SKKN Một số giải pháp quản lí của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường Trung học Phổ thông Đô Lương 4

Cơ sở thực tiễn

Qua thực tiễn giáo dục đào tạo trong nhiều năm qua đã thu được nhiều kết

quả to lớn góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân

tài, tạo một bước chuyển biến mới cho nền kinh tế - chính trị - xã hội. Song còn

một số yếu kém bộc lộ cả về quy mô, mục tiêu, chất lượng. Vẫn còn một số đơn vị

trường học chậm đổi mới, không tạo ra các nhân tố điển hình để đáp ứng được nhu

cầu đòi hỏi của đất nước. Một số vấn đề bất cập trong việc kiểm tra, đánh giá, thi

cử, bồi dưỡng nhân tài., các yếu tố tiêu cực trong quá trình thi, đánh giá chất

lượng vẫn còn xơ cứng chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội.

Trường THPT Đô Lương 4 trong nhiệm kỳ 2015-2020 và đầu nhiệm kỳ

2020-2025 đã có những bước phát triển mạnh mẽ về chất lượng, quy mô trường

lớp, đã ổn định, đạt được nhiều thành tích đáng trân trọng trong công tác dạy và

học, trong đó có mảng bồi dưỡng học sinh giỏi là một đột phá. Bên cạnh những kết11

quả đạt được vẫn còn những bất cập và khó khăn nhất định trong công tác quản lý,

nhất là trong công tác quản lý ở cấp Tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội

ngũ giáo viên, chất lượng nguồn tuyển học sinh giỏi, phương pháp bồi dưỡng, cơ

sở vật chất đáp ứng cho công tác mũi nhọn. Do vậy, với vai trò là Tổ trưởng

chuyên môn, việc tìm kiếm các giải pháp quản lý nhằm nâng cao công tác bồi

dưỡng học sinh giỏi một cách khoa học, hiệu quả giúp giáo viên gặt hái được thắng

lợi trong công tác bồi dưỡng, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và niềm tin của

phụ huynh và học sinh huyện nhà là vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết.

