SKKN Một số hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông Thanh Chương 1

Cơ sở thực tiễn

Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng.

Đặc biệt, xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây

án là học sinh, trong đó có nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên

cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm

chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm., thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong

cuộc sống.

Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp

lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm

chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia

giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Các em chưa bao giờ

được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia

đình phá sản, kết quả học tập kém. Các em không được dạy để hiểu về giá trị của

cuộc sống.

Thực tế, việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống, ở nước ta

còn rất hạn chế. Nhà trường vẫn còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa

dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi

trường thiên nhiên.).

Trong khi đó, phần lớn các giáo viên đến lớp chỉ mỗi việc dạy chuyên môn cho học

sinh, chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho các em. Giáo viên chủ

nhiệm, cả tuần cũng chỉ có một tiết sinh hoạt lớp nên không có thời gian nắm tình

hình của từng em.

Hầu hết, nội dung các chương trình học vẫn nặng về lý thuyết, kết hợp hỏi - đáp,

giống như sinh hoạt chuyên đề tập thể hơn là thực hành để rèn luyện hay sở hữu kỹ

năng.

Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường nói riêng và cho thế hệ trẻ nói chúng thời

gian qua đã trở thành một chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm của những người làm

trong ngành giáo dục cũng như đối với toàn xã hội. Thực tế xã hội phát triển đã dẫn

đến yêu cầu giáo dục cần phải có những thay đổi mạnh mẽ để không chỉ dạy chữ

cho học sinh mà còn dạy người, dạy cách thích ứng đối với cuộc sống.

Hiện nay ngành giáo dục đang đẩy mạnh nhiều phong trào thi đua, chú trọng đến các

hoạt động trải nghiệm cho học sinh thì việc giáo dục giá trị sống rèn luyện kỹ năng

sống có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua đó, giúp các em nhìn lại những việc

làm của mình từ trong hành động, trong suy nghĩ, lời nói việc làm. Nó còn giúp cácem hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống, các em sẽ tích cực hơn. Có kỹ năng

tham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, đoàn kết, yêu thương, trách nhiệm,

hợp tác, hòa đồng, thân ái, đồng cảm chia sẻ với mọi người chung quanh và hơn hết

là sống tốt, sống có ý nghĩa và có một niềm tin thiết tha hơn về cuộc sống hiện tại

và tương lai.

