SKKN Một số kinh nghiệm đưa âm nhạc dân gian Việt Nam gần gũi hơn với trẻ

Đối với trẻ mầm non, âm nhạc dân gian là những lời hát ru của bà, của mẹ, những câu hát mộc mạc, gần gũi như dòng sữa ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của trẻ. Tình yêu gia đình, quê hương cũng lớn lên từ tiếng hát, lời ru đó. Để nuôi dưỡng cho các bé có tâm hồn dân tộc, giáo dục nghệ thuật cổ truyền đóng vai trò hết sức quan trọng. Những cái hay, cái đẹp, những nét đặc sắc của dân tộc từ đời này qua đời khác đã theo các làn điệu dân ca tác động đến nhiều thế hệ. Những làn điệu dân ca, những sáng tác mang sắc thái dân tộc phải được đến sớm với tuổi thơ, lứa tuổi hồn nhiên trong sáng.

Trong Chương trình giáo dục mầm non, chủ yếu trẻ tiếp xúc với dân ca qua hình thức nghe cô hát chứ trẻ chưa thật sự được hoạt động nhiều với các khúc đồng dao, ca dao, dân ca Tuổi thơ của những thầy cô giáo chúng ta đã trải qua đầy êm đềm bên những đêm trăng, những đồng ruộng, cùng nhau đọc vè, đọc đồng dao, hát dân ca còn trẻ của ngày nay dường như chỉ thu hẹp trong thế giới riêng với những trò chơi hiện đại, gắn bó với thế giới ảo trên máy tính.

Ngay từ đầu năm học, tôi đã lồng ghép một số bài dân ca vào các bài học, trò chơi. Tôi nhận thấy rằng trẻ đặc biệt hứng thú với những bài hát dân ca. Trẻ hát say mê và thuộc rất nhanh các bài hát đó. Và khi tôi cho biểu diễn múa minh họa trẻ càng say mê và thích thú hơn, trẻ biểu diễn như những diễn viên chuyên nghiệp.

 

doc16 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 4549 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm đưa âm nhạc dân gian Việt Nam gần gũi hơn với trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
múa dân gian thú vị, đặc sắc, phù hợp với trẻ.
2.2. Khó khăn:
- Trẻ chưa có hiểu biết về âm nhạc dân gian Việt Nam.
- Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể.
- Một số trẻ rất hiếu động, nghịch và chưa tập trung chú ý.
- Hầu hết các bậc phụ huynh là bố, mẹ còn ít tuổi nên họ thường quá bận rộn với công việc của mình, thời gian dành cho trẻ ít vì vậy trẻ hay tiếp xúc với điện thoại, máy tính và ít khi được cảm thụ âm nhạc, các làn điệu dân ca.
- Một số phụ huynh nôn nóng trong việc học văn hóa của con em mình nên không thích cho con tham gia hoạt động văn nghệ ở lớp, ở trường.
2.3. Kết quả khảo sát đầu năm 
Lớp có 43 trẻ. Số trẻ nam: 27 trẻ, chiếm 62%. Số trẻ nữ: 16 trẻ, chiếm 38%. 
TT
Khả năng
Số trẻ KS
Mức độ đạt được
Đạt
Chưa đạt
1
Trẻ hiểu biết về âm nhạc truyền thống.
43
27%
73%
2
Khả năng cảm thụ âm nhạc.
43
76%
24%
3
Kỹ năng múa, hát.
43
58%
42%
4
Yêu thích bài hát, điệu múa dân gian. 
43
86%
14%
Dựa trên những số liệu điều tra trên, để thực hiện tốt đề tài này tôi áp dụng một số biện pháp sau:
3. Các biện pháp tiến hành:
3.1. Lựa chọn, sưu tầm bài hát, âm nhạc dân gian phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ, phù hợp với các chủ đề:
Kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải giai điệu, bài hát nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. 