pdf45 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lí của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường Trung học Phổ thông Đô Lương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tạo giai đoạn 2011 -2015; 2015-2020; 
2020-2025. 
6/ Nghị quyết Đại hội công nhân viên chức năm học 2016-2017, 2017 -2018, 
2018-2019, 2019-2020,2020-2021 của trường THPT Đô Lương 4. 
7/ Báo cáo tổng kết năm học 2014 -2015, 2015-2016, 2016 -2017, 2017 -2018, 
2018-2019, 2019-2020 của trường THPT Đô Lương 4. 
8/ Từ điển Bách khoa Việt Nam, nhiều tác giả, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa 
Hà Nội, 2006 
9/You can/ Không gì là không thể, Tác giả: George Matthew Adams, Thu Hằng 
dịch, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tái bản 2019. 
10/ Bồi dưỡng học sinh giỏi THPT, tập 2, Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà xuất 
bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 
36 
PHỤ LỤC 1 
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 Số 26 /BC.THPT Đô Lương , ngày 26 tháng 02 năm 2021 
BÁO CÁO 
 Tổng kết công tác bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2020-2021, kết hoạch bồi 
dưỡng học sinh giỏi năm học 2021-2022 
A. TỔNG KẾT CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NĂM 
HỌC 2020-2021 
I. Đặc điểm tình hình. 
1. Thuận lợi: 
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của Ban Giám hiệu; có kế 
hoạch cụ thể, nhất là kinh nghiệm, sự tâm huyết, nghiên cứu có chiều sâu trong 
công việc bồi dưỡng HSG, phối hợp tốt với các trường bạn trong chia sẻ chuyên 
môn, đề thi. 
- Trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc 
dạy và học đạt kết quả tốt. 
- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, 
quyết liệt, tâm huyết, trách nhiệm có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng 
HSG nhiều năm liền. 
- Chất lượng học sinh tương đối đồng đều, đa số có ý thức học tập tốt và có 
ý thức phấn đấu vươn lên. 
- Các tổ chức đoàn thể thể hiện rõ tinh thần, động viên, khích lệ, tạo điều 
kiện kịp thời, hỗ trợ các học sinh các vấn đề liên quan đến hoạt động đoàn thể. 
2. Khó khăn: 
- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh 
nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu. 
- Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại cộng 
thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự học. 
- Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng còn gượng ép do không thuộc 
môn học theo ban thi và tâm lý cuối cấp. 
- Bộ môn đặc thù Tiếng Anh vẫn còn bế tắc suốt nhiều năm liền chưa có giải 
pháp tháo gỡ. 
II. Tổng kết công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 2020-2021. 
1. Tuyển chọn học sinh để bồi dưỡng 
Do đặc thù năm học 2019-2020 bị ảnh hưởng dịch COVID-19 nên Sở không 
tổ chức được kỳ thi chọn HSG khối 11 bởi vậy đây là khóa bồi dưỡng có thời gian 
dài nhất, sau đó Sở lại thay đổi quy chế thi chọn HSG khối 12. 
2. Bố trí lịch bồi dưỡng 
- Năm học 2019-2020 bố trí 01 buổi/tuần (Tổng số buổi bồi dưỡng theo lich 
nhà trường: 21 buổi); Năm học 2020-2021 bố trí 02 buổi/tuần tại trường theo lịch 
37 
chung vào chiều thứ 4 và thứ 6, tuần cuối bố trí tất cả các buổi (Tổng số buổi bồi 
dưỡng theo lich nhà trường: 18 buổi). 
- Các buổi sáng nhà trường tạo điều kiện để các đội tuyển rút ra tự học trên 
cơ sở giáo viên phụ trách giao nhiệm vụ học tập và dưới sự giám sát, quản lý chặt 
chẽ của GVBD và BGH. 
