SKKN Một số giải pháp tổ chức các hoạt động góp phần giúp học sinh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân

Căn cứ vào Nghị quyết của trường THPT Nguyễn Cảnh Chân.

Căn cứ vào Nghị quyết năm học 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019, 2019-

2020, 2020-2021 đều chú trọng tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 29 của Hội nghị

lần thứ 8 BCHTW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào

tạo. Tiếp tục quán triệt thực hiện đẩy mạnh cuộc vận động “ Học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Theo Nghị quyết Hội nghị công chức, viên chức, người lao động năm học

2020-2021 trọng tâm của các hoạt động: Tiếp tục quán triệt thực hiện cuộc vận

động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trong đó

yêu cầu: thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật

10dạy học tích cực; đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng tiếp

cận năng lực. Xây dựng chương trình giáo dục gắn với các hoạt động thực tiễn

như dạy học trải nghiệm gắn với di sản, sáng tạo nhằm định hướng giáo dục nghề

nghiệp tương lai cho học sinh. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phát triển

toàn diện, gắn học với hành, với thực tiễn cuộc sống. Chiến lược phát triển: Tạo

dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, kỷ cương, nề nếp và chăm lo để phát

huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy của học sinh. Từ đó giúp học sinh

học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Qua việc nghiên cứu cơ sở pháp lý về những vấn đề giáo dục học sinh học tập

và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh ta thấy đó là nhiệm vụ

quan trọng hiện nay.Ngành giáo dục nói chung,trường THPT nói riên cần có

những phương hướng, giải pháp nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc hình thành

ý thức, hành vi và kỹ năng làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh.

Trong đề tài này, chúng tôi đề cập đến những vấn đề thực trạng tại trường

THPT Nguyễn Cảnh Chân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Từ những thuận

lợi và khó khăn để đưa ra các giải pháp giúp học sinh học tập và làm theo tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời gian qua mang lại hiệu quả nhất tại

đơn vị mình.