Chúng ta biết rằng, so với người lớn, thanh quản của trẻ mẫu giáo chỉ bằng một nửa, các dây thanh âm dài bằng một phần ba, lưỡi hình thành chưa hoàn chỉnh. Trẻ chưa điều khiển được hệ cơ thanh quản và hệ hộ hấp của mình, lượng hơi cũng ngắn hơn so với yêu cầu của các làn điệu dân ca. Vì vậy, cô giáo phải chọn lựa bài hát phù hợp với trẻ, khi trẻ hát được trẻ sẽ càng thích thú hơn.
VD: Bài “ Gà gáy” – dân ca Cống( Lai Châu) có cấu trúc đơn giản, phách - nhịp rõ ràng, cấu tạo chủ yếu bằng các nốt móc đơn, đen, trắng, ít chỗ luyến, láy, có ít nốt hoa mỹ, có nhiều nhịp nghỉ.
Vì tính chất vùng miền, tôi ưu tiên các làn điệu dân ca Đồng bằng Bắc Bộ: Cây trúc xinh, Inh lả ơi, cỏ lả, trống cơm... Và sau đó lựa chọn các bài dân ca ở vùng miền khác để hát cho trẻ nghe.
Việc chọn lọc các bài dân ca cũng phải phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện nay. VD: 
Chủ đề nghề nghiệp: Tập tầm vông, Rềnh rềnh ràng ràng, Đi cấy, Ngày mùa vui...
Chủ đề động vật: Lý chim sáo, Lý con khỉ, Câu ếch, Gà gáy le te, Lý con sáo gò công....
Chủ đề thực vật: Bầu và bí, Lý cây bông, Lý cây xanh, Úp lá khoai, Hoa trong vườn.,...
Chủ đề gia đình: Cái bống, Bà còng đi chợ, Ru em., Lý chiều chiều...
Chủ đề quê hương: Màu xanh quê hương, Quê hương tươi đẹp...
3.2, Biện pháp tạo môi trường học tập – đồ dùng, dụng cụ:
	Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình. Trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc. Tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ.
	Bên cạnh các nhạc cụ hiện đại như đàn organ, đàn ghita..., tôi cho trẻ làm quen với nhạc cụ dân tộc. Trẻ vừa cảm thấy mới lạ, vừa có thêm hiểu biết về văn hóa âm nhạc của dân tộc. (minh họa ảnh 1,2)
 Đó là một số nhạc cụ được sáng tạo mang nét đặc trưng của mỗi dân tộc. Mỗi loại nhạc cụ sẽ phát ra âm thanh khác nhau. Trẻ được tiếp xúc với các nhạc cụ, nghe âm thanh sẽ giúp trẻ rèn kỹ năng nghe, phân biệt âm thanh.
	Trang phục cũng góp phần không nhỏ giúp trẻ gần gũi hơn với các làn điệu dân ca. Mỗi dân tộc sẽ có bộ trang phục khác nhau. Khi tham gia biểu diễn bài “ Xòe hoa”, tôi sẽ cũng trẻ diện những bộ trang phục truyền thống của người Thái trang trí nhiều họa tiết hoa văn với hàng khuy bạc lấp lánh. Hay vận động múa bài “ Ru em” dân tộc Xê-đăng, tôi cho trẻ mặc những bộ trang phục làm từ thổ cẩm với nhiều hoa văn trang trí xung quanh. “ Trống cơm” thì diện áo yếm váy đụp... trẻ sẽ được hóa thân vào những nhân vật trong các bài dân ca. Điều đó giúp trẻ khắc sâu những hình tượng về con người của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam, để qua đó trẻ thêm yêu dân ca, thích hát múa dân ca.
3.3, Biện pháp tổ chức trên tiết học:
	Để dạy được một tiết hát – múa dân ca hiệu quả, trước tiên giáo viên phải nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non: phương pháp trực quan thính giác, phương pháp đàm thoại, phương pháp thực hành nghệ thuật, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
Từ những luận điểm chủ yếu của Mac-Lenin về nhận thức cho thấy: Trẻ nhận thức thế giới xung quanh qua âm nhạc có hình ảnh và cảm xúc. Vì vậy, khi dạy trẻ một bài dân ca của dân tộc nào đó, tôi sẽ dùng bản đồ để giới thiệu vị trí địa lí, dùng tranh ảnh để giới thiệu về sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt cộng đồng, về phong cảnh vùng miền đó. Cần giới thiệu về xuất xứ và nét đặc trưng của bài dân ca. 
