SKKN Nâng cao hiệu quả phát triển năng lực lập bản vẽ chi tiết thông qua dạy học chủ đề bản vẽ cơ khí cho học sinh Lớp 11 Trung học Phổ thông

DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

 Dạy học giải quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của học sinh. Quan điểm dạy học này là không xa lạ ở Việt Nam. Các nội dung cơ bản dạy học giải quyết vấn đề làm cơ sở cho những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực khác.

1.1. Khái niệm vấn đề và giải quyết vấn đề

Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. Một vấn đề được đặc trưng bởi ba phần:

- Trạng thái xuất phát: không mong muốn;

- Trạng thái đích: trạng thái mong muốn;

- Sự cản trở.

Vấn đề khác với nhiệm vụ thông thường ở chỗ khi giải quyết một nhiệm vụ thì đã có sẵn trình tự và cách giải quyết, cũng như những kiến thức kỹ năng đã có đủ để giải quyết nhiệm vụ đó.

 Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết cách nào, chưa đủ phương tiện (kỹ năng, tri thức ) để giải quyết.

 Dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lý thuyết nhận thức. Theo quan điểm của tâm lý học nhận thức, giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con người. “tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề” (Rubinstein). Vì vậy theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề, quá trình dạy học được tổ chức thông qua việc giải quyết các vấn đề.

Có nhiều quan niệm cũng như tên gọi khác nhau đối với dạy học giải quyết vấn đề như dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề v.v. Mục tiêu cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề nhằm rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, tất nhiên trong đó cần bao gồm khả năng nhận biết, phát hiện vấn đề. Dạy học giải quyết vấn đề không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là một quan điểm dạy học.

