SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn trong dạy học Vật lí cho học sinh Trung học Phổ thông

Quy trình giải bài tập vật lí có nội dung gắn với thực tiễn

Việc hình thành và rèn luyện cho HS biết cách giải bài tập vật lí một cách

khoa học, đảm bảo đi đến kết quả một cách chặt chẽ và chính xác là việc làm rất cần

thiết. Qua đó giúp cho HS nắm chắc kiến thức, rèn luyện kĩ năng suy nghĩ logic,

cách làm việc khoa học và góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn

cho học sinh. Đối với các loại bài tập vật lí khác nhau thì phương pháp giải có

những điểm khác nhau, ở đây tôi đề xuất phương pháp chung để giải một bài tập vật

lí có nội dung gắn với thực tiễn. Các bước của phương pháp này như sau:

Bước 1: Đọc kĩ đề

Để giải một bài tập vật lí có nội dung gắn với thực tiễn, trước hết HS cần

phải đọc kĩ đề bài, xác định ý nghĩa vật lí của các thuật ngữ, các từ khóa. Tóm tắt

đầy đủ các giả thiết và nêu bật câu hỏi chính của bài tập (cần xác định cái gì? Mục

đích cuối cùng của bài là gì?.)

Bước 2: Phân tích bản chất hiện tượng vật lí có trong bài

Mỗi bài tập vật lí có nội dung gắn với thực tiễn chứa những hiện tượng vật lí

với bản chất khác nhau, do đó

HS cần phải phân tích kĩ các hiện tượng vật lí xảy ra, nghiên cứu các dữ kiện

ban đầu của bài tập (những hiện tượng gì? sự kiện gì? những tính chất nào của vật

thể? những trạng thái nào của hệ?.) để từ đó áp dụng các kiến thức cần thiết để giải.

Bước 3: Chỉ ra các dữ kiện và ẩn số

Mỗi bài tập đều chứa đựng “dữ kiện cho” và “cái cần phải tìm”. Vì thế HS cần

phải xác định được hai loại dữ kiện này để từ đó tìm được mối liên hệ giữa chúng.

Bước 4: Huy động các kiến thức liên quan

Sau khi phân tích kĩ các hiện tượng vật lí xảy ra và chỉ ra được các dữ kiện,

các ẩn số, HS sẽ huy động các kiến thức liên quan đến nội dung bài tập mà các em

đã học hoặc đã biết từ kinh nghiệm cuộc sống. Các kiến thức mà HS có thể huy

động thường là các định nghĩa, định luật, các quy tắc vật lí,. bằng cách tự mình12

nhớ lại hoặc qua tài liệu, qua trao đổi với bạn bè, thầy cô.

Bước 5: Lập luận giải

Đối chiếu các dữ kiện đề bài đã cho (những hiện tượng gì, những vấn đề

gì,.) và cái phải tìm để xác định các định luật, các quy tắc vật lí liên quan. Xác lập

các mối liên hệ cụ thể giữa các dữ kiện và cái cần tìm, từ đó vận dụng vào để giải

quyết các yêu cầu của bài tập, cụ thể như sau:

+ Đối với những bài tập vật lí có nội dung gắn với thực tiễn định tính: Thực

hiện những suy luận logic cần thiết để có thể giải thích hoặc dự báo các hiện tượng

vật lí. Khi suy luận, cần chú ý đến bản chất vật lí của hiện tượng.

+ Đối với những bài tập vật lí có nội dung gắn với thực tiễn định lượng:

Thực hiện biến đổi, tính toán để rút ra các kết quả cần tìm. Khi tính toán, cần chú ý

đến đơn vị, thứ nguyên của các đại lượng đã cho và bản chất vật lí của hiện tượng

khảo sát.

+ Đối với những bài tập vật lí có nội dung gắn với thực tiễn thí nghiệm:

Thực hiện những thao tác thí nghiệm, quan sát, ghi chép và tính toán (nếu có) với

các kết quả thu được trong và sau thí nghiệm. Khi thực hiện phải chú ý cẩn thận để

tránh những sai sót không đáng có.