VD: “ Xòe hoa”- dân ca Thái.
Tôi cho trẻ xem bản đồ và giới thiệu cho trẻ, dân tộc Thái chủ yếu ở Tây Bắc Việt Nam, họ ở nhà sàn, tự dệt vải may trang phục, múa sạp là một vũ điệu dân gian truyền thống. (ảnh minh họa 3,4,5) 
Từ đó giúp trẻ có thêm hiểu biết về nơi sinh ra bài dân ca, cách họ sử dụng bài dân ca trong cuộc sống.
Tiếp đó, tôi giới thiệu tên bài hát và hát cho trẻ nghe. Ở tuổi này, trẻ thích nghe và chăm chú nghe cô giáo hát dân ca. Như vậy là đã có sự phát triển về trí nhớ các giai điệu bài hát. Vai trò của giáo viên rất quan trọng, khi cô hát cho trẻ nghe, cô cần phải hát đúng chất giọng, ca từ, diễn cảm đúng nội dung bài hát. Có như thế mới truyền tải được hết tác dụng của dân ca đối với sự phát triển của trẻ. Cô phải thể hiện được giai điệu nhịp nhàng, vui tươi trong bài “ Xòe hoa” dân ca Thái hay thể hiện tình cảm gia đình trong “ Bèo dạt mây trôi” dân ca Bắc bộ.
Để hát được một bài hát, trước tiện cần luyện giọng cho trẻ. Với các bài hát thiếu nhi hiện nay, tôi thường sử dụng gam trưởng hoặc gam thứ của âm nhạc phương Tây cho học sinh khởi động giọng, ví dụ:
Mỗi bài dân ca của Việt Nam có màu sắc riêng, và thường viết bằng thang âm ngũ cung, như Pha Son La Đô Rê (Quê hương tươi đẹp), Đô Rê Mi Son La (Lí cây xanh), vì thế việc sử dụng gam trưởng, thứ của phương Tây để luyện giọng là không phù hợp. Tôi thường sử dụng chính thang âm của từng bài làm mẫu âm khởi động. Thậm chí có bài tôi đã dùng giai điệu của bài hát làm mẫu để học sinh khởi động giọng, ví dụ bài Chim sáo tôi đã sử dụng câu hát cuối là mẫu âm:
Khi dạy trẻ hát, việc chia các câu hát trong bài dân ca phải hết sức linh hoạt, có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì bài dân ca Việt Nam thường được xây dựng từ thơ lục bát, lời ca đệm thêm bằng những hư từ nên cấu trúc không cân đối. Ví dụ bài “Xoè hoa” được chia thành 4 câu hát với độ dài ngắn không đều nhau:
Bùng bong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang.
Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng.
Nghe tiếng khèn tiếng sáo vang lừng.
Tay nắm tay ta cùng xoè hoa.
Hoặc bài “Cò lả” cũng được chia thành 4 câu hát dài ngắn khác nhau.
Con cò cò bay lả lả bay la,
Bay từ từ cửa phủ, bay ra ra cánh đồng.
Tình tính tang tang tính tình ơi bạn rằng ơi bạn ơi,
Rằng có biết biết hay chăng, rằng có nhớ nhớ hay chăng.
Đến những chỗ khó, tiếng luyến láy, ngân nghỉ, cũng như thể hiện được sắc thái của bài dân ca tôi sẽ hát tăng cường hát mẫu để giúp trẻ hát đúng. 
Tôi giải thích cho trẻ hiểu về những từ khó trong bài dân ca, ví dụ: Xoè hoa là múa hoa, Lí cây xanh là khúc hát ngắn về cây xanh, Bắc kim thang là lời bài đồng dao (bản thân từ này không có nghĩa gì), dĩa bánh bò (trong bài Lí dĩa bánh bò) nghĩa là đĩa bánh bò, chẻ tre đan xịa (trong bài Hò ba lí) nghĩa là chẻ tre để đan cái nong, nia, Cò lả diễn tả cánh cò bay chập chờn (con cò cũng là hình tượng người nông dân Việt Nam). Từ đó sẽ giúp cho vốn từ của trẻ được tăng lên rõ ràng, trẻ biết thêm các từ của vùng miền khác nhau, trẻ sẽ dễ dàng làm quen với văn học và chữ viết.
