SKKN Một số giải pháp tạo động lực và hứng thú trong học tập môn giáo dục thể chất ở trường Trung học Phổ thông Quỳ Hợp 2

Test 1. Lực bóp tay thuận

1. Yêu cầu dụng cụ: Lực kế

2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân bằng vai, tay thuận cầm lực kế hướng vào lòng bàn tay. Không được bóp giật cục và có các động tác trợ giúp khác. Thực hiện hai lần, nghỉ 15 giây giữa hai lần thực hiện.

3. Cách tính thành tích: Lấy kết quả lần cao nhất, chính xác đến 0,1kg

Test 2. Nằm ngửa gập bụng

1. Yêu cầu dụng cụ: Đệm cao su hoặc ghế băng, chiếu cói, trên cỏ bằng phẳng, sạch sẽ.

2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra ngồi chân co 900 ở đầu gối, hai bàn chân áp sát sàn. Một học sinh, sinh viên khác hỗ trợ bằng cách hai tay giữ phần dưới cẳng chân, nhằm không cho bàn chân người được kiểm tra tách ra khỏi sàn.

3. Cách tính thành tích: Mỗi lần ngả người, co bụng được tính một lần. Tính số lần đạt được trong 30 giây.

Test 3. Bật xa tại chỗ

1. Yêu cầu dụng cụ: Thảm cao su giảm chấn, kích thước 1 x 3m (nếu không có thảm có thể thực hiện trên nền đất, cát mềm). Đặt một thước đo dài làm bằng thanh hợp kim hoặc bằng gỗ kích thước 3 x 0,3m trên mặt phẳng nằm ngang và ghim chặt xuống thảm (nền đất, cát mềm), tránh xê dịch trong quá trình kiểm tra.

2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân mở rộng tự nhiên, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn; khi bật nhảy và khi tiếp đất, hai chân tiến hành cùng lúc. Thực hiện hai lần nhảy.

3. Cách tính thành tích: Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm). Lấy kết quả lần cao nhất. Đơn vị tính là cm.

Test 4. Chạy 30m xuất phát cao

1. Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đồng hồ bấm giây; đường chạy thẳng có chiều dài ít nhất 40m, chiều rộng ít nhất 2m. Kẻ vạch xuất phát và vạch đích, đặt cọc tiêu bằng nhựa hoặc bằng cờ hiệu ở hai đầu đường chạy. Sau đích có khoảng trống ít nhất 10m để giảm tốc độ sau khi về đích.

2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao. Thực hiện một lần

3. Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100giây.

 

