SKKN Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Giáo dục công dân 12

1. Cơ sở lý luận

1.1. Các khái niệm trong đề tài.

- Năng lực

+ “ Năng lực là đặc điểm của cá nhân, thể hiện mức độ thông thạo, tức là có

thể thực hiện một cách thành thục và chín chắn một số dạng hoạt động nào đó”

(Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam).

+ “Năng lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp

trong một bối cảnh cụ thể.” (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới

(OECD))

- Năng lực hợp tác.

+ “Năng lực hợp tác là khả năng của cá nhân biết thích ứng với tập thể

nhóm, biết tự nhận trách nhiệm, chia sẻ công việc, giúp đỡ cộng sự và thực hiện

có hiệu quả những thỏa thuận trong nhóm như kế hoạch đã đề ra”( Mai Văn

Hưng (2013). Bàn về năng lực chung và chuẩn đầu ra về năng lực, Đại học

Quốc gia Hà Nội)

+ Nói đến năng lực hợp tác là nói đến khả năng thực hiện có kết quả các hành

động, hoạt động của người học trên cơ sở sự tương tác trực diện và sự phối hợp

cùng nhau một cách tự nguyện, tự giác, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau nhằm giải

quyết các nhiệm vụ chung. Năng lực hợp tác được cấu thành bởi tri thức, kỹ năng

và thái độ, giá trị hợp tác trong quá trình hoạt động.

- Phương pháp dạy học tích cực.

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều

nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích

cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động

hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát

huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích

cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên

phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

1.2. Sơ lược vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Sự cần thiết phải phát triển năng lực hợp tác cho học sinh THPT.

Năng lực hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của con

người trong xã hội hiện nay, chính vì vậy, phát triển năng lực hợp tác từ trong dạy

học đã trở thành một xu thế giáo dục trên thế giới.

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực sẽ thực hiện được mục tiêu phát

triển toàn diện các phẩm chất nhân cách của học sinh, giúp học sinh đối mặt và giải

quyết được các tình huống đa dạng, phức tạp mà cuộc sống đặt ra.5

Đối với học sinh THPT- các em là lứa tuổi đang có sự chuyển biến lớn về mặt

tâm lý, tình cảm, giao tiếp, nhu cầu hợp tác với bạn phát triển mạnh hơn so với lứa

tuổi trước. Năng lực hợp tác giúp các em có cơ hội khẳng định mình và giải quyết

các vấn đề khó trong học tập cũng như trong các hoạt động khác. Việc phát triển

năng lực hợp tác góp phần gia tăng tính đoàn kết trong tập thể giúp đỡ lẫn nhau

trong học tập để cùng tiến bộ, nâng cao hiệu quả công việc.

Mặt khác, các em là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, năng

lực các em có được không chỉ giúp các em sống bản lĩnh, tự tin, quyết đoán, năng

động để thành công trong cuộc sống mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của

toàn xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang bước vào thời kì hội nhập

quốc tế sâu, rộng bên cạnh việc phải đáp ứng những yêu cầu phức tạp mà cuộc

sống đặt ra các em còn phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố tích cực lẫn tiêu cực.

Nếu không có những năng lực cần thiết các em sẽ dễ buông xuôi, phó mặc và bị

động trước những tình huống, yêu cầu, thử thách mà cuộc sống đặt ra.

