SKKN Một số giải pháp xây dựng lớp chủ nhiệm thân thiện, tích cực, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Cảnh Chân
Khái niệm lớp học thân thiện, tích cực
Trường học thân thiện là mô hình trường do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trước và đã được triển khai
có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, phối hợp với UNICEF, Bộ
đã làm thí điểm ở một số trường học và hiện tại được nhân rộng ra các trường
trong phạm vi cả nước
Theo từ điển tiếng Việt do GS Hoàng Phê chủ biên: “Thân thiện” là có tình
cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã
hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình
người về đạo lý; Còn “tích cực” là tỏ ra nhiệt tình, đem hết khả năng và tâm trí vào
công việc, học tập. Xây dựng trường học thân thiện, tích cực là xây dựng giữa cái
thân thiện với cái tích cực. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và
thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội. “Trường học thân thiện” thể
hiện ở sự thân thiện với địa phương, “thân thiện” trong tập thể sư phạm với nhau;
giữa tập thể sư phạm với học sinh; Người giáo viên phải tận tâm trong giảng dạy,
công tâm trong quan hệ ứng xử, phải coi trọng việc giáo dục bình đẳng giới để các
học sinh nam, nữ biết quý trọng nhau, sống hòa đồng với nhau. “Trường học thân
thiện” phải đảm bảo cơ sở vật chất, gìn giữ môi trường xanh - sạch - đẹp - an toà
phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý người thụ hưởng. Như vậy,
trường học thân thiện là trường học đảm bảo được sự an toàn, bình đẳng, tạo hứng
thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết
cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của
nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh
thần dân chủ.
Theo Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT, 5 nội dung xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực gồm:
1. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp
các em tự tin trong học tập.
3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
5. Tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa,
cách mạng ở địa phương.
Lớp học thân thiện là nền tảng vững chắc cho trường học thân thiện, học
sinh tích cực, là khơi nguồn cho mọi hoạt động của lớp, là sức mạnh của sự đoàn
kết, nhất trí.
Lớp học thân thiện, tích cực là lớp học có môi trường lớp học thân thiện, tôn
trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm,học sinh
biết cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực.
Trong lớp học thân thiện, tích cực, vai trò của giáo viên là định hướng, dẫn
dắt, giải quyết tốt mối quan hệ trong lớp, xây dựng môi trường lớp học thân thiện,
lắng nghe và tôn trọng ý kiến học sinh; là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Thông qua lời dặn dò, thư ngỏ, tin nhắn Giáo viên sẽ gửi đến phụ huynh những
thông tin về những hoạt động của nhà trường và nhận những trao đổi, thắc mắc hay
chia sẻ của phụ huynh về những vấn đề của con em mình. Điều này giúp mỗi phụ
huynh luôn hiểu, chia sẻ với tinh thần hợp tác và ủng hộ giáo dục. Còn vai trò học
sinh là tự giác xây dựng và thực hiện nội quy; thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn
nhau; có trách nhiệm với hành vi của mình; biết cách giải quyết các xung đột, có ý
thức hợp tác nhóm; biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè; biết thực hiện quyền và bổn phận
của mình.
Có thể nói, “lớp học thân thiện” là cơ sở để tạo nên sức mạnh cho tập thể, cá
nhân tích cực, hăng hái trong hoạt động học tập cũng như phong trào. Học sinh chỉ
thực sự cảm nhận “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” nếu được học và sinh
hoạt trong một tập thể biết yêu thương, tôn trọng và hợp tác.
