SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong trường mầm non

 Trong thời đại hiện nay, với công nghệ tiến tiến cộng với sự bận rộn của bố mẹ, sau khi trẻ ở trường về là trẻ thụ động ngồi xem tivi, ipad.những chương trình bổ ích có nhiều nhưng bên cạnh đó cũng có những chương trình chỉ mang tính chất giải trí. Việc xem quá nhiều làm cho khả năng tiếp thu của trẻ bị kém đi, trẻ ít muốn giao tiếp và các kĩ năng phòng vệ, tự bảo vệ mình cũng vì đó mà suy kém

Từ lâu giáo dục kĩ năng tự vệ cho trẻ là cuốn hút sự quan tâm của các nhà giáo dục và các bậc phu huynh, sự quan tâm trên không chỉ ngẫu nhiên khi ngày nay có quá nhiều nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ mà không phải lúc nào cũng có người lớn bên cạnh để giúp trẻ trong đó việc phòng chống hỏa hoạn là vô cùng bức thiết vì hiện này có ngày càng nhiều các vụ hỏa hoạn xảy ra ở khắp nơi

Việc dạy trẻ một số kĩ năng phòng chống hỏa hoạn có thể được tích hợp phù hợp vào trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển thẩm mỹ, giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Đảm bảo từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động gần gũi không xa lạ, gắn với thực trạng tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo tự nhiên nhẹ nhàng. Các hoạt động giáo dục có thể được tiến hành trên các giờ hoạt động học có chủ định và mọi lúc, mọi nơi, tổ chức theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp, trong lớp hoặc ngoài sân trường.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 05/12/2023 | Lượt xem: 2224 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm tòi, vận dụng các biện pháp, kinh nghiệm lồng ghép có thể ứng dụng vào tất cả các chủ đề, các hoạt động trong ngày một cách cụ thể để giáo dục kĩ năng phòng ngừa, ứng phó với hỏa hoạn cho trẻ 5-6 tuổi lớp sao cho đảm bảo tính khoa học, hợp lý, đạt hiệu quả và quan trong nhất là trẻ hứng thú để tiếp thu. Tôi xác định rõ những việc cần làm đối với trẻ, phụ huynh, để đẩy mạnh công tác giáo dục kĩ năng ứng phó, phòng ngừa hỏa hoạn cho trẻ trong lớp tôi để từ đó có thể nhân rộng ra tất cả các lớp, các khối khác. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong trường mầm non”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 	Trong thời đại hiện nay, với công nghệ tiến tiến cộng với sự bận rộn của bố mẹ, sau khi trẻ ở trường về là trẻ thụ động ngồi xem tivi, ipad....những chương trình bổ ích có nhiều nhưng bên cạnh đó cũng có những chương trình chỉ mang tính chất giải trí. Việc xem quá nhiều làm cho khả năng tiếp thu của trẻ bị kém đi, trẻ ít muốn giao tiếp và các kĩ năng phòng vệ, tự bảo vệ mình cũng vì đó mà suy kém
Từ lâu giáo dục kĩ năng tự vệ cho trẻ là cuốn hút sự quan tâm của các nhà giáo dục và các bậc phu huynh, sự quan tâm trên không chỉ ngẫu nhiên khi ngày nay có quá nhiều nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ mà không phải lúc nào cũng có người lớn bên cạnh để giúp trẻ trong đó việc phòng chống hỏa hoạn là vô cùng bức thiết vì hiện này có ngày càng nhiều các vụ hỏa hoạn xảy ra ở khắp nơi
Việc dạy trẻ một số kĩ năng phòng chống hỏa hoạn có thể được tích hợp phù hợp vào trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển thẩm mỹ, giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Đảm bảo từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động gần gũi không xa lạ, gắn với thực trạng tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo tự nhiên nhẹ nhàng. Các hoạt động giáo dục có thể được tiến hành trên các giờ hoạt động học có chủ định và mọi lúc, mọi nơi, tổ chức theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp, trong lớp hoặc ngoài sân trường. 
 Để chuyển tải nội dung cung cấp kiến thức nhận biết dấu hiệu hỏa hoạn đến trẻ một cách hiệu quả, tôi đã sử dụng các phương pháp linh hoạt nhẹ nhàng đan xen nhau tổ chức thông qua các hoạt động nhằm mục đích giúp cho trẻ biết hỏa hoạn là những đám cháy lớn, thường gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
a. Đặc điểm chung:
Năm học 2018 – 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn A1. Lớp có 2 cô, 2/2 cô đạt trình độ trên chuẩn. Lớp có 34 trẻ trong số đó có nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên dẫn đến tính ích kỉ, ỷ lại và một số trẻ lại nhút nhát quá không dám tham gia vào các hoạt động của trường lớp đề ra.
Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:
b. Thuận lợi:
 - Ban Giám hiệu cùng Ban chấp hành công Đoàn trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được học hỏi , tập huấn các buổi phòng cháy chữa cháy do ngành tổ chức, học hỏi trên trên báo, đài, tài liệu, trên mạng,về phòng cháy chữa cháy, cách sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ, phối hợp với lực lượng địa phương trong bảo vệ tài sản khi có xảy ra cháy nổ biết cách sơ tán học sinh khi có hỏa hoạn xảy ra.
 - Tất cả giáo viên, nhân viên đều nêu cao ý thức trong việc phòng chống cháy nổ, tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy, làm đúng trách nhiệm theo sự phân công và chỉ đạo của Ban giám hiệu trường khi có sự cố xảy ra.
 - Nhà trường trang bị có hệ thống báo cháy, mỗi tầng có hai hệ thống chữa cháy gồm vòi phun nước và bình cứu hỏa 
c. Khó khăn:
 - Trường mới thành lập chưa có hệ thống phòng cháy chữa cháy theo đúng chuẩn.
 - 	Giáo viên chưa mạnh dạn lên tiết dạy trẻ kĩ năng ứng phó khi có hỏa hoạn 
 - Một số phụ huynh chưa nắm bắt kỹ năng ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra.
 - Số trẻ trên lớp hầu hết trẻ chưa có vốn kinh nghiệm, chưa hiểu biết, chưa có các kỹ năng ứng phó về hỏa hoạn hoặc nếu biết thì vốn kiến thức rất sơ sài
3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
a. Biện pháp 1: Khảo sát đánh giá khả năng hiểu biết của trẻ để từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể
 - Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu trên, trình độ tiếp thu không đồng đều, thực tế trên dẫn đến khi trẻ tham gia hoạt động sẽ rơi vào tình trạng không hứng thú, không thích hoạt động rất dễ hoảng loạn .
 - Tôi nghĩ rằng là giáo viên mầm non cần trang bị kiến thức, không ngừng học hỏi và thường xuyên tiếp xúc trò chuyện trao đổi với trẻ mọi lúc mọi nơi để tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ và tiến hành tổ chức hoạt động cho trẻ phù hợp hơn. Chính vì vậy tôi chấn chỉnh tình trạng này sau khi tiếp xúc với trẻ qua hoạt động học đầu năm. Khảo sát trên trẻ kết quả đạt như sau:
 * Kết quả khảo sát: Tổng số trẻ: 30
STT
Nội dung
Kết quả
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn
11
 22%
39
78%
- Qua khảo sát tôi nhận thấy kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn của trẻ còn nhiều hạn chế, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở, cố gắng tìm tòi, vận dụng các biện pháp, kinh nghiệm, phương pháp linh hoạt nhẹ nhàng đan xen nhau tổ chức thông qua các hoạt động vào các chủ đề và hoạt động trong ngày một cách cụ thể để giáo dục kỹ năng phòng ngừa, ứng phó phòng chống hỏa hoạn cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp sao cho đảm bảo tính khoa học, hợp lý và đạt hiệu quả.
b. Biện pháp 2: Cung cấp kiến thức nhận biết dấu hiệu của hỏa hoạn cho trẻ:
 - Được tích hợp phù hợp vào trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: Giáo dục phát triển thể chất, Giáo dục phát triển nhận thức, Giáo dục phát triển thẩm mỹ, Giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội, vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Đảm bảo từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động gần gũi không xa lạ, gắn với thực trạng tình hình thực tế của địa phương, phương pháp đảm bảo tự nhiên linh hoạt nhẹ nhàng đan xen nhau tổ chức thông qua các hoạt động nhằm giúp cho trẻ biết hỏa hoạn là những đám cháy lớn, thường gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Các hoạt động giáo dục có thể được tiến hành trên các giờ hoạt động học có chủ định và mọi lúc, mọi nơi; tổ chức theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp, trong lớp hoặc ngoài sân trường. 
* Ví dụ: Chủ đề dạy về giao thông - lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ.
 Đề tài: Thơ Xe chữa cháy.
