SKKN Một vài giải pháp trong đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục công dân 12 ở trường Trung học Phổ thông Trung An

Nội dung sáng kiến

 5.1. Lí do chọn đề tài

 Nhiệm vụ giáo dục năm học 2017 – 2018: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường kỹ năng: Thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập của học sinh; chú trọng các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy và học”. Trong Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa 10 quy định về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có quy định về đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”.

 Môn giáo dục công dân 12 ở trường THPT nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về pháp luật. Trên cơ sở sở đó, hình thành và phát triển ý thức, hành vi, nhân cách của con người. Kiến thức pháp luật tương đối khô khan, giáo viên truyền thụ rập khuôn từ sách giáo khoa sẽ làm giờ học nặng nề, nhàm chán học sinh thờ ơ với bộ môn.

 Thực trạng học ở nhà trường là vậy còn thực tế xã hội những năm gần đây, đạo đức đang bị xuống cấp, tội phạm chưa thành niên có chiều hướng gia tăng, các em có lối sống buôn thả, thiếu văn hóa, mất dần giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Điều này làm cho chúng ta càng nhận rõ hơn vai trò của giáo dục nói chung và bộ môn giáo dục công dân nói riêng trong góp phần hoàn thiện nhân cách công dân, biết sống và làm việc theo pháp luật, là công dân tốt của đất nước.

 Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy áp dụng theo lối mòn truyền thống đã làm cho bộ môn giáo dục công dân không được xem trọng, học sinh học đối phó, lấy điểm theo quy định. Vậy, làm sao khẳng định vị trí bộ môn, tạo hứng thú học tập của học sinh và đáp ứng yêu cầu đổi mới theo sự chỉ đạo của ngành là sự trăn trở của không ít giáo viên giàu tâm huyết. Quá trình phấn đấu, tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy là mang tính cấp thiết góp phần nâng cao hiệu quả dạy – học. Vậy thế nào là đổi mới và làm sao việc đổi mới thực sự mang lại hiệu quả, kích thích hứng thú học tập của học sinh, tôi quyết định đi tìm lời giải đáp.

 5.2. Thực trạng

 Năm học 2016 – 2017 Bộ Giáo dục quyết định đưa bộ môn giáo dục công dân vào thi THPT quốc gia, như một luồng sinh khí mới thổi vào làm thay đổi cách nhìn đối với môn học. Nhà trường, học sinh và cả không ít giáo viên bộ môn trước đây thờ ơ giờ phải thay đổi, phải dạy và học tốt hơn để nâng cao chất lượng và cả đáp ứng được kì thi giúp các em hoàn thành chặng đường cuối cùng mở cánh cửa tương lai của cuộc đời mình trong xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên, thực tế khi học sinh chọn tổ hợp khoa học xã hội để thi thì đa phần các em là học sinh yếu, tâm lí là môn giáo dục công dân chỉ cần giúp các em đủ điểm xét tốt nghiệp nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Trong công tác giảng dạy một số giáo viên còn quá nặng nề về lí thuyết, chỉ phân tích những cái có sẵn trong sách giáo khoa, không đào sâu, mở rộng, gắn thực tiễn vào nội dung truyền đạt dẫn đến giờ học nhàm chán, nặng nề, học sinh học với thái độ thờ ơ chẳng quan tâm nên làm cho bộ môn chưa phát huy hết ý nghĩa vốn có của nó.

 Bản thân là một giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân 12 ở trường THPT Trung An, tôi luôn mong muốn phát huy được tốt bộ môn của mình, góp phần giáo dục thế hệ trẻ của Việt Nam đủ đức lẫn tài trở thành công dân hữu dụng của quốc gia. Để làm được điều đó, tôi thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy áp dụng trong bài giảng là hết sức cần thiết, tạo hứng thú trong học tập của học sinh và nâng cao chất lượng môn học.

 

docx8 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài giải pháp trong đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục công dân 12 ở trường Trung học Phổ thông Trung An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 THPT Trung An.
