SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non
Trường mầm non Phú Xuân B được tách ra từ trường mầm non Phú Xuân vào tháng 8/2014, đạt trường chuẩn quốc gia mức độ vào tháng 6/2015 và đến tháng 12/2018 nhà trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. Trường nằm xa đường giao thông lớn nên đảm bảo an toàn cho trẻ. Qua quá trình phát triển đến nay nhà trường đã có cơ sở vật chât, trường, lớp khang trang rộng rãi với quang cảnh môi trường “xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện”. Trong năm học 2017- 2018 nhà trường đạt giải nhất hội thi “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” cấp huyện, được cấp trên quan tâm đầu tư nhiều về cơ sở vật chất và còn nhận được sự hợp tác hỗ trợ của nhiều phụ huynh các ban ngành đoàn thể, bên cạnh đó đời sống kinh tế của nhân dân cũng được nâng cao, nhờ đó phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, đóng góp cơ sở vật chất, tinh thần và các hoạt động xã hội hóa giáo dục để nhà trường làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ và góp phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Từ đặc điểm đó ngành giáo dục mầm non đã nghiên cứu đổi mới hình thức giáo dục theo từng chủ đề và theo hướng tích hợp các nội dung nhằm giúp cho trẻ tiếp thu những kiến thức các môn học khác một cách chủ động, hứng thú và sáng tạo, nhẹ nhàng, lô gic, giúp trẻ hiểu sâu, nhớ lâu mà không mang tính chất gò bó, áp đặt, đảm bảo cho trẻ “ Học bằng chơi, chơi mà học”
Hiện nay đang thực hiện ch¬ương trình giáo dục đổi mới nên phát huy tính tích cực của cô và trẻ cao hơn - phư¬ơng pháp dạy và học phong phú hơn. Có sự lồng ghép, bám sát nội dung ”Xây dựng tr¬ường học thân thiện - học sinh tích cực” lấy trẻ làm trung tâm. Nhằm phát huy tính mạnh dạn, phối hợp, đoàn kết, học hỏi lẫn nhau. Do nắm vững được tầm quan trọng của xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Nhận thức rõ trách nhiệm của giáo viên mầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Người giáo viên mầm non cần có những phương pháp phù hợp với từng độ tuổi, điều kiện của trường, lớp để có một giờ học đạt kết quả cao, tăng khả năng nhận thức của trẻ. Góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của lớp, của trường, của ngành ngày càng phát triển hơn. Trẻ được tư duy và hứng thú tham gia vào các hoạt động và sáng tạo trong các hoạt động như nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng những tâm hồn của trẻ giúp trẻ cảm nhận những vẻ đẹp trong tâm hồn, trong thiên nhiên, cuộc sống. Khi trẻ bước vào tuổi mầm non, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để trẻ được tự do khám phá, trải nghiệm và đưa ra ý tưởng của mình đã đem lại cho trẻ những ấn tượng sâu sắc, những khái niệm tự chủ dần dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển những năng khiếu, phát hiện những tài năng sớm. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết chủ động trong các hoạt động, hình thành các kĩ năng cơ bản ở trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện.