Khi trẻ đã hát được một bài dân ca, tôi cho trẻ hát giao lưu với nhau, hát theo cá nhân, nhóm, hát đối đáp... 
Tôi còn dạy trẻ vận động theo bài dân ca để tạo hứng thú cho trẻ hơn. Lựa chọn các động tác múa dân gian cơ bản, đạo cụ múa áp dụng vào bài hát. Nhờ sự minh họa những giai điệu này giúp cho bàn tay, tay, chân, lưng, đầu, vai và toàn thân của trẻ chuyển động càng chính xác và nhịp nhàng hơn. VD: Bài “Trống cơm” sử dụng động tác mõ mời, mõ chấm chân... “ Xòe hoa” thì cầm khăn nhảy sạp, “ Bắc kim thang” thì sử dụng trống, mõ, phách... 	
3.4, Biện pháp tích hợp các môn học khác:
Hoạt động học:
Với các môn học khác, việc lồng ghép các làn điệu dân ca sẽ giúp trẻ hứng thú hơn. Tôi sẽ chọn những bài hát dân ca phù hợp với nội dung bài dạy.
Ví dụ: 
+ Trong tiết làm quen văn học: 
Kể “Quả bầu tiên”, tôi có thể dẫn dắt bằng cách cho trẻ hát dân ca “Bầu và bí”. Tôi hướng trẻ đến tình đoàn kết dân tộc thương yêu đồng loại, tình cảm thương yêu với loài vật xung quanh, giáo dục trẻ nhân cách tốt đẹp, khi biết yêu thương giúp đỡ người khác.
Khi cho trẻ đóng vai các nhân vật trong câu chuyện “ Khỉ con biết vâng lời”, trẻ có thể hát một đoạn trong làn điệu dân ca “ Lý con khỉ”. Với giai điệu vui tươi, bài dân ca sẽ làm cho vai diễn sống động, vui vẻ hơn.
+ Trong làm quen với toán: Tôi cho trẻ hát “Lý cây bông” trẻ sẽ đếm số lượng, màu sắc cho các loại hoa trong bài dân ca. “Rềnh rềnh ràng ràng” để tính xem số chân của một bạn hay nhiều bạn...
+ Trong làm quen MTXQ: 
Ở chủ đề gia đình, tôi có thể gợi mở bằng cách hát ru: Ru em (Dân ca Xê Đăng) hoặc Ru con (Dân ca Nam bộ) nói cho trẻ biết về tình cảm thiết tha của người mẹ, người chị qua lời ru ngọt ngào của các bài dân ca đó.
Những bài dân ca: Quê hương tươi đẹp, Màu xanh quê hương... sẽ được sử dụng khi tìm hiểu về quê hương, đất nước.
Khi tìm hiểu về mưa, tôi cho trẻ hát “ Mưa rơi” hay tìm hiểu về những con vật sống trong gia đình thì có bài dân ca “ gà gáy”...
Hoạt động khác:
+ Trong giờ tập thể dục buổi sáng, tôi có thể mở cho trẻ nghe “Gà gáy le te”
(Dân ca Cống Khao) tạo cho trẻ không khí của một ngày mới sinh động. 
+ Sử dụng trong hoạt động góc: 
Góc âm nhạc tôi cho trẻ múa, hát các làn điệu dân ca theo chủ đề, sử dụng các nhạc cụ dân tộc, trẻ có thể vừa nghe nhạc vừa tự làm, trang trí các nhạc cụ dân tộc theo ý thích của mình. (minh họa ảnh 6, 7)
Trẻ hóa thân là người bà đi chợ, vừa đi vừa hát “ Bà còng đi chợ” ở góc nấu ăn.
Ở góc tạo hình, tôi cho trẻ tô màu theo các màu hoa trong bài “ Lý cây bông”...
