SKKN Một số kinh nghiệm dạy kiểu bài làm văn nghị luận giải thích cho học sinh Lớp 7

 Tạo lập một bài văn nghị luận là công việc cần thiết, tạo nền tảng vững chắc cho học sinh trong quá trình làm văn sau này. Đặc biệt, nghị luận giải thích là một trong những kiểu bài khó nhất của chương trình Ngữ văn 7. Đây cũng là kiểu bài có tính chất tiền đề cho học sinh học tập dạng bài nghị luận xã hội ở các lớp tiếp theo. Trước yêu cầu đó, là người giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 7, tôi luôn trăn trở để tìm ra những giải pháp, phương pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học. Trong đó, rèn kỹ năng làm kiểu bài là khâu then chốt. Việc tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp hình thức để rèn kỹ năng, cách làm bài văn nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7 đã và đang trở thành một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy kiểu bài làm văn nghị luận giải thích cho học sinh Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN .. 
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY KIỂU BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN GIẢI THÍCH CHO HỌC SINH LỚP 7 
 Họ và tên giáo viên : 
 Trình độ chuyên môn: 
 Đơn vị công tác: 
 ............., tháng 11 năm 2023 
I 
Phần mở đầu 
II 
Nội dung biện pháp 
III 
Khả năng áp dụng của biện pháp 
IV 
Hiệu quả, lợi ích thu được 
BIỆN PHÁP: 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY KIỂU BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN GIẢI THÍCH CHO HỌC SINH LỚP 7 
 Tạo lập một bài văn nghị luận là công việc cần thiết, tạo nền tảng vững chắc cho học sinh trong quá trình làm văn sau này. Đặc biệt, nghị luận giải thích là một trong những kiểu bài khó nhất của chương trình Ngữ văn 7. Đây cũng là kiểu bài có tính chất tiền đề cho học sinh học tập dạng bài nghị luận xã hội ở các lớp tiếp theo. Trước yêu cầu đó, là người giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 7, tôi luôn trăn trở để tìm ra những giải pháp, phương pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học. Trong đó, rèn kỹ năng làm kiểu bài là khâu then chốt. Việc tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp hình thức để rèn kỹ năng, cách làm bài văn nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7 đã và đang trở thành một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 
 I. Phần mở đầu 
I. Phần mở đầu 
Thực trạng trước khi áp dụng biện pháp 
	 Qua thời gian khảo sát thực tế, tôi nhận thấy: Ở lớp 6 các em học viết các văn bản tự sự, miêu tả - loại văn bản dùng tư duy hình tượng còn tư duy lôgic với các em thì rất lạ lẫm các em gặp nhiều khó khăn trong việc trình bày tư tưởng quan điểm. Lần đầu tiên các em được làm quen với văn nghị luận và là kiểu bài văn khó, nặng đối với các em.. Lên lớp 7 các em tiếp tục được rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận giải thích nhưng do các em phải học nhiều môn và chỉ chú trọng việc học trên lớp cho xong chương trình nên việc chuẩn bị một bài nghị luận giải thích cho giờ luyện nói, luyện tập lập luận học sinh thường chuẩn bị sơ sài hời hợt chỉ mang hình thức đối phó cho nên mỗi khi nhận đề kiểm tra, học sinh lúng túng. Những lúc đó các em thường dựa dẫm, lệ thuộc vào tài liệu tham khảo mà không chú ý đến đề văn đó yêu cầu như thế nào. Vì thế bài làm văn của các em còn lan man chưa biết xác định luận điểm chính, chưa biết chia đoạn và lập luận cho bài văn, dẫn chứng chưa sát với yêu cầu đề bài. Đặc Biệt bài văn nghị luận giải thích của học sinh chưa có sức thuyết phục vì các em chưa nắm được bản chất, phương pháp giải thích 
Ưu điểm của biện pháp cũ 
Học sinh biết sử dụng công nghệ thông tin, biết tìm tư liệu tham khảo để viết bài 
Học sinh biết hệ thống và khái quát những tri thức về thể loại văn nghị luận giải thích . 