Bước 6: Chính xác hóa lời giải

Sau khi tìm ra được con đường giải bài tập, HS sẽ tiến hành giải một cách

chi tiết, thực hiện đầy đủ các bước để tìm ra kết quả chính xác và vận dụng các

kiến thức cần thiết để kiểm tra lại.

pdf59 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn trong dạy học Vật lí cho học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động ngoài giờ, hoạt động đánh giá. 
* Ví dụ 3 
Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc 
(Chương trình Vật lí 10 ban cơ bản) 
Mục tiêu 
Kể tên (có hình ảnh đi kèm) một số vật dụng trong học tập và 
cuộc sống có sự xuất hiện của lò xo. 
Nội dung Một số ứng dụng lò xo trong cuộc sống 
Thời gian 1 tuần tự học ở nhà 
Kết quả 
mong đợi 
Sản phẩm là các bài báo cáo của HS, video clip,... 
Chuẩn bị 
- GV: Hướng dẫn HS tìm kiếm tài liệu, cách trình bày báo cáo, 
chia nhóm và giao nhiệm vụ. 
- HS: Chuẩn bị báo cáo. 
Hoạt động 
của GV và 
HS 
- Nhóm HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, xây dựng sản phẩm là 
bài giới thiệu trước lớp; được hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết; báo 
cáo sản phẩm theo thời gian quy định. 
- Hoạt động của GV: yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ, hướng 
dẫn các em hoạt động ngoài giờ, hoạt động đánh giá. 
41 
3. Ví dụ minh họa về hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng 
lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông 
Nhằm mục đích khuyến khích HS vận dụng kiến thức để giải quyết những 
vấn đề của thực tiễn đời sống; tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu 
của mình; Gắn hoạt động nghiên cứu của HS với việc đổi mới phương pháp, hình 
thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp, hình thức đánh giá kết quả học tập 
của học sinh, góp phần phát triển phẩm chất, năng lực HS. Bản thân tôi đã hướng 
dẫn HS tham gia cuộc thi ý tưởng sáng tạo do nhà trường tổ chức, với một số dự án 
trải nghiệm thành công. Các em HS đã trình bày được quy trình thực hiện dự án 
như một nhà nghiên cứu khoa học, với kết quả cụ thể như sau: 
3.1. Dự án “Máy bơm nước xanh” 
* Vấn đề nghiên cứu: Làm thế nào để chế tạo được 1 chiếc xe vừa tập thể 
dục để rèn luyện sức khỏe vừa bơm nước sinh hoạt cho gia đình khi mất điện lưới 
dài ngày? 
* Phương pháp nghiên cứu: 
- Tìm hiểu kĩ các loại máy bơm nước sinh hoạt và máy tập thể dục trên thị 
trường về cấu tạo, nguyên lí hoạt động và giá cả của sản phẩm. 
- Tìm kiếm tại địa phương, thu thập các vật liệu, thiết bị cần thiết: máy tập 
thể dục, máy bơm nước li tâm, khung xe đạp cũ, dây cu roa, buli, đường ống nhựa 
tiền phong, một số cây thép... 
- Thiết kế khung xe, thử nghiệm và điều chỉnh 
* Tiến hành nghiên cứu 
- Chuẩn bị các linh kiện, thiết bị: 
+ Vật liệu để gia công làm sản phẩm: 
 Phần cơ của 1 máy bơm nước 
 1 khung xe đạp cũ 
 1 vành xe đạp cũ 
 1 bu li 
 1 dây cu roa loại B60 
 1 bộ xích, đĩa, líp xe đạp 
 Một số loại ống nhựa tiền phong, van 1 chiều 