docx42 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả phát triển năng lực lập bản vẽ chi tiết thông qua dạy học chủ đề bản vẽ cơ khí cho học sinh Lớp 11 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4. Mở rộng
Lập bản vẽ chi tiết của một số sản phẩm cơ khí đơn giản trong thực tế
Biết một số ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo máy hiện nay
Biết một số trường Đại học tại Việt Nam hiện nay đào tạo kỹ sư cơ khí chế tạo máy
Hoạt động 2: LẬP BẢNVẼ CHI TIẾT CỦA SẢN PHẨM CƠ KHÍ ĐƠN GIẢN
Bước
Nội dung
1. Khởi động
Chiếu video lập bản vẽ kỹ thuật bằng phần mềm máy
tính để tạo sự thích thú với việc lập bản vẽ cho HS
2. Hình thành kiến thức
- Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản từ
bản vẽ lắp
3. Luyện tập
Lập bản vẽ chi tiết Tấm ốp từ bản vẽ lắp Nắm cửa
Lập bản vẽ chi tiết Tay nắm từ bản vẽ lắp Tay quay.
4. Mở rộng
Lập được bản vẽ chi tiết Tay nắm từ bản vẽ lắp Nắm cửa
Tìm hiểu một số phần mềm lập bản vẽ bằng máy tính
XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
cao
Bản vẽ cơ khí
-	Trình bày được
-	Đọc	được
-	Lập	được
-	Lập	được
trình tự đọc bản vẽ
bản vẽ chi tiết
bản vẽ chi tiết
bản vẽ chi tiết
chi tiết và bản vẽ lắp
Gía đỡ
Gía đỡ
từ một số vật
-	Biết được nội
-	Đọc	được
mẫu	trong
dung chính của bản
bản vẽ lắp Bộ
thực tế
vẽ chi tiết và bản vẽ
giá đỡ
lắp
- Biết được phương pháp và trình tự lập bản vẽ chi tiết
Lập	bản	vẽ
-	Trình bày được
-	Đọc	được
-	Phân	tích,
-	Lập	được
chi	tiết	của
phương pháp và trình
bản vẽ lắp của
bóc tách được
bản vẽ chi tiết
sản phẩm cơ
tự lập bản vẽ chi tiết
Nắm	cửa	và
bản vẽ chi tiết từ
từ bản vẽ lắp
khí đơn giản
Tay quay
bản vẽ lắp
Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức độ đã mô tả
Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
Đọc bản vẽ chi tiết giá đỡ?
Nêu nội dung của bản vẽ chi tiết?
Nêu phương pháp và các bước lập bản vẽ chi tiết?
Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?
Đọc bản vẽ lắp bộ giá đỡ?
Nêu nội dung của bản vẽ lắp?
Lập bản vẽ chi tiết tấm đỡ của giá đỡ?
Lập bản vẽ chi tiết của một số chi tiết cơ khí đơn giản trong thực tế?
Đọc bản vẽ lắp của Nắm cửa và Tay quay?
Bóc tách các chi tiết của bản vẽ lắp Nắm cửa và Tay quay?
Lập bản vẽ chi tiết Tấm ốp của Nắm cửa và Tay nắm của Tay quay?
THIẾT KẾ GIÁO ÁN CHI TIẾT
Tiết 1:
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày các giai đoạn của quá trình thiết kế?
? Nêu các loại bản vẽ kĩ thuật và trình bày vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế?
Bài mới:
Giáo viên giới thiệu
Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ họa theo các quy tắc thống nhất.
Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu kỹ thuật quan trọng dùng trong thiết kế cũng như trong sản xuất. Muốn làm ra một cỗ máy, trước hết phải tạo từng chi tiết, sau đó lắp ráp các chi tiết đó thành cỗ máy. Trong thiết kế và chế tạo cơ khí, bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp là 2 bản vẽ quan trọng. Để hiểu rõ hơn nội dung và cách lập bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp chúng ta sẽ tìm hiểu qua chủ đề: Bản vẽ cơ khí
Các hoạt động học tập Hoạt động KHỞI ĐỘNG
Mục đích
Giúp HS nhận biết được bản vẽ cơ khí với bản vẽ xây dựng
Giúp HS nhận biết được bản vẽ chi tiết với bản vẽ lắp
Nội dung
Nhận biết bản vẽ cơ khí với bản vẽ xây dựng
Nhận biết bản vẽ chi tiết với bản vẽ lắp
Kĩ thuật tổ chức hoạt động 
Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan để tổ chức hoạt động cho học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên định hướng quan sát phân biệt bản vẽ cơ khí với bản vẽ xây dựng và định hướng quan sát phân biệt bản vẽ chi tiết với bản vẽ lắp bằng cách giao nhiệm vụ học sinh trả lời các câu hỏi sau:
? Chỉ ra bản vẽ cơ khí trong các hình
? Chỉ ra bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp trong các hình?
Hình 2
Hình 1
Hình 4
Hình 3
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh quan sát hình trên máy chiếu, ghi chép những nội dung quan sát vào vở
Dựa vào những điều quan sát, ghi chép được học sinh làm việc cá nhân để chuyển giao
