SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn Vẽ tranh, bộ môn Mĩ thuật ở trường THCS

Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục đặc biệt là chất lượng giáo dục. Cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người về Đức dục, Trí dục, Thể dục thì Mĩ dục cũng không ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và nhất là thế hệ trẻ mà đối tượng nghiên cứu ở đây là học sinh THCS.

Với bộ môn mĩ thuật hiện nay nói giêng, giáo viên giảng dạy mĩ thuật còn ít kinh nghiệm, ít có cơ hội thảo luận và nghiên cứu sâu vấn đề bởi thời lượng tiết còn ít mỗi trường chỉ có một giáo viên nếu trường nào nhiều thì có hai giáo viên nên việc trao đổi và thảo luận gặp nhiều khó khăn. Đồng thời đây cũng là bộ môn mới được đưa vào trong những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người, luôn luôn hướng tới cái đẹp, tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp. Nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ của con người ngày càng cao cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cho nên việc nhìn nhận và thưởng thức cái đẹp của đại bộ phận nhân dân là vấn đề tất yếu khách quan, không chỉ là đối với người lớn mà tất cả các đối tượng, tầng lớp, lứa tuổi trong xã hội đều hướng tới cái đẹp.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn Vẽ tranh, bộ môn Mĩ thuật ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết 
 dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
Đề tài: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong 
 các tiết dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
 PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
 1- Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 
 Trong đề tài này hoàn toàn vì một mục đích chung của mục tiêu 
dạy học mĩ thuật trường THCS là: Tùy từng địa phương, từng đối tượng 
học sinh ta có thể áp dụng các bước lên lớp, nội dung kiến thức, cách dạy 
cho phù hợp.
 Những yêu cầu của tiết dạy phân môn vẽ tranh cần đạt được là một 
tiết phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh 
không những cảm thụ để vẽ đẹp mà còn biết vận dụng vào thực tiễn cuộc 
sống giúp cho cuộc sống ngày thêm hồn nhiên trong mắt trẻ thơ.
 Dạy và học mĩ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo ra họa sĩ 
hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho học 
sinh, chủ yếu cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, 
tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hàng ngày cho 
bản thân, gia đình và xã hội. Để làm được điều này cần hiểu về cách 
nhìn, cách cảm nhận, cách lý giải sự vật hiện tượng của học sinh hay nói 
cách khác là “ ngôn ngữ tạo hình” trong bộ môn mĩ thuật mà cụ thể ở 
đề tài nghiên cứu này được tìm hiểu thông qua phân môn vẽ tranh. Việc 
tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS sẽ giúp cho 
giáo viên giảng dạy đánh giá một cách tích cực, đúng đắn, gây hứng thú 
cho cả người học và người dạy. Giúp người dạy tìm ra được phương 
pháp, cách thức giảng dạy phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi. Tuy 
nhiên dạy như thế nào? dạy thật tốt hay bình thường còn phụ thuộc vào 
Tác giả: Nguyễn Văn Liêm – Trường THCS Lãng Ngâm Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết 
 dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––
 c. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 Nghiên cứu, xây dựng phương hướng thiết kế các hoạt động trong 
dạy phân môn vẽ tranh.
 Xây dựng cách thức tổ chức các hoạt động trong giờ dạy phân môn 
vẽ tranh.
 d. Phương pháp nghiên cứu.
 Nghiên cứu lý thuyết để tìm ra cơ sở lí luận. 
 Khảo sát thực tế dạy học mĩ thuật ở trường THCS Lãng Ngâm.
 Phân tích, lí giải, đối chiếu và chứng minh.
 e. Thời gian nghiên cứu. 
 Bắt đầu từ năm học 2014 khi tôi đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện 
vòng I và qua giảng dạy thực tế môn mĩ thuật khối 6,7,8,9, qua các đợt 
tập huấn dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của 
học sinh thì tôi bắt đầu nghiên cứu đề tài này.
 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
 CHƯƠNG I - CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN 
 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
 Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội về kinh tế, chính trị, văn 
hóa, an ninh quốc phòng, những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta luôn 
quan tâm đến sự phát triển của giáo dục đặc biệt là chất lượng giáo dục. 
Cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người về Đức dục, 
Trí dục, Thể dục thì Mĩ dục cũng không ngừng được phát triển và dần có 
vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và nhất là thế hệ trẻ 
mà đối tượng nghiên cứu ở đây là học sinh THCS.
