SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân thông qua các phương pháp dạy học tích cực tại trường THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều

nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính

tích cực, chủ động sáng tạo của người học. "Tích cực" trong phương pháp dạy

học – tích cực được dùng với nghĩa tức là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với

không hoạt động, thụ động. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt

động hóa, tích cực hóa, hoạt động nhận thức của người học tức là tập kết và

phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính

tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì

người dạy phải nỗ lực nhiều so với dạy học theo phương pháp thụ động.

Với nét đặc thù là truyền tải các kiến thức tổng hợp từ triết học, đạo đức,

kinh tế - chính trị, các chính sách xã hội, pháp luật, ngoài ra các nội dung xã

hội: Ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục giới

tính, giáo dục dân số, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục phòng

tránh HIV/AIDS, giáo dục phòng chống tham nhũng nên việc lựa chọn

phương pháp phù hợp phải được chú trọng. Giáo viên có thể sử dụng nhiều

phương pháp khác nhau, bản thân tôi và một số đồng nghiệp đã sử dụng một số

phương pháp như: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp nghiên cứu

trường hợp điển hình, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai,

phương pháp trò chơi, phương pháp dự án, phương pháp động não và đã thu

được một số hiệu quả nhất định.

* Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học tích cực

Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát

huy tính tích cực, tự giác, chủ động, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh

thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong

học tập và trong thực tiễn. Xem việc học là một quá trình kiến tạo, giúp học sinh

tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết,

năng lực và phẩm chất.

* Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực

- Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông

qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh.

- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của

học sinh.

- Dạy học phân hoá kết hợp với học tập hợp tác.

- Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá.

- Tăng cường khả năng, kĩ năng vận dụng vào thực tế.