- Hai tuần cuối chuẩn bị thi của tháng 10, nhà trường tạo điều kiện để 
GVBD tập trung cao độ cho công tác bồi dưỡng (Bố trí nhóm chuyên môn dạy 
thay). 
3. Tổ chức thi thử để tăng sự cọ xát 
Tổ chức thi khảo sát đội tuyển bằng các đề thi do GVBD ra đề; các đề thi mà 
BGH thu thập được (Số lượng đề thi rất nhiều); phối hợp với trường THPT Nghi 
Lộc 5 tổ chức được 02 lần thi (01 lần tại trường bạn và 01 lần tại trường ta). 
4. Họp để đánh giá công tác bồi dưỡng, việc học của học sinh và động viên 
đội tuyển 
- Theo định kỳ BGH tổ chức họp để đánh giá công tác dạy và học của từng 
đội tuyển, đặc biệt nhắc nhở những học sinh về thái độ học tập, phát hiện các điểm 
yếu, tìm các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, động viên thầy và trò. 
- BGH thường xuyên giám sát, đốc thúc, nhắc nhở, chấn chỉnh những trường 
hợp thiếu nghiêm túc, ý thức, tinh thần, thái độ học tập của học sinh; đồng thời 
động viên để học sinh cố gắng, nỗ lực phấn đấu. 
5. Lập hồ sơ dự thi 
BGH đã hoàn chỉnh các loại hồ sơ theo đúng các văn bản hưởng dẫn của Sở, 
không để xảy ra sai sót về dữ liệu thi. 
6. Tổ chức đưa đón học sinh đi thi 
- Gặp gỡ phụ huynh, học sinh trước khi lên đường đi thi, công đoàn, đoàn 
thanh niên có mặt để động viên kịp thời. 
- Lập kế hoạch tổ chức đưa đón đội tuyển đi thi tại địa điểm thi cụ thể rõ 
ràng, nghiêm túc, trách nhiệm; BGH tạo điều kiện để GVBD cùng tham gia đưa 
học sinh đi thi để vừa động viên, vừa tranh thủ bổ túc, trang bị thêm kiến thức cho 
học sinh. Hợp đồng xe đưa đón học sinh đi thi: xe đến đúng giờ, đưa các em đi về 
an toàn. 
7. Chế độ: Thực hiện đầy đủ chế độ bồi dưỡng cho giáo viên cả 02 năm học, 
mặc dùng năm học 2020-2021 thời gian ít hơn. 
8. Nhóm Hành chính: Chu đáo, tận tình, thực hiện tốt công tác chuẩn bị, hậu 
cần. 
III. Kết quả. 
TT MÔN HỌC SINH GIẢ
I 
GVBD GHI CHÚ 
1 Toán Đoàn Thị Linh Nhì T Bảy 
Em Nguyễn Hữu Sơn là 
học sinh thông minh, tuy 
nhiên tính cách lộp chộp, 
khi nhận dạng câu hình đã 
38 
Nguyễn Hữu Sơn KK 
làm rồi, tìm đúng hướng đi 
nhưng không giải được 
nên mất quá nhiều thời 
gian trong khi đó không 
phải bài toán nhiều điểm 
2 Lý 
Nguyễn Trung 
Trường 
Ba 
T Đức 
Em Nguyễn TrungTrường 
rất có tố chất nhưng chữ 
viết cẩu thả, trình bày 
không tốt, mất điểm; Em 
Đậu Ngọc Nghĩa đã rất 
xuất sắc, tỏa sáng đúng 
lúc, vượt qua chính mình 
(Đây là một bất ngờ, 
nhưng cũng là giải pháp 
thành công “Con béo kéo 
con gầy”. 
Đậu Ngọc Nghĩa Ba 
3 Hóa 
Lê Thị Phương Nhì 
T Khoan Kết quả tốt 
Đặng Thị Thương Ba 
4 Sinh 
Nguyễn Thị 
Trang 
Nhì 
C Hợi 
Em Lưu Thị Linh do tư 
tưởng gượng ép, không 
đúng tổ hợp môn lựa chọn 
vì thế có phần sao nhãng, 
quyết tâm chưa cao 
Lưu Thị Linh KK 
5 Văn 
Trần Thị Phương 
Hảo 
Ba 
C Quyên 
Em Phạm Như Quỳnh có 
phần bị áp lực tâm lý dẫn 
đến quá trình làm bài 
không tốt 
Phạm Như 
Quỳnh 
KK 
6 Sử 
Nguyễn Thị Mai Nhì 
TPhương 
Trong quá trình học và kết 
quả các đề thi thử Em 
Đặng Thị Nhâm được xem 
là hạt giống đỏ, tuy nhiên 
tại thời điểm thi Em 
Nguyễn Thị Mai đạt đúng 
điểm rơi phong độ 
Đặng Thị Nhâm Ba 
7 Địa 
Nguyễn Thị 
Phương 
KK 
C Phúc 
Cô và Trò cũng đã rất cố 
gắng, bản thân Em Võ Thị 
Thanh có thời gian tâm lý 
không ổn định nhưng sau 
đó đã kịp thời động viên 
Võ Thị Thanh KK 
8 GD Nguyễn Thị Thủy Nhì C Vân 
Em Nguyễn Thị Ngà cũng 
là một thành công bất ngờ, 
GVBD, GVCN và BGH 
đã có những gặp riêng để 
39 
Nguyễn Thị Ngà Nhì 
động viên, trao đổi, một 