docx46 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp tạo động lực và hứng thú trong học tập môn giáo dục thể chất ở trường Trung học Phổ thông Quỳ Hợp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ môn thể dục thực hiện
Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống cơ sở vật chất sẵn có của Nhà trường. 
Mục đích: Trường THPT Quỳ Hợp 2 hoạt động theo kinh phí cấp bởi ngân sách nhà nước nên việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ tập luyện TDTT nội khóa và ngoại khóa phải được sự đồng ý, phê duyệt và cấp ngân sách từ đầu năm, đồng thời, công tác này cũng gặp rất nhiều khó khăn. Một giải pháp đơn giản hơn có thể tận dụng ngay tại trường là sử dụng phù hợp, tận dụng tối đa và bảo quản hợp lý hệ thống cơ sở vật chất sẵn có của Nhà trường. Mục đích của việc làm này là tận dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất sẵn có của Nhà trường để phục vụ công tác GDTC nội khóa và ngoại khóa, hạn chế khó khăn do thiếu trang thiết bị dụng cụ tập luyện, giúp hoạt động GDTC của Nhà trường có hiệu quả tốt hơn.
 Nội dung và cách làm:
- Tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có của Nhà trường trong việc tập luyện các môn thể thao. Ví dụ, Thiết kế giáo án giảng dạy dựa trên cơ sở các trang thiết bị, dụng cụ sẵn có của Nhà trường.
- Có chế độ bảo quản phù hợp với mỗi loại trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất tập luyện.
- Tăng cường phát động thi đua có sáng kiến kinh nghiệm về việc tận dụng và bảo quản hợp lý cơ sở vật chất sẵn có của Nhà trường.
- Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ của công cho học sinh nhà trường, tăng cường phát động các phong trào tiết kiệm, chống lãng phí và phát động thi đua tiết kiệm, chống lãng trong tập luyện GDTC trong toàn trường.
Giải pháp 3: Tăng mật độ động trong giờ học chính khóa bằng đổi mới phương pháp giảng dạy
Mục đích: Giúp học sinh tăng mật độ và cường độ tập luyện trong giờ học GDTC chính khóa, nâng cao hiệu quả giảng dạy GDTC.
Nội dung và cách làm:
- Đổi mới hình thức tổ chức quản lý giảng dạy, hạn chế những hình thức tập luyện đơn lẻ không cần thiết, khuyến khích tập luyện theo nhóm trong đó học sinh thực hiện tốt kèm thêm cho những học sinh thực hiện chưa tốt.
- Thiết kế giáo án tận dụng hết các dụng cụ và không gian sẵn có trong tập luyện cho học sinh, giúp học sinh có điều kiện tập luyện tốt hơn.
- Sử dụng các bài tập dẫn dắt và bài tập bổ trợ được thiết kế không cần sử dụng quá nhiều không gian và dụng cụ tập luyện phức tạp.
- Đào tạo đội ngũ nhóm trưởng ngay trong mỗi lớp học, giúp học sinh nắm chắc kỹ thuật cần học.
- Toàn bộ giải pháp do bộ môn GDTC thực hiện
Giải pháp 4: Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên, liên tục, có hiệu quả
Mục đích: Đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh, góp phần nâng cao thể lực cho học sinh.
Nội dung và cách làm:
- Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa quanh năm, tránh hiện tượng bộ môn GDTC không tổ chức phong trào ngoại khóa dẫn tới học sinh tự đứng ra tổ chức và hoạt động không có hiệu quả.
- Trên cơ sở điều tra thực trạng nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh, tổ chức hoạt động ngoại khóa các môn thể thao có đông học sinh có nhu cầu tập luyện như: Điền kinh, Cầu lông, Đá cầu, Bóng đá, Bóng chuyền... 
- Với các lớp hoặc các nội dung ngoại khóa không thể có giáo viên hướng dẫn (thực tế bộ môn GDTC chỉ có 07 giáo viên) thì cần đào tạo nhóm trưởng cụ thể là các em có năng khiếu ở các nội dung. Đây vừa là lực lượng hướng dẫn học sinh tham gia tập luyện, vừa là lực lượng quản lý sân tập, dụng cụ, tình hình tập luyện và quân số học sinh tham gia tập luyện để phản ánh lại với bộ môn GDTC của Nhà trường.
 Giải pháp 5: Tăng cường tổ chức các giải thi đấu thể thao