+ Thiết bị hỗ trợ để gia công sản phẩm: Máy hàn, máy cắt, máy phun sơn, 
keo dính, sơn, xăng. 
42 
- Quy trình thực hiện: 
* Một số hình ảnh thực nghiệm 
3.2. Dự án “Xe phun thuốc bảo vệ thực vật điều khiển từ xa bằng điện thoại 
thông qua modul Bluetoot HC05” 
* Vấn đề nghiên cứu: Làm thế nào để tạo ra xe phun thuốc bảo vệ thực vật 
điều khiển từ xa bằng điện thoại thông qua modul Bluetoot HC05? 
Thực nghiệm, 
điều chỉnh, hoàn 
thiện sản phẩm 
Thu thập vật liệu 
từ các cửa hàng 
thu mua phế liệu 
Tìm xưởng cơ 
khí để gia công 
sản phẩm. 
Gia công sản 
phẩm 
43 
* Phương pháp nghiên cứu: 
- Tìm hiểu về các loại linh kiện, thiết bị, modul có bán sẵn trên thị trường  
Lựa chọn và đặt mua các thiết bị, modul phù hợp với dự án. 
- Viết code, tiến hành lắp ghép và chạy thử mạch Arduino điều khiển cho 
bóng Led  Từ đó viết code, tiến hành lắp ghép và chạy thử mạch Arduino điều 
khiển cho bơm phun sương và động cơ. 
- Thiết kế khung xe, chế tạo, lắp ráp các thiết bị, vận hành thử nghiệm  
Điều chỉnh nếu cần thiết. 
- Tìm hiểu về những khó khăn của xe khi di chuyển trên mặt ruộng và tác 
động không mong muốn khi sử dụng như làm hư hỏng cây trồng  Giải pháp và 
hướng khắc phục. 
* Tiến hành nghiên cứu 
- Chuẩn bị các linh kiện, thiết bị: 1 mạch điều khiển Arduino UNO R3, 2 
modul Diver motor L298N, 1 modul Bluetoot HC05, 2 động cơ có hộp số DC 12V, 
1 bơm phun sương DC 12V, 1 ắc quy 12V, 1 pin 9V, 4 bánh xe. 
- Quy trình thực hiện: 
Viết code, tiến 
hành lắp ghép 
và chạy thử 
mạch Arduino 
điều khiển bóng 
Led 
Tiến hành lắp 
ghép và chạy thử 
mạch Arduino 
kết hợp modul 
Bluetoot để điều 
khiển bóng Led 
Viết code, tiến 
hành lắp ghép và 
chạy thử mạch 
Arduino kết hợp 
modul 
Tiến hành thử 
nghiệm và điều 
chỉnh 
Tiến hành thiết 
kế và thi công 
làm phần cứng 
của máy 
44 
* Một số hình ảnh thực nghiệm 
3.3. Dự án “Máy rửa tay sát khuẩn đa năng” 
* Vấn đề nghiên cứu: Làm thế nào để tạo ra sản phẩm tích hợp nhiều tính 
năng: rửa tay sát khuẩn tự động, đo thân nhiệt bằng tia hồng ngoại và hỗ trợ cho 
việc quản lí, giám sát lượng người đã sử dụng máy qua hệ thống camera? 
* Phương pháp nghiên cứu: 
Để lựa chọn được các thiết bị ứng dụng vào sản phẩm, chúng em kết hợp 
giữa nghiên cứu lý thuyết với thực nghiệm, so sánh, phân tích và xin ý kiến tư vấn 
từ giáo viên hướng dẫn. Cụ thể, chúng em đã tiến hành qua các bước sau: 
- Tìm hiểu về các loại máy (dụng cụ) sát khuẩn, nhiệt kế hồng ngoại đo trán, 
camera Wifi đã bán trên thị trường. 
- Các loại linh kiện, modul cần sử dụng. 
- Lựa chọn thiết bị phù hợp, thiết kế sơ đồ lắp ráp các linh kiện, modul. 
- Thử nghiệm sản phẩm tại trường học. 
* Tiến hành nghiên cứu: 
- Chuẩn bị các linh kiện, thiết bị: 
 2 mạch tạo trễ; 1 mạch sạc; 2 pin 18650 - 3,7V và 2 pin Maxell 1,5V; 2 cảm 
biến tiệm cận; 1 mạch đo nhiệt độ hồng ngoại; 1 máy bơm mini; 1 camera; Công 
tắc, nút điều chỉnh tốc độ; Van 1 chiều; Dây nối, thiếc, keo nến, gen co nhiệt. 