Một số học sinh có tiến bộ trong cách hành văn 
Nhược điểm của biện pháp cũ 
Bài văn luôn nặng về công thức, thiếu màu sắc cá nhân. 
Số học sinh có tiến bộ trong cách hành văn đạt không nhiều 
Học sinh làm bài một cách thụ động, không làm chủ được kiến thức, không nắm được bản chất, phương pháp giải thích 
Bảng khảo sát trước khi áp dụng 
Lớp 
Sĩ số 
Giỏi 
Khá 
Trung bình 
Yếu 
SL 
% 
SL 
% 
SL 
% 
SL 
% 
7C 
30 
0 
0 
4 
13,3 
18 
60,1 
8 
26,6 
Xuất phát từ ưu nhược điểm và kết quả khảo sát tôi đã mạnh dạn lựa chọn kinh nghiệm: Dạy kiểu bài làm văn nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7 
II. Nội dung của biện pháp 
1. Mục đích của biện pháp 
 T ìm ra một con đường gần nhất và hiệu quả nhất đến với kĩ năng viết bài của học sinh. Đối với môn Ngữ văn, học tập là để hướng đến năng lực cơ bản là nói và viết. Kĩ năng viết được xem là sản phẩm quan trọng của người học văn. Đó chính là công cụ cho bất kì ai thuộc bất kỳ lĩnh vực nào trên hành trình cuộc sống của mỗi người, giúp học sinh xác định rõ cách thức tiến hành, nội dung cơ bản cần có trong một bài văn nghị luận giải thích và giúp học sinh tự tin hơn trước mỗi đề văn. 
2. Nội dung 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững bản chất, yêu cầu, phương pháp của bài văn nghị luận giải thích. Chú trọng rèn cho học sinh một số kĩ năng cơ bản cho học sinh giúp học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận giải thích trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu. 
Cách thức thực hiện 
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy phép lập luận giải thích, dẫn chứng khác với lập luận chứng minh ở chỗ: 
+ Về mục đích và mức độ, dẫn chứng chỉ đóng vai trò phụ trợ, bổ sung, làm nổi bật một số lí lẽ. 
+ Về số lượng, nó ít hơn hẳn và không cần liên tục, thường xuyên, liền mạch. 
+ Trong giải thích thường có chứng minh và ngược lại, trong chứng minh, cũng cần phải giải thích. Người dạy cần tìm hiểu kỹ vấn đề giải thích cho kĩ hơn, phải đi từ cái sâu xa đến cái cụ thể, rõ ràng. Những tri thức này có lẽ chưa thể có được ở học sinh. Giáo viên đưa ra một số ví dụ hướng dẫn học sinh làm rõ mục đích, yêu cầu , bố cục và phương pháp của bài văn nghị luận giải thích. 
Các bước thực hiện 
Bước 1: GV cho HS tìm hiểu phần kiến thức Ngữ văn ở Bài 5 sách NV Cánh Diều HKI và bài 8 sách Ngữ văn Cánh Diều HKII 
Bước 2: GV cho HS tìm hiểu phần định hướng trang 35 sách Ngữ văn Cánh Diều tập 1 và trang 7, trang 47 sách Ngữ văn Cánh Diều tập 2 
Bước 3: Hướng dẫn HS nắm vững đặc điểm chung, bố cục, phương pháp và kỹ năng làm bài văn nghị luận giải thích thông qua các ví dụ: 
Ví dụ 1 : Hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm chung của văn nghị luận 
 Cho đoạn văn: “ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kỳ lịch sử.” ( Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai ) trang 49 sách Cánh Diều tập 2 ) 
 Đây là một đoạn văn giải thích rất hay, đặc sắc. Vấn đề cần giải thích là vẻ đẹp của tiếng Việt. Là vấn đề trừu tượng, rất khó làm rõ. Bởi vậy, tác giả chọn cách giải thích gián tiếp từ nguồn gốc, từ những nguyên nhân tạo ra vẻ đẹp đó. Đó là cách giải thích rất thông minh, sáng tạo. Đặng Thai Mai đúng là bậc thầy trong việc giải thích. Như vậy, chúng ta có thể đưa ra kết luận về yêu cầu của giải thích: Người ta có thể giải thích bằng nhiều cách, có thể giải thích bằng trực tiếp, có thể bằng gián tiếp. Có những vấn đề có thể dùng tư liệu có sẵn để giải thích, nhưng cũng có những vấn đề trừu tượng( như đoạn văn của Đặng Thai Mai) thì cần sự thông minh, đưa ra lý lẽ phù hợp để giải thích vấn đề. 