pdf50 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp tổ chức các hoạt động góp phần giúp học sinh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện tham gia phòng 
chống dịch.
 Hưởng ứng 90 ngày thi đua Chào mừng 90 năm Ngày thành lập Đoàn 
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ngày phát động Đoàn trường tổ chức cho gần 
300 đoàn viên thanh niên tham gia chương trình "Những bước chân vì cộng đồng – 
Tỉnh đoàn Nghệ An". Những ngày tham gia hoạt động này, học sinh toàn trường 
đã chạy, đi bộ được 70.661.000km. Trong đó có 3 em được Tỉnh đoàn Nghệ An 
tặng bằng khen. Với hoạt động này, học sinh nhà trường đã góp 70.661.000 đồng 
cho việc xây "Ngôi nhà chắp cánh ước mơ", sổ tiết kiệm, áo ấm...cho bà con nhân 
dân vùng khó khăn. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ 
sức khoẻ và xây dựng môi trường sống lành mạnh, cũng là để đoàn viên, thanh 
niên phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện trong các hoạt động vì nhân dân, 
kịp thời chia sẻ , hỗ trợ, giúp đỡ các em thiếu nhi, nhân dân tại khu vực khó khăn, 
vùng sâu, vùng xa. Những việc làm đó rèn luyện tinh thần chí công vô tư mà Hồ 
Chí Minh đã khuyên nhủ.
 39
Hình 11: Đại diện giáo viên và học sinh tham gia buổi ra quân “Những bước chân 
vì cộng đồng - Tỉnh đoàn Nghệ An”
Trong lúc cả nước kêu gọi sự ủng hộ từ nhân dân vì trận lũ lụt lịch sử các 
tỉnh miền trung, Đoàn trường thay mặt nhà trường kêu gọi học sinh ủng hộ tiền, áo 
quần, đặc biệt là tổ chức cho học sinh gói bánh gửi vào đồng bào bị lũ lụt. Qua đó 
góp phần xây dựng ý thức và thay đổi hành vi, nâng cao ý thức cộng đồng góp 
phần hình thành con người chí công vô tư, sống có trách nhiệm, biết yêu thương 
làm theo tư tưởng của Hồ Chí Minh.
 Dựa vào tình hình thực tế trong từng năm học, nhà trường lên kế hoạch chỉ 
đạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào chung của cộng đồng, xã hội. 
Mỗi hoạt động có sự phối hợp của các tổ chức, giáo viên, phụ huynh và học sinh sẽ 
tạo nên sự đồng thuận và hiệu quả cao. Tổng kết các phong trào này, Ban giám 
hiệu nhà trường, Đoàn trường luôn nhắc đến bài học đạo đức của Hồ Chí Minh. 
Các hoạt động ấy sẽ có sức lan toả lớn nếu biết cách tuyên truyền trên mạng xã hội 
hoặc báo chí.
 9. Rèn luyện phong cách ứng xử: lịch thiệp, nồng hậu, tự nhiên, vui vẻ 
và phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho học sinh bằng việc tổ 
chức các câu lạc bộ
 Mục đích của việc tổ chức các câu lạc bộ theo sở thích của học sinh là một 
trong những hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khi tham gia hoạt động của 
các câu lạc bộ, học sinh được rèn luyện khả năng tự chịu trách nhiệm, sáng tạo, 
năng lực lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm, phát hiện và phát huy khả năng, năng 
khiếu của bản thân. Học sinh được rèn luyện phong cách ứng xử, phát triển văn 
hoá trong nhiều lĩnh vực như học thuật, văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và trải 
nghiệm thực tế. Đó là những bài học quý báu giúp các em nâng cao đời sống tinh 
thần của học sinh. Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đã thành lập các câu lạc bộ 
Tiếng Anh, văn học, dẫn chương trình, múa hát, võ thuật, bóng chuyền, bóng đá, 
vẽ, cắm hoa, nấu ăn...
 40
 Để tổ chức và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ, nhà trường đã tuyên 
truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh, cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về 
mục đích, vai trò của câu lạc bộ. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực 
hiện nghiêm túc, hiệu quả các câu lạc bộ; các tổ chức Đoàn trường, Công đoàn, hội 
cha mẹ học sinh luôn quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, nguồn lực để duy trì 
hoạt động của các câu lạc bộ.
Hình 6: Một buổi biểu diễn chuyển thể tác phẩm văn học của học sinh trong 
câu lạc bộ nghệ thuật
- Việc thành lập các câu lạc bộ để để rèn luyện phong cách ứng xử, phát triển 
văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của học sinh cần thực hiện các bước sau:
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường về người hướng dẫn, cơ sở vật 
chất, căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng học sinh, căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch 