 Với bộ môn mĩ thuật hiện nay nói giêng, giáo viên giảng dạy mĩ 
thuật còn ít kinh nghiệm, ít có cơ hội thảo luận và nghiên cứu sâu vấn đề 
bởi thời lượng tiết còn ít mỗi trường chỉ có một giáo viên nếu trường nào 
nhiều thì có hai giáo viên nên việc trao đổi và thảo luận gặp nhiều khó 
khăn. Đồng thời đây cũng là bộ môn mới được đưa vào trong những năm 
Tác giả: Nguyễn Văn Liêm – Trường THCS Lãng Ngâm Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết 
 dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––
chuyên môn thì cần phải nắm vững kiến thức ở các bộ môn liên quan đến 
như: Lịch sử, Văn học, Âm nhạctrong đó cái cốt lõi cần phải nắm 
được là đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh THCS mà cụ thể ở đề 
tài nghiên cứu này là phạm vi phân môn vẽ tranh.
 Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của hội họa nói chung bao gồm nhiều 
yếu tố như tính không gian, tính tạo hình trực tiếp trong đó bao gồm: 
đường nét, hình khối, màu sắcvà ngôn ngữ tạo hình của học sinh 
THCS cũng không nằm ngoài những yếu tố đó. 
 2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến
 2.1 Thực tế của việc dạy phân môn vẽ tranh theo tinh thần đổi 
mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh.
 Cho đến nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được triển 
khai một cách sâu rộng ở tất cả các bộ môn nhưng việc tổ chức cho học 
sinh học tập trong giờ dạy phân môn vẽ tranh, đặc biệt việc thiết kế và tổ 
chức các hoạt động trong giờ dạy phân môn vẽ tranh phát huy tính tích 
cực của học sinh còn nhiều vấn đề cần thay đổi, bàn bạc, rút kinh 
nghiệm.
 Qua dự giờ thăm lớp, qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn và qua 
sinh hoạt thực tập cụmtôi thấy đại đa số giáo viên ở các trường THCS 
khi thiết kế và tổ chức các hoạt động trong giờ dạy học mĩ thuật theo 
hướng đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh có một 
số ưu và nhược điểm sau:
 a) Ưu điểm.
 Giáo viên đã tổ chức cho học sinh tự mình phát hiện chi tiết, hình 
 ảnh.
 Giáo viên chú ý đưa ra những câu hỏi vấn đáp để học sinh suy nghĩ 
tìm ra đáp án mà đáp án là ý tưởng, là sự hồn nhiên của tuổi thơ.
 Học sinh đã được thảo luận nhóm, làm thực hành theo nhóm, đánh 
giá theo nhóm
Tác giả: Nguyễn Văn Liêm – Trường THCS Lãng Ngâm Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết 
 dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Kể các binh chủng mà em biết?
 Quân phục của các binh chủng khác nhau.?
 Vũ khí tác chiến của các binh chủng?
 Nhưng sau đó giáo viên lại không biết sử dụng kết qủa của hoạt 
động ấy để hướng dẫn học sinh phân tích, lý giải cảm nhận vẻ đẹp của 
chú bộ đội trong mắt trẻ thơ, mà lại hỏi học sinh: Đề tài này có phong 
phú không? Các em có thích không ? Qua đề tài muốn nói với ta điều gì 
? Làm như vậy hoạt động của thầy và trò không toát lên kiến thức trọng 
tâm của bài mà còn làm cho các em thiếu sự sáng tạo, và vận dụng sáng 
tạo.
 Ở một số giờ dạy, giáo viên chú ý tổ chức cho học sinh hoạt động 
phát hiện chi tiết hình ảnh; phân tích, lý giải mà không chú ý đến hoạt 
động bình của giáo viên, cảm nhận của học sinh. 
 Ở một số giờ giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chưa hợp lý, chưa 
khoa học.. Do đó không phát huy được tính sáng tạo của học sinh.
Ví dụ.
 Ở một số giờ giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận sôi nổi 
nhưng chưa hướng dẫn được cho học sinh "bóc tách ý đồ" mà đề tài cần 
đạt.
 2.2/ Thực tế của việc dạy phân môn vẽ tranh theo hướng đổi 
mới phương pháp dạy học của bản thân.
 Trước kia khi dạy phân môn vẽ tranh trong chương trình mĩ thuật 
THCS tôi chưa thực sự chú ý thiết kế và tổ chức các hoạt động cho học 
sinh. Tôi thường chú ý đặt câu hỏi để học sinh trả lời. Những kiến thức 
phần phân tích, lý giải, bình, khái quát, tôi có hỏi học sinh nhưng hầu 
như các em làm việc rất ít, giáo viên còn phải nói rất nhiều.