 Các bước thực hiện 
Ví dụ 2: Rèn cho học sinh nắm vững yêu cầu, bố cục của bài văn nghị luận giải thích 
 ( B ài 2 trang 8 sách Cánh Diều tập 2) 
 Nếu với đề bài giải thích câu tục ngữ “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” mà chỉ giải thích tập trung làm cho người đọc hiểu rõ “ học ” của con người thì sẽ chỉ nêu được một mặt của vấn đề. Vì hiểu đúng nghĩa của từ “ học ” ở đây là chịu khó, chăm chỉ để tìm hiểu, tìm tòi, học hỏi những điều hay, việc làm tốt cho gia đình, xã hội. Hay, với đề bài giải thích ý nghĩa câu nói của nhà văn lớn M.Gorki “ Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” như thế nào cho rõ vấn đề cốt lõi là “ Tác dụng của việc đọc sách” không phải là dễ. Người làm cần xác định tư liệu cần có để giải thích ngay trong việc tìm hiểu đề và tìm ý. Vậy, chúng ta cần xác định xem trong đề bài vấn đề nghị luận cần hiểu đúng là gì? Có những mặt, những khía cạnh nào? Ý nghĩa là gì ? nếu không nắm vững những điều cơ bản đó, chắc chắn người viết sẽ lạc đề, xa đề , chẳng hạn như lạc sang loại đề lập luận chứng minh, vì chứng minh dễ thực hiện hơn giải thích 
 Các bước thực hiện 
 Ví dụ 3: Rèn cho học sinh các phương pháp, kĩ năng làm bài văn giải thích 
 Việc xác lập luận điểm cho bài văn giải thích giúp người làm văn đúng hướng, đúng thể loại tránh lạc đề, thiếu ý, thiếu mạch lạc. Hướng dẫn học sinh xác lập được hệ thống luận điểm phù hợp xem như bài văn đã thành công được một nửa. Đặt câu hỏi để tìm luận điểm cho bài văn nghị luận là một giải pháp hiệu quả. Cần hướng dẫn học sinh biết cách đặt và trả lời câu hỏi tương ứng với từng phần trong bài là cách các em dễ dàng xác lập luận điểm cho bài văn. Hệ thống câu hỏi trong bài nghị luận giải thích có ba nhóm tương ứng với ba ý lớn của bài văn giải thích. Có thể mô tả trong bảng hệ thống và minh họa kèm theo hai đề cụ thể sau đây : 
 Với hai đề bài: Giải thích thế nào là Lòng nhân hậu, vị tha ( B ài 1 trang 36 sách Cánh Diều tập 1) và Giải thích câu tục ngữ “ học ăn học nói học gói học mở”, người dạy có thể đặt và trả lời câu hỏi để tìm hệ thống luận điểm cho phần thân bài như sau : 
 Các bước thực hiện 
 Câu hỏi 
 Vận dụng vào cụ thể 
 Xác lập luận điểm 
  Nhóm câu 
hỏi 1 
  ? Nghĩa là gì ? Câu hỏi làm rõ vấn đề 
  ?Lòng nhân hậu, vị tha nghĩa là gì? ? Học ăn, học nói học gói học mở là gì? Học một sàng khôn là gì ? 