 - Ở đề tài này cô có thể cho trẻ biết dấu hiệu hỏa hoạn: đám cháy, lửa bốc cao kèm theo khói.Trẻ biết được xe cứu hỏa dùng để chữa cháy .Cô sẽ chuẩn bị:
+ Đoạn phim về hình ảnh lửa cháy ở nhà cao tầng, xe cứu hộ đang chữa cháy.
+ Tranh minh họa thơ: xe chữa cháy.Sau đó cô sẽ tiến hành như sau:
 *Hoạt động 1: Xem phim về xe chữa cháy.
 -Tổ chức cho trẻ xem phim về hỏa hoạn xảy ra ở nhà cao tầng khu chung cư, và công tác chữa cháy của các chú cứu hỏa.
+ Các con nhìn thấy gì trong đoạn phim vừa rồi?
+ Khi có cháy xảy ra ai sẽ làm nhiệm vụ chữa cháy?
+ Phương tiện giao thông dùng để chữa cháy đó là gì?
-> Cô và các con hãy tặng cho các chú cảnh sát cứu hỏa thêm một chiếc xe chữa cháy, để các chú làm nhiệm vụ nào! 
*Hoạt động 2: Đọc thơ “ Xe chữa cháy”.
*Hoạt động 3: Chơi tô màu xe chữa cháy. 
* Kết thúc: Cả lớp cùng hát bài: Chúng tôi là lính cứu hỏa”
- Ngoài ra giáo viên trò chuyện cùng trẻ tổ chức cho trẻ xem tranh,: (Hoạt động đón, hoạt động chiều, giờ trả trẻ).
Cháy rừng
Cháy nhà chung cư
+Con nhìn thấy gì qua bức tranh này? Lửa có màu gì? 
+ Khi nào thì mình biết là có cháy? 
Qua các dấu hiệu nhận biết đám cháy, cô có thể hỏi trẻ các nguyên nhân gây ra cháy, từ đó cung cấp và củng cố thêm kiến thức cho trẻ như: 
 Cháy do mẹ quên không tắt bếp ga Cháy do chập điện
Hay cháy do đốt lá cây, đốt vàng mã, hay do trẻ nghịch bật lửa, đốt nến, cháy do bố gạt tàn thuốc lung tung,
Đốt lá cây khiến đám cháy bị lan ra Đốt vàng mã
*Từ việc cung cấp kiến thực giúp trẻ nhận biết đám cháy, các nguyên nhân gây ra cháy cô có thể trò chuyện về vốn sống của trẻ? 
+ Con đã nhìn thấy hỏa hoạn chưa? ở đâu?
+ Tác hại của cháy, hỏa hoạn đối với con người?
+ Nếu có cháy, hỏa hoạn xảy ra thì cần phải làm gì?
c. Biện pháp 3:. Dạy trẻ kỹ năng phòng chống ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra:
* Ví dụ: Trong khi trò chuyện với trẻ tôi đưa ra các tình huống giả định:
- Điều gì sẽ xảy ra khi có hỏa hoạn?
- Khi có hỏa hoạn con phải làm gì?
 - Trên cơ sở những câu trả lời của trẻ, tôi trò chuyện giải thích cho trẻ biết tác hại và nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn và từ đó cung cấp cách ứng phó đơn giản . Tổ chức cho trẻ thực hành một số tình huống như:
*Ví dụ: Hoạt động thực hành:
+ Bé làm gì khi có cháy?
Giữ bình tĩnh
Gọi điện thoại theo số 114
Lấy khăn bịt miệng cúi thấp đi ra ngoài
+Nếu quần áo bị bén lửa thì phải làm sao?
Nằm xuống lăn qua lăn lạị
+ Bé đang ở trong phòng, bên ngoài có cháy thì phải làm gì ? 
Lấy khăn, chăn dấp nước chèn vào khe của
Mở cửa sổ vẫy khăn kêu cứu
+ Khi xảy ra hỏa hoạn mà chúng ta đang ở trong phòng,muốn thoát ra ngoài thì phải làm như thế nào?
Dùng mu bàn tay thử cửa
- Ngoài việc dạy trẻ các cách xử lý tình huống khi gặp hỏa hoạn, cô con có thể cung cấp cho trẻ những tác hại do hỏa hoạn gây ra từ đó giáo dục trẻ biết cách phòng chóng hỏa hoạn:
Ví dụ: Qua việc tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử lý tình huống khi có đám cháy xảy ra, vậy theo các con tác hại do hỏa hoạn gây ra là gì? ( Trẻ trẻ lời theo hiểu biết của trẻ, những gì trẻ thấy qua các tranh ảnh video cô cung cấp) sau đó cô cung cấp những thông tin chính xác cho trẻ và hỏi trẻ cách phòng chống để không xảy ra hỏa hoạn như: không được nghịch bật lửa, diêm, các vật dụng dễ cháy, không được đốt lá cây, rơm,rạ, nhắc nhở mẹ tắt bếp ga trước khi ra khỏi bếp, nhắc bố rụi tắt hết tàn thuốc hay khong được gạt tàn thuốc lung tung. 