pdf45 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân thông qua các phương pháp dạy học tích cực tại trường THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình huống từ những ví dụ của các 
bạn học sinh trong lớp. 
Học sinh trình bày: Cả nhóm 
e. Quyền tự do ngôn luận: Hình thức quay video phỏng vấn nhân vật có 
thật tại một số địa chỉ ở Thị xã Cửa Lò. 
Học sinh trình bày: Cả nhóm 
Học sinh trình bày được một số ví dụ, tình huống học sinh sử dụng 
trong báo cáo. 
Cảm nhận của nhóm học sinh khi thực hiện dự án : 
Trong tiết báo cáo sản phẩm, học sinh chủ động trong các hoạt động như: 
sử dụng CNTT, bố trí sơ đồ ngồi cho các nhóm, tự chuẩn bị các thiết bị phụ trợ 
đi kèm như loa máy tính, thiết bị điện... Những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt 
này nhưng lại rất quan trọng, nếu thiếu đi một trong các chi tiết trên thì tiết trình 
bày bị gián đoạn. Theo kinh nghiệm tổ chức, trước lúc phần trình bày nội dung 
giáo viên khuyến khích nhóm học sinh có màn chào hỏi trong khoảng một đến 
hai phút. Với những động tác dí dỏm hay những biểu hiện đặc trưng của từng 
nhóm sẽ tạo nên màu sắc riêng, tạo không khí vui nhộn, hấp dẫn cuốn hút sự tập 
trung. 
 Trang 27 
Khi học sinh tiến hành báo cáo, giáo viên phải bao quát hết các hoạt động 
đang diễn ra: nội dung báo cáo; ý thức của tập thể lớp; tinh thần, thái độ của các 
nhóm, nếu cần giáo viên phải đưa ra những ý kiến, nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời. 
Qua thực tiễn áp dụng, tôi nhận thấy rằng đây là giai đoạn các em học sinh 
mong chờ nhất trong học tập dự án bởi các em sẽ được tự mình thể hiện những 
kiến thức đã được thu thập được, thể hiện khả năng sáng tạo, bộc lộ sở thích, 
năng khiếu, niềm đam mê của mình. Tiết học sẽ không diễn ra theo những trình 
tự, thủ tục thông thường, không gò bó bởi những qui định cứng, không ngồi 
nghe những giáo điều, lý thuyết khô khan khó hiểu, mà giờ đây, các em đến với 
tiết học GDCD với tâm trạng háo hức, mong chờ, với tâm thế sẵn sàng đầy hứng 
khởi... Đây là một thành công mà không phải ai, không phải bộ môn nào cũng 
làm được. 
Với bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản - GDCD 12, qua phương 
pháp học tập dự án học sinh đã tự tiếp thu được những kiến thức cơ bản thông 
qua tài liệu SGK, báo, mạng... Các em không chỉ dừng lại ở phân tích mà còn 
làm phong phú, hấp dẫn thêm nội dung qua các tình huống, tiểu phẩm tự diễn 
xuất, ví dụ mang tính điển hình, gần gũi, luôn cập nhật thông tin số liệu, cập 
nhật những thay đổi, bổ sung các điều khoản của Luật... Tôi đánh giá rất cao 
tinh thần làm việc, ý thức tham gia nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng 
trình bày của các nhóm. Các em đã đem lại cho tôi nhiều bất ngờ về sự sáng tạo 
trong học tập, về khả năng, về sự tự tin, mạnh dạn trong ứng xử tình huống... 
Qua bài 6, với phương pháp dạy học dự án, tôi đã giúp cho học sinh hiểu 
được quyền tự do cơ bản của công dân là giá trị nhân văn to lớn của xã hội loài 
người. Ở nước ta, Hiến pháp thừa nhận công dân có các quyền tự do cơ bản về 
thân thể, về tính mạng, sức khỏe, về chỗ ở, về danh dự, nhân phẩm, quyền được 
bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyền tự do ngôn luận. 
Qua từng phần kiến thức của bài học, tôi đã lấy các ví dụ cho học sinh để 
học sinh hiểu thêm các quyền tự do cơ bản của công dân. 
Như vậy, với bài 6, với phương pháp dạy học dự án, tôi đã giúp cho học 
sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài, hiểu biết về pháp luật, về các quyền tự 
do cơ bản của công dân, biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Có 
ý thức chấp hành pháp luật, phê phán những hành vi sai trái, xâm phạm đến các 
quyền tự do cơ bản của công dân. 
2.3.4. Phương pháp trực quan 
* Quan niệm: phương pháp trực quan là phương pháp giáo viên sử dụng đồ 
dùng dạy học để minh họa cho kiến thức thức bài giảng. 
Là việc giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến cơ 
quan cảm giác của học sinh nhằm đạt được hiệu quả cao. 
* Lưu ý khi sử dụng phương pháp trực quan. 
 Trang 28 
+ Khi nêu ra các tài liệu trực quan cần phải phân tích, giảng giải và rút ra kết 
luận một cách chính xác. 
