SKKN Nâng cao chất lượng môn Tin học 6 bằng cách tạo hứng thú cho học sinh ở trường Trung học Cơ sở

Gợi động cơ mở đầu bài mới, khởi động bài học.

Tạo cho học sinh một động cơ, một ham muốn tìm ra con đường đi tới đích. Từ đó khêu gợi trí tò mò khoa học, sự hứng thú khám phá cái mới. Đây chính là một biện pháp quan trọng để phát huy tính tự giác, chủ động trong học tập của học sinh. Sau đây là một số biện pháp thực hiện:

- Giải quyết mâu thuẩn

Ví dụ: Ngoài thực tế, nhờ hệ thống điều khiển mà tranh chấp được giải quyết, trong máy tính cái gì sẽ thực hiện giải quyết tranh chấp đó?

- Hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống

Ví dụ: Chúng ta đã biết khái niệm về thông tin, vậy thông tin gồm có mấy dạng? Biểu diễn thông tin đó như thế nào? Biểu diễn thông tin trong máy tính ra sao? Chúng ta cùng nghiên cứu tìm hiểu bài 2 thông tin và biểu diễn thông tin.

- Lật ngược vấn đề

Ví dụ: Các em đã tìm hiểu máy tính điện tử có thể dùng rất nhiều việc, vậy điều gì máy tính chưa thể làm được?

 