g thời, đây cũng là dịp để giáo viên chủ nhiệm lắng nghe, chia sẻ mong muốn của học sinh. Từ đó, giáo viên điều chỉnh phương pháp giáo dục kịp thời, hợp lí, hạn chế đến mức thấp nhất nạn bạo lực học đường; góp phần xây dựng thành công trường học thân thiện, học sinh tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Lưu ý: Trong quyển nhật kí sẽ có những ý kiến trái chiều. Do đó, giáo viên cần bình tĩnh, có những giải pháp thỏa đáng để tạo ra một tập thể thân thiện; Tôn trọng những ý kiến mang tính chất xây dựng; Điều chỉnh những ý kiến phiến diện, tiêu cực Hình ảnh: Nhật ký lớp học 3.3. Giải pháp 3. Kỉ luật tích cực Giáo dục kỷ luật tích cực là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của học sinh; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh; có sự thỏa thuận giữa giáo viên - học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. 22 Trong thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy những hình thức kỷ luật tích cực sau tôi đã áp dụng và đạt kết quả rất khả quan. 3.3.1. Đối với lao động tích cực bằng việc vệ sinh trường, lớp học - Thời gian thực hiện: Linh hoạt trong ngày, trong tuần và ngày nghỉ - Không gian thực hiện: Linh hoạt trong hoặc ngoài lớp học; Trong hoặc ngoài trường - Người thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm + Giáo viên chủ nhiệm: Hướng dẫn, giám sát, đôn đốc học sinh + Học sinh: Chuẩn bị dụng cụ và thực hiện theo hướng dẫn - Cách thức thực hiện: Bao gồm 4 bước Bước 1: Lớp phó lao động thống kê học sinh vi phạm. Tùy theo lỗi vi phạm, giáo viên chủ nhiệm cho thực hiện hình phạt là vệ sinh lớp. Thường những lỗi như vứt rác bừa bãi, làm hư hại cơ sở vật chất của lớp, của trường như vẽ bẩn lên mặt bàn, mặt ghế, giẫm đạp lên tường,.. học sinh bị phạt sẽ vệ sinh trường, lớp, tự khắc phục hậu quả do hành vi vô ý thức của các em gây ra Bước 2: Tiến hành phân công công việc: Học sinh quét, lau chà nền nhà, hành lang, lau cửa lớp; Dụng cụ chuẩn bị là chổi, cây lau nhà, cây hốt rác Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm theo dõi nhắc nhở, đôn đốc học sinh lao động tích cực. Bước 4: Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra việc thực hiện; Khen thưởng những học sinh thực hiện tốt; Động viên, nhắc nhở những học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ. - Kết quả: + Môi trường trường, lớp học được cải thiện rõ rệt: sạch sẽ, khang trang hơn. + Tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy giảm đi rõ rệt. - Ý nghĩa: Biện pháp giáo dục bằng hình thức kỉ luật lao động này sẽ giúp học sinh biết trân trọng môi trường sạch đẹp mình đang có, có ý thức rằng việc giữ gìn cảnh 23 quan trường, lớp không phải chỉ là công việc của những lao công mà là trách nhiệm của mỗi học sinh với ngôi trường của mình. Hinh ảnh: Vệ sinh trường, lớp 24 3.3.2. Đối với lao động tích cực bằng việc trồng và chăm sóc cây xanh: - Thời gian thực hiện: Linh hoạt trong ngày, trong tuần và ngày nghỉ - Không gian thực hiện: Linh hoạt trong hoặc ngoài lớp học; Trong hoặc ngoài trường - Người thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm; học sinh vi phạm nội quy - Cách thức thực hiện: Bao gồm 4 bước Bước 1: Lớp phó lao động thống kê học sinh vi phạm. Tùy theo lỗi vi phạm, giáo viên chủ nhiệm cho thực hiện hình phạt là vệ sinh lớp. Thường những lỗi sau như giẫm, đạp, chạy lên bãi cỏ, hái hoa, bẻ cảnh, làm hư hại cây xanh. học sinh bị phạt bằng việc chăm sóc, trồng mới cây xanh, tự khắc phục hậu quả do hành vi vô ý thức của các em gây ra Bước 2: Tiến hành phân công công việc: Học sinh nhặt cỏ, tưới nước,bắt sâu, tỉa cảnh cho cây; Dụng cụ chuẩn bị là cuốc, xô, xẻng Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm theo dõi nhắc nhở, đôn đốc học sinh lao động tích cực. Bước 4: Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra việc thực hiện; Khen thưởng những học sinh thực hiện tốt; Động viên, nhắc nhở những học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ. - Kết quả: + 100% học sinh được phân công đều tự giác và