45 
- Quy trình thực hiện: 
 Sơ đồ mạch điều khiển máy bơm 
Tiến hành lắp ráp các 
modul và chạy thử 
mạch cảm biến để đo 
nhiệt độ 
 Tiến hành lắp ráp 
các modul và chạy thử 
mạch điều khiển cho 
bơm hoạt động và 
phun dung dịch xịt khô 
sát khuẩn 
Đưa sản phẩm ứng 
dụng thực tiễn tại 
trường học. 
Hoàn thiện bộ khung 
sản phẩm, chế tạo, lắp 
ráp các linh kiện, vận 
hành. Điều chỉnh nếu 
cần thiết. 
Tiến hành lắp ráp camera, tải và 
cài đặt app tương ứng (EZVIZ). 
Máy bơm 
+ 
- 
NC 
Mạch tạo trễ 
5VDC 
VIN + 
 VIN - 
COM 
+ 
 MCDE 
 - 
ON 
TRIG 
 Cảm 
biến 
tiệm cận 
GND 
VCC 
Pin 7,4V - + 
Chân tín hiệu ngõ ra 
46 
 Sơ đồ mạch đo thân nhiệt 
* Một số hình ảnh thực nghiệm 
NC 
Mạch tạo trễ 
5VDC 
 VIN + 
 VIN - 
COM 
+ 
 MCDE 
ON - 
 TRIG 
Cảm biến 
tiệm cận 
GND 
VCC 
Chân tín hiệu ngõ ra 
Pin 7,4V - + 
Màn hình hiển 
thị nhiệt độ 
TP + COM TR 
TP + 
Cảm biến 
nhiệt độ 
COM 
TR 
Pin 3,0V + - 
47 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. Kết quả đạt được 
1.1. Kết quả chung 
Với việc áp dụng đề tài “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với thực 
tiễn trong dạy học Vật lí cho học sinh THPT” trong quá trình tổ chức các hoạt 
động dạy và học môn Vật lí, đặc biệt là năm học 2019 - 2020 và năm học 2020-
2021, tôi thấy mình đã khá thành công khi lôi cuốn được HS cùng hoạt động, tạo 
thuận lợi cho GV khi giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS tự chiếm lĩnh tri thức cũng 
như phát triển tốt năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn. 
1.2. Kết quả cụ thể 
Quá trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong năm học 2019-2020 
(với các lớp thực nghiệm 12A2, 10A1 và lớp đối chứng gồm 12A1, 10A2) và học 
kì I của năm học 2020 - 2021 (với lớp thực nghiệm là 11A1, lớp đối chứng là 
11A2) tại trường tôi công tác. Kết quả định tính của quá trình thực nghiệm sư 
phạm cho thấy việc sử dụng các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn, tổ chức các 
hoạt động học dựa trên các hiện tượng vật lí liên quan đến thực tiễn cuộc sống 
trong dạy học đã giúp tiết học vật lí trở nên sinh động, HS tỏ ra thích thú hơn với 
môn Vật lí, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và mang lại hiệu quả cao 
trong việc phát triển năng lực GQVĐ gắn với thực tiễn cho HS. 
Năng lực GQVĐ gắn với thực tiễn của HS được GV quan sát và đánh giá 
qua các tiết học. Số lượng HS thực hiện đánh giá năng lực được chọn theo kiểu 
nghiên cứu trường hợp, gồm 10 HS/lớp thực nghiệm. Mức độ đạt được qua các 
tiêu chí và chỉ báo mức độ đánh giá năng lực GQVĐ của HS được tổng hợp ở bảng 
2 sau: 
Bảng 2: Thể hiện kết quả đánh giá mức độ năng lực GQVĐ của HS 
Giai đoạn Mức 1 Mức 2 Mức 3 
Trước thực nghiệm sư phạm 17 9 4 
Sau thực nghiệm sư phạm 12 11 7 
Qua bảng 2, có thể nhận thấy số lượng HS có sự phát triển năng lực GQVĐ 
gắn với thực tiễn ngày càng tăng lên và mức độ phát triển năng lực GQVĐ gắn với 