pdf53 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 2220 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Giáo dục công dân 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện dự án. 
Giáo viên: Hướng dẫn cho HS tự đánh giá và đánh giá nhóm dự 
án dựa trên các mục tiêu đề ra, các tiêu chí của sản phẩm dự án, 
phiếu đánh giá để đánh giá nhóm, đánh giá cá nhân. 
Như vậy, thông qua ví dụ trên đã giúp học sinh phát triển năng lực tìm hiểu 
và tham gia các quyền tự do ngôn luận. Cụ thể: Học sinh hiểu đươc quyền tự do 
ngôn luận là gì, quyền tự do ngôn luận được thực hiện bằng nhiều hình thức 
khác nhau và ở những phạm vi khác nhau. Nhận thức được ý nghĩa quyền tự do 
ngôn luận và biết vận dụng quyền đó trong thực tiễn cuộc sống. 
* Đánh giá kết quả thực hiện: 
Với cách tổ chức và hướng dẫn cho học sinh trong phương pháp dạy học 
dự án như trên, tôi nhận thấy rằng đây là một sự thay đổi mạnh mẽ trong cách 
dạy và học hiện nay, người giáo viên là người hướng dẫn, quan sát, chỉ đạo quá 
trình học của học sinh, còn học sinh thực sự được tham gia vào quá trình tự học, 
chủ động trong tìm hiểu kiến thức. 
Qua sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học GDCD 12 đã phát 
huy được tính sáng tạo, rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm, HS được làm việc 
với nhiều ý tưởng phong phú. Ứng dụng phương pháp dạy học dự án, chúng tôi 
nhận thấy nhiều HS thể hiện được năng lực, năng khiếu của riêng mình khi được 
khích lệ học tập một cách sáng tạo và giúp các em rèn luyện được năng lực giao 
tiếp, năng lực hợp tác. 
 HS biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do 
bản thân và những người khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với 
quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ, phân tích được các công việc cần thực 
 32 
hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó khăn của 
nhóm. Qua theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng thành 
viên trong nhóm HS đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức 
hoạt động hợp tác. 
 HS đã biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả 
nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt 
tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm. 
 Căn cứ vào mục đích hoạt động của các nhóm, HS đã đánh giá được mức 
độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản 
thân và góp ý được cho từng người trong nhóm. 
4. Kết quả đạt được sau thực nghiệm 
Đối tượng thực nghiệm sư phạm là học sinh lớp 12 tại lớp 12C1, 12 C4 trường 
THPT Nghi lộc 4( 83 em), lớp 12 C9, 12C10 ( 84 em) trường Diễn Châu 4. 
 - Lớp thực nghiệm là 4 lớp với tổng sỹ số là 167 em. 
Khi tiến hành rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh thông qua một số phương 
pháp dạy học tích cực, chúng tôi đã tiến hành khảo sát. Qua phần phát phiếu thăm 
dò ý kiến của 167 học sinh lớp 12, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: 
Câu hỏi 
Các đáp án 
Ý kiến bạn 
(Đánh dấu X 
vào ô lựa chọn) 
Câu 1: Em có thích 
phát triển năng lực hợp 
tác trong học tập bằng 
các phương pháp dạy học 
thảo luận nhóm, dạy học 
dự án, đóng vai không? 
A. Rất thích 
B. Thích 
C. Không thích 
80% 
20% 
0% 
Câu 2: Em nắm 
được khoảng bao nhiêu 
khối lượng kiến thức khi 
thực hiện các hoạt động 
học tập thông qua sử 
dụng các phương pháp 
dạy học thảo luận nhóm, 
dạy học dự án, đóng vai? 
A.Tất cả kiến thức 
B. Phần lớn kiến thức 
C. Một nửa kiến thức 
D. Một phần ba kiến thức 
E. Không tiếp nhận được 
25% 
52% 
18% 
5% 
0% 
Câu 3: Sau khi thực 
hiện các hoạt động học 
tập bằng các phương 
pháp dạy học tích cực, em 
thấy việc phát triển năng 
lực hợp tác có cần thiết 
không? 
A. Rất cần thiết 80% 
B. Cần thiết 16% 
C. Khá cần 4% 
D. Không cần 0% 
Câu 4: Mức độ hợp A Rất thành thạo 64,7% 
 33 
tác của em sau khi thực 
hiện các hoạt động học 
tập thông qua sử dụng 
các phương pháp dạy học 
thảo luận nhóm, dạy học 
dự án, đóng vai? 
B. Thành thạo 27,5% 
C. Không thành thạo 7,8% 
D. Không biết hợp tác 
Bảng khảo sát mức độ thành thạo của học sinh trong hợp tác 
TT 
Yêu cầu cầu của năng lực hợp 
tác 
Kết quả 