Mục đích: Tạo sự say mê, hứng khởi và tác động tới tính tranh đua, tinh thần đồng đội của học sinh Quỳ Hợp 2 là đường ngắn nhất để học sinh tham gia tập luyện và cổ vũ thi đấu thể thao.
Nội dung và cách làm:
- Tổ chức các giải thi đấu thể thao toàn trường định kỳ hàng năm và yêu cầu tất cả các lớp học phải có thành viên tham gia. Đây không chỉ là giải pháp kích thích các em tham gia tập luyện để thi đấu mà còn giúp các em tiếp xúc với môn thể thao thông qua hoạt động cổ vũ cho đồng đội, từ đó thêm yêu thích thể dục thể thao.
- Tổ chức các buổi thi đấu thể thao giữa các lớp trong cùng khối học hoặc giữa các khối học trong trường. Phương pháp này dễ tổ chức, không tốn kém kinh phí, thu hút được nhiều người tham gia và tiếp xúc với các môn thể thao tổ chức giao hữu.
- Phối hợp với đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức các buổi thi đấu thể thao giao hữu giữa các trường trong huyện.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2.
Để đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC đã lựa chọn cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2 đề tài tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, so sánh tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tại các thời điểm: Thời điểm trước thực nghiệm và sau 01 năm thực nghiệm, tiến hành so sánh sự khác biệt về kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của nhóm thực nghiệm tại từng thời điểm và tính nhịp tăng trưởng kết quả kiểm tra của từng nhóm đối tượng qua mỗi giai đoạn thực nghiệm; Đồng thời theo giõi và so sánh kết quả học tập môn học GDTC của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 01 năm học thực nghiệm.
a. Thời điểm trước thực nghiệm:
Tiến hành so sánh kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo 06 test quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; Đồng thời so sánh tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12 của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng thời điểm trước thực nghiệm:
TT
Test/ Đối tượng
Lớp
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Sự khác biệt thống kê
±d
±d
t tính
P
Nam
1
Lực bóp tay thuận (KG)
10
36.29
2.42
36.4
2.32
1.47
> 0,05
11
36.36
2.30
36.4
2.35
1.18
> 0,05
12
41.21
2.36
41.25
2.78
1.45
> 0,05
2
Nằm ngửa gập bụng (lần/30 s)
10
13.57
1.31
13.48
1.22
1.53
> 0,05
11
13.57
1.35
13.48
1.27
1.51
> 0,05
12
15.57
1.28
15.54
1.27
1.39
> 0,05
3
Bật xa tại chỗ (cm)
10
201.13
16.08
200.94
15.99
1.58
> 0,05
11
203.03
15.91
200.94
16.00
1.45
> 0,05
12
209.38
16.05
210.15
15.99
1.41
> 0,05
4
Chạy 30m XPC (s)
10
6.33
0.34
6.32
0.36
1.49
> 0,05
11
6.37
0.35
6.32
0.38
1.05
> 0,05
12
5.99
0.31
5.98
0.32
1.43
> 0,05
5
Chạy con thoi 4 x 10m (s)
10
13.06
0.58
13.04
0.63
1.25
> 0,05
11
12.96
0.63
13.04
0.61
1.23
> 0,05
12
12.89
0.54
12.91
0.58
1.68
> 0,05
6
Chạy tuỳ sức 5 phút (m)
10
953.06
60.89
955.02
60.99
1.61
> 0,05
11
971.7
58.83
971.5
58.92
1.32
> 0,05
12
980.67
61.04
983.76
60.99
1.67
> 0,05
Nữ
t tính
P
1
Lực bóp tay thuân (KG)
10
25.76
2.09
25.78
2.15
1.08
> 0,05
11
26.83
2.18
26.85
2.21
1.68
> 0,05
12
27.52
2.17
27.55
2.21
1.61
> 0,05
2
Nằm ngửa gập bụng (lần/30 s)
10
12.49
1.22
12.45
1.24
1.42 
> 0,05
11
13.61
1.23
13.59
1.15
1.70
> 0,05
12
14.5
1.18
14.64
1.24
1.79
> 0,05
3
Bật xa tại chỗ (cm)
10
157.38
1.55
156.35
1.50
1.56
> 0,05
11
160.99
1.46
160.94
1.51
1.38
> 0,05
12
166.07
1.53
166.75
1.43
1.84
> 0,05
4
Chạy 30m XPC (s)
10
7.23
0.38
7.25
0.39
1.63
> 0,05
11
7.1
0.41
7.12
0.44
1.42
> 0,05
12
6.96
0.36
6.93
0.37
1.45
> 0,05
5
Chạy con thoi 4 x 10m (s)
10
13.71
0.74
13.69
0.71
1.72
> 0,05
11
13.59
0.56
13.61
0.53
1.43
> 0,05
12
13.46
0.71
13.48
0.60
1.46
> 0,05
6
Chạy tuỳ sức 5 phút (m)
10
825.24
58.50
827.4
58.30
1.61
> 0,05
11
845.75
58.20
843.69
57.99
1.54
> 0,05
12
860.46
58.20
861.51
57.99
1.52
> 0,05
Qua kiểm tra cho thấy: Thông qua các test kiểm tra tất cả các chỉ số thu được giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ở cả nam và nữ không có sự khác biệt thống kê, thể hiện ttính 0,05. Điều này chứng tỏ rằng, trước thực nghiệm, kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau.