 Đối với trẻ mầm non, trò chơi được xem là nhu cầu không thể thiếu trong các hoạt động sinh hoạt và hoạt động tập thể với trẻ. Trò chơi được xem là một phương tiện giáo dục trẻ nhanh nhất, có hiệu quả, dễ tiếp thu, giúp củng cố, chính xác hóa các biểu tượng, rèn luyện củng cố kỹ năng.Thông qua trò chơi trẻ được trải nghiệm, thực hành giúp trẻ có nhiều kinh nghiệm trong kỹ năng ứng phó khi có hỏa hoạn.
*Ví dụ: +Trò chơi “Trạm phân loại”
Yêu cầu: 
 - Trẻ phân loại những vật dụng gây cháy, không gây cháy.
Chuẩn bị: 
- Hai thùng giấy, các vật dụng dễ gây cháy (hộp quẹt, rơm rạ, củi, bếp ga, đèn cầy, hộp quẹt diêm) không gây cháy (sỏi, nam châm.). 
Cách chơi: Tổ chức cho trẻ chơi trong giờ chơi hoạt động ngoài trời.
+ Trò chơi: Thực hành khi có cháy
Tôi dựng tình huống trẻ đang vui sinh nhật bạn bất ngờ có cháy ( làm bằng hiệu ứng ánh sáng và khói)
 Hình ảnh khi thấy có khói trẻ lấy khăn ướt che miệng bò ra ngoài
 - Đặt tình huống giả định trẻ bị đám cháy lan sang người để cung cấp kĩ năng dập lửa khi bị lửa cháy bám vào người cho trẻ đồng thời cho trẻ thực hành kĩ năng. Ở tình huống này cô sẽ hỏi trẻ “ Khi xảy ra hỏa hoạn, nếu bị đám cháy lây sang người thì con sẽ xử lý như thế nào? Trẻ có thể nói theo hiểu biết của mình, cô dựa vào câu trả lời của trẻ để củng cố và cung cấp kiến thức chính xác cho trẻ đồng thời làm mẫu cách xử lý đo cho trẻ xem ( lăn qua lăn lại sẽ giúp đám cháy ở trên người được dập tắt nhanh chóng) cô vừa làm vừa phân tích cho trẻ sau đó cho từng trẻ lên thực hành
Tương tự như vậy tôi thiết kế tổ chức giáo dục lồng ghép vào các hoạt động trong ngày cho phù hợp từng hoạt động để trẻ hứng thú tham gia học qua chơi một cách nhẹ nhàng hiệu quả. 
ví dụ: Trong lĩnh vực Phát triển vận động.
 Đề tài: Trườn sấp
àTạo tình huống: Nghe tiếng xe cứu hỏa.
+ Khởi động: theo bài hát: bé là lính cứu hỏa. 
+Trọng động: 
- Bài tập phát triển chung: theo tiếng còi xe cứu hỏa
- Vận động cơ bản: Khi cháy chúng mình phải làm gì để thoát thân?
- Trườn sấp (mô phỏng trườn nhanh qua đám cháy
- Trò chơi vận động: Cá sấu lên bờ. 
+Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng.
- Tận dụng mọi lúc mọi nơi mọi thời điểm, tình huống, sự kiện thật để trò chuyện giáo dục trẻ
Ví dụ:
 - Những sự kiện gần đây nhất đã và đang xảy ra trên địa bàn thành phố Hà nội của chúng ta (do thời tiết nắng nóng, các công ty chứa nhiều hóa chất và vật dụng dễ cháy,)
 - Vào khoảng 10h15 phút sáng 2/12, vụ cháy lớn đã xảy ra tại cụm công nghiệp Ngọc Hồi ở huyện Thanh Trì, Hà Nội. Vào thời điểm trên, lửa bắt đầu cháy từ khu nhà để đồ gỗ rồi lan sang các vùng khác của công ty gỗ, thuộc loại lớn nhất khu công nghiệp. Khói đen nhanh chóng bao trùm toàn bộ khu vực.