Rất thành 
thạo 
Thành thạo 
Chưa thành 
thạo 
1 
Xây dựng kế hoạch hoạt động 
của nhóm, đảm nhận các 
nhiệm vụ khác nhau trong 
nhóm. 
108 46 11 
2 
Theo dõi tiến độ hoàn thành 
công việc của từng thành viên 
và của các bạn để điều hòa 
hoạt động phối hợp chung. 
105 48 12 
3 
Tiếp thu, chia sẻ, hỗ trợ các 
thành viên khác và tổng kết kết 
quả đạt được. 
106 47 10 
Bảng khảo sát mức độ mức độ tích cực trong hợp tác của học sinh 
TT 
Yêu cầu cần đạt của năng lực 
hợp tác 
Kết quả 
Rất tích 
cực 
Tích cực 
Không tích 
cực 
1 
Chủ động nhận nhiệm vụ, 
tham gia xây dựng kế hoạch 
hoạt động của nhóm. 
108 46 11 
2 
Bày tỏ ý kiến, biết lắng nghe, 
tôn trọng quan điểm ý kiến của 
người khác. 
109 44 12 
3 
Tự nhận trách nhiệm và vai trò 
của mình trong hoạt động 
chung, hoàn thành nhiệm vụ, 
đạt được mục đích chung. 
106 48 13 
 34 
Qua số liệu khảo sát thu được chúng tôi nhận thấy sau khi sử dụng phương pháp 
thảo luận nhóm, đóng vai, dạy học dự án các em đã phát huy được tính sáng tạo, 
rèn luyện được năng lực hợp tác hiệu quả, mức thành thạo và rất thành thạo trong 
thực hiện hợp tác làm việc nhóm tăng lên rất rõ rệt. Chính vì vậy đã nâng cao được 
chất lượng học tập, hình thành được các kĩ năng cần thiết cho bản thân để tham gia 
vào các mối quan hệ xã hội. 
 Sau một thời gian thực hiện đề tài và với kết quả trên chúng tôi khẳng định, các 
phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong môn GDCD 12 rất phù hợp các 
học sinh lớp 12, các em học sinh đã tích cực hơn, biết hợp tác trong giờ học và các 
em đã hoàn toàn yêu thích bộ môn GDCD hơn. Đặc biệt hình thành ở các em hệ 
thống kiến thức và các năng lực chuyên biệt, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm. Bên 
cạnh đó, sử dụng phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực cho học 
sinh còn tạo được không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng, thân thiện giữa người 
dạy và người học, nó còn góp phần rất lớn trong việc rèn luyện các kỹ năng sống 
cần thiết cho các em học sinh. Với tính thực tiễn, tính ứng dụng và hiệu quả của đề 
tài này, chúng tôi khẳng định, đề tài có thể thực hiện cho tất cả các lớp ở các 
trường trung học phổ thông . Qua đề tài này một lần nữa giúp giáo viên vận dụng 
tốt các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực cho học sinh đặc biệt 
là năng lực hợp tác. Đồng thời giúp các em có năng hợp tác và phát huy được năng 
lực đó trong thực tiễn cuộc sống. 
5. Ý nghĩa của việc áp dụng đề tài. 
- Đối với học sinh: 
Chúng tôi nhận thấy: học sinh rất ủng hộ phương pháp dạy học này. Trong 
quá trình học tập các em đã chủ động xung phong nhận nhiệm vụ, hăng hái bày tỏ ý 
kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động có hiệu quả. Biết lắng nghe, tôn trọng, 
xem xét các ý kiến, quan điểm của người khác, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của 
bản thân đồng thời chủ động hỗ trợ các thành viên khác. Luôn luôn tôn trọng quyết 
định chung của mọi người. Việc lĩnh hội tri thức của các em có tính hiệu quả cao, 
tạo sự hào hứng, thoải mái, khắc phục được sự tẻ nhạt của bộ môn, kích thích tính 
ham hiểu biết, thầy và trò bình đẳng trong quá trình khám phá, sáng tạo, hình thành 
và phát huy năng lực. 
- Đối với giáo viên: 
 Việc dạy học phát triển năng lực học sinh thông qua một số phương pháp 
dạy học tích cực không chỉ góp phần truyền cảm hứng, khơi dậy khả năng sáng tạo, 
niềm đam mê cho học sinh trong các giờ học tập môn GDCD mà còn giúp giáo 
viên tạo được sự đam mê trong công tác giảng dạy, nâng cao vốn kiến thức cũng 
như khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp. Để từ đó, người dạy biết rút 
kinh nghiệm trong cách vận dụng phương pháp, nâng cao năng lực sư phạm và mở 
rộng tầm hiểu biết về chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng được những yêu cầu 
bức thiết của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. 
 35 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. Phạm vi và mức độ ứng dụng của đề tài 
* Phạm vi ứng dụng của đề tài 
Đề tài được nghiên cứu và ứng dụng một số phương pháp dạy học tích cực 
nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong môn GDCD12 từ năm học 
2018-2019 và 2019-2020 và đang tiếp tục được triển khai tại Trường trung học 
phổ thông Nghi Lộc 4 và Diễn Châu 4. Đối với giáo viên môn GDCD tôi hi vọng 
sáng kiến của tôi sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các GV trong công tác 
giảng dạy bộ môn GDCD tại trường trung học phổ thông. 
* Mức độ vận dụng 
Đề tài “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua một số phương 
pháp dạy học tích cực trong dạy học Giáo dục công dân 12” có thể vận dụng cho 
tất cả các trường trung học phổ thông trong quá trình giảng dạy môn GDCD nhằm 
góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. 
2. Kết luận, kiến nghị và đề xuất 
2.1. Kết luận 
Với đề tài “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua một số phương 
pháp dạy học tích cực trong môn Giáo dục công dân 12” đã giúp chúng tôi bước 
đầu đạt được những thành công trong việc dạy học môn GDCD, tạo ra được sự 
thích thú đối với HS khi học bộ môn này, các em thật sự yêu thích bộ môn của 
chúng tôi không xem đó là môn phụ nữa. Mặt khác, việc sử dụng một số phương 
pháp dạy học tích cực trong dạy học đã giúp học sinh phát triển kỹ năng sống và 
học tập như: kỹ năng hợp tác, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, thảo luận, đóng vai; bảo 
vệ ý kiến, biết giải quyết vấn đề và các tình huống nảy sinh trong học tập cũng như 
trong cuộc sống. 
 Một điều không thể phủ nhận là với niềm đam mê của mình trong việc thiết 
kế các bài dạy môn GDCD bản thân chúng tôi ngày càng nâng cao chuyên môn, 
được đồng nghiệp ghi nhận và được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. Điều 
đó làm cho chúng tôi có động lực để không ngừng phấn đấu hoàn thiện bản thân 
mình, thành công hơn nữa trong sự nghiệp giảng dạy của mình. 
2.2. Kiến nghị và đề xuất. 
* Đối với các cấp quản lý giáo dục. 
Để áp dụng phương pháp này đem lại kết quả cao, bền vững thì các cấp quản 
lý giáo dục cần phải đặc biệt quan tâm từ khâu soạn sách giáo khoa, tài liệu tham 
khảo và trang bị hệ thống cơ sở vật chất như máy chiếu, máy tính,  phục vụ cho 
hoạt động dạy - học. 
* Đối với giáo viên: 
 36 
Để sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào bài học một cách hiệu 
quả, giúp học sinh hình thành và phát triển được các năng lực giáo viên phải đặc 
biệt chú ý đến việc lên ý tưởng, lựa chọn hoạt động phù hợp, chuẩn bị kĩ càng, 
phân công nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn chi tiết cho học sinh trong các hoạt động 
học tập của các em. Muốn vậy, giáo viên cần phải không ngừng học tập, nâng cao 
hiểu biết, không ngại khó, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động 
dạy học; cần dành thời gian cho hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả, năng lực của 
học sinh để đảm nhận được sự phản hồi tích cực. 
* Đối với học sinh: 
Học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo bài ở nhà, đồng thời chủ động trong việc 
chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng trong giờ học trên lớp. Từ đó tự rút ra cho 
mình phương pháp học tập hiệu quả, biết rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực. 
Trên đây là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi. Những gì 
chúng tôi trình bày trong đề tài là sự nghiên cứu tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn 
trong một thời gian dài của bản thân. Trong quá trình dạy học thực sự đã mang lại 
những hiệu quả rất thiết thực góp phần vào việc đổi mới tiến trình một giờ học 
GDCD nói riêng và đối với các môn học nói chung. Chúng tôi mong muốn các 
đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng được phần nào những kinh nghiệm này 
vào trong quá trình giảng dạy và mong nhận được những góp ý từ các bạn đồng 
nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp và bạn bè chia sẻ, góp ý, bổ sung để đề tài có 
thể hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
 37 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên GDCD 12, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn 