Trao đổi trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Giáo viên gọi 1-2 đại diện học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của HS
Hình 1 và Hình 2 là bản vẽ cơ khí
Hình 3 và hình 4 là bản vẽ xây dựng
Trong đó: Hình 1 là bản vẽ chi tiết giá đỡ thuộc bộ giá đỡ Hình 2 là bản vẽ lắp của bộ giá đỡ
Sản phẩm học tập
Báo cáo của cá nhân về kết quả quan sát nhận biết được bản vẽ cơ khí, bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp
Hoạt động HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
Mục đích
Tiếp thu kiến thức mới về bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp
Vận dụng kiến thức về bản vẽ chi tiết để lập bản vẽ chi tiết giá đỡ
Nội dung
Trình tự đọc bản vẽ chi tiết
Nội dung của bản vẽ chi tiết
Phương pháp và các bước lập bản vẽ chi tiết
Trình tự đọc bản vẽ lắp
Nội dung của Bản vẽ lắp
Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan và thảo luận nhóm để tổ chức hoạt động cho học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ sau
Nhiệm vụ 1: Quan sát bản vẽ chi tiết Gía đỡ và trả lời một số câu hỏi
- Bản vẽ được vẽ theo phương pháp chiếu góc nào?
Có mấy hình cắt được sử dụng trên bản vẽ?
Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
Nhiệm vụ 2: Học sinh thảo luận nhóm tại chỗ hoàn thành phiếu học tập số 1
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
Gía đỡ
Khung tên
Tên gọi chi tiết Vật liệu
Tỉ lệ
Hình biểu diễn
Tên gọi hình chiếu
Vị trí hình cắt
Kích thước
Kích thước chung của chi
tiết
Kích thước định hình của chi tiết
Kích thước định dạng của
chi tiết
Yêu cầu kĩ thuật
Gia công
Xử lý bề mặt
Tổng hợp
Mô tả hình dạng, cấu tạo
của chi tiết
Nhiệm vụ 3: Căn cứ việc thực hiện nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2 Hs trả lời câu hỏi:
? Nêu nội dung của bản vẽ chi tiết?
Nhiệm vụ 4: Quan sát video lập bản vẽ chi tiết và trả lời một số câu hỏi
?Tại sao phải lập bản vẽ chi tiết?
?Bản vẽ chi tiết phải được trình bày theo các tiêu chuẩn nào?
?Trước khi vẽ các hình biểu diễn của bản vẽ chi tiết chúng ta phải làm nhiệm vụ gì?
?Khoảng cách từ khung vẽ tới các cạnh của tờ giấy là bao nhiêu mm?
?Khung tên đặt ở vị trí nào? Có kích thước như thế nào?
?Trong video có nói tới việc vẽ phần làm tù cạnh của chi tiết giá đỡ với R3 và R15 bằng cách vận dụng kiến thức nào trong môn hình học lớp 11?
Nhiệm vụ 5: Căn cứ việc thực hiện nhiệm vụ 4 yêu cầu HS nêu phương pháp và các bước lập bản vẽ chi tiết
Nhiệm vụ 6: Quan sát bản vẽ lắp Bộ gía đỡ và trả lời một số câu hỏi
?Bản vẽ được vẽ theo phương pháp chiếu góc nào?
?Có mấy hình cắt được sử dụng trên bản vẽ?
?Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
Nhiệm vụ 7: Học sinh thảo luận nhóm tại chỗ hoàn thành phiếu học tập số 2
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
Bộ Gía đỡ
Khung tên
Tên gọi sản phẩm
Tỉ lệ
Bảng kê
Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết
Hình biểu diễn
Tên gọi hình chiếu
Vị trí hình cắt
Kích thước
Kích thước chung của chi tiết Kích thước lắp giữa các chi tiết
Kích thước xác định khoảng cách
giữa các chi tiết
Phân tích chi tiết
Vị trí các chi tiết
Tổng hợp
Trình tự tháo lắp
Công dụng của sản phẩm
Nhiệm vụ 8: Căn cứ vào việc thực hiện nhiệm vụ 6 và nhiệm vụ 7, HS trả lời câu hỏi
? Nêu nội dung của bản vẽ lắp?
Thực hiện nhiệm vụ
Làm việc cá nhân: Học sinh quan sát hình trên máy chiếu, vận dụng kiến thức cũ Bài 2: Hình chiếu vuông góc và Bài 4: Mặt cắt và hình cắt. Dựa vào những điều quan sát, ghi chép được để thực hiện nhiệm vụ
Làm việc nhóm: Trao đổi trong nhóm, thống nhất kết quả sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ:
GV gọi một số HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến
GV chốt kiến thức mới:
Trình tự đọc bản vẽ chi tiết
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
Khung tên
Tên gọi chi tiết Vật liệu
Tỉ lệ
Hình biểu diễn
Tên gọi hình chiếu
Vị trí hình cắt
Kích thước
Kích thước chung của chi tiết Kích thước định hình của chi tiết
Kích thước định dạng của chi tiết
Yêu cầu kĩ thuật
Gia công
Xử lý bề mặt
Tổng hợp