+ Tránh hình thành ở học sinh phương pháp tư duy máy móc. 
+ Kết hợp phương pháp trực quan với các phương pháp khác. 
* Một số hình thức của phương pháp trực quan trong giảng dạy môn GDCD. 
+ Sơ đồ, bản đồ, bảng biểu, tranh ảnh, phim video, số liệu thống kê. 
+ Màn hình, máy chiếu. 
+ Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy 
+ Có thể tổ chức tham quan dã ngoại (nếu có điều kiện) trong tiết thực hành 
ngoại khóa.. 
- Sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bản đồ nó có tác dụng hệ thống hóa kiến thức, nắm 
kiến thức bài giảng tổng quát, khái quát. 
- Tranh ảnh, phim video: Là hình ảnh trực quan gây nhiều ấn tượng sâu sắc, 
tạo ra trạng thái tâm lý tiếp thu nhẹ nhàng, thoải mái, không gây áp lực, ngược lại 
gây được sự hứng thú, tư duy cho học sinh.. Tất nhiên việc sử dụng tranh ảnh, 
phim video phải có chọn lọc. Vì tranh ảnh, phim video minh họa đúng nội dung và 
có tác dụng tốt. Song tranh ảnh nếu thiếu sự chọn lọc sẽ có tác hại xấu. 
Ví dụ: Khi dạy bài 6 GDCD 10 “Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện 
tượng” tôi cho các HS xem hình ảnh về sự phủ định: gió bão làm đổ cây cối, hóa 
chất độc hại làm cá chết. HS quan sát các hình ảnh và cho biết các sự vật hiện 
tượng đó có bị xóa bỏ không? Tại sao? 
GV cho HS xem hình ảnh quả trứng và con gà, GV đặt câu hỏi: Sự mất đi của 
quả trứng có giống nhau không? 
GV cho HS so sánh phủ định siêu hình và phủ định biện chứng 
GV chiếu hình ảnh loại vượn cổ đến người tinh khôn 
GV chiếu hình ảnh và đưa ví dụ về cây lúa của Ăngghen vào 
GV chiếu sơ đồ phủ định của phủ định 
GV cho HS chơi trò chơi ô chữ để hiểu rõ hơn về khuynh hướng của sự phát triển 
Các hình ảnh, video liên quan đến bài dạy của tôi: 
 Trang 29 
 Trang 30 
 Trang 31 
 Trang 32 
Qua bài học trên tôi đã sử dụng phương pháp trực quan một cách có hiệu quả. 
Học sinh tích cực chủ động sáng tạo trong học tập, lớp học sôi nổi, học sinh hiểu 
bài và rất hứng thú, say sưa với giờ học. 
2.3.5. Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ 
Nội dung môn học Giáo dục công dân bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống xã 
hội, nên trong giảng dạy môn Giáo dục công dân phải có sự liên hệ với thực tế 
cuộc sống. Nhờ đó học sinh hiểu được tại sao phải học vấn đề đó? Cần vận dụng 
kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống như thế nào? Rèn luyện kĩ năng sống, thái 
độ nhận thức vấn đề nội dung bài học vào thực tiễn đời sống xã hội. 
Như vậy, liên hệ thực tế và tự liên hệ là phương pháp tạo ra những điều kiện 
thuận tiện cho học sinh được nghĩ đến những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống 
có liên quan đến nội dung bài học. Trên cơ sở đó, học sinh được bộc lộ thái độ, ý 
kiến, cách làm riêng của mình, hoặc so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để 
hiểu sâu sắc hơn điều cần học. 
*. Cách tiến hành: 
+ Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở, học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống (giáo 
viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh tự liên hệ). 
+ Giáo viên động viên học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống. 
+ Học sinh phát biểu ý kiến bằng những suy nghĩ của mình. 
 Trang 33 
*. Yêu cầu đối với phương pháp này là: 
+ Vấn đề liên hệ phải phù hợp với nội dung bài học. 
+ Vấn đề liên hệ phải gần gũi, vừa sức. 
+ Cần động viên học sinh rụt rè, nhút nhát liên hệ hoặc tự liên hệ. 
Ví dụ: Trong bài 13 GDCD 11 “Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và 
công nghệ văn hóa” ở phần phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên 
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, GV đặt câu hỏi, hãy nêu một vài ví dụ về hoạt động 
nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em? 
Tôi đã cho học sinh tìm hiểu về các câu lạc bộ dân ca ví dặm, các làn điệu ví 
dặm, các nghệ sỹ hát ví dặm hay ở trong địa bàn sinh sống nhân lễ kỷ niệm đón 
mừng lễ đón nhận bằng di sản văn hóa. Ngoài ra tôi hướng học sinh liên hệ thực tế, 
lấy được ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương: tu 
bổ, tôn tạo lại đền chùa, miếu mạo; tổ chức lễ hội truyền thống; xây dựng và tổ 
chức các buổi dân ca, ví giặm 