doc9 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng môn Tin học 6 bằng cách tạo hứng thú cho học sinh ở trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2
2.1. Mục đích nghiên cứu
2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
3.1. Đối tượng nghiên cứu
2
3.2. Phạm vi nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
5. Tính mới của đề tài
3
B. NỘI DUNG
4
Chương 1. Cơ sở lí luận
4
Chương 2. Cơ sở thực tiễn
4
Chương 3. Các giải pháp thực hiện
5
3.1. Gợi động cơ mở đầu bài mới, khởi động bài học
5
3.2. Sử dụng giáo án điện tử, phòng máy thực hành
5
3.3. Sử dụng thiết bị dạy học
5
3.4. Sử dụng sơ đồ tư duy
6
3.5. Gây hứng thú bằng cách sử dụng các trò chơi đơn giản
7
3.6. Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú trong giờ học
7
Chương 4. Kết quả
7
C. KẾT LUẬN
9
1. Kết luận
9
2. Đề xuất và kiến nghị
9
2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
9
2.2. Đối với nhà trường
9
2.3. Đối với giáo viên
9
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIN HỌC 6 
BẰNG CÁCH TẠO HỨNG THÚ CHO 
HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Chất lượng bộ môn là mục tiêu hàng đầu của nhà trường nói chung và của cá nhân nói riêng. Để nâng cao chất lượng bộ môn thì người giáo viên phải thường xuyên đổi mới tìm tòi học hỏi nhiều phương pháp mới để nhằm nâng cao chất lượng dạy học đồng thời tạo cảm giác hứng thú kích thích người học đi theo con đường mà giáo viên hướng dẫn các em.
Đặc thù của môn học có nhiều nội dung rất mới, rất trừu tượng đối với các em vì thế các em rất khó hình dung tưởng tượng ra dẫn đến các em dễ nhàm chán và không thích môn học.
Do các em học sinh lớp 6 đầu cấp Tin học là một một rất mới đối với các em, đa số các em rất ít tiếp xúc với máy tính nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn rất nhiều. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng môn tin học 6 bằng cách tạo hứng thú cho học sinh ở Trường Trung học cơ sở”
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn tin học 6 bằng cách tạo hứng thú cho học sinh ở Trường Trung học cơ sở. 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến học sinh nhàm chán, không hứng thú và trao đổi với đồng nghiệp đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu chất lượng môn Tin học 6.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những giải pháp nhằm nhằm nâng cao chất lượng môn Tin học 6 bằng cách tạo hứng thú cho học sinh ở Trường Trung học cơ sở.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chỉ tập trung nghiên cứu ở học sinh lớp 6 của Trường Trung học cơ sở năm học 2020-2021.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp tổng hợp.
5. Tính mới của đề tài
- Tăng khả năng tương tác giữa giáo viên và học sinh so với cách dạy truyền thống trước đây;
- Thay đổi hình thức, phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh bằng giáo án điện tử, sơ đồ tư duy, dạy học thông qua trò chơi.
B. NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận
Tạo hứng thú trong học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi
dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới
những đỉnh cao của việc nắm kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới, tích cực
sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn. 
Là một giáo viên nhiều năm liền tôi luôn trăn trở làm sao để học sinh hứng thú học tập, làm sao để tiết học trở nên hấp dẫn sinh động lôi cuốn các em hơn góp phần cùng nhà trường giữ vững sĩ số và nâng cao chất lượng bộ môn.
Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu chất lượng bộ môn của mình phụ trách.
Chương 2. Cơ sở thực tiễn
Năm học 2020 - 2021, Trường có 06 lớp 6 với 244 em.
Chất lượng cuối năm học:
Lớp
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 6
244
- Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn phối hợp chặc chẽ với giáo viên chủ nhiện, Đoàn/ Đội, cha mẹ học sinh trong công tác giảng dạy. Nhà trường có phòng máy tính cho các em thực hành, máy chiếu trình chiếu. 
- Khó khăn: Đa số các em thuộc gia đình nghèo, khó khăn, cha mẹ không biết chữ, anh chị học thấp nên khi đi học về không có ai kèm cặp, hướng dẫn học tập dẫn đến các em học yếu, cha mẹ đi làm ăn xa hay cha mẹ ly hôn hoặc mồ côi, sống với ông bà nội (ngoại) cảm thấy mặc cảm với bạn bè và tự xa lánh bạn bè, một số em thường xuyên nghỉ học luân phiên trong tuần.
          Đa số các em chưa ý thức được tầm quan trọng của bộ môn nên chất lượng học tập còn hạn chế. Đây là bộ môn đặc trưng muốn đạt chất lượng cao đòi hỏi các em phải tiếp xúc với máy tính nhiều nhưng thời lượng mỗi tuần chỉ có 2 tiết trên lớp thì các em chưa thể thực hành hết các kiến thức đã học mà nếu có thực hành hết thì sẽ chóng quên. Một thực tế khác là ý thức học tập của một số học sinh không cao, không hứng thú trong học tập, lười hoạt động, không tích cực tự giác, ý thức tự học, tự rèn luyện yếu.
Chương 3. Các giải pháp thực hiện