Ngữ văn lớp 10, Nxb giáo dục Việt Nam, 2010. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa GDCD 12, Nxb Giáo dục Việt Nam, 
2020. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ yếu hội thảo “Đổi mới chương trình, sách giáo 
khoa giáo dục phổ thông, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện Việt 
Nam”, Hà Nội ngày 10 - 12, tháng 12 năm 2012. 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 
2015. 
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo 
định hướng phát triển năng lực học sinh, Nxb Giáo dục, 2015. 
7. Một số trang web có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 
8. Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 - 2020 của Thủ 
tướng Chính phủ, phê duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012 (Quyết định số 711/QĐ- 
TTg của Thủ tướng Chính phủ) 
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình ETEP, Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng 
giáo viên phổ thông cốt cán( Bồi dưỡng trực tiếp), Thành phố Vinh- 2020. 
 38 
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC VÀ VIỆC DẠY HỌC PHÁT TRIỂN 
NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC GDCD 12 
Họ và tên giáo viên:............................................................................................... 
Trường:.................................................................................................................. 
 Để giúp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng sử dụng một số phương 
pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học 
môn GDCD hiện nay, xin quý thầy (cô) cho biết một số thông tin sau (đánh dấu X 
vào ý kiến đồng ý) 
1. Theo thầy (cô), dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh hiện 
nay là việc làm: 
a. Rất cần thiết  
b. Cần thiết  
c. Không cần thiết  
2. Thầy (cô) đã tiếp xúc với cụm từ “Năng lực hợp tác” bao giờ chưa? 
a. Rất lâu rồi  
b. Chưa bao giờ  
c. Mới gần đây  
3. Theo thầy (cô), cơ hội để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua một 
số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học GDCD là 
a. Rất nhiều  
b. Nhiều  
c. Không có cơ hội  
4. Thầy (cô) đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học GDCD để 
phát triển năng lực hợp tác cho HS ở mức độ nào? 
a. Rất thường xuyên  
b. Thường xuyên  
c. Thỉnh thoảng  
d. Chưa bao giờ  
5. Thầy (cô) đã sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học GDCD để phát triển 
năng lực hợp tác cho HS ở mức độ nào? 
a. Rất thường xuyên  
b. Thường xuyên  
c. Thỉnh thoảng  
d. Chưa bao giờ  
6. Thầy (cô) đã sử dụng phương pháp dự án trong dạy học GDCD để phát triển 
năng lực hợp tác cho HS ở mức độ nào? 
a. Rất thường xuyên  
b. Thường xuyên  
 39 
c. Thỉnh thoảng  
d. Chưa bao giờ  
6. Những thuận lợi để sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học 
GDCD góp phần phát triển năng lực hợp tác cho học sinh hiện nay theo thầy (cô) 
là: 
a. Giáo viên có hiểu biết, nhiệt tình, tâm huyết  
b. Học sinh có cảm hứng, đam mê  
c. Sự quan tâm, phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hội khác  
d. Tất cả các ý kiến trên  
7. Theo thầy (cô) khó khăn thường gặp hiện nay khi tiến hành dạy học phát triển 
năng lực hợp tác cho học sinh thông qua sử dụng một số phương pháp dạy học tích 
cực trong dạy học GDCD là: 
a. Thiếu các hướng dẫn cụ thể  
b. Thiếu thời gian, Thiếu CSVT, kinh phí và phương tiện dạy học  
c. Thiếu các địa chỉ để tổ chức tham quan, khảo sát, học tập  
d. Thiếu sự quan tâm, phối hợp của các lực lượng xã hội khác  
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ ĐÁNH GIÁ CỦA GV VỀ VAI TRÒ CỦA 
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG PHÁT TRIỂN NĂNG 
LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH 
Họ và tên giáo viên:............................................................................................... 
Trường:.................................................................................................................. 
1. Theo thầy (cô), vai trò của phương pháp thảo luận nhóm trong phát triển 
năng lực hợp tác cho học sinh là: 
a. Rất cần thiết  
b. Cần thiết  
c. Không cần thiết  