nghiêm thúc thực hiện. + Cây xanh được trồng, chăm tạo được môi trường xanh + Tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy giảm đi rõ rệt - Ý nghĩa: Hành động này sẽ bồi dưỡng tình yêu và thái độ thân thiện với môi trường. Hơn nữa, học sinh sẽ ngày càng biết quý trọng sức và giá trị của lao động. Đây là biện pháp kỉ luật tích cực. 25 Hình ảnh: Trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh 3.3.3. Hình thức kỷ luật tích cực: Đọc sách - Thời gian thực hiện: Linh hoạt trong ngày, trong tuần và ngày nghỉ - Không gian thực hiện: Linh hoạt trong hoặc ngoài lớp học; Trong hoặc ngoài trường, ở nhà. - Người thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm; học sinh vi phạm nội quy - Cách thức thực hiện: Bao gồm 4 bước Bước 1: Ban cán sự lớp thống kê học sinh vi phạm. Tùy theo lỗi vi phạm, giáo viên chủ nhiệm cho thực hiện hình phạt là đọc sách. Thường những lỗi sau như lười học, không thuộc bài, không soạn bài, thường xuyên bị điểm kémcó học lực trung bình, yếu kém. 26 Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm quy định thời gian, tên sách cần đọc; Yêu cầu học sinh tìm đọc, tóm tắt nội dung và giới thiệu cho bạn bè cùng biết. Đối với học sinh có thái độ vô lễ với giáo viên, nói tục chửi bậy, đánh nhau, gây mất đoàn kết trong lớp sẽ đọc những quyển sách theo chủ đề về tình thầy trò, tình bạn hoặc hướng học sinh đến những cuốn sách trong tủ sách ở thư viện nhà trường như: Hạt giống tâm hồn: Giá trị của yêu thương, tấm lòng vàng, quà tặng cuộc sống, hay một số sách: Tinh hoa xử thế, Nghệ thuật sống, 365 ngày sống, Rèn luyện đức khiêm tốn Đối với những học sinh lười học, ngủ hoặc làm việc riêng trong giờ, không soạn và không ghi chép bài đầy đủ, thường xuyên nghỉ học, cúp tiết, tôi hướng học sinh đến những cuốn sách: Khoa học vui, Những bài toán dân gian đố vui, Danh nhân thế giới, Câu chuyện về các nhà khoa học Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở Bước 4: Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra việc thực hiện; Khen thưởng những học sinh thực hiện tốt; Động viên, nhắc nhở những học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ. - Kết quả: + 100% học sinh được phân công đều tự giác và nghiêm thúc thực hiện. + Tạo thói quen đọc sách + Tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy giảm đi rõ rệt - Ý nghĩa: Biện pháp này là giúp học sinh + Hiểu được vai trò, tầm quan trọng của sách, ý nghĩa của việc đọc sách, kích thích ở học sinh khả năng tự đọc, tự học, hình thành ở các em thói quen đọc sách và tra cứu tài liệu + Rèn luyện thêm cho học sinh một số kĩ năng giao tiếp, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trình bày trước tập thể những suy nghĩ của mình. Nếu học sinh giới thiệu tốt có thể gây được sự tò mò, hứng thú của một số học sinh khác trong lớp, kích thích những học sinh đến với thư viện nhiều hơn. + Khi đọc sách học sinh tự ý thức điều chỉnh hành vi của mình, có trách nhiệm hơn với việc học tập và cuộc sống của mình. Thiết nghĩ, đọc sách là giải pháp giáo dục kỉ luật tích cực có hiệu quả lâu dài. 27 Hình ảnh: Kỷ luận tích cực (Đọc sách) Tuy nhiên, vẫn gặp một số khó khăn khi thực hiện giải pháp này. Đó là khả năng tự đọc, nhận thức của mỗi học sinh khác nhau. Những học sinh vi phạm phần lớn lười học, không thuộc bài, không soạn bài, thường xuyên bị điểm kémcó học lực trung bình, yếu kém. Bản thân người giáo viên chủ nhiệm như tôi không thể bao quát hết được những cuốn sách có trong thư viện trường đê hướng dẫn và kiểm chứng kết quả đọc của các em. Thêm nữa, không phải học sinh nào cũng gạt bỏ được sự tự ti để trước lớp giới thiệu một cách trôi chảy về cuốn sách mình đã đọc. Tuy nhiên, tôi nhắc mình phải kiên trì và tin tưởng từ hình thức phạt đọc sách sẽ tạo cho các em một thói quen lành mạnh đọc sách mỗi ngày và dần dần, các em sẽ hạn chế mạng xã hội để đọc sách. Do đó, tôi phân loại sách phù hợp với từng đối tượng học sinh vi phạm. Để đạt được hiệu quả giáo dục từ giải pháp kỉ luật này, tôi hướng dẫn học sinh