học sinh rất kiệm lời, các 
bài thi càng về cuối ngày 
thi đều rất thấp, nhưng em 
đã tỏa sáng đúng lúc 
9 Anh 
Trần Thị Vân 
Anh 
Hỏng 
C Thủy 
Em Trần Thị Vân Anh đã 
tiệm cận gần điểm đậu, có 
phần tiếc nuối do bài luận, 
từ mới chưa gặp lại là từ 
khóa để làm cơ sở luận 
giải các câu hỏi tiếp theo, 
tuy nhiên đúc kết lại đây là 
môn học còn bế tắc, chưa 
đủ trình, bàn bạc tìm giải 
pháp tháo gỡ 
Nguyễn Thị 
Trang 
Hỏng 
10 Tin 
Nguyễn Đình 
Hạnh 
KK C Thuận 
Cần sự chắc chắn, Em 
Nguyễn Đình Hạnh ra 
khỏi phòng thi cũng rất tự 
tin, tuy nhiên vẫn không 
lấy hết điểm, mặc dù môn 
đặc thù đã chạy được 
chương trình 
* Kết quả toàn đoàn: Có 17/19 em đủ điều kiện công nhận Học sinh giỏi 
Tỉnh, chiếm tỷ lệ 89,5%, xếp thứ 14/64 trường THPT Công lập toàn tỉnh, đây là 
một kết quả tốt nhất về thành tích HSG kể từ khi thành lập trường đến nay. 
* Phân tích đối sánh kết quả với năm học 2018-2019: 
TT Môn 
Năm học 
2018-2019 
GVBD 
Năm học 
2020-2021 
GVBD 
1 Toán 1 Ba, 1 KK Thầy Sáng 1 Nhì, 1KK Thầy Bảy 
2 Lý 1 Ba Thầy An 2 Ba Thầy Đức 
3 Hóa 1 KK Thầy Tư 1 Nhì, 1Ba Thầy Khoan 
4 Sinh 1 Ba Thầy Minh 1 Nhì, 1KK Cô Hợi 
5 Văn 1 Nhì, 1Ba Cô Nga 1 Ba, 1 KK Cô Quyên 
6 Sử 2 Ba Thầy 
Phương 
1 Nhì, 1Ba Thầy 
Phương 
7 Địa 2 Ba Cô Hoài 2 KK Cô Phúc 
8 GDCD 1 Nhì, 1Ba Cô Lam 2 Nhì Cô Vân 
9 Anh Thầy Thi Cô Thủy 
10 Tin Ba Cô Hoa KK Cô Thuận 
Kết quả chung 
14/19 (2 Nhì, 10 Ba, 2 KK) 
Xếp thứ 18/64 
17/19 (6 Nhì, 5 Ba, 5 KK) 
Xếp thứ 14/64 
* Đánh giá chung: Hoàn thành tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
IV. Một số kinh nghiệm. 
1. Chọn học sinh để bồi dưỡng 
40 
Phải có lòng yêu thích môn học, chữ nghĩa rõ ràng, sạch đẹp, có tư duy tốt, 
chuyên cần, tự giác trong học tập, bản lĩnh thi đấu. 
2. Tiến trình dạy-học 
- Dạy theo chuyên đề; Sau mỗi chuyên đề cần kiểm tra; Đa dạng hình thức 
kiểm tra: vấn đáp: GV-HS, HS-HS theo cặp đôi, kiểm tra viết để đánh giá mức độ 
chính xác trong kiến thức của HS khi trình bày vì thực tế có nhiều HS nói thì đúng 
và đủ ý nhưng khi trình bày hay tâm lí và mắc lỗi (bản lĩnh thi đấu chưa vững 
vàng). 
- Liên kết, móc nối các chuyên đề với nhau. 
- Sưu tập đề, các dạng bài tập và câu hỏi theo chuyên đề. 
- Làm đề kiểm tra (làm nhiều) và chấm, chữa bài có lưu kết quả các lần kiểm 
tra. 
- Chọn học sinh đi thi: Đảm bảo về kiến thức, vững vàng về tâm lí. 
3. Hình thành động cơ, kỹ năng học tập bộ môn 
3.1. Về phía giáo viên: 
- Gây hứng thú học tập bộ môn ngay trong quá trình lên lớp theo thời khóa 
biểu. 
- Thường xuyên sưu tập đề của đồng nghiệp, internet. Chuẩn bị nội dung chu 
đáo trước khi lên lớp bồi dưỡng. 
- Hình thành cho HS tính tự giác trong học tập: theo quan điểm “Từ một 
người chăm chỉ làm việc và biết nhìn vào ưu điểm của người khác, không săm soi 
yếu điểm của họ sẽ tỏa ra một thứ năng lượng hấp dẫn những người xung quanh” 
Vì thế người GV ngay từ những buổi đầu lên lớp phải thể hiện sự nghiêm túc, nhiệt 
tình trong công việc, giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho HS tạo thói quen đúng giờ 
giấc, giáo dục động cơ học tập. Duy trì việc học tập thường xuyên, tuần nào theo 
lịch chung mất buổi dạy thì phai lên kế hoạch dạy bù. Từ đó HS sẽ có thái độ 
nghiêm túc và tự giác trong học tập. 
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá (Cọ xát thường xuyên là bài học thực tế 
nhất trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi). 
- “Danh sư xuát cao đồ”: Thầy giỏi mới có trò giỏi, thầy phải đọc nhiều. Biết 
