực hiện lại một số bước cơ bản. luận khoa học. - Xây dựng kế hoạch trình bày kết quả. - Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu, làm powerpoint, sơ đồ tư duy. Bước 7: Trình bày kết quả Trình bày kết quả nghiên cứu. Đánh giá kết quả nghiên cứu và NLTHTGTN dưới góc độ hóa học của HS. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Theo dõi quá trình báo cáo của HS. Tổ chức cho HS thảo luận, đánh giá nhận xét sản phẩm của các nhóm. Hoàn thiện bảng kiểm quan sát các tiêu chí đánh giá NLTHTGTN dưới góc độ hóa học, phiếu đánh giá sản phẩm, chấm và trả bài kiểm tra. - Tập trung sản phẩm tại khu vực quy định. - Đại diện nhóm trình bày báo cáo về sản phẩm. - Thảo luận, đánh giá, nhận xét sản phẩm các nhóm. - Đánh giá NLTHTGTN dưới góc độ hóa học. - Hoàn thành bài kiểm tra 15 phút. III. MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu 1. Đại diện nhóm HS báo cáo câu hỏi nghiên cứu của mình. Cơm rượu có tác dụng gì? Ăn như thế nào? 2. Có thể làm cơm rượu từ men lá và nếp cẩm không? 3. Cơm rượu cẩm có những ưu điểm gì vượt trội. 4. Có thể đưa ra quy trình làm cơm rượu cẩm một cách hợp lí không (thu được cơm rượu cẩm đạt chuẩn, quy trình đơn giản)? 1. Cơm rượu rất tốt cho sức khỏe khi chúng ta sử dụng với lượng vừa đủ: Giúp dễ tiêu hóa, làm đẹp da, hỗ trợ bệnh nhân bị tiểu đường, gan, 2. Có thể làm cơm rượu cẩm từ nếp cẩm và men lá của đồng bào dân tộc Thái. 3. Cơm rượu cẩm đẹp mắt và tốt hơn nhiều so với cơm rượu thông thường. 4. Có thể nghiên cứu tìm ra quy trình làm cơm rượu cẩm một cách hợp lí. 2. Đề xuất phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu 36 - Nguyên vật liệu cần chuẩn bị: Nếp cẩm, men lá Thái, nồi điện, mâm hoặc đĩa, cối, nồi kín hoặc dụng cụ cách nhiệt, nhiệt kế, bát, dao, - Phương án thực nghiệm Câu hỏi nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Phương án thực nghiệm 1 1 Nghiên cứu tìm tòi các thông tin trên mạng, sách báo về tác dụng của cơm rượu. Thử cơm rượu bán ở siêu thị 2 2 Tìm hiểu về cách làm cơm rượu qua mạng, qua việc đóng vai làm phóng viên phỏng vấn một số phụ huynh người dân tộc Thái ủ rượu bằng men lá. 3 3 Nghiên cứu về tác dụng của nếp cẩm, rượu nếp cẩm. 4 4 Nghiên cứu đưa ra quy trình làm cơm rượu cẩm Thử nghiệm cơm rượu ủ trong các điều kiện khác nhau để rút ra kết luận. 3. Tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu - Tìm hiểu về nếp cẩm, men lá. - Các nguyên, vật liệu làm cơm rượu cẩm Nếp cẩm bóc (hàm lượng chất màu nhiều) Men lá xông khói (tránh hiện tượng mối mọt) Nguyên vật liệu: Nếp cẩm, men lá Thái, nồi điện, mâm hoặc đĩa, cối, nồi kín hoặc dụng cụ cách nhiệt, nhiệt kế, bát, dao, 37 - Quy trình thực hiện 5. Báo cáo nghiên cứu a. Cơm rượu và tác dụng của nó Theo y học hiện đại ngày nay, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó khoa Dinh dưỡng Lâm sàng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng cho biết” Những nghiên cứu mới đây cho thấy cơm rượu có tác dụng phòng nhiều bệnh tật”. Cơm rượu có vị cay nồng, ngọt, mùi thơm nồng đặc trưng của rượu và hơi ướt do cơm tiết nước ra. Thành phần cơm rượu gồm: Tinh bột, chất béo, vitamin B,E, canxi, sắt, protein. Cơm rượu cẩm có nhiều tác dụng hơn hẳn các loại cơm rượu khác: Tốt cho hệ tim mạch, đẹp da, tốt cho xương khớp, tốt cho người bị tiểu đường, huyết áp cao, dễ tiêu hóa và nó được dùng quanh năm đặc biệt là dịp tết nguyên đán. b. Thành phần của nếp cẩm, men lá - Thành phần chính nếp cẩm So với các loại gạo khác, nếp cẩm có hàm lượng protein cao hơn 6,8% và chất