So sánh tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12 thuộc nhóm đối chứng và thực nghiệm, thời điểm trước thực nghiệm. Cụ thể bảng 3.3.
Bảng 3.3. So sánh tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, thời điểm trước thực nghiệm.
TT
Test/ Đối tượng
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
mi
%
mi
%
1
Khối 10
n=55
n=51
14
25.45
13
25.49
2
Khối 11
n=59
n=55
11
21.15
11
20.75
3
Khối 12
n=52
n=53
10
19.23
10
18.87
Qua kiểm tra cho thấy: Trước thực nghiệm, tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của nhóm đối chứng và thực nghiệm ở cả khối 10, khối 11 và khối 12 là tương đương nhau, đồng thời, tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của các khối có xu hướng giảm dần từ khối 10 tới khối 11 và khối 12. 
Như vậy, ở thời điểm trước thực nghiệm, kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh khối 10, khối 11 và khối 12 thuộc nhóm đối chứng và thực nghiệm là tương đương nhau.
b. Thời điểm sau thực nghiệm:
Sau thực nghiệm, tiến hành so sánh kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo 06 test quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; So sánh tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12 của nhóm thực nghiệm và đối chứng, đồng thời tiến hành so sánh kết quả học tập của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm.
- So sánh kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh
Kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng thời điểm sau thực nghiệm được thể hiện rõ ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, thời điểm sau thực nghiệm.
TT
Test/ Đối tượng 
Lớp
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Sự khác biệt thống kê
±d
±d
t tính
P
Nam
1
Lực bóp tay thuận (KG)
10
38.44
2.37
38.87
2.43
2.35
< 0,05
11
38.44
2.39
38.87
2.40
2.32
< 0,05
12
43.52
2.42
44.29
2.40
2.33
< 0,05
2
Nằm ngửa gập bụng (lần/30 s)
10
14.16
1.35
14.22
1.33
2.41
< 0,05
11
14.12
1.39
14.22
1.40
2.41
< 0,05
12
16.39
1.37
16.63
1.39
2.29
< 0,05
3
Bật xa tại chỗ (cm)
10
212.23
15.92
214.42
15.81
2.32
< 0,05
11
212.23
15.87
214.42
15.90
2.38
< 0,05
12
219.73
15.94
223.04
15.90
2.31
< 0,05
4
Chạy 30m XPC (s)
10
6.13
0.30
6.04
0.35
2.38
< 0,05
11
6.15
0.32
6.03
0.36
2.35
< 0,05
12
5.77
0.36
5.67
0.32
2.45
< 0,05
5
Chạy con thoi 4 x 10m (s)
10
12.56
0.64
12.45
0.67
2.29
< 0,05
11
12.45
0.67
12.38
0.69
2.42
< 0,05
12
12.43
0.65
12.36
0.64
2.36
< 0,05
6
Chạy tuỳ sức 5 phút (m)
10
995.66
61.11
1005.95
61.17
2.42
< 0,05
11
1017.08
61.14
1021.43
61.09
2.34
< 0,05
12
1034.84
61.09
1040.92
61.15
2.42
< 0,05
Nữ
t tính
P
1
Lực bóp tay thuận (KG)
10
26.96
2.28
27.4
2.34
2.31
< 0,05
11
28.27
2.32
28.51
2.36
2.41
< 0,05
12
28.68
2.30
28.98
2.32
2.35
< 0,05
2
Nằm ngửa gập bụng (lần/30 s)
10
13.18
1.27
13.35
1.30
2.43
< 0,05
11
14.37
1.29
14.56
1.27
2.35
< 0,05
12
15.21
1.26
15.5
1.32
2.48
< 0,05
3
Bật xa tại chỗ (cm)
10
165.97
1.43
167.57
1.38
2.37
< 0,05
11
168.81
1.38
169.94
1.35
2.38
< 0,05
12
176.23
1.40
179.77
1.38
2.41
< 0,05
4
Chạy 30m XPC (s)
10
6.98
0.35
6.87
0.38
2.45
< 0,05
11
6.85
0.33
6.75
0.35
2.33
< 0,05
12
6.72
0.36
6.63
0.35
2.36
< 0,05
5
Chạy con thoi 4 x 10m (s)
10
13.26
0.73
13.06
0.77
2.29
< 0,05
11
13.13
0.76
13.01
0.77
2.36
< 0,05
12
12.96
0.75
12.87
0.72
2.20
< 0,05
6
Chạy tuỳ sức 5 phút (m)
10
865.59
57.47
875.49
56.86
2.33
< 0,05
11
887.67
57.27
892.46
56.96
2.40
< 0,05
12
908.6
56.65
921.3
57.17
2.24
< 0,05
Kết quả trên có thể thấy kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng sau 01 năm học áp dụng các giải pháp đã lựa chọn có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Từ kết quả này cho thấy hiệu quả của các giải pháp đã được lựa chọn. 