3. Tác giả sáng kiến
Số
TT
Họ và tên
Ngày tháng
năm sinh
Chức vụ,
đơn vị công tác
Trình độ chuyên môn
 1
 Đỗ Thị Phượng
 20/12/1983
 TP chuyên môn – Trường THPT Trung An
 ĐHSP GDCT
4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: 28/8/2017 → 28/12/2017.
5. Nội dung sáng kiến
	5.1. Lí do chọn đề tài	
	Nhiệm vụ giáo dục năm học 2017 – 2018: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường kỹ năng: Thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập của học sinh; chú trọng các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy và học”. Trong Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa 10 quy định về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có quy định về đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”.
	Môn giáo dục công dân 12 ở trường THPT nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về pháp luật. Trên cơ sở sở đó, hình thành và phát triển ý thức, hành vi, nhân cách của con người. Kiến thức pháp luật tương đối khô khan, giáo viên truyền thụ rập khuôn từ sách giáo khoa sẽ làm giờ học nặng nề, nhàm chán học sinh thờ ơ với bộ môn.
	Thực trạng học ở nhà trường là vậy còn thực tế xã hội những năm gần đây, đạo đức đang bị xuống cấp, tội phạm chưa thành niên có chiều hướng gia tăng, các em có lối sống buôn thả, thiếu văn hóa, mất dần giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Điều này làm cho chúng ta càng nhận rõ hơn vai trò của giáo dục nói chung và bộ môn giáo dục công dân nói riêng trong góp phần hoàn thiện nhân cách công dân, biết sống và làm việc theo pháp luật, là công dân tốt của đất nước.
	Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy áp dụng theo lối mòn truyền thống đã làm cho bộ môn giáo dục công dân không được xem trọng, học sinh học đối phó, lấy điểm theo quy định. Vậy, làm sao khẳng định vị trí bộ môn, tạo hứng thú học tập của học sinh và đáp ứng yêu cầu đổi mới theo sự chỉ đạo của ngành là sự trăn trở của không ít giáo viên giàu tâm huyết. Quá trình phấn đấu, tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy là mang tính cấp thiết góp phần nâng cao hiệu quả dạy – học. Vậy thế nào là đổi mới và làm sao việc đổi mới thực sự mang lại hiệu quả, kích thích hứng thú học tập của học sinh, tôi quyết định đi tìm lời giải đáp.
	5.2. Thực trạng	
	Năm học 2016 – 2017 Bộ Giáo dục quyết định đưa bộ môn giáo dục công dân vào thi THPT quốc gia, như một luồng sinh khí mới thổi vào làm thay đổi cách nhìn đối với môn học. Nhà trường, học sinh và cả không ít giáo viên bộ môn trước đây thờ ơ giờ phải thay đổi, phải dạy và học tốt hơn để nâng cao chất lượng và cả đáp ứng được kì thi giúp các em hoàn thành chặng đường cuối cùng mở cánh cửa tương lai của cuộc đời mình trong xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên, thực tế khi học sinh chọn tổ hợp khoa học xã hội để thi thì đa phần các em là học sinh yếu, tâm lí là môn giáo dục công dân chỉ cần giúp các em đủ điểm xét tốt nghiệp nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Trong công tác giảng dạy một số giáo viên còn quá nặng nề về lí thuyết, chỉ phân tích những cái có sẵn trong sách giáo khoa, không đào sâu, mở rộng, gắn thực tiễn vào nội dung truyền đạt dẫn đến giờ học nhàm chán, nặng nề, học sinh học với thái độ thờ ơ chẳng quan tâm nên làm cho bộ môn chưa phát huy hết ý nghĩa vốn có của nó.
	Bản thân là một giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân 12 ở trường THPT Trung An, tôi luôn mong muốn phát huy được tốt bộ môn của mình, góp phần giáo dục thế hệ trẻ của Việt Nam đủ đức lẫn tài trở thành công dân hữu dụng của quốc gia. Để làm được điều đó, tôi thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy áp dụng trong bài giảng là hết sức cần thiết, tạo hứng thú trong học tập của học sinh và nâng cao chất lượng môn học.