+ Hoạt động ngoài trời: Tôi tổ chức trẻ chơi trò chơi dân gian tập tầm vông, qua đó cô giới thiệu trẻ bài dân ca “Tập tầm vông”... 
3.5, Biện pháp dạy trẻ trong giờ học, mọi lúc mọi nơi: 
Trong giờ đón, trả trẻ, thay vì cho trẻ chơi những đồ chơi vô chi vô giác, tôi sẽ cho trẻ chơi những trò chơi ngắn mang tính dân gian, kết hợp với các làn điệu dân ca như: Tập tầm vông, Rềnh rềnh ràng ràng, Chi chi chành chành...
Ngoài giờ học trên lớp, mỗi cuối tuần tôi sẽ tổ chức giao lưu văn nghệ giưa các bạn trong lớp. Hay giao lưu văn nghệ với các bạn lớp khác, hoạt động giao lưu góp phần rèn luyện cho trẻ tính mạnh rạn tự tin, phần nào đó phát huy được kỹ năng biểu diễn, yêu thích các hoạt động văn hóa văn nghệ, có được niềm vui niềm hạnh phúc trong các hoạt động mà các con được tham gia. 	
 	Tham gia giao lưu văn nghệ hội làng, các chương trình văn nghệ nhà trường và xã hôi tổ chức,các con sẽ thấy thích thú khi được đứng trên sân khấu, được người nhà, bạn bè cổ vũ. Tôi sẽ ưu tiên lưa chon những bài hát, bài múa dân gian có tính nghệ thuật cao hơn: Úp lá khoai, vũ khúc đồng dao, bèo dạt mây trôi, inh lả ơi, hoa thơm bướm lượn, đi cấy... 
Hơn thế nữa từ những nội dung, hình ảnh đẹp về việc giao lưu văn nghệ các con có được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng từ đó các con có điều kiện tốt hơn về mọi mặt.
3.6, Biện pháp kết hợp với gia đình:
	Tôi truyên truyền cho phụ huynh về giáo dục, bảo tồn nét đệp truyền thống của dân tộc qua các bài dân ca, cùng tôi sưu tầm, tìm hiểu các lần điệu dân ca. Từ đó, phụ huynh có thể phối hợp giúp cô giáo dạy hát dân ca cho trẻ ở nhà hoặc hát cho trẻ nghe vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Trẻ cũng có thể hát ru cho em bé ngủ.
Phụ huynh có thể cho trẻ nghe bài hát, bài múa trên điện thoại, ipad, tivi thay bằng cho trẻ xem hoạt hình, chơi điện tử. Đến lớp cô sẽ tiếp tục dạy trẻ múa hát để biểu diễn.
Khi nhà trường tổ chức hay tham gia một chương trình văn nghệ, tôi sẽ nhờ phụ huynh cũng chuẩn bị trang phục, dạo cụ cho trẻ. Đây cũng là dịp phụ huynh cùng nhà trường thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến cho trẻ sự hồn nhiên của tuổi thơ, trong sáng đầy tiếng cười.
III. KẾT QUẢ SÁNG KIẾN: 
Trong năm học 2019 - 2020 là năm thực hiện chuyên đề “Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức  hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển Thẩm mỹ”, từ những sáng kiến trên, tôi đã xây dựng và lên tiết âm nhạc thành công. Với chủ đề: Quê hương – Đất nước – Con người, tôi dạy trẻ múa các động tác Tây Nguyên áp dụng vào bài hát. Trẻ được tìm hiểu về phong tục, tập quán của người dân Tây Nguyên, được thưởng thức âm thanh thánh thót, vang vọng núi rừng qua màn độc tấu đàn T’Rưng. Trẻ thật hào hứng và thích thú khi tham gia các hoạt động (minh họa ảnh 9,10)
	Tiết dạy âm nhạc của tôi được nhà trường đánh giá là 1 trong những tiết dạy sáng tạo, được chia sẻ chuyên môn với các đồng nghiệp trong trường. Tại buổi giao lưu, trong không khí chân tình, thân mật, hợp tác, giúp nhau cùng phát triển, các giáo viên đã rút kinh nghiệm sau tiết dự giờ. Giáo viên đã tham gia góp ý, trao đổi, thảo luận theo hướng tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Qua thảo luận, các giáo viên đã thống nhất một số vấn đề còn vướng mắc, khó khăn trong giảng dạy như: xây dựng nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng trẻ, sử dụng linh hoạt phương pháp, hình thức tổ chức giờ học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy.. Đó thực sự là những trao đổi, góp ý rất bổ ích về chuyên môn cho cán bộ, giáo viên tham gia buổi giao lưu. Buổi sinh hoạt chuyên môn diễn ra trong một thời gian không dài nhưng đã tạo ra những hiệu quả mạnh mẽ và rõ nét với sự lan tỏa sâu rộng.