Qua phần bài học nói trên tôi đã cho học sinh liên hệ và tự liên hệ kiến thức 
đã học vào thực tế cuộc sống, các em đã biết nắm bắt kiến thức, vận dụng kiến 
thức bài học biết liên hệ thực tế, tích cực chủ động trong học tập, trong cuộc sống. 
2.4. Thực trạng của việc tiếp nhận các phương pháp dạy học tích cực của học 
sinh trong việc học môn Giáo dục công dân tại các trường THPT Cửa Lò 
Qua một quá trình giảng dạy, với việc tiếp nhận các phương pháp dạy học 
tích cực thì tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đã được nâng cao. Để 
đi sâu đi sát từng học sinh, nắm bắt tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của các học sinh 
tôi và đồng nghiệp đã thực hiện một bảng khảo sát về các phương pháp giáo dục 
tích cực trên: 
PHIẾU KHẢO SÁT 
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH 
TẠI TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 
Xin chào các bạn học sinh! 
Các bạn học sinh xin vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về các phương pháp 
giáo dục tích cực được giảng dạy tại các trường THPT Cửa Lò. 
(Các em cho ý kiến trả lời bằng cách đánh dấu x vào các ô theo nội dung 
tương ứng với mình cho các câu hỏi dưới đây) 
PHẦN I.THÔNG TIN CÁ NHÂN 
Tuổi: .......................................... Nam, nữ: .................................. 
 Trang 34 
Lớp: ......................................................................................................... 
Chức vụ: ...................................................................................... 
PHẦN II: NỘI DUNG CÂU HỎI 
Câu 1. Nội dung môn GDCD phù hợp với nhận thức của bạn? 
□ Phù hợp □ Không phù hợp 
Câu 2. Môn GDCD hữu ích với bạn? 
□ Có □ Không 
Câu 4: Sách, tài liệu thư viện phong phú? 
□ Có □ Không 
Câu 5: Trong giờ học giáo viên có tạo sự tích cực chủ động cho học sinh? 
□ Có □ Không 
Câu 8: Bản thân bạn có phương pháp học tập phù hợp? 
□ Có □ Không 
Câu 9: Bản thân tích cực tự giác với môn học GDCD? 
□ Có □ Không 
Câu 10: Bạn hiểu rõ vai trò của môn GDCD trong chương trình học? 
□ Có □ Không 
Câu 11: Bạn có tham gia các phương pháp giáo dục tích cực 
□ Có □ Có nhưng chưa tích cực 
□ Chưa □ Khác 
Câu 12: Bạn đã được tham gia phương pháp nào học tập nào của thầy (cô) trong 
các phương pháp dưới đây? 
□ Phương pháp thảo luận nhóm 
□ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 
□ Phương pháp dự án 
□ Phương pháp trực quan 
□ Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ 
Câu 13: Bạn thích phương pháp dạy học nào của thầy (cô) trong các phương pháp 
dạy học dưới đây? 
□ Phương pháp thảo luận nhóm 
□ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 
□ Phương pháp dự án 
 Trang 35 
□ Phương pháp trực quan 
□ Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ 
Câu 14: Theo em, phương pháp nào phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo 
của học sinh 
□ Phương pháp thảo luận nhóm 
□ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 
□ Phương pháp dự án 
□ Phương pháp trực quan 
□ Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ 
Trân trọng cảm ơn các học sinh đã quan tâm và dành thời gian giúp tôi hoàn 
thành phiếu khảo sát này. Kính chúc các bạn sức khỏe, học giỏi. 
Thông qua phiếu khảo sát các học sinh lớp 10, 11, 12 tại các trường THPT 
Cửa Lò về việc sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực mới trong môn giáo 
dục công dân và đã thu được các ý kiến, đa số các em đều tham giá các phương 
pháp dạy học tích cực, các em tích cực, chủ động sáng tạo khi tham gia vào môn 
học giáo dục công dân. 
Bảng2.1: Khảo sát học sinh trong việc việc tiếp nhận các phương pháp 
dạy học tích cực của học sinh trong việc học môn Giáo dục công dân tại các 
trường THPT Cửa Lò 
TT Nội dung Tỷ lệ % 
1 Các bạn có tham gia các phương pháp giáo dục tích cực 100% 
 Phương pháp thảo luận nhóm 100% 
 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 100% 
 Phương pháp dự án 100% 
 Phương pháp trực quan 100% 
 Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ 100% 
2 Bạn thích phương pháp nào? 
 Phương pháp thảo luận nhóm 82% 
 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 65% 
 Phương pháp dự án 46% 
 Trang 36 