nhà trường để xác định loại hình câu lạc bộ.
- Hướng dẫn cho học sinh trong ban chấp hành Đoàn trường xây dựng kế 
hoạch, xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tập hợp các thành viên, xây dựng tổ chức, 
thống nhất nguyên tắc hoạt động, lịch sinh hoạt.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt trong đó xác định rõ nội dung, công việc có kiểm 
tra và nhận xét đánh giá cuối buổi.
-Trong quá trình hoạt động một số câu lạc bộ tổ chức hoạt động chung trong 
toàn trường để cả trường học tập. Sau quá trình hoạt động, nhà trường tổ chức buổi 
ra mắt chung mỗi câu lạc bộ chọn một số tiết mục tiêu biểu để tham gia. Đoàn 
trường đánh giá, xếp loại và cấp chứng nhận cho học sinh tham gia câu lạc bộ. 
 41
Khi thành lập câu lạc bộ, họp mặt các câu lạc bộ, đại diện Đoàn trường nhắc 
nhở mục đích và nội dung hoạt động. Trong đó nhấn mạnh việc hướng đến học tập 
và làm theo phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh: lịch thiệp, nồng hậu, tự nhiên, 
vui vẻ và phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần.
10. Giúp học sinh làm theo phong cách trách nhiệm và tính tiên phong 
gương mẫu bằng việc đào tạo đội ngũ cán bộ lớp 
Trong hệ thống tổ chức của các trường phổ thông, yếu tố cơ bản để tổ chức 
giảng dạy và giáo dục học sinh là lớp học. Để quản lý và điều hành lớp học nhà 
trường cử ra một trong những giáo viên đang giảng dạy làm chủ nhiệm lớp. Như 
vây, người giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò rất quan trọng đó là quản lí toàn diện 
một tập thể học sinh. Giáo viên không chỉ tích cực đổi mới phương pháp dạy học 
mà còn phải phát huy năng lực công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt năng lực đào tạo 
đội ngũ cán bộ lớp. Vì một tập thể lớp vững mạnh không chỉ cần đến vai trò của 
người giáo viên chủ nhiệm mà còn rất cần đến vai trò của đội ngũ ban cán sự lớp. 
Đội ngũ ban cán sự lớp sẽ cùng giáo viên chủ nhiệm điều hành, quản lý, duy trì nề 
nếp học tập và tham gia các phong trào thi đua trong các tổ chức, đoàn thể của nhà 
trường.
Để đào tạo được đội ngũ cán bộ lớp thực hiện được những nhiệm vụ trên, 
người giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện những biện pháp sau: 
- Xác định được tiêu chuẩn của cán bộ lớp:
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tính gương mẫu, tiên phong trong các hoạt 
động.
+ Tính tình thẳng thắn, giám đấu tranh, giám phê bình.
+ Năng nổ hoạt động và sẵn sàng hoạt động.
+ Có khả năng học tập tốt: Từ khá trở lên.
+ Được tập thể lớp tín nhiệm.
- Để phát huy vai trò cố vấn, giáo viên chủ nhiệm để học sinh tự tổ chức các 
hoạt động đã được kế hoạch hoá. Giúp các em tháo gỡ những khó khăn, điều chỉnh 
kịp thời trong quá trình hoạt động. Giáo viên rút kinh nghiệm, khen chê kịp thời sẽ 
tạo động lục cho các em phấn đấu.
- Ngoài ra cần tạo hứng thú trong công việc, tạo sự đoàn kết nhất trí cao trong 
Ban cán bộ lớp để làm sao các em cũng phải biết làm việc “hết mình”, biết phấn 
đấu vì tập thể và biết tự giác, chủ động điều hành lớp ngay cả khi không có giáo 
viên chủ nhiệm. Trên cơ sở được giao việc học sinh phải tự lập kế hoạch và giáo 
viên chủ nhiệm hẹn thời gian để duyệt. Nhìn chung được giao việc và nhất là được 
thầy cô tin tưởng, phát huy tính dân chủ và tự quản các em sẽ rất phấn khởi và sẽ 
trưởng thành nhanh.
 42
 - Khi xây dựng đội ngũ cán bộ lớp cần xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ từng 
năm học và tính chất phát triển của tập thể học sinh. Nên căn cứ vào 3 giai đoạn 
phát triển của tập thể lớp mà lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp. Ví dụ: ở giai đoạn đầu 
(tập thể mới hình thành) rất cần có một lớp trưởng (thủ lĩnh) nghiêm túc, có uy tín, 
biết quan tâm đến người khác, biết cảm hoá các bạn.... Nhưng sang giai đoạn 2 và 
3 (khi tập thể đã phát triển) rất cần có “thủ lĩnh” phải có trách nhiệm, tính tiên 
phong gương mẫu trong tất cả các hoạt động của tập thể; năng động, sáng tạo, luôn 
tìm tòi nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động mọi mặt để cuốn hút 
các bạn. Bởi theo Hồ Chí Minh “ Một trăm bài diễn thuyêt hay không bằng một 
tấm gương sống”. Chỉ khi người cán bộ lớp năng động, sáng tạo, tiên phong, 
gương mẫu thì mới tạo được uy tín để các thành viên trong lớp noi theo.