	Thuận lợi
	Những năm gần đây môn giáo dục công dân được quan tâm hơn ở gốc độ của người làm công tác quản lí, giáo viên giảng dạy được tham gia nhiều các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quan trọng là những buổi tập huấn về phương pháp giảng dạy giúp giáo viên không còn lúng túng trong khâu lên lớp, hoàn thiện hơn trong cách truyền đạt kiến thức đến người học.
	Đặc thù kiến thức pháp luật khô khan nhưng lại gần gũi với thực tiễn cuộc sống, nguồn tài liệu phong phú đa dạng trên báo, đài, mạng internet ... tạo thuận lợi lớn trong áp dụng vào phương pháp giảng dạy và tính thời sự nóng làm tăng hứng thú học tập giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng giảng dạy và học tập theo phương pháp mới.
	Đổi mới phương pháp trong giảng dạy tạo sự gần gũi hơn giữa thầy và trò, giảm bớt thuyết trình mang tính khô khan, hình thức. Từ đó giúp học sinh dễ ghi nhớ, khắc sâu kiến thức phát triển kĩ năng ứng xử hay với những trường hợp xảy ra trong cuộc sống.
	Trường có máy tính phục vụ cho giáo viên, phòng nghe nhìn, máy chiếu vật thể, máy chiếu projector di động, mạng wifi . Đây là điều kiện tốt để giáo viên ứng dụng trong đổi mới phương pháp làm tăng hiệu quả trong dạy – học. 
	Khó khăn
	Giáo viên phải đầu tư nhiều hơn trong soạn giảng, thường xuyên tìm tư liệu, cập nhật thông tin mới. Quan trọng là phải biết cách áp dụng phương pháp nào vào kiến thức nào là hợp lí, điều này đòi hỏi cao ở năng lực của người giáo viên.
	Khi giảng dạy nếu giáo viên không có năng lực quản lí, không định hướng cho học sinh đi vào trọng tâm sẽ bị cuốn vào cuộc tranh luận của học sinh.
	Đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi tinh thần học tập nghiêm túc, đầu óc nhanh nhạy, nếu học sinh thụ động thì tiết dạy sẽ không đạt hiệu quả.
	5.3. Một vài giải pháp trong đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn giáo dục công dân 12 ở trường THPT Trung An
	Khi thực hiện đề tài, tôi căn cứ vào yêu cầu mang tính lí luận về phương pháp giảng dạy. Từ khảo sát thực tiễn dạy và học ở trường THPT Trung An, phân tích thuận lợi và cả khó khăn. Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn kết luận đổi mới không là lí luận suông và đổi mới chỉ thực sự hiệu quả khi giáo viên phải tìm được hướng đi đúng đắn, lôi kéo và kích thích học sinh tham gia chủ động và cho các em thấy được lợi ích thiết thực của việc làm này là nắm bài ngay tại lớp và gắn kết hơn tinh thần làm việc tập thể, biết nhiều hơn thông tin thực tiễn và điều quan trọng là khi làm bài đánh giá các em đạt ở mức độ tốt nhất.
	Năm học 2017 – 2018, đầu năm tôi chọn đối tượng học sinh thực nghiệm cho sáng kiến, tiến hành kiểm tra lựa chọn hai lớp có kết quả tương đương nhau (một lớp cho thực nghiệm 12C2, một lớp cho đối chứng 12C4). Sau thời gian thực nghiệm tôi kiểm chứng lại kết quả ở cột kiểm tra học kì một.
	Khi dạy thực nghiệm ở mỗi bài trước khi lên lớp tôi dành thời gian nhiều hơn cho việc soạn giảng, từ ý tưởng đến hệ thống câu và tư liệu minh họa kể cả phần việc cho học sinh về nhà, sử dụng thông tin thực tiễn vào các phương pháp thảo luận nhóm, động não, liên hệ thực tế và tự liên hệ kết hợp với phương tiện sẵn có của nhà trường và tư liệu hỗ trợ khác như: Bài dạy powerponit, máy chiếu projector, máy chiếu vật thể, giấy A4 và đặc biệt là những hình ảnh, đoạn video nhằm phát huy tối ưu hiệu quả tiết học. Dưới đây là một số giải pháp tôi áp dụng khi thực hiện đề tài.