 Phương pháp trực quan 42% 
 Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ 45% 
3 Phương pháp nào phát huy được tính tích cực, chủ động 
sáng tạo của học sinh 
 Phương pháp thảo luận nhóm 95% 
 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 70% 
 Phương pháp dự án 51% 
 Phương pháp trực quan 40% 
 Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ 52% 
Như vậy, phương pháp dạy học tích cực đã có tác dụng lớn trong việc nâng 
cao nhận thức bài học cho học sinh. Tôi tâm đắc với sáng kiến kinh nghiệm này 
và đã áp dụng thành công ở các khối lớp 10, 11, 12. Có thể nói thông qua việc 
học tập môn giáo dục công dân học sinh tại các trường THPT Cửa Lò. Giáo viên 
đã trang bị những hiểu biết cơ bản về hệ thống kiến thức triết học, đạo đức, kinh 
tế - chính trị, các chính sách xã hội, pháp luật. Ngoài ra, giáo viên còn trang bị 
cho học sinh các nội dung xã hội: Ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục 
môi trường, giáo dục giới tính, giáo dục dân số, giáo dục sức khỏe sinh sản vị 
thành niên, giáo dục phòng tránh HIV/AIDS, giáo dục phòng chống tham 
nhũng học sinh được trải nghiệm thực tế làm hành trang vào đời cho học sinh. 
2.5. Kết quả đạt được 
Đối với mỗi giáo viên việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực luôn có 
sự uyển chuyển lựa chọn bởi mỗi phương pháp và hình thức dạy - học đều có mặt 
mạnh và mặt hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng và 
từng tiết dạy. Cho nên bản thân tôi cũng như đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục 
công dân luôn xác định không quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương 
pháp hay hình thức dạy học nào, mà điều quan trọng là cần phải lựa chọn và sử 
dụng kết hợp tốt các phương pháp và các hình thức dạy học một cách hợp lý. Vì 
vậy, trên đây là 6 phương pháp mà tôi và các giáo viên tại các trường THPT Cửa 
 Trang 37 
Lò đã lựa chọn và sử dụng nhiều nhất trong giảng dạy môn Giáo dục công dân ở 
các trường PTTH Cửa Lò trong những năm qua đã có hiệu quả thiết thực, chất 
lượng học tập của học sinh đối với bộ môn đạt kết quả cao hơn. Đa số học sinh 
thấy hứng thú với phương pháp dạy học tích cực và rất hiểu bài. Lớp học sôi 
nổi, học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Học sinh 
cũng được tạo cơ hội tìm tòi các kiến thức mới và khó có liên quan đến nội dung 
bài học. 
Kết quả chất lượng bộ môn đạt được như sau: 
 Trang 38 
Bảng 2.2: Kết quả học tập năm 2016-2017 
Khối 
lớp 
TSHS 
Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại Yếu 
HS % HS % HS % HS % 
Khối 
10 
236 120 50,85 81 34,32 35 14,83 
Khối 
11 
240 136 56,67 79 32,92 25 10,42 
Khối 
12 
242 110 45,45 90 37,19 42 17,36 
Bảng 2.3: Kết quả học tập năm 2017-2018 
Khối 
lớp 
TSHS 
Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại Yếu 
HS % HS % HS % HS % 
Khối 
10 
240 139 57,92 90 37,50 11 4,58 
Khối 
11 
245 140 57,14 94 38,37 11 4,49 
Khối 
12 
241 134 55,60 98 40,66 9 3,73 
 Trang 39 
PHẦN 3: KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
Qua nhiều năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, với chúng tôi 
những giáo viên bộ môn GDCD thuộc trường THPT Cửa Lò 2 đã hăng say ủng 
hộ chủ trương này của Đảng, Nhà nước. Sự ủng hộ đó không chỉ dừng lại ở 
trong nhận thức, ở động thái hô khẩu hiệu mà cả những giờ đứng lớp và nghiên 
cứu khoa học. Trong đó, nội dung đổi mới phương pháp dạy học là công tác 
trọng tâm để phát huy tính chủ động của học sinh trong hoạt động dạy học môn 
giáo dục công dân. Sau hơn một thập kỷ thể nghiệm, phương pháp dạy học mới 
trở thành thói quen trong mỗi giờ lên lớp của giáo viên và học tập của học sinh, 
từ đó phát huy được tính tích cực và chủ động của học sinh ngày càng cao. Để 
phương pháp dạy học hiện đại trở nên hoàn hảo, hiệu quả tốt... thầy và trò còn 
phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Hiện nay, qua từng ngày, từng giờ lên lớp, chúng tôi 
cảm nhận được sự hứng khởi, tự tin từ trong ánh mắt của học sinh, sự chủ động 
tích cực trong mỗi tiết học giáo dục công dân. 
Song song với quá trình giảng dạy là công tác nghiên cứu khoa học - một 
hoạt động thường niên của đội ngũ giáo viên trường chúng tôi. Hàng năm, ngoài 
