SKKN Nâng cao kết quả các bài học có nội dung tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó thông qua việc nhận dạng và phân tích đề toán

Thực trạng dạy và học giải toán có lời văn và dạy giải dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

Thực trạng việc dạy và giải toán ở trường tiểu học hiện nay có một số điểm chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới ngày càng cao. Học sinh chưa có kỹ năng giải toán có lời văn. Qua việc dự giờ thăm lớp, khảo sát trước tác động, chúng tôi chỉ thấy được một số nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân từ phía giáo viên: Việc lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học của giáo viên chưa được hợp lí, còn phụ thuộc về thời gian lên lớp dẫn đến dạy “chưa sâu” kiến thức, vội vàng trong truyền đạt kiến thức mới, nhận xét kết quả học tập của học sinh còn chung chung. Đồ dùng dạy học để phục vụ minh họa còn ít, chưa phong phú; một số GV sử dụng đồ dùng dạy học không phù hợp với bài dạy, không đúng hoạt động, chưa khai thác, phát huy hết hiệu quả của đồ dùng dạy học. Nhiều GV chưa có cái nhìn bao quát chương trình, mối quan hệ về kiến thức đã học ở lớp dưới và sẽ học ở các lớp trên dẫn đến việc truyền thụ kiến thức không khoa học. GV rất khó khăn khi phân bố thời gian cho một tiết học vừa hình thành kiến thức mới vừa làm bài tập, HS thực hiện chưa vững kiến thức này lại tiếp tục học sang kiến thức mới khác, số tiết luyện tập còn ít.

Nguyên nhân từ phía học sinh: Đối với học sinh lớp 4, việc tiếp thu nội dung kiến thức bài học còn hạn chế, nhanh quên, kĩ năng luyện tập thực hành chậm, rất ít học sinh tự suy nghĩ, tư duy để phát hiện kiến thức cũng như cách giải bài toán. Một bộ phận HS học tập một cách thụ động, chủ yếu chỉ nghe giảng, ghi nhớ rồi làm bài theo mẫu. Do nội dung và hình thức học tập đơn điệu nên ít HS hững thú học tập, các năng lực cá nhân ít có cơ hội phát triển.

Nguyên nhân khác: Hiện nay chương trình Toán tiểu học đã có sự đổi mới, khoa học hơn. Song ở chương trình kiến thức lớp 1, 2, 3 thì nội dung môn toán còn ở mức độ tương đối đơn giản. Đến lớp 4, học sinh phải gặp những kiến thức khó với lượng kiến thức khá nhiều và mới mẻ. Các em bước đầu chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng (từ các dạng toán lớp 1, 2, 3 chuyển sang các dạng toán lớp 4, 5). Đây là một vấn đề khó khăn cho cả giáo viên dạy và học sinh học.

Trong các dạng toán có lời văn ở lớp 4 thì dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó" là dạng Toán được học đầu tiên ở lớp 4. Nó khá phổ biến và các em có thể gặp trong suốt quá trình học toán ở tiểu học. Nếu các em học tốt dạng toán này thì sẽ tốt các dạng toán khác. Từ những tồn tại và nguyên nhân trên mà tôi đã chọn nghiên cứu dạy toán có lời văn dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó".

 

doc40 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao kết quả các bài học có nội dung tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó thông qua việc nhận dạng và phân tích đề toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng là bài kiểm tra sau khi học sinh học xong các bài học trong phần Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó do tôi và cô Loan thiết kế. Bài kiểm tra sau tác động gồm 4 câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, 2 câu tự luận.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
 Sau khi dạy xong các bài học trên, chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra sau tác động trong thời gian 1 tiết học.
 Tôi và cô Loan chấm bài làm hai lượt độc lập theo đáp án và thang điểm đã xây dựng.
7.4.2. Kiểm chứng độ giá trị và độ tin cậy của dữ liệu:
- Tôi kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu bằng cách nhờ Ban giám hiệu nhà trường chấm lại bài kiểm tra sau tác động của hai lớp. Kết quả điểm trùng khớp với kết quả tôi và cô Hiền chấm.