béo cao hơn 20%. Không chỉ thế, nó còn chứa tới tám loại axit amin cùng carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết. Trong gạo nếp cẩm chứa chất xơ, chất chống Bước 1: Ngâm nếp cẩm 3-4 giờ Bước 2: Nấu cơm chín, với ra mâm để nguội bớt Bước 5: Sau 2 - 3 ngày kiểm tra và dừng lên men Bước 4: Cho cơm đã trộn men vào lọ kín Bước 3: Trộn đều men với cơm 38 oxy hóa tương đương với quả việt quất hay quả mâm xôi, đặc biệt là nguồn vitamin E phong phú và hàm lượng anthocyanin (hợp chất có màu đen tím) cao. Nếp cẩm có tác dụng chống oxi hóa, giảm huyết áp,đẹp da,. - Thành phần chính của men lá: Riềng nếp, kinh giới núi, sài đất, thiên niên kiện, nhận trần, tu hú lá to, trầu không rừng, cam thảo,. Những loại lá này được phơi khô, giã, chắt lấy nước trộn với bột gạo, men cái. c. Quy trình làm cơm rượu cẩm - Phương án thực nghiệm: + Nếp cẩm nấu chín bằng nồi điện, để bớt nóng, trộn với men. ủ 2-3 ngày thu được cơm hơi chua, nồng và có vị đắng. Chuyên sang phương án 2: Để cơm cẩm nguội hẳn với thời tiết ấm áp hoặc ấm với thời tiết lạnh, trộn men đều, ủ khoảng 2-3 ngày thu được cơm rượu ngọt, thơm, nồng nhẹ, có tí nước ở dưới đáy nồi. - Tiến trình thí nghiệm + Ngâm nếp cẩm (nếp lứt, còn nguyên phần màu) khoảng 3 tiếng – 4 tiếng. + Gọt lớp nâu (lớp trấu) ngoài viên men, giã nhỏ thành bột mịn. + Nấu cơm nếp cẩm lứt bằng nồi cơm điện hoặc nồi áp suất để cơm chín đều. + Vơi cơm rải ra mâm cho nguội, trộn men với cơm. + Cho cơm đã trộn men vào dụng cụ giữ nhiệt hoặc nồi kín, ủ khoảng 2-3 ngày tùy thời tiết. + Thử cơm rượu thu được về độ nồng, độ ngọt, thơm. - Kết quả thí nghiệm Phương án 1: Trộn men với cơm cẩm khi đang nóng, kết quả men không lên, cơm rượu thu được không đúng vị. Phương án 2: Mẫu 1: Tiến hành thí nghiệm trộn men với cơm ở nhiệt độ 30 độ, sau 2 ngày cơm lên men có nước ở đáy nồi, có mùi hơi chua, có vị ngọt thanh, thơm. Mẫu 2: Tiến hành trộn men với cơm cẩm ở nhiệt độ 25 độ, sau 2,5 ngày cơm lên men vừa đúng độ, ngọt thơm, có ít nước ở đáy nồi. d. Thử nghiệm sản phẩm Cơm rượu cẩm Cơm rượu nếp khác Khối lượng 100 gam 100 gam Độ rượu 5 độ 5 độ 39 Độ ngọt Ngọt đậm dễ chịu Ngọt vừa Mùi thơm Thơm, nồng nhẹ Không thơm, nồng Điều kiện bảo quản Dưới 50C (trong ngăn mát tủ lạnh) Dưới 50C (trong ngăn mát tủ lạnh) Người lớn dùng Dễ tiêu hóa Dễ tiêu hóa Màu sắc Màu sắc bắt mắt Màu không bắt mắt Cơm rượu cẩm thơm, ngọt, nồng nhẹ, dễ tiêu hóa và màu sắc bắt mắt. e. Kết luận - Bước đầu nghiên cứu thành phần và tác dụng của cơm rượu cẩm. - Bước đầu thử nghiệm về độ thơm, ngon, tác dụng của cơm rượu cẩm. 40 CHƢƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 4.1. Mục đích - Kiểm nghiệm tính khả thi và đánh giá hiệu quả của đề tài khi áp dụng vào quá trình giảng dạy ở trường THPT. - Khẳng định hướng đi đúng đắn của đề tài. 4.2. Đối tƣợng thực nghiệm Tôi lựa chọn cặp TN, ĐC tương đương nhau về số lượng và chất lượng học tập. Lớp TN là lớp 12C1 sĩ số 36, lớp ĐC là lớp 12C2 sĩ số 34 cả 2 lớp đều thuộc trường THPT Anh Sơn 3, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. 4.3. Nội dung thực nghiệm Tôi đã dựa vào điểm tổng kết cuối năm lớp 11 và bài kiểm tra khảo sát đầu năm lớp 12, chọn ra 2 lớp có chất lượng học và số lượng HS tương đương nhau, sau đó chọn 1 lớp TN, 1 lớp ĐC. + Tôi đã áp dụng đề tài này cho lớp TN, còn lớp ĐC tôi vẫn dạy theo giáo án truyền thống. Trong quá trình áp dụng đề tài, tôi tổ chức cho HS quan sát, đánh giá, tự đánh giá, tôi đánh giá học sinh qua bảng kiểm quan sát, qua phỏng vấnđể đánh giá sự phát triển NLTHTGTN dưới góc độ Hóa học của các em. + Tôi biên soạn đề kiểm tra, tổ chức kiểm tra, đánh giá qua quan sát sau khi tổ chức hai hoạt động TTNCKH để đánh giá chất lượng học tập của lớp TN và ĐC. + Tiến hành xử lí kết quả học tập của học sinh lớp TN, lớp ĐC để rút ra kết luận cần thiết. 