Để thấy được sự tăng trưởng, đề tài tiến hành so sánh nhịp tăng trưởng kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh nhóm thực nghiệm và đối chứng thời điểm trước và sau thực nghiệm được thể hiện ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Nhịp tăng trưởng kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh nhóm đối chứng và thực nghiệm, thời điểm trước thực nghiệm
TT
Test
Đối tượng
Lớp
W đối chứng (%)
W thực nghiệm (%)
Chênh lệch
1
Lực bóp tay thuân (KG)
Nam
10
5.75
6.56
0.81
11
5.56
6.56
1.00
12
5.45
7.11
1.66
2
Nằm ngửa gập bụng (lần/30 s)
10
4.26
5.34
1.09
11
3.97
5.34
1.37
12
5.13
6.78
1.65
3
Bật xa tại chỗ (cm)
10
5.37
6.49
1.12
11
4.43
6.49
2.06
12
4.82
5.95
1.13
4
Chạy 30m XPC (s)
10
3.21
4.53
1.32
11
3.51
4.70
1.18
12
3.74
5.32
1.58
5
Chạy con thoi 4 x 10m (s)
10
3.90
4.63
0.73
11
4.01
5.19
1.18
12
3.63
4.35
0.72
6
Chạy tuỳ sức 5 phút (m)
10
4.37
5.19
0.82
11
4.56
5.01
0.45
12
5.38
5.65
0.27
1
Lực bóp tay thuân (KG)
Nữ
10
4.55
6.09
1.54
11
5.23
6.00
0.77
12
4.13
5.06
0.93
2
Nằm ngửa gập bụng (lần/30 s)
10
5.38
6.98
1.60
11
5.43
6.89
1.46
12
4.78
5.71
0.93
3
Bật xa tại chỗ (cm)
10
5.31
6.93
1.61
11
4.74
5.44
0.70
12
5.94
7.51
1.58
4
Chạy 30m XPC (s)
10
3.52
5.38
1.86
11
3.58
5.34
1.75
12
3.51
4.42
0.92
5
Chạy con thoi 4 x 10m (s)
10
3.34
4.71
1.37
11
3.44
4.51
1.06
12
3.79
4.63
0.84
6
Chạy tuỳ sức 5 phút (m)
10
4.77
5.65
0.88
11
4.84
5.62
0.78
12
5.44
6.71
1.26
Qua bảng thực nghiệm và đối chứng thời điểm trước và sau thực nghiệm cho thấy: Sau thực nghiệm, cả 2 nhóm đều có nhịp độ tăng trưởng kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ở mức tốt. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm có nhịp độ tăng trưởng cao hơn so với nhóm đối chứng từ 0.73 – 2.06%.
Như vậy, sau 01 năm học thực nghiệm các giải pháp lựa chọn của đề tài, kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng ở cả đối tượng nam và nữ và cả học sinh khối 10, khối 11 và khối 12. Như vậy, các giải pháp lựa chọn của đề tài đã phát huy hiệu quả cao trong việc nâng cao thể lực cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2.
- So sánh tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa
Sau 01 năm học thực nghiệm, tiến hành so sánh tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12 của nhóm thực nghiệm và đối chứng. Thu được kết quả ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. So sánh tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thời điểm sau 01 năm học thực nghiệm
TT
Test/ Đối tượng
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
mi
%
mi
%
1
Khối 10
n=55
n=51
15
27.27
16
31.37
2
Khối 11
n=59
n=55
12
21.82
13
23.64
3
Khối 12
n=52
n=53
9
17.31
11
20.75
Qua bảng trên cho thấy: Sau thực nghiệm, tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của nhóm thực nghiệm đã cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng ở cả khối 10, khối 11 và khối 12. 
Như vậy, sau 01 năm học ứng dụng các giải pháp đã lựa chọn, tỷ lệ học sinh khối 10, khối 11 và khối 12 tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa thuộc nhóm thực nghiệm đã cao hơn hẳn nhóm đối chứng.
- So sánh kết quả học tập môn thể dục của học sinh
Sau 01 năm học thực nghiệm, tiến hành so sánh kết quả học tập của học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12 của nhóm thực nghiệm và đối chứng. Kết quả được thể hiện rõ ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. So sánh kết quả học tập của nhóm đối chứng
và nhóm thực nghiệm - thời điểm sau 01 năm học thực nghiệm
TT
Test/ Đối tượng
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
mi
%
mi
%
1
Khối 10
n
n=55
n=51
Đạt
50
90.91
49
96.08
Không đạt
5
 09.09
2
03.92
2
Khối 11
n
n=59
n=55
Đạt
52
88.14
53
96.36
Không đạt
7
11.86
2
03.64
3
Khối 12
n
n=52
n=53
Đạt
44
84.62
50
94.34
Không đạt
8
15.38
3
05.66
Qua bảng 3.7 cho thấy: Sau thực nghiệm, kết quả học tập của học sinh nhóm thực nghiệm ở tỷ lệ mức đạt cao hơn nhóm đối chứng ở cả khối 10, khối 11 và khối 12; Tỷ lệ học sinh không đạt của nhóm thực nghiệm thấp hơn hẳn so với nhóm đối chứng. 