- Để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu tôi và cô Loan thiết kế thêm một bài kiểm tra có nội dung tương đương với bài kiểm tra sau tác động trước đó, cho học sinh hai lớp làm và chấm. Kết quả điểm trung bình của mỗi lớp ở hai bài kiểm tra có sự chênh lệch không đáng kể.
Do đó, dữ liệu điểm số thu được của học sinh ở hai lớp là có giá trị và đáng tin cậỵ 
7.4.3. Nội dung mô tả và phân tích dữ liệu gồm:
* Độ hướng tâm:
	+ Mốt (Mode)
	+ Trung vị (Median)
	+ Giá trị trung bình (Mean)
* Độ phân tán của dữ liệu: Độ lệch chuẩn (SD)
* Giá trị p: Phép kiểm chứng T-test độc lập
* Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD
 Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Nội dung
Đối chứng
Thực nghiệm
Mốt (Mode)
7
9
Trung vị (Median)
7
8
Giá trị trung bình (Mean)
7,2
8,1
Độ lệch chuẩn (SD)
0,81
0,92
Giá trị p của T-test
0,00027
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
0,97
Như đã chứng minh ở trên, kết quả kiểm tra hai nhóm trước tác động là tương đương. Kết quả bài kiểm tra sau tác động, điểm số xuất hiện nhiều nhất trong dãy điểm của lớp thực nghiệm là 9 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7. Điểm nằm ở vị trí giữa trong dãy điểm số của lớp thực nghiệm là 8 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 8,1 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7,2. Kiểm chứng chênh lệch giá trị điểm trung bình bằng T-test độc lập cho kết quả p = 0,00027, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động mang lại. Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,97 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phiếu giao việc đến kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm là lớn.
 Giả thuyết của đề tài “Nâng cao kết quả các bài học có nội dung Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó thông qua việc nhận diện đề toán cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Chấn Hưng.” đã được kiểm chứng.
 Kết quả điểm trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng còn được so sánh qua biểu đồ sau:
 Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
	 của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
 Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,1, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có giá trị trung bình là 7,2. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,9. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn (theo bảng tiêu chí Cohen).
Phép kiểm chứng T-test độc lập điểm trung bình sau tác động của hai lớp có giá trị là p = 0,00027 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
7.5. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
 Việc sử dụng phương pháp dạy học giúp học sinh phân tích và nhận diện dạng toán vào dạy các bài học về Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 4,5 trường Tiểu học Chấn Hưng thay cho việc giáo viên chỉ sử dụng hệ thống công thức và ví dụ mẫu đã nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Sau thời gian áp dụng sáng kiến vào trong thực tế giảng dạy của nhà trường và lớp đối chứng, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng sáng kiến vào trong thực tế là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học nói chung và môn Toán nói riêng cho học sinh lớp 4, 5. 
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Theo ý kiến chủ quan của riêng tôi, để áp dụng hiệu quả sáng kiến này vào thực tế giảng dạy có hiệu quả thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
 - Giáo viên phải nghiên cứu kĩ dạng trình và sách giáo khoa Toán 4, xác định được mục đích và yêu cầu về kiến thức kĩ năng cần đạt trong từng bài ở dạng Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - Dạy học phải nghiên cứu và phân đối tượng, chia lớp nhỏ có đủ các đối tượng, chú ý đến cách phân tích đề toán, hình thành cho HS thói quen đọc và xác định yêu cầu bài tập.
 - Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải tạo điều kiện cho các em được giải toán, được trình bày ý tưởng của mình, tạo niềm tin cho các em giúp các em có sự nổ lực cố gắng vươn lên trong quá trình học tập.
- Đối với học sinh khó khăn về học cần cho HS thực hành nhiều trên bảng với những dạng tương tự và cũng đi từ từ từng bước. Tạo sự mạnh dạn ở các em, chỉ yêu cầu học sinh thực hiện cơ bản về cách làm chung.
- Đối với HS khá giỏi, GV yêu cầu HS suy luận lô-gic hơn về nhưng dạng toán này nhưng khuyết tổng hoặc khuyết hiệu.
- Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tích cực đổi mới các phương pháp dạy học, vận dụng các hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt, sử dụng thành thạo các máy móc trang thiết bị dạy học hiện đại.
- Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị máy tính, máy chiếu cho các nhà trường. Mở các lớp bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn, khuyến khích động viên giáo viên áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới một cách hiệu quả.