Mô tả hình dạng, cấu tạo của chi tiết
Phiếu học tập số 1
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
Gía đỡ
Khung tên
Tên gọi chi tiết Vật liệu
Tỉ lệ
Gía đỡ Thép
1:2
Hình biểu diễn
Tên gọi hình chiếu Vị trí hình cắt
Hình chiếu bằng
Hình	cắt	A-Atrên	hình
chiếu đứng và B-B bên hình chiếu cạnh
Kích thước
Kích thước chung của chi
tiết
100
12, 2 lỗ ϕ12 và 1 lỗ ϕ25
Kích thước định hình của chi tiết
Kích thước định dạng của
chi tiết
50 và 38
Yêu cầu kĩ thuật
Gia công
Xử lý bề mặt
Làm tù cạnh
Mạ kẽm
Tổng hợp
Mô tả hình dạng, cấu tạo của
chi tiết
Giá đỡ hình chữ V vuông,
dùng đỡ trục và con lăn trong bộ giá đỡ
Nội dung của bản vẽ chi tiết:
+ Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết
+ Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết
Cách lập bản vẽ chi tiết Phương pháp
+ Nghiên cứu, đọc các tài liệu có liên quan để hiểu rõ công dụng, yêu cầu kỹ thuật của chi tiết
+ Phân tích hình dang, kết cấu của chi tiết
+ Chọn phương án biểu diễn như chọn hình chiếu, hình cắt, mặt cắt
+ Chọn khổ giấy, tỉ lệ bản vẽ
+ Vẽ theo trình tự nhất định
Các bước lập bản vẽ chi tiết
Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên
Bố trí các hình biểu diễn bằng các đường trục và đường bao hình biểu diễn
Bước 2: Vẽ mờ
Lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài và phần bên trong các bộ phận, vẽ hình cắt, mặt cắt, 
Bước 3: Tô đậm
Trước khi tô đậm cần kiểm tra sửa chữa những sai sót của bước vẽ mờ, tẩy xóa những nét không cần thiết. Sau đó dùng bút chì cứng kẻ các đường gạch gạch mặt cắt, kẻ các đường gióng và đường ghi kích thước. Dùng bút chì mềm vẽ các nét đậm
Bước 4: Ghi phần chữ
Đo kích thước trên chi tiết và ghi vào bản vẽ. Ghi các yêu cầu kĩ thuật và nội dung khung tên Cuối cùng kiểm tra và hoàn thiện bản vẽ
Trình tự đọc bản vẽ lắp
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
Khung tên
Tên gọi sản phẩm
Tỉ lệ
Bảng kê
Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết
Hình biểu diễn
Tên gọi hình chiếu
Vị trí hình cắt
Kích thước
Kích thước chung của chi tiết Kích thước lắp giữa các chi tiết
Kích thước xác định khoảng cách giữa
các chi tiết
Phân tích chi tiết
Vị trí các chi tiết
Tổng hợp
Trình tự tháo lắp
Công dụng của sản phẩm
Phiếu học tập số 2
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
Bộ Gía đỡ
Khung tên
Tên gọi sản phẩm
Tỉ lệ
Bộ giá đỡ
1:2
Bảng kê
Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết
Tấm đỡ: 1
Gía đỡ: 2
Vít M6X24: 4
Hình biểu diễn
Tên gọi hình chiếu Vị trí hình cắt
Hình chiếu bằng
Hình cắt A-A trên hình chiếu đứng, B-B bên hình chiếu cạnh
Kích thước
Kích thước chung của chi tiết Kích thước lắp giữa các chi tiết Kích thước xác định khoảng
cách giữa các chi tiết
290, 112, 100
M6x24 164, 50
Phân	tích	chi
tiết
Vị trí các chi tiết
Giá đỡ đặt trên tấm đỡ, vít M6X24
cố định giá đỡ và tấm đỡ
Tổng hợp
Trình tự tháo lắp
Công dụng của sản phẩm
Tháo 3-2-1; lắp 1-2-3
Đỡ trục và con lăn
Nội dung của bản vẽ lắp:
+ Bản vẽ lắp trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau
+ Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết
Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HS đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động của cá nhân với nhận xét, góp ý của GV, các bạn và nội dung chốt để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
rHS ghi kết quả vào vở
Sản phẩm học tập
Kết quả trả lời nhiệm các câu hỏi trong nhiệm vụ 3, 5, 8 được ghi vào vở
Hoạt động LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ VÀ HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
Mục đích
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập qua đó củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được
Nội dung
Lập bản vẽ chi tiết Tấm đỡ
Kĩ thuật tổ chức hoạt động Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi và làm bài tập trong sách giáo khoa
GV yêu cầu HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Ghi kích thước vào bản vẽ, ghi các yêu cầu kỹ thuật và nội dung khung tên được gọi là bước làm gì:
Tô đậm
Vẽ mờ
Ghi phần chữ
Bố trí các hình biểu diễn và khung tên Đáp án: C