Như vậy, sau 01 năm học thực nghiệm, nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả học tập, kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể tốt hơn nhóm đối chứng, đồng thời, tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của nhóm thực nghiệm cũng cao hơn nhóm đối chứng.
 Như vậy, các giải pháp đã lựa chọn của đề tài có hiệu quả cao trong việc nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2.
Nhận xét: 
 - Lựa chọn được 05 giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC Trường THPT Quỳ Hợp 2. Cụ thể gồm:
1.
Nâng cao nhận thức ý nghĩa, vai trò của GDTC trong trường học bằng phương pháp tuyên truyền.
2.
Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống cơ sở vật chất sẵn có của Nhà trường.
3.
Tăng mật độ động trong giờ học chính khóa bằng đổi mới phương pháp giảng dạy
4.
Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên, liên tục, có hiệu quả
5.
Tăng cường tổ chức các giải thi đấu thể thao
- Bước đầu ứng dụng các giải pháp lựa chọn trong thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả, các giải pháp lựa chọn của đề tài có hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh trường THPT Quỳ hợp 2.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
1. Nghiên cứu thực trạng chương trình môn học GDTC cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2 cho thấy: Nội dung học tập của từng kỳ rất nhiều (từ 9-10 nội dung/năm học); thời gian học tập tập trung chủ yếu vào nội dung học thực hành; thời gian kiểm tra cũng chiếm tỷ lệ cao (10 - 12 tiết/năm học) và nội dung kiểm tra đã được chú ý bao gồm cả bài kiểm tra và tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; Nội dung được phân phối thời gian ít nhất là học tập lý thuyết (2 tiết/ năm học).
2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2 còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.
3. Lựa chọn được 03 tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC cho học sinh Trường THPT Quỳ hợp 2 gồm: Đánh giá qua điểm học tập môn học GDTC; Đánh giá qua số lượng học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa và đánh giá thông qua tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.
4. Đánh giá thực trạng kết quả GDTC cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2. Kết quả cho thấy: Thực trạng kết quả GDTC của học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2 phổ biến ở mức độ trung bình. Tỷ lệ học sinh đạt ở cả kết quả học tập và tiêu chuẩn rèn luyện thân thể còn ít; Tỷ lệ học sinh đạt mức Không đạt ở cả 2 nội dung còn tương đối cao. Tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa thấp.
5. Lựa chọn được 05giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2. Bước đầu ứng dụng các giải pháp lựa chọn trong thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả, các giải pháp lựa chọn của đề tài có hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2.
 2. Kiến nghị
- Ứng dụng các giải pháp đã nghiên cứu của đề tài trong thực tế nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2.
- Các trường THPT trên địa bàn huyện và các trường trong tỉnh có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài như một tài liệu tham khảo, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp.
- Mở rộng nghiên cứu sang các đối tượng, địa bàn khác để có hệ thống giải pháp toàn diện nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về việc: 
“ Một số giải pháp tạo động lực và hứng thú trong học tập môn giáo dục thể chất ở Trường THPT Quỳ Hợp 2”.
Rất mong được sự đóng góp của hội đồng khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin 
chân thành cảm ơn!
 Đông Triều, ngày 10 tháng 03 năm 2018
tôi về 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_tao_dong_luc_va_hung_thu_trong_hoc_tap.docx
Sáng Kiến Liên Quan