pdf33 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông Thanh Chương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oặc rất nhiều kỹ 
năng sống cần thiết cho bản thân các em. Đồng thời nhấn mạnh rằng các em hiểu 
được tầm quan trọng và tác động tích cực của các hoạt động ngoại khóa trong việc 
rèn luyện và hình thành kỹ năng sống cho các em. Và thông qua câu hỏi mở trình 
bày ý kiến riêng càng thấy được hiệu quả giáo dục kỹ năng sống khi tổ chức các hoạt 
động ngoại khóa phù hợp với tâm lý, lứa tuổi THPT. 
Sau khi tham gia các hoạt động giáo dục ngoại khóa trong nhà trường, có 71/137 
(51,82%) em hình thành kỹ năng tốt, có 59/137 (43,07%) em có hình thành kỹ năng 
và còn 7/137 (5,11%) có kỹ năng chưa tốt (Thiếu kỹ năng). So với kết quả trước khi 
chưa được tham gia các hoạt động giáo dục, số lượng học sinh có kỹ năng tốt và có 
hình thành kỹ năng chiếm tỉ lệ cao hơn sau khi được tham gia các hoạt động. Học 
sinh khối 12 có kỹ năng tốt hơn học sinh khối 11 và khối 10. Điều đó cho thấy học 
sinh được rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa trong 
nhà trường có hiệu quả thực sự rất cao. 
3.6.3. Hiệu quả của đề tài 
Dựa kết quả trên cho phép khẳng định được tính hiệu quả của đề tài: 
Nhà trường tổ thức thành công các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 
đã góp phần vào phát triển giáo dục toàn diện. Đó là các em biết được tầm quan 
trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống, các em tự tin hơn nhiều trong các hoạt động 
giao tiếp, học tập, sinh hoạt và lao động, các em hiểu biết về thể chất, tinh thần của 
bản thân mình, từ đó biết bảo vệ mình tránh stress và khủng hoảng tâm lý. Đồng thời 
qua đó giáo dục những hiểu biết, hành vi, thói quen ứng xử xã hội sao cho có văn 
hoá, hiểu biết và chấp hành pháp luật. 
Qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa đã giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, 
việc ứng xử có văn hóa trong giao tiếp của học sinh thể hiện văn minh lịch sự hơn 
trước. Trong giờ chơi, hay trong các hoạt động tập thể rất ít khi nghe các em nói bậy, 
phát biểu linh tinh, các em gọi bạn, xưng tôi khá thân mật. Gặp thầy cô và mọi người 
vào trường các em đều chào hỏi. Khả năng diễn đạt trước đám đông của một bộ phận 
học sinh trước đây rất nhút nhát, rụt rè khi phát biểu trong lớp, trong tiết sinh hoạt 
dưới cờ nay tự tin hơn, dạn dĩ hơn, đã dám phát biểu nhận xét một cách khá đầy đủ, 
lưu loát suy nghĩ của mình khi được yêu cầu phát biểu ý kiến hay tham gia các hoạt 
động. Học sinh trong trường chấp hành rất tốt Luật giao thông, không có học sinh vi 
phạm tệ nạn xã hội. Có thể nói học sinh nhà trường đã thực hiện các mặt này rất tốt. 
Các em đã có nhiều kỹ năng tự bảo vệ bản thân, năng lực nhận thức và xử lý tình 
huống, không để bạn xấu rủ rê trốn học chơi game online. Đặc biệt, việc học sinh bỏ 
học với những lý do khác nhau cũng được kéo giảm đáng kể. Dẫn chứng tỉ lệ học 
sinh bỏ học qua 3 năm học, tỉ lệ học sinh bị xử lý kỷ luật giảm. (Năm học 2018 - 
2019 có 1 em bị kỷ luật; Năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021 không có em nào bị 
kỷ luật) 
Bên cạnh đó, tăng cường được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức các hoạt động 
giáo dục trong nhà trường cho giáo viên. 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. Tính khoa học 
Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học trong quản lý giáo dục, quan điểm tư tưởng. 
Các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng, cấu trúc logic, hợp lí, chặt chẽ, 