 10. Đánh giá lợi ích thu được thu được do áp dụng sáng kiến
Qua thực tế một năm áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy và thăm dò ý kiến của học sinh, tôi nhận thấy các em rất hứng thú, tự tin trong các giờ học toán, kết quả học tập bộ môn được nâng cao rõ rệt.
Kết quả thu được cụ thể hiện trong bảng sau :
 Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Nội dung
Đối chứng
Thực nghiệm
Mốt (Mode)
7
9
Trung vị (Median)
7
8
Giá trị trung bình (Mean)
7,2
8,1
Độ lệch chuẩn (SD)
0,81
0,92
Giá trị p của T-test
0,00027
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
0,97
Như đã chứng minh ở trên, kết quả kiểm tra hai nhóm trước tác động là tương đương. Kết quả bài kiểm tra sau tác động, điểm số xuất hiện nhiều nhất trong dãy điểm của lớp thực nghiệm là 9 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7. Điểm nằm ở vị trí giữa trong dãy điểm số của lớp thực nghiệm là 8 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 8,1 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7,2. Kiểm chứng chênh lệch giá trị điểm trung bình bằng T-test độc lập cho kết quả p = 0,00027, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động mang lại. Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,97 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phiếu giao việc đến kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm là lớn.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 
Từ kết quả thu được ở trên, bản thân tôi đã có cở sở khoa học chắc chắn để khẳng định sáng kiến mà tôi nghiên cứu và vận dụng là thiết thực, hiệu quả. 
Những biện pháp được áp dụng sẽ giúp cho học sinh có một phương pháp học tập hiệu quả hơn. Các em không chỉ được nắm được kiến thức mà còn có được kĩ năng chiếm lĩnh kiến thức. Với dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, học sinh sinh đã có kĩ năng nhận dạng được dạng toán, phân tích đề toán đúng hướng và tìm ra cách giải ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu nhất.
Tuy nhiên thực tế cho thấy không có biện pháp nào là vạn năng cả mà điều quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng các sáng kiến linh hoạt hài hoà, hợp lí thì quá trình giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của các giáo viên và Ban giám hiệu
Sau thời gian áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế giảng dạy, tôi thu thập ý kiến đánh giá nhận xét của các giáo viên trực tiếp áp dụng sáng kiến và ý kiến nhận xét của Ban giám hiệu. Kết quả đánh giá hể hiện qua các nội dung :
- Sáng kiến có hình thức trình bày khoa học, nội dung lo-gic chặt chẽ.
- Sáng kiến có nội dung sáng tạo, dễ hiểu và dễ tiếp thu và vận dụng vào giảng dạy thực tế trên lớp.
- Kết quả học tập của học sinh ở nội dung áp dụng của sáng kiến được nâng lên rõ rệt. Học sinh nhận diện dạng toán tốt, biết phân tích đề bài, đưa ra các hướng giải bài toán chính xác, thể hiện sự sáng tạo.
- Sáng kiến được áp dụng đã tạo ra sự thay đổi tích cực trong phương pháp dạy và học của cả giáo viên và học sinh. Thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong nhà trường, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Nguyễn Phú Thọ
Trường TH Chấn Hưng
Nâng cao kết quả học tập dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu cảu hai số đó cho học sinh lớp 4,5.
2
Nguyễn Văn Thảo
Trường TH Chấn Hưng
Nâng cao kết quả học tập dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu cảu hai số đó cho học sinh lớp 4,5.
3
Nguyễn Thị Tính
Trường TH Chấn Hưng
Nâng cao kết quả học tập dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu cảu hai số đó cho học sinh lớp 4,5.
4
Nguyễn Thị Huệ
Trường TH Chấn Hưng
Nâng cao kết quả học tập dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu cảu hai số đó cho học sinh lớp 4,5.
5
Tô Thị Loan
Trường TH Chấn Hưng
Nâng cao kết quả học tập dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu cảu hai số đó cho học sinh lớp 4,5.