thực tiễn cũng tăng lên qua từng tiết dạy. 
Bên cạnh các phiếu theo dõi đánh giá năng lực của HS, đánh giá năng lực 
GQVĐ còn dựa trên kết quả học tập của HS thông qua một số bài kiểm tra. Kết 
quả các bài kiểm tra của HS thuộc lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được thể hiện 
qua bảng 3: 
48 
Bảng 3. Thống kê kết quả bài kiểm tra 
Nhóm Tổng số HS TB Khá Giỏi 
Lớp thực nghiệm 
107 
(100%) 
5 
(4,67%) 
82 
(76,64%) 
20 
(18,69%) 
Lớp đối chứng 
104 
(100%) 
42 
(40,39%) 
54 
(51,92%) 
8 
(7,69%) 
Kết quả cho thấy, HS ở lớp thực nghiệm đã thực hiện các bài tập có nội 
dung gắn với thực tiễn rất tốt, tỉ lệ HS đạt điểm khá và giỏi khá cao, HS biết phân 
tích bài toán, nêu được kiến thức vật lí liên quan và phát triển năng lực GQVĐ gắn 
với thực tiễn tốt hơn. 
2. Ý nghĩa của đề tài 
Việc tăng cường ứng dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn trong dạy học vật lí 
đã góp phần phát triển năng lực GQVĐ gắn với thực tiễn cho HS. Phương pháp 
dạy học này đã làm cho HS hiểu rõ hơn bản chất của kiến thức vật lí và ý nghĩa của 
nó đối với đời sống, thấy được ý nghĩa thực tiễn của việc học tập bộ môn Vật lí nói 
riêng và các môn học khác nói chung trong nhà trường phổ thông; từ đó, bồi dưỡng 
sự say mê, hứng thú và ý thức tự giác học tập của HS. Phương pháp dạy học này sẽ 
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học; hình thành và phát triển giáo 
dục toàn diện cho HS, góp phần tạo ra nguồn nhân lực mới đáp ứng nhu cầu xã hội 
và hội nhập quốc tế hiện nay. 
3. Kiến nghị, đề xuất 
Để khơi dậy niềm đam mê của học sinh với môn Vật lý, bản thân tôi mạnh 
dạn đưa ra một vài kiến nghị như sau: 
- Với bản thân GV: cần phải thay đổi phương pháp dạy học của mình, phải 
có tư duy đổi mới gắn kiến thức Vật lý với thực tế và thí nghiệm thực hành. Thầy 
cô trước khi lên lớp cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng 
tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở 
thành thị, nông thôn, 
- Với các cấp quản lí giáo dục: phải tích cực đổi mới cách ra đề kiểm tra 
đánh giá học sinh theo định hướng đề có lồng ghép kiến thức thực tế làm cho học 
sinh phải thay đổi phương pháp học cho phù hợp. Đề kiểm tra Vật lý phải gắn với 
ứng dụng thực tế và thí nghiệm thực hành. Các đề thi giữa kỳ, thi cuối học kỳ, thi 
HSG, thi thử THPT quốc gia, thi THPT quốc gia cần lồng ghép các câu vận dụng 
kiến thức thực tế và thí nghiệm thực hành làm giáo viên dạy và học sinh học theo 
xu hướng ra đề thi. 
49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Vũ Ngọc Anh (2019). Tư duy giải toán vật lý 12 - nâng cao 
[2] Phạm Thị Trâm (2019). Tổng tập đề thi Olympic 30 tháng 4 - Vật lí 10 - NXB 
Đại học quốc gia Hà Nội 
[3] https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/gan-kien-thuc-vat-ly-trong-nha-truong-vao-
cuoc-song-qua-bai-tap-thuc-tien. 
[4] https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/hap-dan-gio-day-vat-ly-voi-cau-hoi-thuc-te 