đúng qui định. Nội dung của đề tài được trình bày, lí giải vấn đề một cách mạch lạc. 
Các luận cứ khoa học có cơ sở vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê 
chính xác, trình bày có hệ thống. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành 
đúng qui chuẩn của một công trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, thấu 
đáo, có tính thuyết phục cao. 
2. Ý nghĩa của đề tài 
Đề tài được nghiên cứu và xây dựng trên quan điểm đổi mới căn bản và toàn diện 
giáo dục theo định hướng mục tiêu đào tạo toàn diện học sinh. Đề tài đã đưa ra được 
một số hoạt động giáo dục nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh có hiệu quả, 
sáng tạo, linh hoạt. Việc áp dụng đề tài sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo của học 
sinh, giúp các em tự thích ứng và giải quyết tốt hơn những vấn đề đặt ra trong cuộc 
sống. 
Thông qua các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh với 
các hình thức phong phú nêu trên, giúp cho các em thấy được tầm quan trọng và 
cần thiết phải rèn luyện kỹ năng sống. Nó có thể xem là hành trang hết sức cần 
thiết cho các em trong cuộc sống, là những vốn sống không thể thiếu của một người 
lao động chân chính trong thời kỳ đất nước ta đang hội nhập với nền kinh tế thế 
giới, đang tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. 
Đề tài là mô hình tổ chức giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống rất hiệu quả cho học sinh 
trong các trường học, đảm bảo mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh 
tích cực” một cách lâu dài và bền vững. Khi tổ chức các hoạt động huy động được 
toàn bộ lực lượng trong nhà trường và còn có thêm sự ủng hộ của các tổ chức bên 
ngoài nhà trường. Tạo được sự hứng thú tham gia hoạt động tích cực của học sinh, 
qua đó không chỉ hình thành kỹ năng sống mà còn nâng cao chất lượng học tập của 
các em. 
Đề tài đã góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em nhìn lại bản 
thân từ trong suy nghĩ, trong hành vi, lời nói, việc làm để chỉnh sửa kịp thời. Nó còn 
giúp các em hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống, các em sẽ tích cực hơn. Có 
kỹ năng tham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, đoàn kết, yêu thương, 
trách nhiệm, hợp tác, hòa đồng, thân ái, đồng cảm chia sẻ với mọi người chung quanh 
và hơn hết là sống tốt, sống có ý nghĩa và có một niềm tin thiết tha hơn về cuộc sống 
hiện tại và tương lai. 
Tôi tin rằng khi vận dụng đề tài này vào thực tiễn giáo dục sẽ góp phần đạt được 
được mục tiêu giáo dục học sinh trong thời đại mới. Trên cơ sở đó, sẽ tiếp tục có 
nhiều sáng kiến, ý tưởng để xây dựng nhiều hình thức tổ chức hoạt động khác nhằm 
giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ngày càng tốt hơn. 
3. Kiến nghị. 
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục làm người - những con người có thể thích ứng 
với nhiều hoàn cảnh và đòi hỏi khác nhau của cuộc sống. Những hành vi của mỗi 
người, đặc biệt là những người ở lứa tuổi vị thành niên cần có sự quan tâm, kết hợp 
của cả gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục, hình thành kỹ năng sống cho 
các em. 
Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các cá nhân, tổ chức trong 
nhà trường và xã hội để tiếp tục có nhiều phương pháp, chương trình rèn luyện thích 
hợp trong công tác giáo dục toàn diện học sinh. Đồng thời, mỗi một giáo viên không 
ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức để làm tốt hơn công tác giáo dục kỹ năng sống 