thổi ngọn lửa tình yêu vào môn học để truyền lửa cho học sinh. 
3.2. Về phía học sinh: 
- Rèn kỹ năng viết, trình bày khoa học, logic. 
- Tự lên mạng sưu tầm tài liệu, tham khảo. 
- Mạnh dạn trao đổi, hỏi bài giáo viên. 
- Không giới hạn không gian học tập; Không giới hạn hình thức học bài: 
Học một mình, kết hợp đọc, viết để nhớ lâu; Học cặp đôi... 
- Sưu tầm những sách, vở của anh chị khóa trước. 
- Không để rơi điểm đáng tiếc, dù chỉ 0,25. 
- Bình tĩnh, tập trung trí tuệ cao nhất, tỏa sáng đúng lúc. 
- Khơi dậy truyền thống hiếu học của nhà trường, tính tự học, sự tự tin và 
học từ nhiều kênh. 
41 
- Ôn lại thật kỹ và sâu kiến thức cơ bản, nội dung quan trọng để đảm bảo 
không phải mong “mình sẽ trúng tủ” là cách tốt nhất để giữ được điềm tĩnh trước 
kỳ thi. 
- Chuẩn bị bước vào kỳ thi: Ngủ một giấc thật ngon trước ngày thi và nạp đủ 
năng lượng; Mang tất cả các dụng cụ cần thiết, chủ động giờ để đến trường thi 
sớm; Hít thật sâu và đều trong thời gian phát đề cũng là một cách làm nhịp tim 
chậm và điều hòa; Đọc kỹ đề trước khi làm bài, làm từ câu dễ đến khó, câu nhiều 
điểm đến ít điểm, điều tiết thời gian hợp lý, không “đốt” thời gian vào những câu 
khó; Luôn giữ tinh thần minh mẫn nhất để làm bài tốt; Nếu tư duy logic bị ngắt 
quãng hãy nghiêng về não trái để lục lại trí nhớ. 
- Sự thành công được đúc kết bởi 3 chỉ số cơ bản sau đây: IQ (Kiến thức) + 
PQ (Đam mê) + CQ (Sáng tạo). 
4. Quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Ban Giám hiệu; sự phối hợp 
của phụ huynh; cộng sự của trí tuệ tập thể, đặc biệt của nhóm chuyên môn 
hẹp. 
- Sự quan tâm của BGH, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, vào cuộc sớm để có quỹ 
thời gian dài, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, năm bắt tình hình, uốn nắn những 
lệch lạc của học sinh, tìm giải pháp động viên, trao đổi chuyên môn với trường 
bạn...Bố trí không gian hợp lý, tạo điều kiện cho Thầy và Trò làm việc. 
- Sự quyết tâm vượt lên chính mình của cả Thầy và Trò, sự lao động miệt 
mài, nghiêm túc là chìa khóa của sự thành công, sự đoàn kết, trí tuệ tập thể, phát 
huy nội lực, sẵn sàng chia sẻ, hợp tác trong từng nhóm chuyên môn hẹp; sự phối 
hợp từ phía cha mẹ học sinh, quan tâm, động viên của các tổ chức đoàn thể. 
- Các giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi. 
B. Kế hoạch công tác bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2021-2022. 
I. Mục tiêu. 
1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nói chung, đặc biệt là chất lượng 
hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi. 
2. Phát huy nội lực trong đội ngũ giáo viên nhà trường, tạo điều kiện giáo 
viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua việc tổ chức bồi dưỡng 
học sinh giỏi. 
3. Phát hiện học sinh có năng khiếu các môn học, bồi dưỡng nâng cao kiến 
thức, rèn luyên kỹ năng, năng lực sáng tạo của học sinh. Nhằm đóng góp vào việc 
bồi dưỡng nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường. 
4. Tuyển chọn được đội tuyển học sinh giỏi có chất lượng, tham gia dự thi 
đạt kết quả cao. 
5. Tạo điều kiện cọ xát, thúc đẩy các kỹ năng cho học sinh mũi nhọn, từ đó 
gây hiệu ứng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, toàn diện. 
 II. Chỉ tiêu: Phấn đấu đạt trên 80 % số em dự thi, xếp tốp 20 toàn tỉnh, 
Phấn đấu có nhiều giải, hướng tới giải nhất, thủ khoa. 
 III. Một số mốc thời gian. 
TT Thời gian Phụ trách Ghi chú 