cách đọc, thường xuyên động viên, khích lệ học sinh, không yêu cầu quá cao về kết quả tự đọc của các em, ghi nhận những điều học sinh đã làm được và khen thưởng những học sinh tích cực đọc và trình bày khá tốt trước lớp. Trên đây là những giải pháp xử lí học sinh vi phạm và những hiệu quả mà tôi đạt được trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, khi vận dụng chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau: Thứ nhất, tuyệt đối không sử dụng các hình phạt mang tính bạo lực. Các hình phạt cần phù hợp với mức độ vi phạm và bản chất của hành vi sai phạm Những hình phạt nên mang tính chất xây dựng, có nghĩa là giúp cho học sinh học thêm được một kỹ năng nào Thứ hai, cần công bằng, khoan dung, tránh gây căng thẳng, đối đầu với học sinh khi xử lý các sai phạm. Dù ai cũng có lúc vui, lúc buồn và giáo viên có thể yêu quý học sinh này hơn học sinh khác, giáo viên vẫn nên áp dụng các hình thức phạt một cách công bằng. Điều này sẽ tạo nên tâm lí tin tưởng vào giáo viên chủ nhiệm của học sinh. 28 Thứ ba, các hình phạt cần được thực hiện một cách nhất quán, tuy nhiên cần xem xét bối cảnh, hoàn cảnh của mỗi học sinh. Giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân và không phạt học sinh vì những lỗi do ngoại cảnh tác động, hoặc không phải do bản thân các em cố tình gây ra. Đặc biệt, không phạt học sinh vì những điều chưa được quy định trước, chưa có sự thống nhất và đồng ý của tập thể và giáo viên chủ nhiệm luôn phải giám sát hoạt động, động viên học sinh tích cực thực hiện. C. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP 1. Thời gian áp dụng: 1 năm (Năm học 2019 – 2020) 2. Hiệu quả đạt được Vận dụng các giải pháp xây dựng tập thể lớp thân thiện, tích cực trên tại lớp chủ nhiệm của mình và bước đầu chúng tôi đã thu được những kết quả khả quan. - Giúp xây dựng lớp thân thiện, tích cực. Học sinh yêu trường, yêu lớp, đoàn kết gắn bó với bạn bè, tiến bộ trong học tập. - Giáo viên hiểu được tâm tư, nguyện vọng của học sinh; Hướng các em đến những giá trị chân, mỹ, thiện của cuộc sống. - Hình thành ở học sinh những kĩ năng cần thiết đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay. Cụ thể như sau: 2.1. Kết quả về nề nếp - Học sinh có ý thức hơn trong việc thực hiện nội quy trường, lớp học, quy tắc ứng xử, số học sinh vi phạm nội quy đã giảm. - Tập thể gắn bó, đoàn kết, tích cực hăng hái thực hiện nội quy - Chấm dứt tình trạng: bỏ tiết, trốn học chơi game; bạo lực học đường; chưa trung thực trong thi cử... Số liệu cụ thể như sau: (Tỉ lệ: %) Lớp Năm học Hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu HKI HKII HKI HKII HKI HKII HKI HKII 10a4 (38hs) 2019 - 2020 26 68.4% 31 81.5% 10 26.3% 7 18.4% 2 5.3% 0 0 0 11a7 ( 36hs) 2019 - 2020 22 61% 30 83,3% 12 33,3% 6 16,7% 3 7,5% 0 0 0 29 2.2. Kết quả về học tập Học sinh đã tích cực hơn trong việc xây dựng bài, hạn chế được học sinh không thuộc, không soạn và không chép bài đầy đủ. Không khí lớp sôi nổi, hào hứng hơn. Số liệu cụ thể như sau: Số liệu cụ thể như sau: (Tỉ lệ: %) Lớp Năm học Học tập Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém HKI HKII HKI HKII HKI HKII HKI HKII 10a4 (38hs) 2019 - 2020 0 1 2.7% 31 81.5% 33 86.8% 7 18.4% 4 10.5% 0 0 11a7 (36hs) 2019 - 2020 0 2 5,6% 27 75% 30 83,3% 9 25% 4 11,1% 0 0 2.3. Kết quả cụ thể về học tập và đạo đức của 14 em học sinh trước và sau khi áp dụng biệp pháp. (Số liệu đầu vào và cuối năm học lớp 10a4 và 11a7) TT Họ tên Trước khi áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp Học lực Hạnh kiểm Học lực Hạnh kiểm 1 Phan Văn Giáp TB TB TB Khá 2 Nguyễn Văn Trường TB TB Khá Khá 3 Phạm Thị Kiều Anh TB TB Khá Tốt 4 Đinh Văn Tuấn TB Khá Khá Tốt 5 Nguyễn Thị Duyên TB Khá Khá Khá 6 Nguyễn Thị Thảo TB Khá Khá Tốt 7 Lương Lô Giáp TB TB TB Khá 8 Phan Thị Vân TB Khá Khá Tốt 9 Nguyễn Văn Dũng TB TB Khá Tốt 10 Phan Văn Anh TB Khá Khá Tốt 11 Nguyễn Văn Tài TB TB Khá Tốt 12 Lê Võ Tuấn Anh TB TB Khá Khá 13 Nguyễn Văn Hoàng TB Khá Khá Tốt 14 Nguyễn Văn Tuấn TB Khá Khá Khá 30 2.4. Những