SKKN Một số kỹ biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường mầm non

 Trong xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý đến xung quanh. Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì chia sẻ và quan tâm vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống, là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn là gắn kết toàn xã hội.

 Trẻ mầm non cần phải học rất nhiều trong những năm đầu đời: Trẻ học cách làm chủ ngôn ngữ học cách nhận biết và đối phó cảm xúc của mình cũng như của người khác. Trẻ học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Trẻ mầm non cần phải biết hợp tác làm việc để chơi với nhau, sống hòa thuận với trẻ khác trong nhóm, tuy nhiên điều này không dễ dàng với một số trẻ. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nào để hòa hợp với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn

Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập.

 

docx14 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 05/12/2023 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kỹ biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ.
 Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng quy ước với trẻ về quy định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới. Chúng tôi quy ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, hay quy định với trẻ và cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy nhẩy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh dành đồ chơi của nhau.
Hình ảnh : Bảng nội quy quy đinh trẻ chơi hòa đồng chia sẻ cùng bạn
 Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.
          Trẻ lớp tôi đa phần nhà  gia đình không làm nông nghiệp nên ít có dịp tiếp xúc tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chính vì vậy chúng tôi đã tạo cho các bé được thực hành kỹ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn.
Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình.
        Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình cảm theo hướng tích cực: Quan tâm, chia sẻ kịp thời với trẻ, thể hiện sự gần gũi thân thiện cô và trẻ là hai người bạn cùng chơi, hợp tác và trao đổi thể hiện mong muốn, ý kiến của bản thân ngoài ra cô còn khuyến khích động viên trẻ thể hiện tình cảm, sự quan tâm chia sẻ giữa trẻ với các bạn trong lớp.Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻ giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình.
         Khi tạo cho trẻ được môi trường học tập thân thiện về thể chất và tinh thần tôi thấy trẻ biết quan tâm chia sẻ với các bạn trong lớp hơn, vui vẻ hoạt bát hơn trong các hoạt động. Trẻ biết chơi chung cùng bạn, biết hợp tác cùng bạn trong các hoạt động học tập và vui chơi
         2. Biện pháp 2 : Giúp trẻ thể hiện sự quan tâm chia sẻ thông qua trò chơi tập thể.
          Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ 
thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học.
* Trò chơi 1 “Chúng ta là một gia đình” (Trò chơi này sử dụng đầu năm khi trẻ mới nhận lớp và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác)
          Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển sự chú ý của trẻ đến các hoạt động tập thể.
          Chuẩn bị:   Nơi rộng rãi, thoáng mát( lớp học, sân cỏ.)
                             Một quả bóng to
          Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào các bạn tôi tên là .) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau.
*Trò chơi 2:” Người bạn đáng yêu”
          Mục đích: Phát triển sự chú ý của trẻ đến những nét đẹp hay tính cách tốt của người khác.Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác.
          Chuẩn bị: Những vòng tròn to
          Tiến hành: Cô cho trẻ tự chọn 1 bạn mà trẻ yêu mến kết đôi trong vòng tròn to.Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có những nét dễ thương hay tính tốt riêng. Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xem người bạn bên cạnh có nét gì đáng yêu nhé.
          Sau khi trẻ nghĩ xong, cô giáo yêu cầu từng trẻ nói với người bạn bên cạnh: Bạn có.......(tóc dài, mắt to, vui vẻ, dễ thương, thông minh...) là người bạn đáng yêu
*   Trò chơi 3: “ Bé yêu biển “
          Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác
          Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau.
          Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng.
          Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển reo như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng ta cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé”.
          Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng nhạc hay là la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng.