Với cách làm như trên, giáo viên chủ nhiệm sẽ đào tạo được đội ngũ ban cán 
sự lớp gương mẫu trong học tập, rèn luyện; trách nhiệm, tiên phong trong các hoạt 
động. Những phẩm chất trách nhiệm, tiên phong trong công việc mà các em có 
được sẽ là tiền đề quý giá để các em vững vàng trong cuộc sống.
 11. Rèn luyện phong cách tư duy: khoa học, cách mạng và hiện đại; tư 
duy độc lập, tự chủ, sáng tạo bằng cách tổ chức cho học sinh tham gia các 
cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật 
Các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật nhằm khuyến khích học sinh nghiên 
cứu khoa học; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào nghị 
quyết những vấn đề thực tiễn, tiếp cận với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4; 
phát triển năng lực học sinh; tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu 
khoa học, kỹ thuật của mình. Với những ý nghĩa đó, cuộc thi luôn được nhà trường 
quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đó là nhiệm vụ năm học yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên 
có ý thức thực hiện. Dựa trên ý tưởng của các cá nhân học sinh hoặc ý tưởng của 
giáo viên, người hướng dẫn sẽ lựa chọn đối tượng dự thi theo khả năng. Muốn hiệu 
quả, nhà trường sẽ:
- Đặt ra chỉ tiêu cho mỗi tổ trong hội nghị công nhân viên chức
- Giáo viên triển khai cho học sinh và cho đăng kí ý tưởng
- Giáo viên hướng dẫn 
chọn các ý 
tưởng khả 
quan hướng dẫn 
cho học sinh 
hoàn thành sản 
phẩm
- Tổ 
chức thi cấp 
trường, chọn sản 
 43
phẩm và hoàn thiện sản phẩm
- Tham gia các cuộc thi do cấp trên tổ chức. 
 Hình 12: Học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo KHKT
Nhiều năm liền trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đã đạt giải. Qua quá trình 
đó giúp học sinh trải nghiệm, khơi dậy tinh thần học đi đôi với hành, rèn luyện tư 
duy: khoa học, cách mạng và hiện đại; tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Đây là sân 
chơi mang ý nghĩa lớn đối với học sinh, tạo nên phong trào nghiên cứu ứng dụng 
các tiến bộ khoa học vào đời sống hàng ngày. Từ những thứ có sẵn học sinh trường 
THPT Nguyễn Cảnh Chân đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm có chất lượng cao như 
đĩa nhạc vật lí, máy phân loại cát sạn, thiết bị giao thoa ánh sáng và đo bước sóng 
ánh sáng bằng cách tử nhiễu xạ, thiết bị chống trộm cho xe máy, thiết bị rót nước 
tự động tại các điểm uống nước công cộng.
Xây dựng kế hoạch thực hiện, nhà trường luôn nhấn mạnh việc rèn luyện 
phong cách tư duy của Bác để khích lệ, động viên học sinh tích cực tham gia. Tổng 
kết các hoạt động, Ban giám hiệu nhà trường sẽ nhấn mạnh khả năng tư duy như 
Bác mong muốn: khoa học, cách mạng và hiện đại; tư duy độc lập, tự chủ, sáng 
tạo. Các học sinh đạt giải không chỉ được khen thưởng theo Nghị quyết của nhà 
trường mà trong các lần tổng kết hoạt động sáng tạo trong trường, vinh danh trên 
trang mạng xã hội của trường.
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VỀ VIỆC GIÁO DỤC 
HỌC SINH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
I. Thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đề ra trong công tác giáo dục 
nhận thức, học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
 Một số giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục giúp học sinh học tập và làm 
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại trường THPT Nguyễn Cảnh 
Chân đã đạt được những nhiệm vụ đặt ra đó là:
- Làm cho học sinh nhận thức rõ nội dung của tư tưởng, đạo đức, phong cách 
Hồ Chí Minh, hiểu được ý nghĩa, giá trị của những bài học về tư tưởng, đạo đức, 
phong cách Hồ Chí Minh đã để lại.
- Từ cơ sở nhận thức trên, học sinh thường xuyên vận dụng trong cuộc sống 
bằng suy nghĩ, hành vi tạo thói quen tốt.
- Trang bị cho học sinh một số phương pháp và kỹ năng sống để thực hiện nội 
dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Từ đó học sinh trở thành tuyên truyền viên tích cực trong việc vận động mọi 
người học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nhờ sự 
 44
thay đổi trong nhận thức và hành động trong quá trình học tập và làm theo tư 
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nên trong những năm qua trường THPT 