1 02/3/2021 Hội nghị bồi dưỡng HSG 
42 
2 03/3/2021 Thi chọn đội tuyển bồi dưỡng 
3 05/3/2021 Bồi dưỡng buổi 1 
4 Trước 20/5/2021 Thi khảo sát chất lượng đội tuyển 
5 Trước 18/9/2021 Họp để rút kinh nghiệm 
6 Trước 30/9/2021 Thi chọn đội tuyển chính thức 
7 Trao thưởng cho đội tuyển HSG 
8 Trước 30/9/2021 Hoàn thành dữ liệu học sinh dự thi 
9 Trước 23/10/2021 Gặp gỡ học sinh, phụ huynh 
10 Theo lịch Sở Lên đường đi thi theo lịch 
IV. Công tác kiểm tra, đánh giá. 
1. Đối với học sinh: 
- Trong thời gian bồi dưỡng, GVBD phải tiến hành kiểm tra đánh giá học 
sinh để làm căn cứ chọn đội tuyển đi thi. Giáo viên dược giao trực tiếp bồi dưỡng 
đội tuyển chủ động cho học sinh làm bài dựa trên cấu trúc đề thi và nội dung 
chương trình của môn dự thi. Tiến hành chấm điểm, chữa bài và trả bài kịp thời. 
- Tổ chức làm bài thi chung 3 đợt theo lịch (giáo viên bồi dưỡng nộp đề và 
đáp án trước cho Ban chuyên môn), chấm điểm và thông báo kết quả sau 3 ngày. 
2. Đối với giáo viên bồi dưỡng: 
Trên cơ sở đã bố trí lịch dạy và phòng dạy phải tiến hành thường xuyên đều 
đặn. Nếu nghỉ phải báo cáo và bố trí dạy bù vào thời gian thích hợp liền kề. 
Khuyến khích giáo viên chủ động bố trí thời gian bồi dưỡng ngoài lịch của nhà 
trường. 
3. Giám hiệu nhà trường: 
- Kiểm tra việc xây dựng chương trình bồi dưỡng của các tổ nhóm chuyên 
môn, ký duyệt trước khi cho soạn giáo án giảng dạy; 
- Hàng tuần kiểm tra giáo án và việc thực hiện chương trình giảng dạy; 
- Hàng tháng kiểm tra nắm bắt tình hình bồi dưỡng, việc đánh giá của giáo 
viên 
 thông qua bài làm của học sinh, phát hiện và điều chỉnh kịp thời các trường hợp 
thực hiện chưa tốt theo kế hoạch. 
IV. Tổ chức thực hiện. 
1. Ban Giám hiệu. 
- Xây dựng và phổ biến kế hoạch, những nội dung và yêu cầu cần thiết. 
- Phân công, lựa chọn giáo viên bồi dưỡng các đội tuyển. 
- Xếp thời khoá biểu, phân công phòng bồi dưỡng. 
- Họp giáo viên bồi dưỡng định kỳ để phổ biến, triển khai và nghe báo cáo 
tình hình. 
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu của GVBD. 
- Họp với học sinh và phụ huynh học định kỳ (2 lần). 
- Lập hồ sơ dự thi, lập kế hoạch, đưa đoàn đi thi. 
- Tổ chức trao giải, rút kinh nghiệm công tác BD cho các năm tiếp theo. 
2. Tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên bộ môn: 
43 
- Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng, phân công giáo viên bồi 
dưỡng cho cho từng môn, từng buổi cụ thể. 
- Chỉ đạo, kiểm tra giáo viên được phân công bồi dưỡng việc thực hiện kế 
hoạch, nội dụng, chương trình. 
- Tổ trưởng có kế hoạch theo dõi, giám sát việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở 
các tổ, nhóm, có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thi thử nhằm nâng cao chất lượng 
bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn. 
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp trong quá trình bồi 
dưỡng cũng như sau mỗi đợt thi. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị chung của 
nhóm/tổ chuyên môn (Nhà trường đề cao trí tuệ tập thể). 
- Giáo viên tổ nhóm, bộ môn coi nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm 
vụ chung của nhóm, tổ, cần phát huy lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm cao, cùng 
thực hiện. 
3. Giáo viên được phân công bồi dưỡng: 
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng; Có giáo án dạy bồi dưỡng. 
Đảm bảo đúng tiến độ theo yếu cầu của BGH; trang bị kiến thức cơ bản chính xác, 