	5.3.1. Sử dụng thông tin thực tiễn trong dạy học
	Để vận dụng được phương pháp này tôi tập thói quen hàng ngày dành thời gian đọc báo, xem tivi cập nhật những thông tin mới, khi đó tôi lựa chọn những thông tin phù hợp nội dung bài giảng, đương nhiên càng nóng càng hấp dẫn bởi chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm của học sinh. Tôi chọn lọc ý ngắn gọn khi kể trên lớp, hoặc tôi đưa đoạn tư liệu thành clip trình chiếu nếu có điều kiện.
	Ngoài ra khi dặn dò học sinh chuẩn bị bài, tôi hướng các em tự tìm tài liệu. Để kích thích sự tích cực ở các em tôi thưởng bằng điểm miệng nếu các em chọn tư liệu có tính phù hợp cao hoặc điểm 10, hoặc điểm cộng tùy mức độ, kèm theo đó là lời động viên, khích lệ nếu các em làm chưa đạt yêu cầu. Bằng cách đó dần dần tôi thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của học sinh trong học tập cũng như chất lượng bộ môn ngày càng tốt hơn.
	Ví dụ ở nội dung bài pháp luật với đời sống
	Phần giới thiệu bài
	GV cho học sinh xem đoạn băng hình về tình hình môi trường (Hình thực tế tại nhà trường và một số hành vi của doanh nghiệp).
	Học sinh làm việc theo cặp hoặc cá nhân, trả lời câu hỏi về nội dung vừa xem.
	(1) Cho biết đoạn tư liệu trên phản ánh điều gì?
	(2) Hậu quả có thể xảy ra?
	(3) Vấn đề này làm sao giải quyết?
	Kết luận tại sao cần có luật trong đời sống xã hội?
	Liên hệ bản thân các em?
	Tìm hiểu pháp luật là gì?
	Kết hợp phương pháp động não với trò chơi nhanh mắt, nhanh tay.
	Trình chiếu một loạt hình ảnh về vi phạm luật giao thông.
	Câu hỏi:
	(1) Cho biết về những điều cấm khi tham gia giao thông qua các hình ảnh vừa xem?
	(2) Những điều cấm do ai quy định và áp dụng cho ai?
	(3) Những quy định đó gọi là gì?
	(4) Vậy pháp luật chỉ là những điều cấm đoán đúng hay sai? Vì sao?
	Tìm hiểu đặc trưng pháp luật	
	Phương pháp động não, liên hệ thực tế.
	Cho học sinh làm bài tập nhỏ gắn với vấn đề thực tiễn để giải thích phần đặc trưng của pháp luật.
	Trong các quy định sau, quy định nào là quy phạm pháp luật? Giải thích vì sao?
	(1) Nhân viên ngân hàng Agibank phải mặc đồng phục khi đi làm.
	(2) Đoàn viên học sinh phải đeo huy hiệu đoàn.
	(3) Kết hôn phải đảm bảo điều kiện về độ tuổi: nam đủ 20, nữ đủ 18 tuổi trở lên.
	Khuyến khích học sinh phát biểu, liệt kê nhiều ý kiến, tổng hợp phân loại để rút ra các đặc trưng của pháp luật.
	5.3.2. Dùng phương tiện dạy học hỗ trợ 
	Dùng phương tiện dạy học hỗ trợ tôi nhận thấy thuận lợi cho cả việc giới thiệu bài, thảo luận hoặc khi học sinh thuyết trình. Quan trọng hơn là giúp giờ học không còn dừng lại ở kiến thức sách giáo khoa khô khan, mọi minh họa của giáo viên là tư liệu sinh động, từng vấn đề của bài giảng là bức tranh sinh động thu nhỏ của xã hội.
Ví dụ khi dạy bài 2: Thực hiện pháp luật
Phần giới thiệu bài: tôi sử dụng đoạn tư liệu về an toàn thực phẩm.
Câu hỏi: Hình ảnh học sinh vừa xem thể hiện điều gì?