Nguyễn Cảnh Chân đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ: thứ bậc học sinh 
giỏi tỉnh tăng mạnh; kết quả thi trung học phổ thông quốc gia trong năm học 2019-
2020 đạt 100%, có nhiều học sinh thi đại học đạt 27-28 điểm dù chất lượng đầu 
vào thấp; trong những năm qua nhà trường đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, 
được Thủ tướng tặng bằng khen. Tất cả những kết quả ấy nhờ sự nêu gương của 
cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường và định hướng giáo dục học sinh học 
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
 II. Học sinh đã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí 
Minh
Mặc dù được thành lập năm 1999, đến nay được 21 năm xây dựng và trưởng 
thành nhưng trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đã có nhiều bước chuyển biến, 
khởi sắc. Chất lượng giáo dục, vị trí của nhà trường ngày càng được nâng cao. 
Trường đã nhận nhiều danh hiệu cao quý nhờ việc tổ chức nhiều hoạt động giáo 
dục hiệu quả giúp học sinh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ 
Chí Minh.
Thông qua các hoạt động giáo dục đó, trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đã 
giáo dục được những thế hệ học sinh có lập trường, bản lĩnh, luôn có ý thức học 
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kết quả thể hiện rõ 
nét trong học tập và rèn luyện đạo đức, lối sống. Đó là niềm tự hào của cán bộ giáo 
viên và học sinh trường THPT Nguyễn Cảnh Chân.
Bảng tổng hợp kết quả học tập từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021.
Học lực Hạnh kiểm
Năm học
Loại Số lượng Tỷ lệ (%) Loại Số lượng Tỷ lệ (%)
Ghi chú
Giỏi 61 6,96 Tốt 591 67,93
Khá 552 62,94 Khá 251 28,62
TB 258 25,42 TB 31 3,53
2016- 
2017
Yếu 6 0,68 Yếu 4 0,46
Giỏi 67 7,83 Tốt 551 64,37
Khá 579 67,64 Khá 254 29,67
TB 204 23,83 TB 42 4,91
2017- 
2018
Yếu 5 0,58 Yếu 9 1,05
 45
Giỏi 114 12,65 Tốt 664 73,70
Khá 619 68,7 Khá 217 24,08
TB 166 18,42 TB 20 2,22
2018-
2019
Yếu 2 0,22 Yếu 0 0
Giỏi 80 9,04 Tốt 677 76,50
Khá 647 73,11 Khá 192 21,69
TB 51 19,06 TB 16 1,81
2019-
2020
Yếu 7 0,79 Yếu 0 0
Giỏi 75 8,01 Tốt 644 68,80
Khá 648 69,23 Khá 274 29,27
TB 208 22,22 TB 18 1,92
2020-
2021
(Kỳ I)
Yếu 4 0,43 Yếu 0 0
Vậy, quá trình rèn luyện đạo đức với những phương thức trên, nhà trường đã 
đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Trong 5 năm thực hiện việc tổ chức các 
hoạt động giáo dục hướng đến giúp học sinh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức 
Hồ Chí Minh về học lực loại giỏi theo tỷ lệ từ 6,96% lên 8,01% tăng 1,11%; về 
hạnh kiểm loại tốt tỷ lệ từ 67,93% lên 68,80% tăng 0.87%; học lực loại yếu từ 
0,68% còn 0,43% giảm 0,25%, hạnh kiểm loại yếu từ 0,46%, 1,05% hai năm đầu 
thực hiện thì 3 năm trở lại đây không còn hạnh kiểm loại yếu. 
 III. Thay đổi nhận thức, hành động của giáo viên có môn học lồng ghép tư 
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
 - Trước đây, việc tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua phương thức 
lồng ghép tích hợp trong các môn học như lịch sử, Địa lí, GDCD, Ngữ văn, Tiếng 
Anh, GDQP...thông qua các chương, bài là phương thức giáo dục tư tưởng trên 
thực tế còn gặp khó khăn, không thường xuyên, thiếu kỹ năng. Nhưng hiện nay tổ 
chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp học đã mang lại hiệu quả cao, tác 
động sâu sắc đến ý thức và hành vi của học sinh trong việc học tập và làm theo tư 
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại trường THPT. Các hoạt động đó bổ 
trợ cho nhau. Từ thực tế đó, giáo viên chủ động tham gia tích cực việc giáo dục 
học sinh thực hiện đúng mục tiêu chung của giáo dục.
- Thấy được các phương thức trên có tính thực tiễn, khoa học và tính hiệu quả 
trong việc giáo dục học sinh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ 
Chí Minh tại trường THPT.
 46
- Thấy được vai trò, chức năng, hiệu quả của các tổ chức trong nhà trường và 
của môn học mình giảng dạy.
 47
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ 
quan trọng của toàn xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ đó theo tinh thần của các Chỉ 
thị, Nghị quyết, công văn hướng dẫn của các cấp trên, trường THPT Nguyễn Cảnh 
Chân đã nghiêm túc tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả trong việc giúp 