thành tích khác Những chỉ số, thước đo về độ hài lòng của học sinh, phụ huynh về trường, về lớp được tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, học sinh linh hoạt, tự giác, tích cực và tham gia có hiệu quả các phong trào thể dục thể thao, văn nghệ do Đoàn trường tổ chức. Một số thành tích nổi bật: Lớp Năm học Thành tích Xếp hạng thi đua Thành tích tập thể/cá nhân 10a4 (38hs) 2019 - 2020 3/24 - Tập thể lớp đạt tiên tiến xuất sắc - Tập thể lớp đạt giải nhì về bóng chuyền nam cấp trường. - Em Lê Hoàng Sơn đạt giải nhì trong cuộc thi rung chuông vàng tìm hiểu về an toàn giao thông cấp trường. 11a7 (36hs) 2019 - 2020 1/24 - Tập thể lớp đạt tiên tiến xuất sắc Tiếp nối những thành tích các nhân và tập thể lớp 10A4 và 11A7 năm học 2019 – 2020, đến năm học 2020 – 2021, tiếp tục đạt được những thành tích khá nổi bật. Cụ thể: em Lê Văn Hoàng Sơn lớp 11A4 đạt giải Khuyến khích trong Hội thao GDQP toàn tỉnh. Trong dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng với em Lương Thị Thảo Nhi lớp 12A7, em Lê Văn Hoàng Sơn tiếp tục là 2 trong số 9 em nhận giải thưởng “Sao tháng 3” do Đoàn trường khen thưởng. 31 32 Em Lê Văn Hoàng Sơn lớp 10a4 đạt giải nhì trong cuộc thi: “ Rung chuông vàng” Em Lê Văn Hoàng Sơn tham gia hội thao GD QPAN toàn tỉnh 33 Em Lê Văn Hoàng Sơn (11A4) và em Lương Thị Thảo Nhi (12A7) nhận giải thưởng “Sao tháng 3” do Đoàn trường trao thưởng 34 3. Khả năng triển khai, áp dụng biện pháp Các giải pháp rất khả thi, áp dụng được với tất cả các lớp học và đạt hiệu quả lâu dài. D. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Mỗi giáo viên chủ nhiệm sẽ có những cách thức, giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc Có bao nhiêu giáo viên chủ nhiệm là có bấy nhiêu cách thức để xây dựng lớp học hạnh phúc. Chúng tôi, với kinh nghiệm gần hai mươi năm làm công tác chủ nhiệm, từ đặc điểm học sinh trường chúng tôi, lớp chúng tôi đang chủ nhiệm , chúng tôi đã tiến hành hiệu quả các giải pháp này. Đặc biệt, những giải pháp này chúng tôi đã trực tiếp tham gia báo cáo trong kỳ thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tỉnh , được đánh giá cao và được Sở Giáo Dục-Đào tạo Nghệ an công nhận là giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tỉnh. Những hình ảnh tại buổi Lễ tổng kết Hội thi GVCN giỏi cấp Tỉnh 35 Với học sinh:Áp dụng các giải pháp “Xây dựng lớp chủ nhiệm thân thiện, tích cực góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc” tại các lớp chủ nhiệm, chúng tôi thấy học sinh sẽ tiếp nhận được các giá trị sau: - Về tâm lí tình cảm: Học sinh cảm thấy yêu trường, yêu lớp, thân thiện và đoàn kết với bạn bè, mạnh dạn chia sẻ và bảy tỏ quan điểm, nguyện vọng với thầy cô. Nhìn chung, được học tập trong một môi trường thân thiện, tích cực sẽ giúp các em cởi bỏ được bức tường ngăn cách với các thành viên trong lớp, tìm thầy niềm vui khi đến trường và hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học không lí do. - Về thái độ học tập: Không khí thân thiện, tích cực, giàu yêu thương sẽ giúp học sinh hứng thú tích cực, chủ động trong học tập. Giáo viên chủ nhiệm khi biết xây dựng một lớp chủ nhiệm thân thiện, tích cực nghĩa là đã hiểu được hành trình chinh phục cảm hóa con người, biết đi từ “khai tâm” để dẫn đến “khai trí”. Vì thế, kết quả học tập của học sinh sẽ ngày càng tốt lên mà không cần phải “đao to búa lớn” - Về kỹ năng: Từ các hoạt động do giáo viên chủ nhiệm tổ chức trong lớp học, từ niềm hứng thú đến trường đã tạo cho học sinh một nguồn năng lượng tích cực, tự giác để các em có thể nhiệt tình tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí do nhà trường, đoàn thể và cộng đồng tổ chức tùy theo năng lực và sở thích của mình, 36 Hình ảnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường 37 Đi dạy học không chỉ là một nghề mà còn là một cái duyên. Chúng tôi mong muốn được gieo những yêu thương, những điều tốt đẹp nhất đến với những em học sinh thân yêu. 2. Đề xuất, kiến nghị - Đối với Bộ giáo dục: Giảm thời lượng học các tiết chính khóa, tăng các tiết kỹ năng, tạo khoảng trống cho giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh lớp. - Sở Giáo dục: Thường xuyên tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm tham dự nhiều hội thảo chuyên đề nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm. - Nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, tổ chức các phong trào, hoạt động để học sinh có sân chơi thật sự vui, khỏe, an toàn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.X.Macarenco – Bài ca sư phạm (Nhà xuất bản Văn học – Viện văn học). 