Tổng hợp câu trả lời của học sinh là phần dẫn dắt vào nội dung bài.
Phần nội dung bài học
Giờ trước của tiết học tôi giao phần việc về nhà cho các nhóm.
Chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm phụ trách một nội dung, sản phẩm của các em là file powerpoint hoặc trên giấy A4, video.
Với cách làm này tôi khuyến khích các em bằng điểm số kiểm tra miệng, tôi cho rằng phương pháp này không chỉ giúp học sinh chủ động tìm hiểu trước kiến thức mà còn rèn cho các em phát huy tốt tinh thần làm việc tập thể.
ND1: Nghiên cứu ví dụ 1 (sách giáo khoa trang 16) để trả lời câu hỏi:
	(1) Hành động nào trong ví dụ thể hiện luật giao thông đường bộ đã được mọi người thực hiện?
	(2) Hành động đó diễn ra một cách tự phát hay tự giác?
	(3) Vì sao mọi người lại hành động như vậy?
	(4) Theo em, hiện nay những quy định của Luật giao thông đường bộ đã thực sự đi vào cuộc sống hay chưa? Cho ví dụ minh họa.
ND2: Nghiên cứu ví dụ 2 (sách giáo khoa trang 16) để trả lời câu hỏi:
	(1) Cảnh sát giao thông đã làm gì đối với ba thanh niên?
	(2) Hành động của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có hợp pháp hay không?
	(3) Cảnh sát giao thông đã căn cứ vào đâu để hành dộng như vậy?
	(4) Cảnh sát giao thông xử phạt ba thanh niên đó nhằm mục đích gì?
	(5) Trong trường hợp này giữa cảnh sát giao thông và ba thanh niên bên nào thực hiện đúng luật? Vì sao?
ND3: So sánh điểm giống và khác nhau trong bốn hình thức thực hiện pháp luật? Từng hình thức cho ví dụ minh họa (không sử dụng ví dụ sách giáo khoa).
ND4: Chọn một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật diễn một tiểu phẩm ngắn. Lưu ý không nói tên diễn hình thức nào, kết mở để các bạn trong lớp đoán (khuyến khích quay video trước). 
Sản phẩm của học sinh tôi có thể dùng máy chiếu projector, máy chiếu vật thể, màn chiếu, bút điều khiển... Trong toàn bộ giờ học phát huy được vai trò trung tâm của học sinh, giáo viên chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn và chốt ý khi cần. Từ đó tôi có thể kết luận rằng dùng tốt phương tiện hỗ trợ trong đổi mới phương pháp sẽ phát huy tính tích cực của người học, hiệu quả dạy – học phát huy tối ưu.
5.3.3. Sử dụng trò chơi trong kiểm tra kiến thức đầu giờ
Dạy và kiểm tra phải song hành không thể tách rời. Tuy nhiên, làm cách nào để việc kiểm tra không còn là nỗi ám ảnh với học sinh, thông qua vài phút đầu giờ em được kiểm tra và các em còn lại đều có cơ hội ôn lại kiến thức với tâm trạng nhẹ nhàng, tôi chọn hình thức của trò chơi đấu trường 100.
Với cách làm này trước khi lên lớp giáo viên phải có trước một hệ thống câu hỏi chuẩn bị trước, mỗi tiết tôi kiểm được khoảng 10 học sinh.
Hình thức thực hiện
	Tôi yêu cầu học sinh đứng lên với nhiều cách gọi: Theo số chẵn, lẽ trong danh sách lớp, theo họ hoặc theo chữ cái đầu của tên, theo tổ...
	Nghe lần lượt các câu hỏi, ai nhanh tay giơ và trả lời trước ngồi xuống.
	Điểm số tính trực tiếp đối với ba bạn đầu tiên, các câu còn lại sẽ tính điểm cộng, ai đứng cuối cùng tính điểm trừ. Học sinh nào bị điểm trừ lần sau sẽ được ưu tiên xung phong để xóa điểm trừ đó.
	Ví dụ: Kiểm tra kiến thức phần các hình thức thực hiện pháp luật
	(1). Liệt kê các hình thức thực hiện pháp luật?