*Trò chơi 4: Đua thuyền
          Mục đích: Phát triển kĩ năng hợp tác để giải quyết vấn đề
                         Phát triển tính sáng tạo
          Chuẩn bị: Nhiều mảnh xốp với số lượng ít hơn số trẻ
          Tiến hành: Cô giáo đặt trên sàn những mảnh xốp làm con thuyền, các trẻ đi từ đầu này sang đầu kia qua các con thuyền sao cho chân trẻ nào cũng phải đứng trên1 tấm  xốp, ai k có sốp đúng lên là bì loại. Cô giáo có thể gợi ý để trẻ tìm cách không ai bị loại ra như: cõng nhau, đứng chung trên 1 tấm, dồn các tấm xốp lại ....
 Các nhóm lần lượt chơi hoặc chơi đồng thời ở các góc.  Sau khi kết thúc trò chơi, cô giáo xem đội nào trong thời gian ngắn nhất cùng nhau về đến đích bằng các tấm xốp là đội chiến thắng
Hình ảnh: Trẻ tham gia các trò chơi tập thể
 Sau khi trẻ cùng nhau tham gia các trò chơi tôi thấy trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ bạn trong lớp hơn, các trẻ biết hợp tác phối hợp cùng nhau trong các hoạt động, cùng nhau cố gắng và giúp đỡ bạn để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ và chiến thắng
3.Biện pháp 3: Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua hoạt động ngoại khóa và ngày hội ngày lễ  
          Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực. Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ.
          Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất ban phụ huynh lớp từ đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi cũng đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động.
              Ví dụ: Ngày 20/10 - Ngày phụ nữ Việt Nam, ngày 20/11 – Ngày nhà giáo Việt Nam
          Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. Cùng trẻ trang trí bưu thiếp để chúc bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng: “Con chúc mẹ của con luôn xinh đẹp và hạnh phúc” hay “ con chúc bà sức khỏe, sống lâu trăm tuổi”.
Các bé được “bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ. Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh trên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu.
Hình ảnh: Trẻ tham gia các ngày hội, lễ
Hay với chủ đề “Hoa tình bạn” trong tiếng nhạc rộn ràng, từng bé trai tự tin dắt một người bạn gái ra cúi chào khán giả. Giống như một cuộc thi sắc đẹp các bé gái cũng được các cô giáo giới thiệu tên, sở thích và cả năng khiếu nữa, rồi các bé được nghe các bạn trai hát tặng những bài hát mà cả lớp yêu thích. Hồi hôp và thích thú nhất khi từng bạn trai lên tiết lộ “bí mật” mình quý bạn gái nào nhất. Tôi tin rằng các bé gái sẽ không bao giờ quên được giây phút các bạn trai lên tặng hoa, quà và nói lời chúc mừng bởi vì tôi đọc được trong ánh mắt các con niềm vui, tự hào vì được các bạn quan tâm, chia sẻ, một số phụ huynh còn phản hồi lại rằng chưa có bao giờ mà bé nhà mình lại vui như thế kể chuyện ở lớp mãi không chịu ngủ, và ôm chặt em búp bê món quà được các bạn tặng nói rằng con yêu em búp bê nhất trên đời.
          Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con như : Tổ chức sinh nhật tháng tại lớp, rồi ngày Tết Trung Thu, Noel... mỗi hoạt động một hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là giáo dục cho trẻ biết quan tâm chia sẻ tới người thân và bạn bè. Qua mỗi lần tổ chức tôi thấy các bé của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩ và cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn nhau và quan tâm đến bạn bè. Bây giờ chỉ cần một thay đổi nhỏ của cô giáo  và các bạn là bé có thể phát hiện ra. Hôm ấy mặc dù rất mệt nhưng tôi vẫn cố gắng đi làm vì vậy không giấu được sự mệt mỏi, tôi rất bất ngờ khi các bé chạy tới và hỏi thăm “Cô hôm nay sao vậy ah, cô bị ốm ah” Còn những bạn nghỉ học lâu ngày khi đến lớp được các bạn quấn quýt hỏi thăm và giới thiệu các góc chơi mới, đồ chơi đẹp mà cô và cả lớp mới làm.