4.4. Kết quả thực nghiệm Qua việc trao đổi, phỏng vấn, thăm dò ý kiến các em HS tôi thấy các em rất thích học thông qua tham gia các hoạt động TTNCKH. Ý kiến một số em: Em Bùi Thị Ngọc Ánh - HS lớp 12C2 nói: “Chúng em được hoạt động tham gia TTNC ra những sản phẩm rất có ích cho cuộc sống, được tự mình khám phá tìm hiểu, lập kế hoạch, đưa ra quy trình, thực nghiệm làm ra các sản phẩm, tìm ra những phương án làm phù hợp trên cơ sở khoa học là các kiến thức đã được học. Được tham gia học tập thế này, em rất thích và thấy rất bổ ích”. Em Nguyễn Đình Tuấn Anh - HS lớp 12C2 phát biểu: “ Sau những tiết học như thế này chúng em nắm kiến thức chắc hơn vì khi TTNCKH chúng em đã tìm hiểu thêm kiến thức một lần nữa, vận dụng nó trong bối cảnh thực tế. Trước đây học học Hóa học em thấy khô khan, nhàm chán nhưng giờ em thấy thật thú vị, nhiều kiến thức liên quan trong cuộc sống, giúp chúng em khám phá và giải đáp những vấn đề mà trước đây chúng em không hề quan tâm. Em mong rằng sau này các em khóa sau cũng được tham gia học tập theo cách này”. Kết quả đánh giá NLTHTGTN dưới góc độ hóa học qua bảng kiểm quan sát 41 của GV thì mức điểm trung bình lớp TN sau bài “làm nến đuổi muỗi” là 2,1, còn sau bài “làm cơm rượu cẩm” là 2,52, mức điểm chênh lệch là 0,41, còn do HS đánh giá thì điểm chênh lệch là 0,38. Ta thấy điểm trung bình đánh giá qua bảng kiểm quan sát khá cao, sau một bài TTNCKH năng lực các em phát triển hơn. Điều này cho thấy dạy học thông qua tổ chức hoạt động TTNCKH đã tác động lớn vào việc phát triển NLTHTGTN dưới góc độ Hóa học cho HS. Kết quả bài kiểm tra 15 phút sau khi tổ chức hoạt TTNCKH bài 2 Bảng 2 - Bảng phân bố tần số, tần suất và tần suất tích lũy điểm bài kiểm tra Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi Tỉ lệ %HS đạt điểm Xi Tỉ lệ % HS đạt điểm Xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 1 0 2,78 0 2,78 3 1 3 2,94 8,33 2,94 11,11 4 2 6 5,88 16,67 8,82 27,78 5 4 9 11,76 25,00 20,59 52,78 6 6 8 17,64 22,22 38,23 75,00 7 6 4 17,64 11,11 55,88 86,11 8 7 3 20,59 8,33 76,47 94,44 9 6 2 17,64 5,55 94,11 100 10 2 0 5,88 0 100 100 Tổng 34 36 100 100 100 100 Ta thấy đồ thị đường lũy tích của lớp TN nằm bên phải và phía dưới so với lớp ĐC. Điều này chứng tỏ chất lượng lớp TN tốt hơn lớp ĐC, hay nói cách khác lớp TN đạt yêu cầu, mục tiêu bài học hơn lớp ĐC. Hình 3 - Đồ thị biểu diễn đƣờng lũy tích bài kiểm tra của HS 42 Như vậy, có thể kết luận rằng: Dạy học thông qua tổ chức TTNCKH cho HS đã góp phần phát triển năng lực cho HS nhất là NLTHTGTN dưới góc độ hóa học, nâng cao chất lượng học tập môn hóa học của HS. 43 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Trong đề tài này, tôi đã nghiên cứu và làm rõ cơ sở lí luận về tìm tòi nghiên cứu khoa học, về NLTHTGTN dưới góc độ hóa học. Tôi đã đưa ra quy trình tổ chức cho học sinh tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh THPT. Tôi cũng đã đưa ra quy trình thiết kế các hoạt động tổ chức cho học sinh TTNCKH và xây dựng bộ công cụ đánh giá NLTHTGTN dưới góc độ hóa học. Áp dụng quy trình và bộ công cụ đánh giá, tôi đã thiết kế hai kế hoạch bài dạy cụ thể trong chương trình hóa học hữu cơ 12 và thực nghiệm. Qua thực nghiệm, tôi thấy