- Siêu thị điện máy mini trên địa bàn thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội bất ngờ bốc cháy. Nhiều người dân chứng kiến cho biết, thời điểm trên, họ bất ngờ thấy khói đen bốc lên từ ngôi nhà 5 tầng được sử dụng làm siêu thị điện máy mini rồi sau đó bùng cháy dữ dội.
d. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục trẻ ý thức phòng chống hỏa hoạn:
 - Môi trường giáo dục là những điều kiện vô cùng quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết về ứng phó phòng chống hỏa hoạn cũng như ý thức của trẻ trong việc bảo vệ môi trường. Chính vì vậy tôi luôn cố gắng trang trí lớp sinh động hấp dẫn trẻ, tạo được không gian, độ mở, lồng ghép nội dung về ứng phó phòng chống hỏa hoạn thông qua hoạt động chơi. Môi trường có sự giao tiếp, hướng dẫn bằng lời nói, cử chỉ và hành động của tôi và trẻ. Đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ cho hoạt động, được bố trí sắp xếp gọn gàng, thuận tiện cho trẻ dễ lấy dễ sử dụng, dễ dàng trong công tác quan sát của tôi ở tại lớp, trẻ được học một cách nhẹ nhàng hiệu quả.
Cụ thể: Tôi tận dụng các mảng tường mở
* Góc khoa học: 
- Cho trẻ sưu tầm dán những hình ảnh về phòng chống cháy nổ (Biển cấm lửa, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy).
* Góc học tập: 
-Làm bài tập về những hành động đúng sai
Ví dụ: Bé hãy chọn đáp án bé cho là đúng
- Hay cho trẻ gắn mặt cười và mặt mếu vào những hành động đúng hoặc sai khi trẻ gặp hỏa hoạn
Ví dụ: Bé hãy quan sát và đánh dấu (X) vào bức tranh có hành động đúng để phòng chống hạn hán cháy rừng.
+ Các bé thấy gì trong 2 bức hình trên?
+ Chúng ta phải làm gì để phòng ngừa hỏa hoạn?
Ví dụ: Bài tập khoanh tròn phương tiện giao thông : Dụng cụ làm nghề của (công an phòng cháy chữa cháy, lính cứu hỏa).
 * Góc làm quen văn học: xem tranh trò chuyện: 
 + Bé cần làm gì để tránh gây hỏa hoạn, tôi kể cho trẻ nghe câu truyện thần thoại về nữ thần lửa trong truyện cổ hy lạp, câu truyện tuy ngắn nhưng ở trong đó có nhiều bài học bổ ích cho trẻ như: tác hại và ích lợi của lửa đối với đời sống con người, cách dập lửa.. 
 * Góc Tạo hình:
 Tôi sưu tầm những quyển tranh tô màu đề tài hỏa hoạn để trẻ có thể tô màu sau đó tôi sẽ trò chuyện với trẻ để từ những bức tranh tô màu đó trẻ sẽ học được một số kĩ năng phòng chống hỏa hoạn
e. Biện pháp 5: Tuyên truyền phối hợp phụ huynh:
 - Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, là một trong những môi trường giáo dục có tác động mạnh mẽ đối với việc hình thành phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Giáo dục ở gia đình là cơ sở đầu tiên để giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy việc giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn là việc làm cần thiết không chỉ được thực hiện ở trường mầm non mà cần được giáo dục ngay cả trong gia đình.
 - Bởi lẽ nguy cơ cháy nổ hỏa hoạn ở mỗi gia đình là rất cao, cần giáo dục không cho trẻ chơi với những vật dụng dễ cháy, thiết bị điện không an toàn, Bố mẹ là người gương mẫu thực hiện sử dụng các thiết bị điện an toàn hiệu quả ngay tại gia đình.
 - Thông qua giờ đón trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về nội dung này.
 - Thông qua buổi họp phụ huynh, qua nội dung kế hoạch phối hợp cha mẹ trẻ hằng tháng ở sổ bé ngoan, qua giờ đón trả trẻ, qua bảng tuyên truyền của lớp. 
Ví dụ : Gia đình bé làm gì để ứng phó và phòng chống hỏa hoạn xảy ra?
 Hay ở nhà phụ huynh có thể chơi cùng bé:
* Ví dụ: Thực hành thoát hiểm khi có cháy xảy ra hay viết lên tấm bảng số cứu hỏa 114, số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân, địa chỉ gia đình dạy trẻ ghi nhớ, để ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
* Đối với trẻ
- Qua thời gian áp dụng những biện pháp đã trình bày ở trên, tôi nhận thấy trẻ ở lớp tôi có tiến triển rõ rệt, 100% trẻ có vốn kinh nghiệm, hiểu biết, kỹ năng ứng phó phòng chống về hỏa hoạn. 