4.Biện pháp 4: Khích lệ, nêu gương
          Đa số trẻ lớp tôi là trẻ trai vì vậy các cháu rất hiếu động thường không tập trung và thích trêu đùa các bạn, thậm chí còn đánh bạn. Để thu hút sự chú ý của các cháu, trước tiên chúng tôi tìm hiểu mong muốn, sở thích của các bé và cùng bé đề ra những quy định chung của lớp như “Không nói to, đoàn kết với các bạn, nhường đồ chơi cho bạn” vào thứ hai hàng tuần. Đến cuối tuần chúng tôi tập trung trẻ lại cho trẻ tự nhận xét xem mình đã thực hiện tốt nội quy chưa. Bé nào tiến bộ sẽ được gắn một mặt cười,thưởng những món quà ý nghĩa, được cô ghi tên ở bảng vàng bé ngoan của lớp, còn những bé chưa thực hiện được tốt nội quy thì vẫn phải phấn đấu bao giờ ngoan mới được thưởng.
          Lớp tôi cũng có một số bé gái sức khỏe yếu, hay nghỉ dài ngày  Vì vậy mỗi  khi đi học đến lớp các bé thường buồn và không tham gia được các hoạt động học tập chung. Để giúp các bé mạnh dạn, thích đi học đến lớp, chúng tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý những bé mạnh dạn tự tin đến kết bạn, tạo cho các bé nhiều cơ hội hợp tác chia sẻ như cùng vẽ tranh, nặn quả, làm đồ chơi...dần dần các bé đã quen hơn với môi trường tập thể và thích đi học. Bây giờ bé được cô giáo và các bạn rất yêu quý vì bé rất ngoan, biết nhường nhịn bạn bè và còn hát hay, múa dẻo, thích được biểu diễn văn nghệ nữa.
           Đặc biệt lớp tôi có một vài bé hiếu động không kiểm soát được hành vi, đầu năm chúng tôi và mẹ rất khó xử khi suốt ngày phải xin lỗi phụ huynh vì bé đánh bạn. Sau một thời gian tìm hiểu được biết bé sống rất tình cảm thích được chơi cùng các bạn, thích được chơi với các bạn nhưng nếu các bạn chỉ cần phản ứng nhẹ làm bé không đạt được mong muốn là bé có thể quay sang đấm bạn ngay. Chúng tôi chia nhau quan sát và ở bên cháu mọi hoạt động có thể, nếu thấy cháu biểu hiện hiếu động thì nhìn vào mắt cháu và nói “con không được đánh bạn, không làm bạn buồn nhé”. Đồng thời chúng tôi cũng giải thích cho các bé khác hiểu và chia sẻ với bạn, không khó chịu khi bạn đến gần “Bạn rất yêu quý các con nhưng bạn ấy hay quên, nếu bạn nhỡ tay có làm các đau thì các con nhắc bạn là: bạn phải yêu bạn” để bạn không trêu các con nữa nhé!. Nếu cô thấy bạn này đẩy bạn khác, thì cô bảo với bạn bị đẩy nói một cách cương quyết, nhưng ôn tồn với bạn mình những gì bé không thích. Ví dụ: “Mình không thích khi bạn xô đẩy mình như vậy. Cánh tay là để ôm nhau, không phải để đẩy nhau”. Sau một thời gian kiên trì cùng với sự chia sẻ của các bé trong lớp chúng tôi đã giúp bé hòa nhập vui chơi chan hòa, biết chia sẻ quan tâm tới các bạn.
       Ngoài ra tôi còn nhận thấy ở lớp mình có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường là cảm thấy yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi “Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của bé” ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho bé khi trưởng thành.
          Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa nhà trường và gia đình, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh.
          Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con.
       Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua trao đổi trực tiếp, điện thoại, zalo, facebook) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản mà yêu cầu như lệ thường mà là buổi chia sẻ kinh nghiêmh nuôi dạy trẻ thật sự, phụ huynh được tiếp đón trong một không gian thân mật, ấm cúng và trang trọng. Phụ huynh là những người đầu tiên chia sẻ những mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, còn chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu “dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ” phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý báu. Sau thành công của buổi họp, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là sự quan tâm chia sẻ thật sự với lớp, với giáo viên. 