các em rất tích cực tham gia tìm tòi nghiên cứu khoa học. Trong quá trình học tập, các em không những khám phá tìm ra nhiều điều mới, lạ thế giới tự nhiên dưới góc nhìn của hóa học mà còn được học hỏi, đánh giá lẫn nhau, tự đánh giá và lắng nghe những đánh giá, nhận xét từ giáo viên nên trong các tiết học các em rất thích thú và chất lượng học tập tốt hơn. Từ năm 2012 đến nay, bộ giáo dục và đào tạo có tổ chức cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật, dành cho học sinh trung học nhưng số lượng tham gia của học sinh chưa nhiều, đặc biệt là lĩnh vực hóa học, hóa sinh nhưng với cách tổ chức cho HS TTNCKH đại trà tại các nhóm, lớp thì thu hút đại đa số các em tham gia. Như vậy ta thấy dạy học thông qua tổ chức cho HS TTNCKH là một phương pháp mới, hiệu quả chúng ta nên áp dụng và nhân rộng để nâng cao chất lượng dạy học. 2. Đề xuất Qua nghiên cứu đề tài tôi có một số đề xuất GV cần tăng cường, khuyến khích HS TTNCKH, động viên, khích lệ các em đề xuất ý tưởng về các đề tài TTNCKH. Trong dạy học GV nên đưa ra những câu hỏi, bài tập gắn liền với thực tiễn, gắn các tình huống cụ thể vào các hoạt động dạy học để tạo niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên. Bộ GD và ĐT, sở GD và ĐT cần quan tâm nhiều hơn đến các trường điều kiện kinh tế còn khó khăn, khích lệ những hoạt động TTNCKH của HS. Nhìn nhận và chấm điểm sáng tạo khoa học nên nhìn ở góc độ sáng tạo, đam mê, tích cực của HS. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ giáo dục trung học (6/2014), Chương trình phát triển trung học 2014, Tài liệu tập huấn, kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT. [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. [3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (12/2014), Tài liệu hội thảo xây dựng chương trình giáo dục phổ thông định hướng phát triển năng lực học sinh. [4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. [5]. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên, modun 18,25, Nxb giáo dục năm 2013. [6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục trung học, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn hóa học 12. [7]. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. [8]. Cao Cự Giác (chủ biên), Lê Văn Năm (2015): Giáo trình phương pháp dạy học Hóa học các vấn đề cụ thể trong chương trình hóa học THPT. Nxb Đại học Vinh [9]. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2013), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội. [ 10]. Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Phú Tuấn (2008), Sách giáo khoa hóa học 12 cơ bản, Nxb giáo dục. [11]. Phạm Thị Kim Ngân, Phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh qua dạy học Hóa học THPT, Luận án Tiến Sĩ Khoa học Giáo Dục, Trường ĐHSP Hà Nội. [12] https://baonghean.vn/doc-dao-ruou-men-la-cua-nguoi-thai-135035.html [13] https://luongthuc.org/gao-nep-cam-va-7-cong-dung-tuyet-voi-cua-nep-cam- doi-voi-suc-khoe/ 45 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các mẫu phiếu điều tra PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN Họ và tên (có thể ghi hoặc không): Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Thời gian tham gia DHHH ở trường phổ thông: năm. Câu 1: Trong quá trình dạy học Hóa học, thầy/cô thấy mức độ quan trọng của phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh như thế nào? Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Câu 2: Mức độ thầy/cô sử dụng các phương pháp dạy học thông qua tổ chức tìm tòi nghiên cứu khoa học như thế nào? Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ Câu 3: Thầy/ cô thấy có những thuận lợi và khó khăn gì, khi dạy học thông qua tổ chức tìm tòi nghiên cứu khoa học? 46 Phụ lục 2: Đề kiểm tra, phiếu đánh giá sản phẩm ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Môn : Hóa học Câu 1: Khi cho tinh dầu vào sáp ong để làm nến đuổi muỗi, ta nên cho vào thời điểm nào để lượng tinh dầu sả cho vào được giữ lại trong nến nhiều nhất? A. Trước khi xử lí sáp ong thô. B. Khi chuẩn bị đun sáp tinh nóng chảy. C. Khi sáp vừa nóng chảy. D. Khi tắt bếp để sáp lỏng nguội bớt nhưng chưa đông cứng Câu 2: Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các este A. là chất lỏng dễ bay hơi. B. có mùi thơm, an toàn với người. C. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng.D. đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hoá sau : Tinh bột X Y Axit axetic. X và Y lần lượt là : A. glucozơ, ancol etylic. B. mantozơ, glucozơ. C. glucozơ, etyl axetat. D. ancol etylic, anđehit axetic. Câu 4: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là : A. CH3COONa và C2H5OH. B. HCOONa và C2H5OH. C. HCOONa và CH3OH. D. CH3COONa và CH3OH. Câu 5: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là : A. CnH2nO2 (n2). B. CnH2n - 2O2 (n2). C. CnH2n + 2O2 (n2). D. CnH2nO (n2). Câu 6: Khi nào bệnh nhân được truyền trực tiếp dung dịch glucozơ (còn được gọi với biệt danh “huyết thanh ngọt”). A. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu > 0,1%. B. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu < 0,1%. C. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu = 0,1%. D. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu từ 0,1% 0,2%. Câu 7: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thủy phân Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Saccarozơ làm mất màu nước brom. B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng. C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. 47 D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. Câu 9: Cho một lượng tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Khối lượng tinh bột phải dùng là : A. 940 gam. B. 949,2 gam. C. 950,5 gam. D. 1000 gam. Câu 10: Cho 13,6 gam phenyl axetat tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là : A. 12,2 gam. B. 16,2 gam. C. 19,8 gam. D. 23,8 gam 48 PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM Trường ..Lớp Nhóm. Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa HS đánh giá GV đánh giá Nhận xét Chất lượng Đúng theo chuẩn 25 Còn thiếu một vài tiêu chí 10 Điểm 35 Hình thức Tính độc đáo 15 Tính thẩm mỹ 10 Điểm 25 Tính hữu dụng Sử dụng hiệu quả Điểm 15 Tính khả thi Sử dụng an toàn, dễ sử dụng 15 Điểm 15 Thời gian Đúng quy định 10 Điểm 10 Xếp loại: Tốt: 80-100 điểm Khá: 60-79 điểm Trung bình: 20-59 điểm Yếu: Dưới 39 điểm 49 Phụ lục 3: Một số hình ảnh thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khoa học Học sinh tranh thủ giờ ra chơi, thảo luận lập kế hoạch tìm tòi nghiên cứu sản phẩm nến đuổi muỗi Học sinh tiến hành thực nghiệm làm nến đuổi muỗi ở nhà Học sinh đại diện nhóm 2 báo cáo sản phẩm nến đuổi muỗi Sản phẩm nến đuổi muỗi của các nhóm học sinh 50 Giáo viên nhận xét về sản phẩm cơm rượu cẩm của các nhóm Sản phẩm cơm rượu cẩm của các nhóm học sinh Học sinh thảo luận lập đề cương nghiên cứu sản phẩm cơm rượu cẩm Học sinh báo cáo sản phẩm cơm rượu cẩm
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_nang_luc_tim_hieu_the_gioi_tu_nhien_duoi_goc.pdf