 	Với kết quả đề tài này, chúng tôi mong được các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên cấp tiểu học có thể ứng dụng đề tài này vào giảng dạy môn Toán và một số môn học khác để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Hơn nữa tôi mong muốn đề tài được các bạn đồng nghiệp quan tâm, mở rộng nghiên cứu và áp dụng để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Vì thời gian tiến hành nghiên cứu không nhiều và năng lực cá nhân còn nhiều hạn chế nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiếnbổ sung, nhận xét, đánh giá mang tính xây dựng để đề tài ngày càng hoàn thiện và được áp dụng một cách hiệu quả hơn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chấn Hưng, ngày 11tháng 2 năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
........, ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Chấn Hưng, ngày 11 tháng 2 năm 2019
Tác giả sáng kiến
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
I. CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS: học sinh
SGK: Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên
PPDH: Phương pháp dạy học
ĐMPPDH: Đổi mới phương pháp dạy học
SD: Độ lệch chuẩn
SMD: Giá trị trung bình chuẩn.
II. MÔ TẢ DỮ LIỆU
Nhóm Thực Nghiệm
Nhóm Đối Chứng
Mốt
7
9
7
7
Trung vị
6
8
6
7
Giá trị trung bình
6.3
8.7
6.1
7.2
Độ lệch chuẩn
0.95
0.81
1.04
0.91
Giá trị P trước tác động
0.227
Giá trị P sau tác động
0.00027
SMD
0.97
III. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Họ và tên: ......................................... Lớp: ..........
Câu 1: Đặt tính rồi tính
a, 7632 + 4316	b, 45905 : 5	c, 3175 - 1855 d, 8756 + 3900 : 3
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
	a) 7 yến = .kg	b) 570 tạ = .tấn
	c) 2 giờ 15 phút = .phút	d) 3 tạ 28 kg = .kg.
Câu 3: Viết các số theo thứ tự:
Từ bé đến lớn: 69725; 96275; 27569; 59276.
..
Từ lớn đến bé: 94600; 46900; 69400; 49600.
..
Câu 4: Một hình chữ nhật và một hình vuông có cùng chu vi. Biết hình chữ nhật có chiều dài 80m, chiều rộng 30m. Tính độ dài cạnh hình vuông.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 5: Một kho hàng có 7542 lít xăng, đã bán được 1/3 số xăng đó. Hỏi kho hàng đó còn lại bao nhiêu lít xăng?
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------Hết----------ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Họ và tên: ......................................... Lớp: ..........
I. Phần trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đặt trước phương án trả lới đúng
Câu 1: Tổng hai số là 87 và hiệu hai số là 13. Tìm hai số đó.
	a. 37 và 14	b. 37 và 50	c. 47 và 40 	d. 50 và 63
Câu 2: Nhà Mai nuôi tất cả 35 con gà trống và gà mái. Số gà mái nhiều hơn số gà trống là 9 con. Hỏi nhà Mai nuôi bao nhiêu con gà trống ?
	a. 26 con	b. 13 con	c. 22 con	d. 9 con
Câu 3: Hai thùng đựng 118l dầu. Thùng thứ nhất ít hơn thùng thứ hai 12l dầu. Hỏi thùng thứ hai đựng bao nhiêu lít dầu ?
a. 65 l	b. 130 l	c. 53 l	d. 56 l
Câu 4: Trung bình cộng của hai số là 373. Số lớn hơn số bé là 36. Tìm số lớn.
a. 409	b. 341	c. 391	d. 355
Câu 5: Mẹ hơn con 25 tuổi. Sau đây 5 năm tổng số tuổi của hai mẹ con là 53 tuổi. Tính tuổi con hiện nay.
a. 14 tuổi	b. 9 tuổi	c. 28 tuổi	d. 19 tuổi
II. Phần Tự luận: Trình bày lời giải các bài toán
Câu 6: Mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 46m chiều dài hơn chiều rộng là 13m. Tính diện tích mảnh đất đó.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7: Hai thùng đựng được tất cả 36 lít nước. Nếu lấy bớt 4 lít ở thùng thứ nhất đổ sang thùng thứ hai thì hai thùng đựng bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi thùng đựng bao nhiêu lít nước ?