[5] https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/tag/năng-lực-giải-quyết-vấn-đề 
[6] https://123doc.net/document/6617698-hoat-dong-khoi-dong-nham-phat-huy-
tinh-tich-cuc-cua-hoc-sinh-trong-day-hoc-lich-su-o-truong-trung-hoc-pho-
thong.htm 
[7] Bộ GD-ĐT (2018a). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể 
(Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ 
trưởng Bộ GD-ĐT). 
[8] Bộ GD-ĐT (2018b). Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban hành 
kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ 
GD-ĐT). 
[9] Hoàng Việt Trung (2017). Xây dựng hệ thống câu hỏi tạo tình huống có vấn đề 
để phát triển năng lực học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ 
thông - Tạp chí Giáo dục, số 412, tr 23-26. 
[10] Nguyễn Thị Liên (2016). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà 
trường phổ thông - NXB Giáo dục Việt Nam. 
[11] Bộ GD-ĐT (2017). Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt 
động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Vật lí. 
 PHỤ LỤC 
Phụ lục 1 
MỘT SỐ BÀI TẬP VẬT LÍ CÓ NỘI DUNG GẮN VỚI THỰC TIỄN 
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ BÀI KIỂM TRA VẬT LÍ LỚP 12 
Bài 1: Một trong những công nghệ đảm bảo 
an toàn cho các tòa nhà cao tầng ở Nhật Bản là 
“con lắc thép khổng lồ”. Người ta sẽ lắp đặt một 
con lắc thép có khối lượng rất lớn trên nóc tòa 
nhà. Tác dụng của con lắc đó là: 
A. Làm kết cấu xây dựng bên trong tòa nhà vững chắc hơn. 
B. Làm tăng tuổi thọ tòa nhà, chống hư mòn do môi trường. 
C. Giảm sự hấp thụ nhiệt của tòa nhà khi thời tiết nắng nóng. 
D. Giảm sự rung chuyển của tòa nhà khi có động đất. 
Bài 2: Trước khi có những trận sóng thần hay siêu bão ập đến thì khu vực 
ven biển có số lượng vụ tai nạn giao thông và số vụ tự tử tăng lên. Có thể lí giải 
nguyên nhân phần lớn là do: 
A. Thời tiết khó chịu B. Ảnh hưởng của sóng hạ âm 
C. Tầm nhìn hạn chế D. Ảnh hưởng của sóng siêu âm 
Bài 3: Ở thế kỉ 21, một câu lạc bộ Võ Lâm tổ chức một cuộc thi cho các đệ 
tử trong môn phái. Khi đến vòng chung kết chỉ còn đại sư huynh và nhị sư huynh 
thi đấu. Sư phụ môn phái ra đề thi yêu cầu phải sử dụng tuyệt chiêu Sư Tử Hống 
để thi đấu. Hai đệ tử này phải dùng nội công hét lên sao cho một chiếc máy thu âm 
treo trên một chiếc cột cách mặt đất 20m đo được mức cường độ âm trong khoảng 
từ 90dB đến 99dB và hai đệ tử này phải đứng cách xa cột 100m. Sư phụ cho phép 
hai đệ tử được quyền thử sức một lần. Đại sư huynh và nhị sư huynh lần lượt đứng 
cách cột 150m và 120m vận nội công và hét lên thì chiếc máy thu âm đo được lần 
lượt là 96dB và 88dB. Khi thi đấu thật, ai sẽ là người hoàn thành đề thi của sư 
phụ? Coi rằng nội công không đổi. 
A. Cả hai B. Đại sư huynh C. Nhị sư huynh D. Không có ai 
Bài 4: Một điện thoại di động hãng OPPO được treo bằng sợi dây cực mảnh 
trong một bình thủy tinh nhỏ đã rút hết không khí. Điện thoại dùng thuê bao 