2. Theo thầy (cô), vai trò của phương pháp dạy đóng vai trong phát triển năng 
lực hợp tác cho học sinh là: 
a. Rất cần thiết  
b. Cần thiết  
c. Không cần thiết  
3. Theo thầy (cô), vai trò của phương pháp dự án trong phát triển năng lực 
hợp tác cho học sinh là: 
a. Rất cần thiết  
b. Cần thiết  
c. Không cần thiết  
 40 
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ MỨC ĐỘ HAM THÍCH ĐỐI VỚI CÁC 
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ MỨC ĐỘ HỢP TÁC CỦA HS 
TRONG HỌC 
Họ và tên học sinh:............................................................................................... 
Lớp:......................... Trường.................................................................. 
Để thu thập kết quả về mức độ ham thích đối với cac phương pháp dạy hocjtichs 
cực và mức độ hợp tác của học sinh , các em hãy đánh dấu X vào bảng sau: 
TT Các phương pháp Rất thích Thích Không thích 
1 Phương pháp thảo luận nhóm 
2 Phương pháp đóng vai 
3 Phương pháp dự án 
4 Mức độ hợp tác 
PHIẾU THU THẬP KẾT QUẢ NĂNG LỰC HỢP TÁC ĐẠT ĐƯỢC 
CỦA HỌC SINH 
Họ và tên học sinh:.. 
Lớp:......................... Trường........................................................ 
Để thu thập kết quả năng lực hợp tác đạt được của học sinh , các em hãy cho biết 
kết quả sau khi tham gia các hoạt động trong học tập( Đánh dấu X vào ô các mức 
độ) 
Bảng khảo sát mức độ tích cực của học sinh trong hợp tác 
TT Yêu cầu cần đạt của năng 
lực hợp tác 
 Kết quả 
Rất tích cực Tích cực Không tích cực 
1 Chủ động nhận nhiệm vụ, 
tham gia xây dựng kế hoạch 
hoạt động của nhóm. 
2 Bày tỏ ý kiến, biết lắng 
nghe, tôn trọng quan điểm ý 
kiến của người khác. 
3 Tự nhận trách nhiệm và vai 
trò của mình trong hoạt 
động chung, hoàn thành 
nhiệm vụ, đạt được mục 
đích chung. 
 41 
Bảng khảo sát mức độ thành thạo trong hợp tác của học sinh 
TT 
Yêu cầu cần đạt của 
năng lực hợp tác 
Kết quả 
Rất thành thạo Thành thạo 
Chưa thành 
thạo 
1 
Xây dựng kế hoạch hoạt 
động của nhóm, đảm 
nhận các nhiệm vụ khác 
nhau trong nhóm. 
2 
Theo dõi tiến độ hoàn 
thành công việc của từng 
thành viên và của các 
bạn để điều hòa hoạt 
động phối hợp chung. 
3 
Tiếp thu, chia sẻ, hỗ trợ 
các thành viên khác và 
tổng kết kết quả đạt 
được. 
 42 
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 
Hoạt động thảo luận nhóm trong giờ học GDCD 
 của HS lớp 12 trường THPT Diễn Châu 4 
Hoạt động thảo luận nhóm trong giờ học GDCD 
của HS lớp 12 trường THPT Diễn Châu 4 
 43 
Học sinh lớp 12C10 Trường THPT Diễn Châu 4 thực hành đóng vai bài 4 : 
Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. 
Học sinh lớp 12C10 Trường THPT Diễn Châu 4 thực hành đóng vai bài 4 : 
Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. 
 44 
Học sinh trình bày kết quả hoạt động thảo luận nhóm 
 45 
Học sinh lớp 12C1 Trường THPT Nghi lộc 4 thực hành đóng vai bài 3 : 
Công dân bình đẳng trước pháp luật. 
 46 
HS lớp 12C2 trường THPT Nghi lộc 4 thuyết trình sản phẩm dự án Bài 6: Công 
dân với các quyền tự do cơ bản
 47 
Hình ảnh nhà thờ LaNham- Nghi lộc – Sản phẩm dự án của HS Trường THPT 
Nghi Lộc 4- khi học Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo 
 48 
Hình ảnh nhà thờ Lộc Mỹ- Nghi lộc – Sản phẩm dự án của HS Trường THPT Nghi 
Lộc 4- khi học Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo 
 49 
Hình ảnh nhà thờ LaNham- Nghi lộc – Sản phẩm dự án của HS Trường THPT 
Nghi Lộc 4- Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo 
Hoạt động thảo luận nhóm trong giờ học GDCD 
của HS lớp 12C1 trường THPT Nghi lộc 4 
 50 
\ 
Học sinh lớp 12C1- nhóm 2- Trường THPT Nghi lộc 4 thực hành đóng vai bài 3 : 
Công dân bình đẳng trước pháp luật. 
Hình ảnh nhà thờ trên địa bàn huyện Diễn Châu- sản phẩm dự án của HS Trường 
Diễn Châu 4- Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo 
 51 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
Từ viết tắt Từ đầy đủ 
GV Giáo viên 
GDCD Giáo dục công dân 
HS Học sinh 
THPT Trung học phổ thông 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_trien_nang_luc_hop_tac_cho_hoc_sinh_thong_qua_mot.pdf
Sáng Kiến Liên Quan