Câu 2: Lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài và phần bên trong các bộ phận, vẽ hình cắt, mặt cắt,  gọi là bước làm gì?
Tô đậm
Ghi phần chữ
Bố trí các hình biểu diễn và khung tên
Vẽ mờ
Đáp án: D
Câu 3: Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
Chế tạo và kiểm tra chi tiết
Lắp ráp các chi tiết
Chế tạo và lắp ráp các chi tiết
Lắp ráp và kiểm tra chi tiết Đáp án: A
Câu 4: Bản vẽ lắp dùng để làm gì?
Chế tạo và kiểm tra chi tiết
Lắp ráp các chi tiết
Chế tạo và lắp ráp các chi tiết
Lắp ráp và kiểm tra chi tiết Đáp án: B
GV yêu cầu học sinh lập bản vẽ chi tiết Tấm đõ
Thực hiện nhiệm vụ
Làm việc cá nhân: HS vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết các câu hỏi và bài tập được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Một số HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến
GV chốt nội dung luyện tập
Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
HS đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá và đánh giá đống đẳng
Ghi kết quả vào vở
Sản phẩm học tập
Bài vẽ bản vẽ chi tiết tấm đỡ
Hoạt động VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC
Mục đích
HS vận dụng các kiến thức mới đã học ở trên lớp để
Đọc bản vẽ lắp của Nắm cửa và Tay quay theo trình tự nhất định
Lập bản vẽ chi tiết của một số chi tiết cơ khí đơn giản trong thực tế
Biết một số ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí và một số trường Đại học của Việt Nam đào tạo kỹ sư cơ khí
Nội dung
Đọc bản vẽ lắp của Nắm cửa và Tay quay trong SGK
Dùng một số chi tiết cơ khí trong thực tế để quan sát và lập bản vẽ chi tiết
Tra cứu trên mạng internet một số ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí và một số trường Đại học của Việt Nam đào tạo kỹ sư cơ khí để định hướng nghề nghiệp cho bản thân
Kĩ thuật tổ chức hoạt động
GV hướng dẫn một số đường link để HS tra cứu trên internet, tìm đọc sách liên quan tới nội dung bài học
Sản phẩm học tập
Bản vẽ chi tiết của một số chi tiết trong thực tế Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động 4
*Dặn dò
Tiết 2: 
Ổn định lớp , Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra sĩ số, nề nếp tác phong của học sinh.
- Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu phương pháp và các bước lập bản vẽ chi tiết?
GV giới thiệu: Các em đã tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và cách lập bản vẽ chi tiết. Để lập bản vẽ chi tiết từ bản vẽ lắp của sản phẩm cơ khí đơn giản cũng như hình thành kỹ năng lập bản vẽ kỹ thuật và tác phong làm việc theo quy trình chúng ta sẽ thực hiện trong tiết học hôm nay.
Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Mục đích
Rèn luyện tính cẩn thận, chấp hành đúng nội quy giờ thực hành.
Nội dung
Chuẩn bị các dụng cụ vẽ, vật liệu và tài liệu vẽ 
Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên định hướng việc chuẩn bị dụng cụ vẽ, vật liệu và tài liệu vẽ bằng cách giao nhiệm vụ học sinh trả lời các câu hỏi sau:
? Kể tên các dụng cụ, vật liệu và tài liệu vẽ phải chuẩn bị cho tiết thực hành?
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh chuẩn bị các dụng cụ, tài liệu và tài liệu vẽ để lên mặt bàn
Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Giáo viên gọi 1-2 đại diện học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của HS 
+ Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (thước, êke, compa), bút chì cứng, bút chì mềm
+ Vât liệu: Giấy vẽ khổ A4
+ Tài liệu: Sách giáo khoa
Sản phẩm học tập
Các dụng cụ, vật liệu và tài liệu được HS chuẩn bị đầy đủ cho giờ thực hành
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ LẬP BẢN VẼ CHI TIẾT TỪ BẢN VẼ LẮP
Mục đích
Tiếp thu kiến thức mới về cách lập bản vẽ chi tiết từ bản vẽ lắp
Vận dụng kiến thức về lập bản vẽ chi tiết từ bản vẽ lắp để lập bản vẽ chi Tấm ốp từ bản vẽ lắp Nắm cửa và chi tiết Tay nắm từ bản vẽ lắp Tay quay
Nội dung
Bóc tách được bản vẽ chi tiết từ bản vẽ lắp Nắm cửa và bản vẽ lắp Tay quay
Lập bản bản vẽ chi Tấm ốp từ bản vẽ lắp Nắm cửa và chi tiết Tay nắm từ bản vẽ lắp Tay quay
Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên định hướng học sinh bóc tách chi tiết từ bản vẽ lắp bằng việc phân tích kết cấu, hình dạng chi tiết, chọn phương án biểu diễn, chọn tỉ lệ thích hợp và tiến hành vẽ theo các bước bằng các câu hỏi chuyển giao:
Bản vẽ lắp Nắm cửa có mấy chi tiết?
Bản vẽ được vẽ theo phương pháp chiếu góc nào?
 Vị trí hình cắt cở đâu?
 Nêu các bước tiến hành lập bản vẽ chi tiết?
Thực hiện nhiệm vụ
Làm việc cá nhân: Học sinh quan sát hình, vận dụng kiến thức cũ và những điều quan sát, ghi chép được để thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Một số HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến
GV nhận xét và chốt kiến thức 
Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
- Đọc sách giáo khoa, nắm vững cách lập bản vẽ chi tiết
- Đọc bản vẽ lắp, phân tích chi tiết cần vẽ để hiểu rõ hình dáng, kích thước và công dụng của chi tiết
Bước 2: Lập bản vẽ chi tiết
Trên cơ sở phân tích kết cấu và hình dáng chi tiết, chọn phương án biểu diễn, chọn tỉ lệ thích hợp và tiến hành vẽ theo trình tự
4. Sản phẩm học tập
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ VÀ HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
1. Mục đích
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập qua đó củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được
2. Nội dung
Lập bản vẽ chi tiết Tấm ốp của Nắm cửa và Tay nắm của Tay quay
Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan và thảo luận nhóm để tổ chức hoạt động cho học sinh
 Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 2 nhóm, Giao nhiệm vụ cho 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Lập bản vẽ chi tiết Tấm ốp của Nắm cửa
+ Nhóm 2: Lập bản vẽ chi tiết Tay nắm của Tay quay
GV yêu cầu HS hoàn thiện trong thời gian 25 phút
Thực hiện nhiệm vụ
HS hoàn thiện cá nhân
GV giải đáp những vướng mắc HS gặp phải
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nộp bài theo nhóm
Sau khi HS nộp bài GV nhận xét, đánh giá, và chốt nội dung luyện tập
 Bản vẽ chi tiết tay nắm
 Bản vẽ chi tiết tay nắm
4. Sản phẩm học tập
Bản vẽ chi tiết tấm ốp
Bản vẽ chi tiết Tay nắm
Hoạt động 4: VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC
GV giao cho HS về nhà thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Lập bản vẽ chi tiết Tay nắm của nắm cửa và trên giấy khổ A4
Sản phẩm: Nộp bài cho GV vào giờ học sau
6. Những thông tin cần được bảo mật 
Sáng kiến không có thông tin cần bảo mật
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng cho học sinh THPT trong điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đầy đủ 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử
 Sau khi áp dụng sáng kiến vào dạy học tổ nhóm chuyên môn có nhiều cơ hội trao đổi, thảo luận về phương pháp dạy học trong chủ đề dạy học
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
 - Sau khi áp dụng phương pháp này ở trường đại đa số các em học sinh đều đam mê và thích thú với môn học. Các em rất hứng thú khi hoạt động nhóm, trao đổi về những vấn đề mà chủ đề dạy học đề ra.
 - Kiến thức của các em về các môn học khác có liên quan đến môn công nghệ 11 đã được cải thiện rất nhiều. Các em có thể sử dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong giờ học công nghệ lớp 11.
- Bài vẽ lập bản vẽ chi tiết đạt kết quả cao hơn.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Tổ nhóm chuyên môn khuyến khích việc dạy học theo chủ đề nhằm phát triển năng lực cho học sinh
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Học sinh lớp 11
Trường THPT Bình Xuyên
Trong giờ học môn công nghệ
............., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị
Phan Hồng Hiệp
............., ngày.....tháng......năm......
Tác giả sáng kiến
Đinh Thị Oanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách hệ thống viễn thông NXB Giáo Dục tác giả Phạm Minh Việt 
2. Xử lý tín hiệu và lọc số NXB khoa học kỹ thuật tác giả Nguyễn Quốc Trung
3. Sách giáo viên công nghệ 12

File đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_phat_trien_nang_luc_lap_ban_ve_chi_ti.docx
Sáng Kiến Liên Quan