hỏ hoặc cá nhân. Có khu vực dành riêng để chăm sóc đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt. Với mỗi độ tuổi, môi trường giáo dục sẽ có những nét riêng. Ví dụ: Với trẻ 3-4 tuổi, đồ chơi có có sẵn cho trẻ sử dụng, nhưng với trẻ càng lớn thì cần chú ý đến sự phong phú của các loại đồ chơi đặc biệt là những nguyên vật liệu mở và phương tiện cho trẻ được sáng tạo, tự làm đồ chơi phục vụ cho ý tưởng chơi của trẻ. + Cần thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường giáo dục càng nhiều càng tốt. Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng trẻ đã được học theo cách của mình mà không bị gò bó, đặc biệt vào các thời điểm như chơi và hoạt động ở các góc vào buổi sáng và vào giờ hoạt động chiều. Môi trường phản ánh màu sắc văn hóa dân tộc bởi những đồ dùng, trang phục, các phong tục tập quán cung cấp cho trẻ những hiểu biết về nền văn hóa địa phương và của các dân tộc khác nhau. Tạo môi trường có không gian phù hợp với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Đảm bảo kết hợp các hoạt động tập thể, theo nhóm nhỏ và cá nhân, các hoạt động trong lớp và ngoài trời. Tôn trọng nhu cầu, sở thích hoạt động và tính đến khả năng của mỗi trẻ. Sự đa dạng của đồ dùng đồ chơi: Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ: Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên cần nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ và có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. 3. Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Mục đích: Trẻ được chủ động trong các hoạt động. Được khám phá trả lời theo ý hiểu của mình. Tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “Học bằng chơi, chơi bằng học”. Nội dung và cách thức thực hiện Sử dụng phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng được quan tâm để khuyến khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Chú trọng các hoạt động chủ đạo của trẻ 3-4 tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân. VD: Trong giờ phát triển ngôn ngữ: Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình. Giáo viên tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc không làm thay trẻ. Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ. 4. Phối hợp giữa giáo viên, gia đình và nhà trường: a. Mục đích : Tạo dựng cho trẻ môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giúp giáo viên kết hợp cùng với phụ huynh và nhà trường nhằm giáo dục trẻ thông qua hướng chung. Giúp giáo viên cùng với phụ huynh trao đổi về tình hình học tập của con ở trường cũng như đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ đó cùng có biện pháp giáo dục tích cực. Sưu tầm vận động phụ huynh ủng hộ nguyênvật liệu làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Nội dung và cách thức thực hiện: Để làm được điều đó thì trong các ngày hội, ngày lễ, các cuộc thi, trường tôi có mời đông đủ phụ huynh tham dự, điều này có tác dụng rất lớn đến việc thu hút phụ huynh đưa con đến lớp đến trường, phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của con mình và gửi chọn lòng tin đối với nhà trường. Trong các ngày hội đến trường của bé, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày bế giảng...Tôi tham mưu với nhà trường dành nhiều thời gian cho các cháu biểu diễn văn nghệ, đó cũng là một hình thức tuyên truyền về ngành học rất lớn. Trẻ rất thích tự làm và được khen, giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhanh nhẹn, hồn nhiên, tự tin trước mọi người và cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay là cơ hội cho giáo viên và trẻ được giao lưu. Qua đó giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhanh nhẹn, hồn nhiên, tự tin trước mọi người. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non phụ thuộc nhiều vào sự tham gia đóng góp của gia đình trẻ. Vì vậy, trong quá trình giáo dục, giáo viên cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú để tìm ra các biện pháp phối hợp có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi tuyên truyền cho phụ huynh biết về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Động viên phụ huynh thường xuyên đưa đón trẻ để thuận tiện trao đổi tình hình của trẻ trong ngày, qua đó phụ huynh cho trẻ ôn lại bài ở nhà, tự tin trong giao tiếp ứng xử với mọi người, trẻ được củng cố và khắc sâu kiến thức trẻ đã được học. Với những trẻ có năng khiếu tôi trao đổi cùng phụ huynh để thống nhất biện pháp và tạo điều kiện phát huy khả năng của trẻ như: Cho cháu vào đội văn nghệ của lớp, của trường hay tạo điều kiện cho các cháu học thêm ở các lớp năng khiếu múa hát. Với những cháu còn hạn chế hay nhút nhát chưa đủ tự tin tôi trao đổi cùng