0359511707 đang nghe gọi bình thường, được cài đặt âm lượng lớn nhất với nhạc 
chuông là bài hát “Ghen Cô Vy” của nhạc sĩ Khắc Hưng. Một người đứng cạnh 
bình thủy tinh trên và dùng một điện thoại khác gọi vào thuê bao trên. Kết luận 
đúng là: 
 A. Nghe thấy nhạc chuông như bình thường. 
B. Nghe thấy nhạc chuông nhưng nhỏ hơn bình thường. 
C. Chỉ nghe một cô gái nói: “Thuê bao quý khách vừa gọi, tạm thời 
không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau”. 
D. Vẫn liên lạc được nhưng không nghe thấy nhạc chuông. 
Bài 5: Trong tác chiến hải quân, để tránh ngư 
lôi tấn công thì người ta thường dùng mồi bẫy âm 
thanh, mô phỏng tiếng ồn để lừa nhử ngư lôi dẫn 
đường, từ đó dẫn ngư lôi rời xa con tàu. Tiếng ồn mà 
mồi bẫy này phát ra thuộc loại sóng nào? 
 A. Sóng xung kích B. Sóng ngang 
 C. Sóng ánh sáng D. Sóng dọc 
Bài 6: Đặc điểm nào sau đây không phải của sóng hạ âm? 
 A. Có khả năng xuyên thấu kém 
B. Những trận động đất, gió bão có thể phát ra hạ âm 
C. Những chú voi cảm nhận được hạ âm 
D. Có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người 
Bài 7: Người ta thường sử dụng một loại còi đặc biệt để gọi chú chó của 
mình. Khi thổi, ta không hề nghe thấy tiếng còi phát ra, thế nhưng chú chó lại có 
thể định vị và chạy đến vị trí của người thổi. Sóng do loại còi này phát ra là 
A. Siêu âm B. Hạ âm 
C. Âm nghe được D. Sóng điện từ 
Bài 8: Từ Trái Đất, các nhà khoa học điều khiển các xe tự hành trên Mặt 
Trăng nhờ sử dụng các thiết bị thu phát sóng vô tuyến. Sóng vô tuyến được dùng 
trong ứng dụng này thuộc dải 
A. sóng ngắn B. sóng dài 
C. sóng cực ngắn D. sóng trung 
Bài 9: Một sóng điện từ được phát tại Trường Sa hướng lên vệ tinh 
VINASAT-1 theo phương vuông góc với mặt đất. Tại một thời điểm t, vectơ 
cường độ điện trường đang hướng về đất liền dọc theo các đường vĩ tuyến thì lúc 
đó vectơ cảm ứng từ đang hướng về phía: 
A. Đông B. Tây C. Nam D. Bắc 
Bài 10: Trong các máy lọc nước RO ở các hộ gia đình hiện nay, bức xạ 
được sử dụng để tiêu diệt hoặc làm biến dạng hoàn toàn vi khuẩn là 
A. tia hồng ngoại B. sóng vô tuyến 
C. ánh sáng nhìn thấy D. tia tử ngoại 
 Phụ lục 2 
MỘT SỐ BÀI TẬP VẬT LÍ CÓ NỘI DUNG GẮN VỚI THỰC TIỄN ĐƯỢC 
SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ BÀI KIỂM TRA VẬT LÍ LỚP 11 
Đề bài: Hôm nay cuối tuần, Thảo và mẹ đi siêu thị và chọn mua một bình 
đun nước siêu tốc. Mẹ của Thảo đang băn khoăn giữa 2 bình (có thông số như 
hình vẽ), không biết nên chọn bình nào cho tiết kiệm điện. Cô nhân viên siêu thị 
cho biết thời gian để nước sôi của bình 1 là 7 phút, của bình 2 là 6 phút. Em hãy 
giúp Thảo chọn cho mẹ nhé! Biết rằng trung bình mỗi ngày, nhà Thảo sử dụng 
hết 8 lít nước nóng. 
Bình siêu tốc inox Sunhouse 
SHD1369 
bình 1 
 Công suất: 1850 W 
 Dung tích: 1.7 lít 
 Chế độ an toàn: Tự ngắt khi nước 
sôi và khi cạn nước 
 Tiện ích: Thân ấm xoay 3600 
 Bình siêu tốc Kangaroo KG-18K1 
bình 2 
Công suất: 1800 W 
Dung tích: 1.5 lít 