1. Đối với giáo viên:
- Tất cả giáo viên trong trường nói chung và bản thân tôi nói riêng đều nhận thức được về tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt động này.
	- Hoạt động âm nhạc bây giờ là một niềm say mê sáng tạo của giáo viên, thể hiện trí tuệ, năng lực của mình qua một tiết dạy sinh động, hấp dẫn trẻ. 
	Qua những năm giảng dạy trẻ lúc mới bước vào giảng dạy phương pháp tôi chưa linh hoạt sáng tạo nên kết quả của tiết học chưa cao. Từ khi sử dụng các biện pháp trên nên nghệ thuật lên lớp của tôi đã có một cách sáng tạo, linh hoạt, bản thân không ngừng phấn đấu học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, qua các phương tiện thông tin đại chúng .... bên cạnh những thành tích trên tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn để phát huy và đạt được kết quả cao hơn nữa trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. 
2. Đối với trẻ:
	- 100% trẻ được tìm hiểu về âm nhạc dân gian Việt Nam.
	- Trẻ dần hoạt bát và nhanh nhẹn hơn so với đầu năm. Trẻ nhận biết được đất nước Việt Nam có rất nhiều vùng miền, nhiều dân tộc, phong tục.
	- Qua việc thực hiện các biện pháp mới sáng tạo trong việc dạy môn "Âm nhạc" tôi đã thu được kết quả sau:
	* Kết quả của trẻ theo đánh giá của lớp: 
TT
Khả năng
Số trẻ KS
Mức độ đạt được
Đạt
Chưa đạt
1
Trẻ hiểu biết về âm nhạc truyền thống.
43
91%
9%
2
Khả năng cảm thụ âm nhạc.
43
94%
6%
3
Kỹ năng múa, hát.
43
89%
11%
4
Yêu thích bài hát, điệu múa dân gian.
43
94%
6%
Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy số trẻ có vốn hiểu biết ban đầu về âm nhạc dân gian Việt Nam tăng lên đang kể. Từ bước hiểu biết trẻ sẽ thấy thích thú và ham tìm tòi, nghiên cứu về văn hóa dân tộc. Vì vậy có thể kết luận rằng với những biện pháp thông thường dập khuôn, máy móc như thực trạng hiện nay thì chất lượng thu được trên trẻ rất thấp. Nếu chúng ta biết vận dụng sáng tạo linh hoạt các biện pháp như tôi đã làm ở trên thì hiệu quả của việc giúp trẻ gần gũi hơn với âm nhạc dân tộc sẽ được nâng lên rõ rệt.
3.Đối với phụ huynh:
Phụ huynh có thêm thời gian để chơi với con hơn cả ở trường với ở nhà. Phụ huynh và nhà trường hiểu nhau hơn, chia sẻ, cảm thông với nhau.
Chắc hẳn phụ huynh rất thích thú khi được ngắm con mình biểu diễn trên sân khấu, được nghe mọi người khen ngợi con, được cùng con ôn lại tuổi thơ. 
III. KẾT LUẬN
Từ những thực tế trên, cũng như các kết quả đạt được từ việc đưa âm nhạc dân gian gần gũi hơn với trẻ, trước hết tôi phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho một tiết học của cô và trẻ, các đồ dùng đó có màu sắc, hình dáng đẹp, an toàn để kích thích tính tò mò của trẻ, những đồ dùng đó phải có sức hấp dẫn, biết lựa chọn trò chơi câu đố, bài hát, phù hợp với nội dung bài dạy và chủ điểm luôn tạo tình huống bất ngờ, thú vị.