	(2). Hình thức nào đề cập quyền?
	(3). Hình thức nào đề cập nghĩa vụ?
	(4). Trong các hình thức đề cập nghĩa vụ có điểm khác nhau là gì?
	(5). Chủ thể thực hiện của hình thức nào không giống với các hình thức còn lại?
	(6). Ông D là người có thu nhập cao, hàng năm ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông D đã thực hiện hình thức nào của pháp luật?
	(7). Anh A lái xe trong tình trạng say rượu, trường hợp này anh A đã không thực hiện hình thức nào của pháp luật?
	(8). Ông K đang kinh doanh cửa hàng điện tử nhưng có hành vi trốn thuế. Ông K phải nộp phạt theo quyết định xử phạt của cơ quan thuế. Trong trường hợp này cơ quan thuế đã thực hiện hình thức nào của pháp luật?
	(9). Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là thi hành pháp luật?
 A. Anh A được tự do kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp.
 	B. Chị X điều khiển xe đi đến cơ quan.
 	C. Ông K đang tuyên truyền pháp luật.
 	D. Anh B thực hiện nghĩa vụ quân sự.
	(10). Hành vi nào dưới đây là áp dụng pháp luật?
	A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
	B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.
	C. Cảnh sát giao thông xử phạt người điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm.
	D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.
	Khi áp dụng giải pháp này tôi nhận thấy học sinh hăng hái hơn trong kiểm tra, các em có nhiều cơ hội hơn để kiếm điểm, các em còn lại của lớp được nghe coi như là thêm một lần khắc sâu kiến thức cho bản thân. Giáo viên thời gian ngắn nhắc lại được nhiều đơn vị kiến thức, nâng cao hiệu quả dạy – học.
	5.4.4. Dùng sơ đồ trong ghi nhớ kiến thức
	Trong đổi mới phương pháp giảng dạy không còn tình trạng đọc chép, nghe và ghi nhớ là học sinh phải chủ động, giáo viên là người định hướng. Trong kiểm tra kiến thức không còn học gì ghi nấy mà học sinh phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học để làm bài, nên khâu lưu bài học phải ngắn gọn nắm được trọng tâm là quan trọng nhất.
	Ví dụ phần vi phạm pháp luật , trách nhiệm pháp lí
	Vi phạm pháp luật 
 	hành vi trái pháp luật hành động xâm phạm
	 không hành động gây thiệt hại
Ba dấu hiệu
 Quan hệ xã hội được PL bảo vệ.
 	do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
	đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật. 
	có thể nhận thức, điều khiển được hành vi.
 	phải có lỗi: cố ý và vô ý
	Trách nhiệm pháp lí 
	là nghĩa vụ cá nhân
 tổ chức chịu hậu quả hành vi vi phạm pháp luật
	Mục đích
	Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật .
	Giáo dục, răn đe người khác tránh việc làm trái PL.
	 kiềm chế	 
	Với cách làm này giúp học sinh nhẹ nhàng trong khâu học bài, nhìn vào thấy ngay nội dung cơ bản cần nhớ, đặc biệt trên lớp học sinh chú ý nghe giảng cùng với sơ đồ sẽ nhớ được bài tại lớp, giảm áp lực về nhà cho các em.
	Sử dụng giải pháp mới trong đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân 12 là rất cần thiết, khi sử dụng tôi thấy kích thích tư duy, phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh, giờ học trên lớp sinh động hơn. Thông qua cách làm trên các em được tiếp xúc với thực tiễn nhiều hơn, hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học, từ nắm vững kiến thức pháp luật giúp các em dễ dàng thực hiện đúng luật, làm đúng nghĩa vụ cũng như bảo vệ quyền lợi của bản thân. Đồng thời khi dùng cách thức này, tôi thấy khả năng học sinh nắm được bài ngay trong lớp bỏ được thói học vẹt, học thuộc lòng mà chẳng hiểu mình học cái gì.	Bài học kinh nghiệm
	Khi sử dụng phương pháp này tôi nhận thấy mức độ thành công tới đâu là do khả năng đứng lớp của giáo viên, bởi giáo viên phải là người biết định hướng tốt hướng hoạt động học sinh đi vào nội dung trọng tâm cần đạt, nên giáo viên phải là người dẫn đường sáng suốt, không để học sinh đi lạc vấn đề. Đặc biệt giáo viên phải phối hợp nhịp nhàng giữa các phương pháp khác nếu muốn đạt hiệu quả.