1962 2. Bộ GD&ĐT: Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT, ban hành ngày 22/10/2009. 3. Bộ GD&ĐT, Cục nhà giáo và CBQL các cơ sở giáo dục: Đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp GDKLTC, Hà Nội, 2013. . 4. Bộ GD&ĐT, Vụ Giáo dục Trung học, Tổ chức cứu trợ trẻ em: Đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục KLTC, Hà Nội, 2011. 5. Dr. Helen McGrath - Đại học Deakin - Melbourn Australia: Bạn bè thân thiện - lớp học thân thiện. 6. 7. SKKN.org.com, GVCN trong việc quản lí lớp học bằng các biện pháp kỉ luật tích 39 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài....1 1.2 Đối tượng và phạm vi áp dụng......1 B. NỘI DUNG 2 1. Cơ sở lí luận....2 1.1. Khái niệm lớp học thân thiện, tích cực....................................................................................2 1.2. Những đặc điểm, biểu hiện của một lớp học thân thiện, tích cực............................................3 1.3. Ý nghĩa của việc xây dựng tập thể lớp thân thiện, tích cực.....................................................4 1.4. Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng lớp học thân thiện, tích cực......5 2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................................7 2.1. Thực trạng công tác chủ nhiệm trước khi áp dụng giải pháp...................................................7 2.2. Phân tích môi trường giáo dục lớp chủ nhiệm trong quá trình làm nhiệm vụ trước khi áp dụng giải pháp.........8 2.2.1. Những điểm mạnh.....8 2.2.2. Điểm yếu.......8 2.2.3. Thời cơ..................................................................................................................................8 2.2.4. Thách thức............................................................................................................ .................9 3. Giải pháp xây dựng lớp học thân thiện, tích cực.........9 3.1. Tạo lập hình ảnh một lớp học thân thiện, tích cực trong tâm trí của học sinh.........9 3.2. Tăng cường sự kết gắn, yêu thương giữa các thành viên trong lớp qua những hoạt động tương tác....13 3.2.1. Hoạt động thiết kế hộp thư vui....13 3.2.2. Hoạt động “Bạn trong mắt tôi – Tôi trong mắt bạn”, “Lời trái tim”.......15 3.2.3. Hoạt động xây dựng nhật ký lớp ........................................................................................19 3.3. Kỉ luật tích cực...........................21 3.3.1. Đối với lao động tích cực bằng việc vệ sinh trường, lớp học ............................................22 3.3.2. Đối với lao động tích cực bằng việc trồng và chăm sóc cây xanh.... .................................24 3.3.3. Hình thức kỷ luật tích cực đọc sách....................................................... .................. ..........25 C. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP 1. Thời gian áp dụng: 1 năm (Năm học 2019 – 2020)......................28 2. Hiệu quả đạt được.....28 2.1. Kết quả về nề nếp.......28 2.2. Kết quả về học tập......29 2.3. Kết quả cụ thể về học tập và đạo đức của 14 em học sinh trước và sau khi áp dụng biện pháp. .........................................................................29 2.4. Những thành tích khác.......30 3. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp.........34 D. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 34 1. Kết luận......34 2. Đề xuất, kiến nghị......37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_chu_nhiem_than_thien_tich.pdf