SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảngdạy lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh ở trường Trung học Phổ thông

Nói đến giáo dục quốc phòng – an ninh, trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ

An là một trong những đơn vị trong tỉnh có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết

bị, điều kiện sân bãi đáp ứng số lượng tiết học giáo dục quốc phòng – an ninh cho5

gần 525 học sinh. Tiết học giáo dục quốc phòng – an ninh chính khóa đã truyền

thụ cho các em học sinh những tri thức cơ bản của nền Giáo dục quốc phòng toàn

dân, những hiểu biết về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam, về nhà trường quân

đội, về lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, truyền thống đấu tranh dựng nước -

giữ nước của dân tộc và Luật biên giới Quốc gia. Đó là những kiến thức rất bổ

ích, thiết thực với học sinh phổ thông trước ngưỡng cửa cuộc đời. Học sinh còn

được làm quen với tác phong quân đội qua các bài học về điều lệnh, đội ngũ, các

tư thế vận động cơ bản trong chiến đấu, băng bó, cứu thương.làm quen với các

phương tiện chiến đấu như ném lựu đạn, cách bắn súng tiểu liên AK . Qua học

tập môn Giáo dục quốc phòng – an ninh đã giáo dục cho học sinh lòng yêu nước

- tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần cảnh giác, chống mọi âm mưu diễn biến hoà

bình của kẻ thù.Toàn bộ chương trình học tập của từng khối được xây dựng theo

chương trình hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đảm bảo dạy đủ môn, đủ tiết, đúng phân

phối chương trình. Vì vậy các tiết học giáo dục quốc phòng – an ninh học sinh

tham gia học đầy đủ tích cực sôi nổi và hào hứng.

Giáo dục quốc phòng – an ninh trong trường THPT là môn học chính khóa,

là bộ môn khoa học tổng hợp có phạm vi vô cùng rộng lớn và khá phức tạp, nên

không thể đơn giản, sơ sài mà nó phải được coi là một hệ thống chương trình và

phải được quán triệt trong tất cả các môn học trong mọi hoạt động của học sinh,

ở mọi lúc, mọi nơi, có vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng

hiện tại và tương lai.