  - Nhân hậu, vị tha là luôn yêu thương, bao dung, giúp đỡ cho mọi người 
- Đi nhiều, giao hoà với đời sống sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích, tích luỹ được nhiều tri thức để trưởng thành 
  Nhóm câu 
hỏi 2 
 Ví dụ 
  ? Vì sao? Có tác dụng gì? ý nghĩa gì đối với cuộc sống?. Nhóm câu hỏi giải thích tầm quan trọng của vấn đề với cuộc sống. 
  ? Vì sao cần phải có lòng nhân hậu, vị tha? ? Tác dụng của nhân hậu, vị tha ? 
  - Mỗi người đều có thể mắc sai lầm hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống. Vì thế cần phải nhân hậu, vị tha mới mong cuộc sống ngày càng tốt đẹp. - Nhân hậu, vị tha tạo cho con người lòng yêu thương, tha thứ, mang 
- Về phía học sinh: Cần có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trau dồi khả năng tự học, tự nói ở nhà trước khi đến lớp. 
- Về phía giáo viên: Cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với nghề. Luôn tích cực tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp, bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học mới, tích cực sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, khéo léó, gần gũi học sinh để hiểu tâm tư nguyện vọng của HS, biết lắng nghe, chia sẻ, giúp đỡ HS khi các em gặp khó khăn; tìm tòi thiết kế xây dựng bài giảng cho phù hợp với nhận thức của HS. Bản thân giáo viên cũng là một tấm gương về kĩ năng nói và lắng nghe học sinh. 
- Về phía phụ huynh: Cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc phối kết hợp giáo dục con em với nhà trường và địa phương. 
- Về phía nhà trường và các cấp quản lý giáo dục: Đối với chương trình giáo dục phổ thông mới thì mỗi lớp học cần có ti vi, máy chiếu... phục vụ nhu cầu học tập, ngoại khóa cho học sinh. 
 Điều kiện để thực hiện 
 Tính mới, sự khác biệt 
 Trong các bài học trước , nội dung kiến thức mà tôi rèn luyện cho học sinh là kiểu bài làm văn nghị luận nói chung. Trong bài viết này, tôi chủ yếu hướng dẫn học sinh kỹ năng làm bài văn nghị luận giải thích. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp trong dạy học môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở , tôi đã bổ sung, đưa ra các giải pháp để rèn học sinh kỹ năng viết đoạn văn giải thích, kỹ năng đưa dẫn chứng khi giải thích, kỹ năng lập dàn bài, kỹ năng xác định và triển khai luận điểm cho bài làm văn nghị luận giải thích. 
 - Biện pháp được áp dụng cho chương trình Ngữ văn lớp 6.7 bộ sách Cánh Diều 
 - Biện pháp được áp dụng tại các lớp 6.7, Trường trung học cơ sở 
III. Khả năng áp dụng của biện pháp: 
IV . Hiệu quả, lợi ích thu được 
Kết quả trước khi áp dụng biện pháp 
Kết quả s au khi áp dụng biện pháp đối với lớp 7C năm học 2023-2024 
Lớp 
Sĩ số 
Giỏi 
Khá 
Trung bình 
Yếu 
SL 
% 
SL 
% 
SL 
% 
SL 
% 
7C 
30 
0 
0 
4 
13,3 
18 
60,1 
8 
26,6 
Lớp 
Sĩ số 
Giỏi 
Khá 
Trung bình 
Yếu 
SL 
% 
SL 
% 
SL 
% 
SL 
% 
7C 
30 
0 1 
3,3 
8 
26,6 
17 
56,8 
13,3 
26,6 
Qua bảng thống kê trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy HS có kết quả học tập tiến bộ rõ rệt sau khi áp dụng biện pháp này. Số học sinh có kĩ năng làm bài chưa tốt giảm từ 26,6% xuống còn 13,3 %, ngược lại số học sinh có kĩ năng làm bài tốt tăng từ 13,3 %lên 39,9% . Với kết quả đạt được như trên là tiền đề để tôi tiếp tục áp dụng các kinh nghiệm đó vào rèn kĩ năng nói và nghe cho học sinh. 

File đính kèm:

  • pptskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_kieu_bai_lam_van_nghi_luan_giai.ppt
Sáng Kiến Liên Quan