Để mỗi bài giảng sinh động, hấn dẫn và dễ tiếp thu hơn nhờ sự trợ giúp của Công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy tôi đã tổ chức thực hiện một số giải pháp sau:
3.1. Gợi động cơ mở đầu bài mới, khởi động bài học. 
Tạo cho học sinh một động cơ, một ham muốn tìm ra con đường đi tới đích. Từ đó khêu gợi trí tò mò khoa học, sự hứng thú khám phá cái mới. Đây chính là một biện pháp quan trọng để phát huy tính tự giác, chủ động trong học tập của học sinh. Sau đây là một số biện pháp thực hiện:
Giải quyết mâu thuẩn
Ví dụ: Ngoài thực tế, nhờ hệ thống điều khiển mà tranh chấp được giải quyết, trong máy tính cái gì sẽ thực hiện giải quyết tranh chấp đó? 
Hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống
Ví dụ: Chúng ta đã biết khái niệm về thông tin, vậy thông tin gồm có mấy dạng? Biểu diễn thông tin đó như thế nào? Biểu diễn thông tin trong máy tính ra sao? Chúng ta cùng nghiên cứu tìm hiểu bài 2 thông tin và biểu diễn thông tin.
Lật ngược vấn đề
Ví dụ: Các em đã tìm hiểu máy tính điện tử có thể dùng rất nhiều việc, vậy điều gì máy tính chưa thể làm được?
3.2. Sử dụng giáo án điện tử, phòng máy thực hành
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học đã góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nó làm cho các giờ học hấp dẫn nhờ những đoạn video clip sinh động, những hình ảnh, bản đồ với màu sắc đẹp, hình vẽ chuyển động được tích hợp vào bài giảng. Nếu không có thì học sinh rất khó tưởng tượng và giáo viên cũng rất khó giải thích. Những hình ảnh minh họa đó đã thay thế cho rất nhiều lời giảng và giúp cho học sinh tư duy dễ dàng hơn. Tuy nhiên cần phải kết hợp hài hòa giữa màn hình với lời giảng sao cho linh hoạt, uyển chuyển.
Qua thực tế giảng dạy tất cả các em đều rất thích được lên phòng máy để thực hành, để được học các bài giảng điện tử, cuối giờ các em sẽ được củng cố bài học qua các trò chơi giải ô chữ, trắc nghiệm nhanh,... 
Bên cạnh đó giáo viên cần phải khai thác và sử dụng có chọn lọc những tư liệu đưa vào bài giảng tránh bị loãng, nhàm chán.
3.3. Sử dụng thiết bị dạy học
Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu, bản đồ bức tranh, hình vẽ trên bảng... Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức – học tập của học sinh, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của giáo viên mà học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp học sinh học tập được những thao tác mẫu của giáo viên từ đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo,...giúp cho giáo viên tổ chức hợp lí có hiệu quả quá trình giáo dục giảng dạy. Đối với học sinh lớp 6 đa số các em chưa được tiếp xúc với máy tính, chưa được làm quen với các thiết bị của máy tính, các em rất nhút nhát và rất ngại khi tiếp xúc với máy tính vì thế ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giờ thực hành. 
Ngay từ những bài đầu của chương trình tôi sẽ cho các em làm quen với từng bộ phận của máy tính theo cấu trúc nội dung bài học như: Bàn phím, chuột, CPU, RAM, đĩa cứng, đĩa CD/DVD,...với những đồ dùng đã chuẩn bị đầy đủ các em rất hứng thú, say mê, tìm tòi nghiên cứu học hỏi, khi được thực hành các em rất năng động không còn sợ, nhút nhát.
3.4. Sử dụng sơ đồ tư duy
Sử dụng sơ đồ tư duy vô cùng hữu ích trong giảng dạy Tin học, giúp phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Học sinh tự mình thiết lập sơ đồ tư duy về kiến thức nghĩa là tự mình vẽ, viết, thể hiện ra bên ngoài những suy nghĩ, hiểu biết của mình về kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy thông qua đó chiếm kĩnh kiến thức. Giáo viên là người cố vấn, trọng tài tổ chức cho học sinh các hoạt động học tập.
Thiết kế sơ đồ tư duy phù hợp với bài giảng, cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy, hướng dẫn các em xây dựng theo cấu trúc bài học đồng thời yêu cầu các em thuyết trình về nội dung theo cách hiểu của từng em, giáo viên chốt lại.
Ví dụ: Thiết kế sơ đồ tư duy trong bài 4 máy tính và phần mềm náy tính. Tôi sử dụng sơ đồ tư duy để giới thiệu về cấu trúc chung của máy tính điện tử
Ở phần củng cố bài gọi học sinh lên bảng trình bày nội dung sơ đồ tư duy mà các em đã thực hiện cho các bạn theo dõi nội dung bài học. Giáo viên nhận xét đánh giá ghi điểm và dặn dò học sinh chuẩn bị bài học cho lần sau.
3.5. Gây hứng thú bằng cách sử dụng các trò chơi đơn giản
Tâm lí học sinh rất thích vừa học vừa chơi, không gây áp lực tâm lí nặng nề của tiết học, tạo cho các em thoải mái, giảm căn thẳng, chơi để lĩnh hội tri thức mới từ trò chơi, làm cho không khí lớp trở nên vui vẻ tạo ra sự đoàn kết giữa các em. Việc này đòi hỏi giáo viên chịu khó nghĩ ra các trò chơi có hàm ý nội dung cần truyền đạt trong trò chơi chắc chắn các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả không thấy chán mỗi khi đến giờ học Tin học.
Ví dụ: Trò chơi đoán tên đồ vật: Sử dụng một cái thùng kín bỏ vào một số thiết bị bộ phận của máy tính yêu cầu các em đưa tay vào chọn thiết bị và đọc tên từng bộ phận mà các em chọn được.
3.6. Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú trong giờ học