phụ huynh để có biện pháp thống nhất riêng. Cuối cùng để phụ huynh nắm bắt được kết quả rèn luyện, học tập của con em họ, tôi thông báo kết quả qua việc đánh giá trẻ trong quá trình tham gia vào các hoạt động, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, khả ngăng tự tin sáng tạo khi tham gia vào các hoạt động học tập của trẻ ở buổi họp phụ huynh cuối năm để phụ huynh so sánh và nhận ra sự tiến bộ rõ rệt của con em mình, tạo niềm vui phấn khởi và tự hào cho họ. Vận động phụ huynh quyên góp vật liệu: Vỏ chai dầu gội đầu, nước rửa bát, vỏ lon bia, bìa lịch cũ, vải vụn, hoạ báo và một số đĩa ca nhạc cũ hòng... để cô và trẻ tận dụng làm một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ tiết học, chuyên đề.... + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến đã được áp dụng vào thực tiễn tại lớp 3T A trường mầm non Phú Xuân B và đạt hiệu quả cao. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi cho trẻ 3-4 tuổi tại các trường mầm non Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi cho cô và trẻ tại các trường Mầm non, các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo để làm tại gia đình. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: + Lợi ích kinh tế: Tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được tiền của không phải mua một số đồ dùng đồ chơi mà trẻ vẫn tiếp thu tốt trong giờ học, thay đổi được lề lối làm việc của giáo viên mềm dẻo, linh hoạt sáng tạo và tạo được tâm thế tốt cho trẻ, sự thích thú, chủ động tham gia vào các hoạt động học. Ít tốn kém mà hiệu quả lại cao, chỉ cần đầu tư thời gian và có niềm đam mê thực sự, sắp xếp thời gian làm việc một cách hợp lý, nghiên cứu một cách nghiêm túc thực hiện giải pháp đã xây dựng có chiều sâu. Các giải pháp được sự đồng thuận của tập thể sư phạm nhà trường: Giải pháp phân tích tính chất của công việc cho phù hợp với khả năng và sự phát triển của trẻ: Ở giải pháp này Tôi đã phân tích một cách tỉ mỉ, chi tiết của số trẻ trong lớp. Các hoạt động không dập khuôn máy móc, tổ chức đan xen các hoạt động một cách hài hòa không cứng nhắc để đạt được mục tiêu đã xây dựng trong kế hoạch đảm bảo cả chất lượng và số lượng. + Mang lại lợi ích xã hội : Nâng cao chất lượng học sinh trong lĩnh vực phát triển phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội. a. Đối với trẻ: + Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động học. + Trẻ mạnh dạn tự tin, chủ động trong các hoạt động. + 100% các cháu hứng thú và chủ động tham gia vào các hoạt động học. + 85% các cháu đạt khá giỏi + 95% các cháu khả năng nhận thức tốt và tự tin. + Trẻ được tham gia vào hoạt động, khám phá, trải nghiệm cho nên kinh nghiệm và kĩ năng trẻ lĩnh hội được một cách bền vững, để lại ấn tượng khó phai mờ trong trẻ và cũng chính môi trường hoạt động phong phú đã giúp trẻ chủ động, tích cực trong việc nêu ý tưởng và hoạt động trải nghiệm, biết chia sẻ, trao đổi, hợp tác trong hoạt động => qua đó phát triển các mặt: xúc cảm, tình cảm, giao tiếp xã hội, ngôn ngữ, thẩm mĩ nhất là việc thực hiện chuyên đề ( Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm). Kết quả cụ thể trong đợt khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến như sau: Khảo sát Số trẻ/tỉ lệ Khả năng hứng thú Khả năng chủ động tham gia vào hoạt động Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 20 8 12 6 14 Tỉ lệ 40% 60% 30% 70 % Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến vào hoạt động giáo dục như sau: Khảo sát Số trẻ/tỉ lệ Khả năng hứng thú Khả năng chủ động tham gia vào hoạt động Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 20 19 1 18 2 Tỉ lệ 95% 5% 90% 10 % - Vậy với việc thiết kế tạo lập môi trường hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ theo chủ điểm đã có sự tăng giảm cụ thể sau: * Về khả năng hứng thú: + Số trẻ đạt là: 19/20 đạt tỉ lệ 95 % tăng 55% so với đầu năm. + Số trẻ chưa đạt là 1/20 đạt tỉ lệ 5% giảm 55 % so với đầu năm. * Về khả năng chủ động tham gia vào hoạt động: + Số trẻ đạt là 18/20 đạt tỉ lệ 90 % tăng 60 % so với đầu năm. + Số trẻ chưa đạt là 2/20 đạt tỉ lệ 10 % giảm 60 % so với đầu năm. Qua việc áp dụng một số giải pháp trong và ngoài giờ học, lớp tôi chất lượng học sinh sau khi tôi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tăng lên khá rõ, trẻ rất hứng thú và rất ham học hỏi, cũng từ đó giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động giáo dục. Kết quả sau khi áp dụng các giải pháp mà tôi đưa ra tôi thấy 100% trẻ thực sự thích thú khi tham gia vào các hoạt động, tích cực tham gia chơi. Tạo cho trẻ không khí vui tươi, hào hứng khi học. Từ đó hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt chất lượng rất cao. Có tác dụng đẩy mạnh phong trào thi giáo viên giỏi, thi làm đồ dùng đồ chơi hay tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm, đặc biệt hơn là đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của phụ huynh tham gia cùng giáo viên và nhà trường trong những hội thi, thao giảng, hội giảng, các ngày hội, ngày lễ... Đã lồng ghép giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo giải pháp nêu trên có hiệu quả như đã triển khai chuyên đề: “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” do tổ nhà trường thực hiện theo kế hoạch để cả trường tham dự đã thu được đạt kết quả cao. Qua những biện pháp đã áp dụng toàn thể giáo viên trong trường hiểu về ý nghĩa của hoạt động lấy trẻ làm trung tâm đối với sự phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, từ đó đã rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trong việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ của lớp mình. Phát triển một số những kỹ năng giao tiếp ứng xử ở trẻ như : - Kỹ năng thể hiện cảm xúc: Trẻ thể hiện cảm xúc khi biểu diễn trẻ biết giao lưu tình cảm với các anh chị lớp lớn. - Kỹ năng nhận thức: Trẻ hiểu biết thêm về xã hội, văn hóa hay môi trường xung quanh trẻ giúp trẻ tự tin, hứng thú, chủ động tham gia vào các hoạt động trong nhà trường. - Kỹ năng thẩm mỹ: Trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và thể hiện những sắc thái, hành động đẹp, biết vẽ các hình ảnh đẹp, hình ảnh mà trẻ thích. - Kỹ năng giao tiếp: Khi biểu diễn trẻ giới thiệu về bản thân, biểu diễn với bạn. b. Đối với giáo viên: Tổ chức các hoạt động linh hoạt, tự tin hơn khi tiến hành hoạt động, được trau dồi kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, thiết kế môi trường học tập cho trẻ học tập cũng như các hoạt động chăm sóc và giảng dạy trẻ. Tạo được môi trường học phong phú với nội dung của từng chủ đề, đồ dùng đồ chơi và trang thiết bị cũng đã được trang bị đầy đủ hấp dẫn và lấy trẻ làm trung tâm. Các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3-4 tuổi không còn tẻ nhạt, khô khan đối với trẻ mà trẻ tự tin, tích cực tham gia hoạt động phát huy tính tích cực của trẻ có tiến bộ rõ rệt trong từng hoạt động. Tất cả giáo viên ở tổ mẫu giáo ghép nói chung và bản thân tôi nói riêng đều được nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức đổi mới, đặc biệt tính mở của hoạt động này. Hơn hẳn với trước, bây giờ là một niềm say mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể hiện trí tuệ, năng lực của mình qua tất cả các tiết dạy sinh động, hấp dẫn trẻ. Qua những năm giảng dạy trẻ lúc mới bước vào giảng dạy phương pháp tôi chưa linh hoạt sáng tạo nên kết quả của tiết học chưa cao. Từ khi sử dụng các giải pháp trên nên nghệ thuật lên lớp của tôi đã có một cách sáng tạo, linh hoạt, kĩ năng làm đồ dùng đồ chơi được nâng cáo hơn tạo ra nhiều sản phẩm đẹp và phong phú với nhiều chủng loại. Hơn nữa bản thân không ngừng phấn đấu học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, qua các phương tiện thông tin đại chúng để trau rồi kiến thức, kĩ năng cho bản thân.... Giúp trẻ cũng hứng thú và chủ động trong mọi hoạt động, tự tin linh hoạt sáng tạo trong các giờ hoạt động góc hay hoạt động ngoài trời....bên cạnh những thành tích của cô và trẻ tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn để phát huy và đạt được kết quả cao hơn nữa trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. c. Đối với phụ huynh: + Qua đó tăng cường mối quan hệ, kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. + Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ cùng phối kết hợp với cô giáo tạo điều kiện cho trẻ phát triển về mọi mặt Đức- Trí- Thể - Mĩ đạt kết quả cao góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong năm học 2018- 2019 và trong những năm học tiếp theo. - Các thông tin cần được bảo mật( nếu có): Không d)Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến; - Điều kiện về cơ sở vật chất: + Các trang thiết bị cần thiết: Máy tính, máy chiếu + Lớp học đầy đủ trang thiết bị cần cho trẻ phục vụ trong các hoạt động giáo dục trẻ. - Điều kiện về giáo viên + Giáo viên Mầm non: Yêu nghề, nhiệt tình, ham học hỏi ,sáng tạo. + Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. - Điều kiện về trẻ: Trẻ đi học đầy đủ, hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động. đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Đã áp dụng tại lớp 3TA ở trường mầm non Phú Xuân B – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu : Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị Ánh Lớp 4TA Trường MN nơi tôi đang công tác Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non. 