	“Học mà chơi, chơi mà học”, mọi hoạt động trên lớp nếu biết khởi điểm từ đâu và dừng đúng lúc sẽ phát huy tối ưu ý đồ người dẫn. Giáo viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin khi lên lớp, được nghe, được xem thì hứng thú học tập càng được tối ưu hơn. Đặc biệt muốn học sinh tham gia nhiệt tình thì phải có thưởng, có thể là điểm số, là lời khen để khích lệ tinh thần theo tôi đây cũng là điểm góp phần thành công khi lên lớp.
 6. Tính hiệu quả
Khi chọn đề tài “Một vài giải pháp trong đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học môn giáo dục công dân 12 ở trường THPT Trung An”, mục đích là kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo không khí mới trong tiết học, giúp trang bị kiến thức xã hội khi bước vào cuộc sống. Áp dụng vào giảng dạy cho lớp thực nghiệm, tôi thấy các em tiếp nhận một cách tích cực thông tin cung cấp và tham gia đóng góp rất nhiệt tình. Từ chỗ giáo viên cung cấp thông tin, tôi hướng học sinh tự tìm thông tin, tự phát hiện vấn đề. Qua hơn 15 tuần áp dụng, tôi đã đánh giá đo lường hiệu quả dạy học về mức hứng thú, độ tích cực, thái độ cộng tác trong học tập và đo lường về kết quả học tập bằng phương pháp thống kê. Vì vậy, tôi đã khẳng định về hiệu quả dạy học môn giáo dục công dân cao hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó, thể hiện rõ rệt trong tiết dạy với không khí lớp sôi động, tích cực, học sinh hứng thú và thoải mái, tạo nên môi trường thân mật gần gũi giữa giáo viên – học sinh, giữa học sinh – học sinh ngay tại các tiết học, điểm số có sự tiến bộ rõ rệt.
	Bảng xếp loại trước khi dạy thực nghiệm
Lớp
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại Y 
T. cộng
Thực nghiệm
21
15
5
41
Đối chứng 
20
13
6
39
Bảng xếp loại sau khi dạy thực nghiệm
Lớp
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại Y 
T. cộng
Thực nghiệm
24
16
1
0
41
Đối chứng 
11
22
4
2
39
Khi thực hiện đề tài, tôi thấy rõ về phía giáo viên nếu muốn lên lớp tốt không chỉ đọc sách giáo khoa, sách giáo viên là đủ mà phải tham khảo thêm nhiều tài liệu, nắm rõ sự chỉ đạo của bộ môn, trau dồi kiến thức chuyên môn thường xuyên và cả cập nhật thông tin xã hội vận dụng phù hợp từng mảng kiến thức. Bên cạnh đó, giáo viên rèn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin nhuần nhuyễn, biết cách hướng dẫn học sinh trong từng hoạt động và tự rút kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp giảng dạy qua từng tiết dạy. Từ đó giáo viên tự nâng cao tay nghề, thực hiện tốt nhiệm vụ mà ngành giao phó.
7. Phạm vi ảnh hưởng
Sáng kiến kinh nghiệm được viết trên cơ sở thực tiễn, được rút ra từ sự trải nghiệm của bản thân trong nhiều năm giảng dạy, giải pháp đưa ra hoàn toàn phù hợp với thực tế năng lực, trình độ, tâm lí của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Theo tôi với cách làm này có thể áp dụng được cho giảng dạy bộ môn ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cần Thơ có điều kiện giống trrường THPT Trung An. 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Cờ Đỏ, ngày 26 tháng 3 năm 2018
Người mô tả sáng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_vai_giai_phap_trong_doi_moi_phuong_phap_nham_nang_c.docx
Sáng Kiến Liên Quan