khoa học; dạy đúng theo kế hoạch, sát với chương trình. Thực hiện đúng theo lịch 
đã phân công. 
- Thực hiện nghiêm chế độ hội họp, hàng tháng báo cáo với Phó Hiệu trưởng 
phụ trách chuyên môn về các vấn đề liên quan. 
- Chủ động trao đổi, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, đổi mới nội dung, hình thức 
bồi dưỡng, kết hợp nhiều hình thức (giảng bài, ra đề kiểm tra và chấm chữa trả 
bài) nhằm 
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt chỉ tiêu đề ra. 
4. Kinh phí cho công tác bồi dưỡng và khen thưởng: 
Thực hiện theo qui chế chi tiêu nội bộ của trường. 
V. Kế hoạch chi tiêt. 
1. Phân công giáo viên bồi dưỡng, phòng học: 
TT 
HỌ VÀ TÊN MÔN PHÒNG BD PHÒNG TỰ 
HỌC 
1 Trần Đăng Sáng Toán Tổ Toán-Tin Tổ Toán-Tin 
2 Hoàng Nữ Hạnh Lý Lớp 11A1 TH Lý 
3 Nguyễn Thị Loan Hóa Tổ Tự nhiên TH Hóa 
4 Phan Văn Sơn Sinh Thể thao 1 Thể thao 1 
5 Đặng Thị Hiệp Văn Tổ Văn-NN Tổ Văn-NN 
6 Phùng Thị Hà Giang Sử Công đoàn Công đoàn 
7 Nguyễn Thị Phúc Địa Thể thao 2 Thể thao 2 
8 Trần Thị Lam GDCD Tổ Xã hội Tổ Xã hội 
9 Hồ Thị Vân Anh Lớp 11B Thiết bị C4 
10 Lê Thị Hoa Tin TH Tin 2 TH Tin 2 
2. Thời gian thực hiện: 
44 
Khung thời gian bồi dưỡng: Từ ngày 01/3/2021 đến 31/10/2021. 
3. Lịch dạy: HKII (Lớp 11): Bố trí ít nhất 01 buổi/tuần; HKI (Lớp 12): Bố 
trí ít nhất 02 buổi/tuần. 
Trên đây là báo cáo tổng kết công tác bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 
2020-2021 và kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2021-2022, đề nghị các 
bộ phận liên quan phát huy nội lực thực hiện trách nhiệm, hiệu quả./. 
HIỆU TRƯỞNG 
Nguyễn Quốc Dũng 
THAM MƯU – PHỤ TRÁCH 
P. HIỆU TRƯỞNG 
Nguyễn Bá Hũng 
45 
PHỤ LỤC 2 
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 
NĂM 2020-2021 
TT Tên chuyên đề Nội dung Buổi học 
1 Đọc – hiểu - Ôn tập lí thuyết ; Một số đề minh họa 1,2 
2 Nghị luận xã 
hội 
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống 
3,4 
3 Lí luận văn học - Văn học- nghệ thuật ngôn từ 
- Văn học phản ánh đời sống bằng hình 
tượng 
- Nhà văn và quá trình sáng tác 
- Phong cách văn học 
- Tiếp nhận văn học 
- Chức năng văn học 
5,6,7,8,9 
4 Văn học trung 
đại 
- Tự tình – Hồ Xuân Hương 
- Thu điếu – Nguyến Khuyến 
- Thương vợ - Trần Tế Xương 
- Bài ca Ngất ngưởng – NCT 
- Bài ca ngắn đi trên bãi cát- CBQ 
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – NĐC 
10,11,12, 
13,14 
5 Văn xuôi lãng 
mạn 1930 -1945 
- Hai đứa trẻ- Thạch Lam 
- Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân 
15,16, 
17,18 
6 Văn xuôi hiện 
thực 1930-1945 
- Hạnh phúc của một tang gia (Trích “Số 
đỏ”- Vũ Trọng Phụng 
- Chí Phèo- Nam Cao 
19,20, 
21,22 
7 Thơ mới 1930-
1945 
- Vội vàng – Xuân Diệu 
- Tràng giang – Huy Cận 
- Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử 
23,24, 
25,26 
8 Thơ ca cách 
mạng 
- Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội 
Châu 
- Chiều tối – Hồ Chí Minh 
- Từ ấy – Tố Hữu 
27,28,29 
9 Kịch - Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích “Vũ 
Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng 
30 
10 Văn học 1945-
1954 
- Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh 
- Tây Tiến – Quang Dũng 
- Việt Bắc – Tố Hữu 
31,32, 
33,34 
11 Ôn tập Hệ thống hóa kiến thức tổng hợp 35,36 
DUYỆT CỦA BGH NHÓM TRƯỞNG CM 
Nguyễn Quốc Dũng Đặng Thị Hiệp 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_quan_li_cua_to_chuyen_mon_nham_nang_ca.pdf
Sáng Kiến Liên Quan