cho học sinh trong nhà trường. 
Trên đây là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân. Những gì chúng tôi 
trình bày trong đề tài là sự nghiên cứu tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn trong một 
thời gian dài và thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực góp phần rèn luyện 
kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, đề tài vẫn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất 
mong muốn nhận được những góp ý từ các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các 
cấp và bạn bè chia sẻ, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Công văn 4026/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 01 tháng 9 năm 2017, Bộ GD&ĐT 
về việc tăng cường kỹ năng sống cho học sinh. 
 2. Lê Văn Hồng, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư phạm - Nxb Hà Nội, 1995 
3. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa (2010), Giáo dục giá trị và kỹ năng sống 
cho học sinh phổ thông, NXB ĐHQG Hà Nội. 
 4. Tài liệu dành cho học sinh THPT, Giáo dục kĩ năng sống, Tổ chức giáo dục POKI 
Á Châu. 
 5. Tài liệu về kỹ năng sống, giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội - Dự án phát 
triển giáo dục THPT giai doạn 2 - Bộ GD&ĐT 
 6. Bảng thống kê hạnh kiểm học sinh (Năm học 2018 – 2019; 2019 – 2020; 2020 - 
2021) – Trường THPT Thanh Chương 1. 
 7. Sở giáo dục Nghệ An, Tài liệu tập huấn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong 
trường phổ thông. 
 8.Các tài liệu có nguồn từ internet. 
PHỤ LỤC 
MỘT SỐ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIẢI BÓNG CHUYỀN NAM HỌC SINH CHÀO 
MỪNG THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI ĐOÀN TRƯỜNG NHIỆM KÌ 2018-2019 
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU: 
 1. Mục đích: 
Chào mừng thành công ĐH đoàn trường nhiệm kì 2018-2019, xây dựng sân chơi 
lành mạnh, gắn kết học sinh trong trường. Qua đó, giúp ĐVTN rèn luyện tốt thể lực, 
trí lực nhằm học tập, làm việc tốt hơn. 
 2. Yêu cầu: 
 - Phối hợp tốt giữa Đoàn trường và tổ TD – GDQPAN trong khâu tổ chức, và 
bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình tổ chức giải. 
 - Giải bóng chuyền phải được tổ chức với tiêu chí: Vui khoẻ, an toàn, tiết kiệm 
và hiệu quả giáo dục cao. 
 II. THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM - ĐỐI TƯỢNG THAM GIA 
 1. Thời gian: 
 - Thời gian đăng ký: Ngày 16/9 đến 20/9/2018 
 - Thời gian tổ chức giải: bắt đầu từ ngày 21/9/2018 đến 18/10/2018 
 2. Địa điểm: Tổ chức tại Sân bóng chuyền Trường THPT Thanh Chương 1 
 3. Đối tượng tham gia: 
 - Toàn thể HS nam khối 10,11, 12 có đủ sức khỏe 
 III. THỂ LỆ ĐĂNG KÝ: 
 -Mỗi lớp cử 1 đại diện về văn phòng Đoàn trường để đăng kí tham gia giải 
 - Lệ phí tham dự giải: 100.000 đ/đội (Chi trả tiền thuê trọng tài, bóng, lưới, ) 
 IV. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THI ĐẤU: 
 - Thi đấu theo luật thi đấu bóng chuyền do Ủy ban Thể dục Thể thao Việt 
Nam ban hành. 
 - Hình thức thi đấu: Loại trực tiếp 
 V. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG: 
 - 01 giải vô địch: 400.000đ 
 - 01 giải á quân: 300.000đ 
 - 01 giải ba: 250.000đ 
 Tiền thưởng được trích từ quỹ thi đua khen thưởng của đoàn trường. 
 VI. BAN TỔ CHỨC: 
 - Đ/c Nguyễn Đức Lam Bí thư Đoàn trường Trưởng ban 
 - Đ/c Nguyễn Cảnh Chiến P. Bí Thư Đoàn trường Phó ban 
 * Nhiệm vụ của Ban tổ chức: 
 - Tuyên truyền, thông tin rộng rãi cho các học sinh, biết để cử đội bóng đến 
để tham gia giải. 
 - Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nơi tổ chức giải, lập bảng dự trù 