Chế độ an toàn: Tự ngắt khi nước 
sôi và khi cạn nước 
Tiện ích: Tự động đóng mở kèm 
đèn báo, chức năng chống đun khô 
 Phụ lục 3 
MỘT SỐ BÀI TẬP VẬT LÍ CÓ NỘI DUNG GẮN VỚI THỰC TIỄN 
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ BÀI KIỂM TRA VẬT LÍ LỚP 10 
Bài 1: Chuyển động nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do? 
A. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. 
B. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng. 
C. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất. 
D. Một cánh hoa rơi từ trên cây xuống đất. 
Bài 2: Một đoàn xe cơ giới có đội hình dài 1200m hành quân với tốc độ 
18km/h. Người chỉ huy ngồi trên chiếc xe đi đầu trao cho một chiến sĩ đi mô tô 
một mệnh lệnh chuyển xuống xe cuối đoàn. Người chiến sĩ hoàn thành mệnh lệnh 
và quay trở lại báo cáo với người chỉ huy, tất cả mất một thời gian là 1 phút 40s. 
Biết rằng người chiến sĩ ấy đi theo cả hai chiều với cùng một vận tốc so với đất. 
Vận tốc của người chiến sĩ đi mô tô là: 
A. 12m/s B. 17m/s C. 25m/s D. 28m/s 
Bài 3: Khi một xe khách tăng tốc đột ngột thì các hành khách ngồi trong 
xe sẽ: 
A. dừng lại ngay B. ngã người về phía sau 
C. chúi người về phía trước D. ngã người sang bên cạnh 
Bài 4: Một ô tô rẽ về phía bên trái, người ngồi trong ô tô bị xô về phía nào? 
A. về phía trước B. về phía sau 
C. về phía trái D. về phía phải 
Bài 5: Người ta thường làm cầu bắc qua sông vồng lên mà không võng 
xuống là vì 
A. Giảm áp lực của xe tác dụng lên cầu 
B. Dễ thi công hơn 
C. Tiết kiệm nguyên vật liệu 
D. Tăng áp lực của xe tác dụng lên cầu 
Bài 6: Các giọt mưa rơi xuống đất là nhờ 
A. Lực đẩy Ac si mét của không khí 
B. Lực hấp dẫn của giọt mưa và Trái đất 
C. Lưc đẩy của gió 
D. Quán tính của giọt mưa 
 Bài 7: Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc 
làm này nhằm mục đích: 
A. tăng lực ma sát. 
C. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường. 
B. giới hạn vận tốc của xe. 
D. giảm lực ma sát. 
Bài 8: Tại sao khi ta nhảy từ bậc cao xuống, ta phải gập chân lại? 
Bài 9: Một con hổ thấy con mồi đang đứng cách mình 50m về phía Đông, 
bèn chạy đến con mồi theo đường thẳng với vận tốc có độ lớn 20m/s. Một giây sau 
khi con hổ bắt đầu chạy thì một con báo đang cách con mồi trên một khoảng 45m 
về phía Đông, cũng bắt đầu chạy về phía con mồi. Biết rằng con hổ và con báo đến 
chỗ con mồi cùng một lúc. Chọn gốc tọa độ là vị trí con mồi, chiều dương từ Tây 
sang Đông, gốc thời gian là lúc con hổ bắt đầu chạy. Vẽ đồ thị vị trí - thời gian của 
con hổ và của con báo trên cùng một hệ trục tọa độ. 
Bài 10: Một người dùng một chiếc gậy để gánh hai vật nặng có khối lượng 
khác nhau ở hai đầu gậy. Bằng kiến thức vật lí đã học em hãy cho biết người đó 
phải điều chỉnh gậy như thế nào để gậy cân bằng nằm ngang trên vai? Và cho biết 
người đó đã dựa vào quy tắc nào? 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_gan_voi_thuc_tien.pdf
Sáng Kiến Liên Quan