	- Bám vào nội dung yêu cầu dạy đúng trọng tâm của bài dạy tích hợp các môn học khác vào tiết dạy một cách hợp lý nhằm đem lại kết quả cao, ngôn ngữ diễn đạt của cô ngắn gọn, cụ thể, cô làm mẫu chính xác, rõ ràng, lời giới thiệu bài, bước chuyển tiếp linh hoạt gây được sự chú ý của trẻ và đặc biệt cô giáo phải nắm vững yêu cầu phương pháp bộ môn.
	- Cần quan tâm gần gũi trẻ, khuyến khích để trẻ chủ động phát huy tính độc lập trong bộ môn và tập luyện bồi dưỡng thêm cho trẻ.
	- Cho trẻ ôn luyện bài hát, bài múa ở mọi nơi.
	- Cần làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ cơ sở vật chất. 
	- Tạo môi trường cho trẻ làm quen với âm nhạc.
	- Để giúp trẻ nâng cao kỹ năng nghe nhạc và múa hát, trước hết giáo viên phải có trình độ, năng lực, luôn đầu tư học hỏi kinh nghiệm, không ngừng phát huy tính sáng tạo, tính linh hoạt trong giờ dạy. 
	- Thường xuyên rèn luyện các thói quen nề nếp nói chung và nề nếp học tập nói riêng cho trẻ.
	- Giáo viên biết sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo, tích hợp các môn học khác một cách hợp lý. Giới thiệu vào bài một cách tự nhiên, sinh động, thu hút được sự chú ý của trẻ; các bước chuyển tiếp nhẹ nhàng, liên kết, linh hoạt, có óc sáng tạo. Thường xuyên thay đổi các hình thức và sử dụng các thủ thuật lên lớp, giúp trẻ hứng thú và hoạt động một cách tích cực.. Các loại hình hoạt động của bộ môn âm nhạc thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi. 
	- Giáo viên phải luôn nghiên cứu tài liệu, chuyên đề, tập san có liên quan đến âm nhạc và tham khảo học hỏi bạn bè, đồng nghiệp. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do nhà trường và PGD tổ chức.
	- Thường xuyên bổ sung và thay đổi đồ dùng dạy học một cách sáng tạo.
	- Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích cực các môn học một cách khoa học, nhẹ nhàng, thoải mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức cho trẻ.
	- Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức.
	- Biết kết hợp hoạt động trong tiết học và ngoài tiết học một cách phù hợp và khoa học nhằm phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của trẻ, cung cấp kiến thức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
	Trên đây là một số kinh nghiệm dạy bộ môn Âm nhạc mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt . Với khuôn khổ một bài viết nhỏ, vấn đề chỉ dừng lại ở một phạm vi hạn chế, chưa thể bao quát hết được tất cả. Đồng thời trong quá trình viết vẫn còn những thiếu sót nhất định, tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo giúp tôi ngày càng có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay trong giảng dạy bộ môn yêu thích.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Người viết
Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
Ảnh 1: Đàn T’rưng, đàn đá (dân tộc Tây Nguyên)	 Khèn ( dân tộc H’Mông)
Ảnh 2: Đàn bầu, đàn nhị, sáo trúc ( dân tộc Kinh)
Ảnh 3: Điệu múa xòe hoa
Ảnh 4: Nhà sàn
Ảnh 5: Các cô gái thái dệt vải tự may áo
Ảnh 6: Đồ dùng tự tạo góc âm nhạc
Ảnh 7: Trẻ chơi với các dụng cụ tại góc âm nhạc
Ảnh 9: Trẻ mặc trang phục Tây Nguyên biểu diễn bài “Múa với bạn Tây Nguyên”
Ảnh 10: Xem giáo viên biểu diễn đàn T’rưng

File đính kèm:

  • docgdmg_ng-thi-tuyet-hanh_mnhtt_11082020.doc
Sáng Kiến Liên Quan