kinh phí, vận động các nguồn kinh phí hỗ trợ cho giải đấu 
 - Tiến hành thành lập điều lệ giải, cách thức và thể thức thi đấu. 
 - Tổ chức họp, triển khai thực hiện giải. 
 Trên đây là kế hoạch tổ chức giải bóng chuyền nam HS năm 2018 do BCH 
đoàn trường phối hợp với tổ TD - GDQP tổ chức. Đề nghị các GVCN (Các lớp tham 
gia giải) tạo điều kiện cho HS lớp mình tham gia, các chi đoàn nghiêm túc thực hiện 
kế hoạch này để giải đấu được tổ chức thành công tốt đẹp. 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THÁNG 1 NĂM 2019 
Tổ chức cuộc thi “THANHCHUONG1’S GOT TALENT 2019” 
 Thực hiện Kế hoạch công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2018 
- 2019; Thiết thực tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 88 năm Ngày thành 
lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/02/1930 – 3/02/2018 và mừng Đảng mừng Xuân 
2019. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Thanh Chương 1 xây dựng kế hoạch 
tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm tài năng học sinh trường THPT Thanh Chương 1” 
THANHCHUONG1’S GOT TALENT 2019, nội dung cụ thể như sau: 
 I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 
 1. Mục đích: 
 - Cuộc thi nhằm tìm kiếm, tôn vinh những tài năng trong nhiều lĩnh vực của 
Đoàn viên, thanh niên, học sinh trường THPT Thanh Chương 1. 
 - Tạo sân chơi mới, đa dạng về nội dung, hình thức, giúp các bạn Đoàn viên, 
thanh niên, học sinh có cơ hội được giao lưu, học hỏi, trải nghiệm và hoàn thiện bản 
thân; Qua đó lựa chọn những hạt nhân nòng cốt tham gia các hoạt động phong trào 
và là nhân tố cho việc thành lập các CLB năng khiếu, sở thích trong nhà trường. 
 2. Yêu cầu: 
 - Kế hoạch cuộc thi được tuyên truyền rộng rãi tới 100% ĐVTN trong toàn 
trường. 
 - Việc tổ chức cuộc thi phải theo đúng trình tự, thời gian kế hoạch đề ra. 
 - Các tiết mục dự thi đa dạng về nội dung, sáng tạo về cách thức thể hiện đồng 
thời thể hiện được phong cách cá nhân và phát huy được tinh thần tập thể, tình thần 
làm việc nhóm của ĐVTN học sinh. 
 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG DỰ THI 
 1. Đối tượng dự thi: 
 - Đối tượng tham gia cuộc thi là tất cả ĐVTN, học sinh của nhà trường. 
 - Các thí sinh, nhóm thí sinh dự thi sẽ đăng ký tiết mục (Theo mẫu kèm 
theo) và gửi về BCH Đoàn trường. Các Đ/c Giáo viên chủ nhiệm, các đ/c trong BCH 
Đoàn trường được phân công sinh hoạt đoàn tại các chi đoàn tổng hợp danh sách các 
tiết mục tham gia, đôn đốc, theo sát quá trình tập luyện của các thí sinh để chuẩn bị 
cho vòng sơ khảo. 
 (Ghi chú: Không hạn chế số lượng tiết mục ở mỗi lớp. Có thể đăng ký dự thi 
theo cá nhân, theo đội, nhóm ... số lượng thành viên trong các đội không hạn chế) 
 - Các thành viên thuộc các lớp khác nhau trong cùng một khối lớp có thể kết 
hợp lập thành một đội, trường hợp đặc biệt có thể kết hợp với các thí sinh của khối 
khác (Nhưng phải được sự đồng ý của Ban Tổ chức). 
 2. Nội dung dự thi: 
 - Tuỳ thuộc vào sở trường và năng khiếu, mỗi cá nhân hoặc tập thể có thể lựa 
chọn các nội dung như: Hát, múa, khiêu vũ, ảo thuật, đọc tấu, nhảy hiện đại, kịch, 
võ thuật, dẫn chương trình, ngâm thơ, kể chuyện, cắm hoa, thời trang, hoá trang... 
các thể loại khác phù hợp với khả năng của cá nhân và tập thể. 
 - Thời gian cho mỗi tiết mục không quá 10 phút 
 Lưu ý: Các tiết mục biểu diễn có độ nguy hiểm và có thể gây chấn thương 
phải trao đổi trước với Ban Tổ chức, khi được BTC đồng ý mới được biểu diễn. 