học sinh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trong những năm qua, thông qua nhiều hoạt động giáo dục có định hướng 
trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đã góp phần giáo dục học sinh học tập làm theo 
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng các hoạt động học tập trong lớp 
và các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Tổ chức tuyên truyền qua truyền thông; tổ 
chức lồng ghép vào các môn học chính khoá; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, 
ngoài lớp học...Tất cả các hoạt động đó do các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường 
phối hợp thực hiện. Những hoạt động thường xuyên ấy đã mang lại nhiều hiệu quả 
tích cực trong việc giúp học sinh hình thành ý thức và hành vi để học tập và làm 
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại trường THPT Nguyễn Cảnh 
Chân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí, cơ sở thực tiễn của phương 
thức giáo dục học sinh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí 
Minh thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục, chúng tôi thấy đây là những 
hoạt động giáo dục có tính khoa học, tính thực tiễn, tính hiệu quả và có khả năng 
áp dụng rộng rãi trong các trường THPT.
Để công tác giáo dục học sinh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong 
cách Hồ Chí Minh có hiệu quả thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục cần lưu ý 
một số vấn đề sau:
Các hoạt động được đặt ra ngay trong nhiệm vụ năm học của các cấp chỉ đạo. 
Các trường THPT phải xác định đó là mục tiêu dạy học.
- Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, các tổ chức phải phối hợp nhịp nhàng 
căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị. 
- Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sát sao các hoạt động giáo dục với mục 
đích giáo dục học sinh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí 
Minh.
- Các hoạt động cần có kế hoạch cụ thể , sau mỗi hoạt động phải được đánh 
giá, rút kinh nghiệm.
- Là những hoạt động vừa có ý nghĩa rất lớn đối với việc giáo dục học sinh về 
nhiều mặt vừa có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc tại địa phương nên việc tổ chức 
thực hiện cần đảm bảo tính khoa học, tính hiệu quả.
 48
- Cần có sự đồng thuận của giáo viên, học sinh, phụ huynh, chính quyền địa 
phương và các tổ chức.
II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
- Là những phương thức giúp học sinh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, 
phong cách Hồ Chí Minh khá thành công tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân, 
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong những năm qua, chúng tôi mạnh dạn đề 
xuất, kiến nghị một số vấn đề để thành công và hiệu quả hơn nữa:
- Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo:
+ Đặt ra mục tiêu cụ thể trong mục tiêu giáo dục cấp THPT.
+ Xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch giáo dục cụ thể cho từng cấp, 
từng lớp học.
+ Tổ chức tập huấn, hội nghị hội thảo về việc lồng ghép giáo dục học sinh học 
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua các hoạt động 
giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Đối với Sở giáo dục và Đào tạo Nghệ An:
+ Ban hành cơ sở pháp lý về việc tổ chức các hoạt động giáo dục để giúp học 
sinh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từ đó tăng 
cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.
+ Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lí, giáo viên, cán bộ các đoàn thể trên 
diện rộng và thường xuyên hơn.
+ Cung cấp tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học đầy đủ đáp ứng công tác tổ 
chức các hoạt động giáo dục.
Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
+ Quyết liệt hơn trong việc tổ chức, kiểm tra, đánh giá; xem xét thành tích 
khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức các 
hoạt động giáo dục giúp học sinh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong 
cách Hồ Chí Minh; 
+ Tạo điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, kinh phí cho việc tổ chức các hoạt 
động giáo dục.
(Kèm theo tên tài liệu tham khảo và phụ lục)
 49
 50

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_to_chuc_cac_hoat_dong_gop_phan_giup_ho.pdf
Sáng Kiến Liên Quan