2 Vũ Thị Mai Lớp 4TB Trường MN nơi tôi đang công tác Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non. 3 Trần Thị Hoa Lớp 4TC Trường MN nơi tôi đang công tác Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non. 4 Đinh Thùy Liên Lớp 3TB Trường MN nơi tôi đang công tác Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non. 5 Nguyễn Thị Tình Lớp 3TC Trường MN nơi tôi đang công tác Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, chất đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Xin trân trọng cảm ơn! Phú Xuân, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Hoàng Thị Như Hoa PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN TRƯỜNG MN PHÚ XUÂN B -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: /NX,ĐG- MNPX B Phú Xuân, ngày tháng 01 năm 2019 BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên Đơn vị: Trường Mầm non Phú Xuân B nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của Bà: Hoàng Thị Như Hoa - Ngày tháng năm sinh: 01/ 10/ 1980; - Nam/ nữ; Nữ - Đơn vị công tác: Trường MN Phú Xuân B – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc - Chức danh: Giáo viên - Tổ trưởng tổ mẫu giáo Ghép. - Trình độ chuyên môn: ĐHSPMN - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): Hoàng Thị Như Hoa - Tên sáng kiến: ““Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” - Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vưc phát triển Tình cảm – Kĩ năng xã hội: “Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến. - Tôi tên là: Nguyễn Thị Tám - Chức vụ: Hiệu trưởng Thay mặt: Trường Mầm non Phú Xuân B nhận xét, đánh giá như sau: 1. Đối tượng được công nhận sáng kiến là: - Giải pháp tác nghiệp: Đưa ra một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của trẻ 3-4 tuổi trường mầm non phú xuân B - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. 2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: - Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước; - Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được - Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến; - Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực: - Mang lại hiệu quả kinh tế: Tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được tiền của không phải mua một số đồ dùng đồ chơi mà trẻ vẫn tiếp thu tốt trong giờ học, thay đổi được lề lối làm việc của giáo viên mềm dẻo, linh hoạt sáng tạo và tạo được tâm thế tốt cho trẻ, sự thích thú, chủ động tham gia vào các hoạt động học. Ít tốn kém mà hiệu quả lại cao, chỉ cần đầu tư thời gian và có niềm đam mê thực sự, sắp xếp thời gian làm việc một cách hợp lý, nghiên cứu một cách nghiêm túc thực hiện giải pháp đã xây dựng có chiều sâu. Các giải pháp được sự đồng thuận của tập thể sư phạm nhà trường Giải pháp phân tích tính chất của công việc cho phù hợp với khả năng và sự phát triển của trẻ: Ở giải pháp này giáo viên đã phân tích một cách tỉ mỉ, chi tiết của số trẻ trong lớp. Các hoạt động không dập khuôn máy móc, tổ chức đan xen các hoạt động một cách hài hòa không cứng nhắc để đạt được mục tiêu đã xây dựng trong kế hoạch đảm bảo cả chất lượng và số lượng. - Mang lại lợi ích xã hội : Nâng cao chất lượng học sinh trong lĩnh vực phát triển tình cảm- Kĩ năng xã hội cho trẻ 3 tuổi. + Đối với trẻ: Hứng thú, tích cực chủ động tham gia vào hoạt động, đạt chuẩn kiến thức và các kỹ năng cần thiết. + Đối với giáo viên: Tổ chức các hoạt động linh hoạt, tự tin hơn khi tiến hành hoạt động, được trau dồi kiến thức, kỹ năng, chăm sóc và giảng dạy trẻ. Tạo được môi trường học phong phú với nội dung của từng chủ đề, đồ dùng đồ chơi và trang thiết bị cũng đã được trang bị đầy đủ hấp dẫn và lấy trẻ làm trung tâm. Các hoạt động giáo dục cho trẻ 3 tuổi không còn tẻ nhạt, khô khan đối với trẻ mà trẻ tích cực tham gia hoạt động phát huy tính chủ động, tính tích cực của trẻ có tiến bộ rõ rệt trong từng hoạt động. + Về phía phụ huynh: Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ cùng phối kết hợp với cô giáo tạo điều kiện cho trẻ phát triển tình cảm- Kĩ năng xã hội đạt kết quả cao góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Đã áp dụng tại lớp 3 tuổi A ở trường mầm non trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ tại nhà trường nơi tôi đang công tác. 3. Kiến nghị đề xuất: - Đề xuất của cá nhân: Công nhận sáng kiến - Trường MN Phú Xuân B đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận sáng kiến. Xin trân trọng cảm ơn./. LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (Ký ghi rõ họ và tên) Nguyễn Thị Tám
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_moi_truong_giao_duc_lay_tre_l.doc