Đối với các thí sinh tham gia thi các thể loại tạp kỹ cam kết không sử dụng các vũ 
khí, dụng cụ nguy hiểm gây cháy, nổ, những dụng cụ cấm sử dụng, lưu hành theo 
pháp luật. 
 III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC 
 * Vòng1: Sơ duyệt: 
Sau khi có kết quả đăng ký tham gia của các cá nhân, các nhóm thí sinh dự thi. BCH 
Đoàn trường tổ chức Sơ duyệt chọn ra 10 tiết mục có chất lượng tiếp tục được luyện 
tập có sự hướng dẫn của cố vấn chương trình để tham gia vòng Chung kết. 
 * Vòng 2: Chung kết, trao giải 
Tiết mục đặc sắc của các cá nhân và các nhóm đạt giải trong vòng sơ kết tiếp tục 
được tham gia chung kết và trao giải cuộc thi tìm kiếm tài năng. 
IV. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG 
1. Thời gian: 
TT Nội dung Thời gian Thực hiện 
1. 
Triển khai Kế hoạch cuộc thi tới 
các chi đoàn và đăng trên trang 
thông tin Đoàn thanh niên 
25/12/2018 
BCH Đoàn 
trường 
2. 
Triển khai cho các Thí sinh đăng 
ký và luyện tập các tiết mục 
Từ 29/12/2018 
BTC, các chi 
đoàn, GVCN 
3. Sơ duyệt Dự kiến 13/01/2018 
- Ban tổ chức 
- Các Chi đoàn 
4. 
Chung kết, trao giải: Các tiết mục 
được tuyển chọn từ buổi Sơ duyệt 
Ngày 20/01/2018 
-Ban tổ chức 
- Các Chi đoàn 
2. Địa điểm: 
- Tổ chức tại Sân trường trường THPT Thanh Chương 1 
3. Cơ cấu giải thưởng 
- Ban tổ chức sẽ dự kiến trao các giải thưởng dựa vào kết quả chấm điểm của Ban 
giám khảo tại chung kết, gồm: 
- 01 Giải nhất: Mức thưởng 200.000 đồng 
- 02 Giải nhì: Mức thưởng 150.000 đồng 
- 03 Giải ba: Mức thưởng 100.000 đồng 
- 04 Giải khuyến khích mức thưởng: 50.000 đồng 
 V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
 1. Ban Tổ chức cuộc thi THANHCHUONG1’S GOT TALENT 2018: 
- Trưởng ban: Đ/c Nguyễn Đức Lam – Bí thư Đoàn trường. 
- Phó Trưởng ban: Đ/c Trần Thị Bích Ngọc – Phó Bí thư Đoàn trường 
 Đ/c Nguyễn Văn Tuấn – Bí thư CĐGV 
- Uỷ viên: các đồng chí UV BCH Đoàn trường, Bí thư Chi đoàn 
 2. Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng học sinh Thanh Chương 1” là đợt sinh hoạt 
văn hoá sâu rộng của Đoàn viên, thanh niên trong toàn trường. Ban Thường vụ Đoàn 
trường yêu cầu các GVCN hướng dẫn, giám sát, triển khai tới lớp chủ nhiệm; các 
chi đoàn tích cực hưởng ứng, tham gia 
KẾ HOẠCH HĐ NGLL THÁNG 11 
TỔ CHỨC CUỘC THI VIẾT ONLINE BẰNG NGÔN NGỮ TIẾNG ANH 
Chủ đề: Thầy cô và mái trường! 
I. MỤC ĐÍCH CUỘC THI 
- Cuộc thi là món quà tri ân các em học sinh dành tặng thầy/cô nhân dịp kỉ niệm 38 
năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2020). 
- Giúp các em có cơ hội bày tỏ những suy nghĩ chân thành nhất về thầy cô giáo của 
mình; thể hiện lòng biết ơn đối với công lao dạy dỗ của thầy cô, phát huy truyền 
thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc; góp phần gìn giữ, chia sẻ và phát huy những 
giá trị nhân văn tốt đẹp; nâng cao chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh và kĩ năng 
viết cho học sinh. 
II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA DỰ THI 
- Tất cả các học sinh trong toàn trường. 
 - Mỗi lớp chọn ít nhất 1-2 bài viết có chất lượng tốt để tham gia dự thi 
III. THỜI GIAN TỔ CHỨC 
- Ngày phát động: 10/11/2020 
- Thời gian nhận bài: Chậm nhất 17h ngày 17/11/2020 
- Địa điểm nộp: Trang web “Đoàn Trường THPT Thanh Chương 1” 
- Thời gian công bố và trao giải: Lễ mít tinh kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 
IV. CHỦ ĐỀ-HÌNH THỨC THỂ HIỆN 
4.1. Chủ đề: Thầy cô và mái trường! 
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, trong cuộc đời mỗi người đều có sự dìu dắt, dạy dỗ 