giảng dạy trên lớp, giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm hay cao hơn là học tập 
nghiên cứu làm luận án thạc sĩ. Tất cả không ngoài mục đích nâng cao trình độ 
để đảm nhận nhiệm vụ chính trị của mình. 
Với sáng kiến kinh nghiệm của mình bản thân tôi trong thời gian qua đã 
dồn nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu cho đề tài này. Qua công tác nghiên 
cứu đề tài này đã giúp tôi đứng lớp hiệu quả hơn, học sinh phấn khích hơn trong 
học tập. Với trình độ nhất định, thời gian có hạn, chắc sáng kiến kinh nghiệm 
còn nhiều thiếu sót. Mong quý cấp trên xét duyệt lưu tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện 
cho tôi phấn đấu chiếm lĩnh đỉnh cao của sự nghiệp vận dụng phương pháp dạy 
học mới. 
2. Kiến nghị 
* Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo: 
- Cần có chế độ khen thưởng nhất định đối với tất cả các loại sáng kiến 
kinh nghiệm đạt giải thưởng lớn. 
- Người có những công trình sáng kiến kinh nghiệm mặc dù không được 
giải nhưng đều có những giá trị nhất định về mặt khoa học. Vì vậy, cấp trên cần 
 Trang 40 
có những chính sách, chế độ động viên một cách thỏa đáng theo mức độ của sự 
cống hiến. Có làm được như vậy mới tạo ra động lực thường xuyên, đồng thời 
tạo ra nguồn cảm hứng cho giáo viên từng bước hoàn thiện mình trên bước 
đường làm khoa học. 
- Cần có giáo viên giỏi bồi dưỡng thêm năng lực viết sáng kiến kinh 
nghiệm cho giáo viên để tạo thành động lực thúc đẩy giáo viên tự hoàn thiện 
mình. 
* Đối với giáo viên: 
- Giáo viên chuẩn bị các tình huống, các câu chuyện phù hợp với bài học. 
- Phô tô, chiếu video, in nguyên văn tình huống, các câu chuyện liên quan 
đến bài học hoặc tóm tắt lại tình huống, câu chuyện cho ngắn gọn, dễ hiểu để 
đưa vào bài học. 
- Giáo viên đặt câu hỏi theo cách “Cùng suy nghĩ” sau tình huống, câu 
chuyện giúp học sinh làm căn cứ trả lời. 
- Chia sẻ những kinh nghiệm sau khi thực hiện các giải pháp và hướng dẫn 
giáo viên trong tổ, nhóm cùng thực hiện. 
* Đối với tổ, nhóm chuyên môn: 
- Các tổ, nhóm chuyên môn cần thường xuyên thực hiện các chuyên đề về 
đổi mới PPDH, tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm. 
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động 
viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm 
tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. 
* Đối với BGH nhà trường: 
- BGH phải là người luôn đi đầu trong việc đổi mới PPDH, đồng thời cần 
động viên, nhắc nhở giáo viên thường xuyên áp dụng các phương pháp và các kĩ 
thuật dạy học tích cực. 
- Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên tiếp tục có cơ hội được tham dự 
những buổi hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm. 
- Nhà trường tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực sử 
dụng CNTT và các phần mềm hỗ trợ dạy học. 
- Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những GV tích cực đổi mới 
PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả. 
 Trang 41 
Trên đây là một số kinh nghiệm và những ý kiến đóng góp nhỏ mà bản thân 
tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình thực 
hiện giải pháp này sẽ còn nhiều thiếu sót, chính vì thế tôi rất mong nhận được 
những ý kiến trao đổi, góp ý, bổ sung của quý đồng nghiệp để tôi có thể hoàn 
thiện tốt hơn về phương pháp giảng dạy của mình. 
Vinh, ngày 31 tháng 3 năm 2019 
Tác giả 
Nguyễn Thị Thanh Minh 
 Trang 42 
PHỤ LỤC 
Sau đây là một số hình ảnh của học sinh đang học tập theo phương pháp dạy 
học tích cực trong năm học 2018-2019 tại trường THPT Cửa Lò 2. 
 Trang 43 
 Trang 44 
 Trang 45 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Giáo dục công dân 10, 11, 12 
2. Tình huống Giáo dục công dân 10, 11, 12 
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Giáo dục công dân trường THPT 
4. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Giáo dục công dân 
5. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học 
sinh THPT 
6. Dạy học theo nhóm, dự án, nghiên cứu trường hợp điển hình ở các 
phương tiện liên quan 
7. Các tài liệu khác liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm 

File đính kèm:

  • pdfvideo_69.pdf
Sáng Kiến Liên Quan