Tác giả: Nguyễn Văn Liêm – Trường THCS Lãng Ngâm Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết 
 dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––
 2. Khả năng sáng tạo của học sinh trong vẽ tranh:
Khả năng sáng tạo của học sinh có lẽ chúng ta ai cũng phải thừa nhận, 
đó là sự sáng tạo giàu cảm xúc nhất, hồn nhiên nhất. Có những tác phẩm 
lứa tuổi hồn nhiên các em vẽ ta không thể hình dung được một trái tim 
bé nhỏ lại có thể nói lên một điều vĩ đại, một ước mơ, một hoài bão lớn 
lao và cũng có thể là những điều giản dị nhất - Nhất là các tiết vẽ tranh 
đề tài tự chọn hoặc đề tài ước mơ.
 3. Nhận thức vẻ đẹp của tác phẩm khi vẽ tranh:
 HS nhìn thế giới dưới con mắt trẻ thơ vì vậy khi các em cảm nhận 
tác phẩm mĩ thuật của mình hay của bạn đều rất thật và đem cái thật đó 
áp dụng vào cuộc sống.
 Ví dụ: như vẽ tranh về đề tài học tập học sinh vẽ lại khung cảnh của 
lớp học mình, khi nhận xét giáo viên cho các em tự trình bày nội dung ý 
tưởng, có học sinh vẽ bài của mình và luôn muốn trên bàn thầy cô giáo 
lúc nào cũng có 1 lọ hoa tươi, tươi như nụ cười trên mặt thầy cô giáo - 
một sự liên tưởng, một nhận thức thật sự hồn nhiên!
 Sự kết hợp giữa học môn mĩ thuật với cuộc sống rất quan trọng vì 
nó có một mục tiêu cụ thể đó là mang lại một con người của cái đẹp.
 CHƯƠNG III: 
 NHỮNG GIẢI QUYẾT BIỆN PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI
 1. Biện pháp giúp học sinh học tốt và nâng cao chất lượng bài 
vẽ ở phân môn vẽ tranh.
 * Khâu chuẩn bị
 Trước khi dạy một bài vẽ tranh đề tài thì khâu chuẩn bị là rất quan 
trọng, nhất là đồ dùng dạy học. Về phía giáo viên ngoài việc chuẩn bị 
giáo án, phương pháp dạy học thì một điều không thể thiếu đó là đồ 
dùng trực quan (tranh , ảnh minh hoạ) vì ở lứa tuổi trẻ em thì tranh ảnh 
Tác giả: Nguyễn Văn Liêm – Trường THCS Lãng Ngâm Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết 
 dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––
cục, màu sắc. Tuỳ vào số lượng bài mà những bài sau có thể giảm thời l-
ượng lý thuyết và tăng dành thời gian thực hành, hướng các em đi vào 
trình tự các bước vẽ tranh.
 Vận dụng triệt để lợi thế khoa học công nghệ thông tin, sẽ đem lại 
hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Cho nên là người giáo viên nói 
chung, giáo viên mỹ thuật nói riêng cần phải nhanh chóng tiếp cận nắm 
bắt những lợi thế mà khoa học đem lại, tạo hứng thú và sự đổi mới trong 
cách giảng dạy.
 *. Phần lên lớp.
 Giáo viên phải linh hoạt trong thời gian lên lớp, phải đảm bảo quy 
trình thời gian, phân chia lớp hợp lý, giúp các em nhận thức và hiểu đ-
ược bài học ngay tại lớp, giúp các em vẽ được một bài vẽ tranh theo ý 
thích đúng qui trình thực hiện các bước vẽ.
 + Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung: 
 Qua hình minh hoạ, giáo viên gợi ý giúp các em hiểu sâu hơn, rõ 
hơn về các chủ đề trong đề tài, tìm ra được cách thể hiện (cách vẽ ) khác 
nhau, tìm ra những ý tưởng hay, dí dỏm cho bài vẽ của mình.
 + Hướng dẫn học sinh cách vẽ :
 Nên giới thiệu qua đồ dùng minh hoạ và kết hợp trực tiếp minh 
hoạ bảng để học sinh nhận thức rõ ràng hơn trình tự các bước. Nếu như 
giới thiệu nội dung rồi mới chỉ vào tranh, e rằng học sinh không chú ý, 
không nhận ra được cách tiến hành (đâu là mảng, đâu là hình trong 
mảng ). Hoặc chỉ giới thiệu bằng lí thuyết sáo rỗng thì học sinh không 
hiểu.
 Tìm bố cục, phác mảng chính phụ sao cho hợp lý, cân đối với tờ 
giấy, rõ trọng tâm, rõ nội dung thể hiện được chủ đề.
Tác giả: Nguyễn Văn Liêm – Trường THCS Lãng Ngâm 

File đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_tao_cua_hoc_sinh_t.doc