của những người thầy, người cô Đôi khi sự giúp đỡ đó rất đỗi bình dị nhưng đã 
nâng đỡ, giúp ta vượt qua khó khăn, đạt được những tiến bộ và thành tích trong học 
tập, rèn luyện. Cũng có khi ta phạm những lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn. Và 
trong ta cứ canh cánh nỗi niềm ân hận, ray rứt khó tả Những điều đó có thể vừa 
trôi qua hay đã rất lâu rồi mà chúng ta chưa có dịp tri ân, bày tỏ 
 Hãy viết về những kỷ niệm, bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ về thầy cô, mái 
trường; về những tình huống xảy ra trong cuộc đời, trong lớp học, những bài giảng 
hay, những buổi sinh hoạt lí thú đã để lại ấn tượng sâu sắc làm thay đổi suy nghĩ 
nhận thức của mình, giúp mình lớn khôn hơn kể cả những lời tạ lỗi chưa kịp nói, 
những tâm sự và lời nhắn nhủ mong muốn gửi đến thầy cô 
 Qua những vần thơ hay những lá thư gửi tới Thầy Cô với những câu chuyện, sự 
việc đó rồi chia sẻ, tạo sự lan tỏa trong người thân, bạn bè những giá trị nhân văn tốt 
đẹp chính là biểu hiện của tình cảm tri ân sâu sắc. Các em hãy mạnh dạn nói lên 
những cảm xúc suy nghĩ của mình và chia sẻ sự tri ân của mình với mọi người. 
 * Lưu ý: 
- Bài dự thi có thể viết về mái trường, các thầy cô giáo đang dạy hoặc đã dạy các em 
từ nhiều năm học trước, không nhất thiết phải là thầy cô giáo chủ nhiệm hay thầy cô 
giáo bộ môn đang dạy ở trường. Có thể viết về một cá nhân hay về một tập thể sư 
phạm. Kể cả những người dù không là những “Kĩ sư tâm hồn” nhưng họ đã góp phần 
dạy dỗ, giáo hóa, giúp các em trưởng thành trên con đường học vấn và trong cuộc 
sống 
4.2. Hình thức thể hiện 
- Bài viết có độ dài tối đa khoảng 1000 từ bằng ngôn ngữ tiếng Anh và có thể kèm 
theo 1-2 ảnh về mái trường và thầy cô của em. 
- Bố cục bài viết chặt chẽ, mạch lạc; ngôn từ trong sáng, tình cảm lễ độ; nội dung 
chân thực, dễ hiểu; hình thức viết thơ hoặc viết 1 lá thư gửi cho thầy cô. 
- Phần đầu ghi đầy đủ thông tin: Bài viết “Nét bút Tri ân”, Họ và tên, Lớp, Nhan đề 
bài viết. 
- Đăng bài viết của bạn trên trang web “Đoàn Trường THPT Thanh Chương 1” và 
nhấn thích trang này; Mời bạn bè thích và chia sẻ (1like = 1 điểm; 1share = 3 điểm, 
chỉ được tính 1 lần chia sẻ công khai lên tường cá nhân) 
* Lưu ý: Mọi hành vi hack like, like chéo, buff like đều vi phạm và không được tính 
điểm, loại bài dự thi. 
 V. GIẢI THƯỞNG 
5.1. Tiêu chí xét và trao giải thưởng 
- Là bài viết đúng theo thể lệ cuộc thi. 
- Không chấp nhận bài viết sưu tầm từ các tài liệu khác. 
- Bài dự thi gửi đến tham gia không được đăng trên bất cứ một phương tiện thông 
tin nào khác, nếu ban tổ chức phát hiện ra bài thi lập tức bị hủy bỏ. 
5.2. Cơ cấu giải thưởng: 
- Giải BGK chấm: 
+ 2 giải Nhất: 150.000đ/ giải 2 giải Ba: 100.000đ/ giải 
+ 2 giải Nhì: 120.000đ/ giải 4 Khuyến khích: 50.000đ/ giải 
- Giải like/ chia sẻ: 1 giải nhất: 200.000đ/ giải 
 1 giải Nhì: 150.000đ/ giải 
 1 giải Ba: 100.000đ/ giải 
VI. THÀNH PHẦN BAN TỔ CHỨC 
 1. Cô giáo Trần Thị Bích Ngọc - Bí thư Đoàn trường: Trưởng ban 
 2. Cô giáo Nguyễn Thị Lan Phương - Ban viên 
 3. Cô giáo Nguyễn Thị Thủy - Ban viên 
 4. Cô giáo Lưu Thị Thùy - Ban viên 
 Trên đây là kế hoạch cuộc thi viết về “Thầy cô và mái trường” bằng ngôn ngữ 
Tiếng Anh, đề nghị các chi đoàn căn cứ vào hướng dẫn và yêu cầu của BTC, triển 
khai thực hiện nghiêm túc để cuộc thi đạt kết quả tốt. Kết quả cuộc thi này là một 
trong những nội dung để đánh giá thi đua của chi đoàn đợt 20/11. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_hoat_dong_ngoai_khoa_nham_giao_duc_ky_nang_song.pdf
Sáng Kiến Liên Quan