* Kết quả cụ thể:
Tổng số trẻ : 30
TT
Kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn
Trước khi thực hiện 
Sau khi thực hiện 
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Đạt yêu cầu
11
 22%
48
 93.3%
2
Chưa đạt yêu cầu
39
 78%
2
6.67%
* Đối với phụ huynh:
- 100% phụ huynh quan tâm đến việc cần thiết phải giáo dục kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn cho trẻ. Do đó đã giúp trẻ có được kỹ năng ứng phó khi hỏa hoạn xảy ra. 
- Đẩy mạnh công tác phòng chống cháy nổ trong gia đình và nhà trường.
*Về phía giáo viên
Bản thân tôi được trau dồi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ qua các môn học, các hoạt động, được phụ huynh và các đồng nghiệp quý mến và tin yêu .
Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện chất lượng giáo dục về kĩ năng phòng chống hỏa hoạn tăng lên rõ rệt đó là điều làm tôi phấn khởi, yêu nghề, yêu trẻ càng nhiều, giúp tôi có nghị lực trong công tác
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Từ những biện pháp đã áp dụng tôi đã rút ra nhiều bài học bổ ích: Bản thân là cô giáo phải luôn tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thơ ca hay các video dạy trẻ về các kĩ năng phòng chống hỏa hoạn để tạo sự mới lạ, hấp dẫn trẻ.
 + Giáo viên phải nhận thức đầy đủ đúng đắn về nội dung giáo dục kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn cho trẻ. Vì thể đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có những biện pháp tích hợp giáo dục mọi lúc mọi nơi nhẹ nhàng phù hợp.
 + Tích cực tìm tòi, sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để áp dụng nội dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của trẻ và tình hình thực tế ở trường, lớp.
 + Luôn phối kết hợp chặt chẽ cùng phụ huynh để giáo dục nội dung dục kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn cho trẻ.
 + Tích cực sưu tầm tranh ảnh, phim hấp dẫn đảm bảo tính thẩm mỹ có nội dung giáo dục kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn.
 + Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng điện tử sưu tầm băng hình chất lượng cao để lưu giữ và sử dụng trên tiết học và các hoạt động. 
 - Với mục đích nhằm giáo dục trẻ mầm non những kiến thức cơ bản về kỹ năng phòng ngừa ứng phó hỏa hoạn góp phần xây dựng ý thức, hành động thân thiện với môi trường. Không thể tránh được hỏa hoạn nhưng chúng ta có thể phòng ngừa 
- ứng phó để hạn chế tối đa những thiệt hại do hỏa hoạn gây ra đặc biệt đối với đối tượng trẻ em, bằng hành động việc làm cụ thể của mỗi người để bảo vệ tính mạng tài sản của chính bản thân mình và xã hội. Hơn thế nữa đó là giáo dục cho trẻ có được kỹ năng cơ bản nhất để ứng phó bảo vệ chính bản thân mình khi có hỏa hoạn xảy ra. 
2. Kiến nghị:
* Về phía PGD:
- Thường xuyên tổ chức các buổi kiến tập về đề tài phòng chống hỏa hoạn để cho giáo viên có thể học tập và trao đổi kinh nghiệm
- Tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy cho tất cả giáo viên trong huyện để nâng cao trình độ hiểu biết 
* Về phía nhà trường
- Tiếp tục bổ xung trang thiết bị cần thiết cho trẻ có thể thực hành các kĩ năng phòng cháy chữa cháy
- Bổ xung các sách dạy kĩ năng phòng chống hỏa hoạn cho giáo viên và học sinh
* Về phía giáo viên:
- Tạo điều kiện cho lớp học tốt hơn như sau:
+ Các góc tuyên truyền của lớp có nhiều bài viết và hình ảnh cho phụ huynh tham khảo.
+ Chuẩn bị nhiều nội dung, hình ảnh về phòng chống hỏa hoạn để trẻ tri giác hằng ngày.
- Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn
 Trên đây là một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn cho trẻ trong trường mầm non của tôi đã áp dụng thành công trên trẻ, 
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn, thực hiện tốt hơn trong năm học tiếp theo.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_tre_5_6_tuoi_phong_chong_hoa_hoa.doc
Sáng Kiến Liên Quan