pdf45 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảngdạy lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đẳng” 
 25 
B. Hàng năm, quân đội đến từng địa phương tuyển sinh 
C. Tuyển sinh qua văn bản gửi các cấp trong quân đội 
D. Thông báo trên các đài phát thanh địa phương 
Câu 6. Đối tượng nào sau đây không được tham gia thi tuyển sinh đào tạo sĩ 
quan quân đội? 
A. Sĩ quan đang tại ngũ 
B. Quân nhân là hạ sĩ quan, binh sĩ có 6 tháng phục vụ quân đội 
C. Nam thanh niên ngoài quân đội 
D. Quân nhân đã xuất ngũ 
Câu 7. Đối tượng tuyển sinh đào tạo sĩ quan quân đội, số lượng được tham 
gia đăng ký là bao nhiêu 
A. Theo số lượng quy định 
B. Tùy theo quyết định của từng trường 
C. Không hạn chế về số lượng 
D. Hạn chế về số lượng 
Câu 8. Đối tượng tuyển sinh quân sự có nữ thanh niên tham gia thi tuyển là 
các ngành nào, trường 
A. Kĩ sư Tin học tại Học viện Quân y 
B. Kĩ sư Xây dựng tại Học viện Hậu cần 
C. Y sĩ tại Học viện Quân y 
D. Bác sĩ, dược sĩ tại Học viện Quân y 
Câu 9. Đối tượng tuyển sinh quân sự có nữ thanh niên tham gia thi tuyển là 
các ngành nào, trường 
A. Cử nhân Ngoại ngữ, tin học tại Học viện Khoa học quân sự 
B. Cử nhân quân sự tại trường Sĩ quan Lục quân 1 
 26 
C. Cử nhân quân sự tại trường Sĩ quan Thiết giáp 
D. Cử nhân quân sự tại trường Sĩ quan Pháo binh 
Câu 10. Học viên sau khi tốt nghiệp tại các trường quân sự được Bộ Quốc 
phòng sử dụng điều động 
A. Tốt nghiệp loại giỏi được Bộ Quốc phòng phân công công tác 
B. Chấp hành sự phân công công tác của Bộ Quốc phòng 
C. Nhận công tác tại Bộ Quốc phòng 
D. Nhận công tác tại các trường đại học 
4. Sử dụng phương pháp trò chơi tổ chức trong phòng học 
4.1. Ưu điểm, hạn chế của sử dụng trò chơi trong lớp học. 
* Ưu điểm: 
- Phương pháp này tạo sự hứng thú, huy động sự tham gia của nhiều học 
sinh, tạo bầu không khí tích cực, tươi vui, đoàn kết cho lớp học, giải tỏa áp lực 
của tiết học, giúp học sinh khắc sâu kiến thức theo phương châm “Chơi mà học, 
học mà chơi”. Qua đó GV cũng có thể kiểm tra được mức độ nhận thức của học 
sinh để bổ sung những khiếm khuyết, hệ thống được nội dung trọng tâm của bài, 
góp phần hình thành, rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng cho học sinh. 
* Hạn chế: 
- Hạn chế của phương pháp: Công tác chuẩn bị của GV đòi hỏi nhiều trí tuệ, 
thời gian, mất nhiều công sức. Mất nhiều thời gian khi tổ chức cho học sinh tham 
gia trò chơi. Do vậy khi thiết kế các trò chơi GV cần đảm bảo được sự cô đọng, 
đơn giản, dễ chơi nhưng vẫn đảm bảo nội dung trọng tâm của tiết học. Chủ yếu 
tiến hành trong các kiểu bài lý thuyết. 
4.2. Biện pháp thực hiện. 
Dưới đây là là một số kiểu trò chơi mà bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và 
áp dụng: 
 27 
4.2.1. Trò chơi ô chữ 
Áp dụng cho các bài lý thuyết. 
* Công tác chuẩn bị: GV căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài để biên 
soạn các câu hỏi trong trò chơi ô chữ. GV thiết kế ô chữ trên giấy khổ A0 hoặc 
thiết kế trên Powerpiont (có thể tham khảo tài liệu về cách thiết kế ô chữ trên 
Internet). Do thời gian củng cố có hạn nên ô chữ chỉ nên có từ 7-9 hàng ngang. 
Mỗi hàng ngang sẽ có một từ khóa hoặc là một gợi ý để tìm ra ô chữ đặc biệt. Ô 
chữ đặc biệt sẽ là một nội dung trọng tâm nhất, kiến thức căn bản nhất của bài. 
Biên soạn luật chơi, chuẩn bị các phần thưởng, mẫu ô chữ và các công tác chuẩn 
bị khác. Học sinh chuẩn bị giấy trắng, bút hoặc bảng đen, phấn để trả lời. Để tăng 
thêm tính sinh động GV nên thiết kế ô chữ trên Powerpiont kết hợp âm thanh, 
hình ảnh, video, flash 