Để phụ huynh có thể phối hợp tốt với chúng tôi trong việc giáo dục trẻ tôi đã sưu tầm rất nhiều tư liệu quý và dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ để phụ huynh tham khảo
Ngoài ra lớp tôi cũng thành lập “ý kiến cá nhân” ở ngoài hành lang trước cửa lớp để phụ huynh góp ý với giáo viên những vấn đề nhạy cảm không tiện trao đổi trực tiếp, khi có ý kiến góp ý tôi đều trao đổi thảo luận nhóm cùng đồng nghiệp tìm ra những phương pháp giải quyết tối ưu, nếu là thư góp ý phê bình thì chúng tôi sẽ gặp trực tiếp phụ huynh và tiếp thu ý kiến một cách cầu thị và lập tức sửa sai.
Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt dẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường.
IV. Kết quả đạt được
Sau một năm dạy trẻ biết “quan tâm chia sẻ” tôi thấy các cháu của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết với nhau hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa,trẻ đã biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh hơn, biết hợp tác chia sẻ những ý muốn, nhu cầu của mình và lắng nghe ý kiến nhu cầu cá nhân của người khác  không những thế các bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người bé yêuthương. 
       Sau khi khảo sát các tiêu chí đánh giá trẻ mẫu giáo biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè đã đạt hiệu quả:
CÁC TIÊU CHÍ
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
Chia sẻ với người thân
29
97%
1
3%
Chia sẻ với bạn bè
30
100 %
0
0%
Kỹ năng xử lý tình huống
28
94%
2
6%
PHẦN III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
1.  Kết luận  
Qua SKKN “Một số kỹ biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ  cho trẻ Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường mầm non”, tôi đã thiết kế rất nhiều các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân và tham khảo thêm từ đồng nghiệp và các nguồn tư liệu khác nhau.
Việc dạy bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè giống như ta chắt lọc nguồn nước tinh khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới nhú – những em bé với tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải tận tâm tận lực:
- Không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ noi theo học tập.
- Tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng chia sẻ. Lớp học thật sự là một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biêt sẻ chia cùng trẻ.
- Muốn trẻ nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo phải dành nhiều thời gian dạy trẻ biết “quan tâm chia sẻ”, sử dụng nhiều hình thức khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan, lễ hội với các hình thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tích cực kỹ năng quan tâm chia sẻ tới người thân, bạn bè.
- Quan tâm tới trẻ cá biệt. Định hướng giáo dục trẻ, hạn chế những khuyết điểm khơi dạy những mặt tích cực, giúp trẻ hòa đồng và biết quan tâm chia sẻ.
- Xây dựng một số giáo án để củng cố hiểu biết, kỹ năng cho trẻ.
- Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu chung.
2. Khuyến nghị:
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công khi dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ. Những kinh nghiệm này rất dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi còn tích lũy thêm được nhiều kỹ năng mới, nhận được nhiều niềm vui và tình cảm yêu quý tn tưởng từ phía phụ huynh, học sinh, chị em đồng nghiệp. Sáng kiến này bước đầu đã được phổ biến ở một sô lớp mẫu giáo trong trường.
Tuy nhiên, để những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa tôi mong muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy kỹ năng sống cho trẻ và rất mong các đồng chí trên phòng giáo dục cũng như là ban giám hiệu nhà trường nghiên cứu, bổ sung cho chúng tôi nhiều nguồn tư liệu quý để tham khảo.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị 
Đa Tốn,ngày tháng năm 2020 
Người viết:
Nguyễn Thị Thuý Hà 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_ky_bien_phap_ren_ky_nang_song_biet_quan_tam_chia.docx
Sáng Kiến Liên Quan