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------Hết----------ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Tổng hai số là 87 và hiệu hai số là 13 . Tìm hai số đó?
	a. 37 và 14	b. 37 và 50	c. 47 và 40 	d. 50 và 63
Câu 2: Nhà Mai nuôi tất cả 35 con gà trống và gà mái. Số gà mái nhiều hơn số gà trống là 9 con. Hỏi nhà Mai nuôi bao nhiêu con gà trống ?
	a. 26 con	b. 13 con	c. 22 con	d. 9 con
Câu 3: Hai thùng đựng 118l dầu. Thùng thứ nhất ít hơn thùng thứ hai 12l dầu. Hỏi thùng thứ hai đựng bao nhiêu lít dầu?
a. 65 l	b. 130 l	c. 53 l	d. 56 l
Câu 4: Trung bình cộng của hai số là 373. Số lớn hơn số bé là 36. Tìm số lớn?
a. 409	b. 341	c. 391	d. 355
Câu 5: Mẹ hơn con 25 tuổi. Sau đây 5 năm tổng số tuổi của hai mẹ con là 53 tuổi. Tính tuổi con hiện nay?
a. 14 tuổi	b. 9 tuổi	c. 28 tuổi	d. 19 tuổi
II. Phần Tự luận: 
Câu 6: Bài giải
Nửa chu mảnh đất:
46 : 2 = 23 (m)
Chiều dài mảnh đất:
(23 + 13) : 2 = 18 (m)
Chiều rộng mảnh đất:
18 – 13 = 5 (m)
Diện tích mảnh đất:
18 Í 5 = 90 (m2)
 Đáp số: 90m2 
Câu 7: Bài giải
Nếu lấy 4 lít nước ở thùng thứ nhất đổ sang thùng thứ hai thì hai thùng đựng bằng nhau, tức là thùng thứ nhất hơn thứ hai là: 4 Í 2 = 8 (lít)
Thùng thứ nhất đựng là: (36 + 8) : 2 = 22 (lít)	
Thùng thứ hai đựng là: 36 – 22 = 14 (lít)	
	Đáp số: Thùng thứ nhất: 22l nước
	 Thùng thứ hai : 14l nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí giáo dục - Tài liệu tập huấn Nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt Bỉ - Bộ GD & ĐT 2011.
Đỗ Trung Hiệu – Nguyễn Danh Ninh – Vũ Dương Thụy Toán nâng cao lớp 4 (theo dạng trình mới của Bộ GD và ĐT). NXB GD Việt Nam 2012.
Tài liệu tập huấn Dạy lớp 4 theo chương trình tiểu học mới. Dự án Phát triển giáo viên tiểu học, NXB Giáo dục 2009.
Trần Thị Kim Cương Giải bằng nhiều cách toán 4. NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 2011.
Đỗ Đình Hoan (chủ biên) - Toán 4. NXB Giáo dục 2008.
Đỗ Đình Hoan (chủ biên) - SGV Toán 4. NXB Giáo dục 2008.
Đỗ Tiến Đạt – Vũ Văn Dương – Hoàng Mai Lê Bài tập trắc nghiệm và tự luận toán lớp 4. NXB đại học sư phạm 2010.
T.S Đỗ Tiến Đạt – T.S Đào Thái Lai – T.S Phạm Thanh Tâm Bài tập trắc nghiệm và các đề kiểm tra Toán 4. NXB GD Việt Nam.
Đặng Tự Lập – Vũ Thị Thu Loan 45 đề kiểm tra và ôn tập chuẩn bị các kì thi và kiểm tra. NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
 Mạng Internet:  giaovien.net; violet.vn; ...
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
Lời giới thiệu
4
Tên sáng kiến kinh nghiệm
6
Tác giả sáng kiến
6
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
6
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
6
Thời gian sáng kiến được áp dụng
6
Mô tả bản chất của sáng kiến
7
 Thực trạng dạy học dạng toán Tổng – Hiệu
7
 Nội dung chính của sáng kiến
9
 Phương pháp nghiên cứu
10
 Biện pháp thực hiện 
12
 Ứng dụng sáng kiến và kiểm chứng kết quả 
27
 Khả năng áp dụng của sáng kiến
31
 Thông tin bảo mật
31
 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
31
Đánh giá lợi ích thu được từ sáng kiến
32
Danh sách tổ chức, cá nhân áp dụng sáng kiến
34
Phụ lục của đề tài 
36
Tài liệu tham khảo
39

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_ket_qua_cac_bai_hoc_co_noi_dung_tim_hai_so_khi.doc
Sáng Kiến Liên Quan