Việc gây hứng thú cho học sinh không chỉ một lần mà đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên trong tiết học, hơn nữa mức độ hứng thú ngày càng tăng các em không để ý thời gian trôi đi nhanh chóng và khi tiết học kết thúc các em vẫn còn cảm thấy luyến tiếc.
Chương 4. Kết quả
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, giáo dục thông qua trò chơi nhằm kích thích hành vi cụ thể và tăng cường khả năng tự học của học sinh giúp giảm căng thẳng của giờ học, phát triển năng lực tư duy của các em, có thể áp dụng ngoài lớp học, không bị giới hạn trong các giờ học chính khóa của học sinh. Phụ huynh có thể áp dụng cách tiếp cận để cho con em mình "chơi" bài tập về nhà và học tập, điều này không chỉ dẫn đến tăng cường sự tham gia của học sinh mà còn cho phép phụ huynh tham gia nhiều hơn vào việc học của con mình làm bền chặt hơn nữa cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình; Sử dụng giáo án điện tử giúp cải thiện được cách dạy - học truyền thống giúp học sinh hứng khởi hơn trong tiết học vì có thể nhìn hình ảnh trực quan bằng mắt thấy tai nghe do đó hiểu bài sâu sắc hơn, dạy học kết hợp với sử dụng thiết bị dạy học làm cho tiết dạy trở nên sinh động, dễ hiểu, lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp học sinh nhớ kiến thức lâu và sâu hơn. Từ đó phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh và kích thích làm cho học sinh say mê và yêu thích môn học, áp dụng sơ đồ tư duy học sinh không phải tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà trái lại các em phải động não, sáng tạo và ghi nhớ một cách lôgic những kiến thức đã học, học sinh trình bày một cách khoa học.
Bằng những biệp pháp đã áp dụng sáng kiến nêu trên vào công tác giảng dạy, kết quả chất lượng giáo dục đầu năm 2020 - 2021 và cuối năm 2020 - 2021 đạt như sau:
Năm học
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
Đầu năm
253
Cuối năm
244
Kết quả năm học 2020 - 2021 so với năm học 2020 - 2021: Loại giỏi tăng 3,1%, loại khá tăng 1,5% loại yếu giảm 1,0%. So với chỉ tiêu của trường thì tỉ lệ xếp loại khá, giỏi tăng 3,6%.
C. KẾT LUẬN
Kết luận
- Sau khi đã xây dựng thành công tiết dạy, tôi đã nhận thấy các tiết học của tôi không còn tẻ nhạt, nặng nề mà rất gây được hứng thú cho học sinh và phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng muốn xây dựng được tiết dạy thành công thì trước hết giáo viên phải là người hướng dẫn, chỉ đạo học sinh trong lớp, đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình hướng dẫn đó.
- Muốn vậy người giáo viên phải luôn luôn đổi mới phương pháp, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức của tiết dạy.
- Được nhà trường trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị phòng máy, máy chiếu, tivi, cáp quang internet nên dễ dàng thực hiện các biện pháp, giáo viên có thể kết hợp một hoặc nhiều biện pháp vào bài giảng của mình để đạt hiệu quả cao;
- Đa số phụ huynh học sinh quan tâm, trang bị cho con em trang thiết bị hỗ trợ học tập qua Ứng dụng Công nghệ thông tin giúp các em học tập ở nhà, trao đổi thêm với giáo viên nhằm giáo dục ý thức tự học tự rèn luyện của các em;
- Trong thời gian cách ly xã hội do Covid 19 các em không được đến trường, phải học ở nhà thông qua Ứng dụng Công nghệ thông tin dạy - học trực tuyến các em học và tương tác rất tốt với giáo viên; 
2. Đề xuất và kiến nghị
2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Đề nghị các cấp lãnh đạo có kế hoạch hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống của người dân.
- Luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật chất cho những em học sinh nghèo và những em có hoàn cảnh khó khăn để các em được đến trường như các bạn khác.
2.2. Đối với nhà trường
Bảo trì và trang bị thêm máy tính ở phòng Tin học đủ để đảm bảo nhu cầu về sĩ số lớp để cho học sinh học và thực hành được thuận lợi.
2.3. Đối với giáo viên
- Căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để áp dụng những giải pháp phù hợp thì sẽ thực hiện đạt kết quả tốt;
- Hệ thống câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng sát với mục đích, yêu cầu của bài học, sát với từng loại đối tượng học sinh;
- Cần quan sát, lắng nghe, gợi ý, giúp đỡ học sinh khi cần thiết;
- Kết hợp chặc chẽ với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục và uốn nắn kịp thời các em.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong quý lãnh đạo, đồng nghiệp góp ý để các giải pháp trong sáng kiến này đầy đủ hơn.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG 
 Láng Tròn, ngày 15 tháng 4 năm 2021
NGƯỜI VIẾT
Lê Anh Thi 
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
(nếu dự thi và phục vụ cho khen thưởng thì để lại còn không bôi bỏ)
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ
(nếu dự thi và phục vụ cho khen thưởng thì để lại còn không bôi bỏ)

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_mon_tin_hoc_6_bang_cach_tao_hung_th.doc
Sáng Kiến Liên Quan