* Công tác tổ chức: 
- Đối với GV: Chia lớp từ 2 đến 4 nhóm (đội) tùy vào số lượng học sinh từng 
lớp. GV nêu ngắn gọn luật chơi, phần thưởng cho đội thắng cuộc nếu có (đối với 
tiết đầu tiên áp dụng trò chơi này). Chọn một số thành viên ban cán sự lớp để hỗ 
trợ cho GV. Cho đại diện các nhóm lựa chọn các ô hàng ngang. Đọc câu hỏi, nêu 
 28 
gợi ý nếu cần. Công bố đáp án sau khi hết thời gian qui định. Tổng kết, đánh giá, 
phát thưởng. 
- Đối với học sinh: Học sinh các nhóm cử ra nhóm trưởng (đội trưởng) để 
đại diện nhóm (đội) lựa chọn câu hỏi và công bố câu trả lời bằng lời hoặc viết vào 
mẫu ô chữ. Tích cực thảo luận đóng góp, tìm đáp án. 
Ví dụ: Bài 2 ( Lớp 10) – Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an 
nhân dân Việt nam. 
Để củng cố nội dung trọng tâm của bài “Lịch sử của Quân đội và Công an 
nhân dân Việt nam”, Tôi sử dụng phương pháp củng cố bài bằng “Trò chơi ô 
chữ”. Cách thức tiến hành cụ thể như sau: 
* Công tác chuẩn bị: Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của toàn bài và nội 
dung trọng tâm của bài học, tôi thiết kế bài giảng trên Powerpiont. Phần củng cố 
bài tôi thiết kế Trò chơi ô chữ với 12 ô hàng ngang, ô chữ đặc biệt có 12 chữ cái 
(Biên soạn câu hỏi, gợi ý cho mỗi ô hàng ngang . Chuẩn bị khung Trò chơi ô chữ 
biên soạn trên Word, in thành một số bảng để phát cho học sinh. 
* Công tác tổ chức: Tôi chia lớp thành 4 đội, chọn đội trưởng. Chọn lớp 
trưởng, Bí thư chi đoàn trợ giúp. Phát mẫu ô chữ cho các đội. Phổ biến luật chơi: 
Mỗi đội được quyền lựa chọn một ô chữ bất kì. GV đọc câu hỏi và gợi ý, trong 
thời gian 15 giây toàn đội suy nghĩ. Học sinh trả lời bằng giấy hoặc giành quyền 
trả lời bằng cách giơ tay (có thể sử dùng cờ), mỗi câu trả lời đúng sẽ có một từ 
khóa in đậm xuất hiện. Các từ khóa xuất hiện không theo thứ tự. Đội trả lời đúng 
được 10 điểm. Trả lời sai mất quyền ưu tiên cho các đội còn lại. Trả lời xong 12 
ô hàng ngang mới được giải ô chữ đặc biệt. Ô chữ đặc biệt có 12 chữ cái (viết hoa 
không dấu). Đội nào trả lời nhanh nhất và chính xác nhất ở ô chữ đặc biệt sẽ được 
phần thưởng có giá trị về tinh thần. 
* Tiến hành trò chơi trong 6-8 phút. Kết thúc trò chơi GV tổng kết, nhận xét, 
qua đó hệ thống lại các nội dung trọng tâm. 
Câu hỏi gợi ý cho các ô hàng ngang như sau: 
 29 
1. Hàng ngang số 1 có 10 chữ cái : “ Đồng chí nào lấy thân mình chèn pháo, 
nát thân mình pháo còn ôm” nói về ai? ( TÔ VĨNH DIỆN) 
2. Hàng ngang số 2 có 13 chữ cái: “ Người anh hùng đã đặt mìn trên cầu 
Công Lý định giết bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mac Namara”?( NGUYỄN VĂN 
TRỖI) 
3. Hàng ngang số 3 có 8 chữ cái: Bài hát sau đây nói về người con gái anh 
hùng “Người con gái trẻ ấy, giặc đem ra bãi bắn” người con gái ấy là ai?( VÕ 
THỊ SÁU) 
4. Hàng ngang số 4 có 8 chữ cái: Phi công đầu tiên của Việt nam đặt chân 
lên mặt trăng là ai? ( PHẠM TUÂN) 
5. Hàng ngang số 5 có 10 chữ cái : Tháng 2/ 1930 đã đề cập tới việc: “ Tổ 
chức ra quân đội công nông” nội dung này nằm trong văn bản nào? (CHÍNH 
CƯƠNG) 
6. Hàng ngang số 6 có 9 chữ cái : Khi mới thành lập Đội Việt nam tuyên 
truyền giải phóng quân có bao nhiêu người? (34 CHIẾN SĨ). 
7. Hàng ngang số 7 có 11 chữ cái :Chiến thắng nào buộc Pháp phải kí hiệp 
định Giơnevơ với ta? (ĐIỆN BIÊN PHỦ) 
8. Hàng ngang số 8 có 11 chữ cái : Sau khi hất cẳng Pháp để đọc chiếm miền 
nam Việt nam, Mĩ dựng nên chính quyền tay sai nào?( NGÔ ĐÌNH DIỆM) 
9. Hàng ngang số 9 có 7 chữ cái : Từ năm 1961- 1965 quân và dân ta đã 
đánh bại chiến lược chiến tranh nào? (ĐẶC BIỆT) 
10. Hàng ngang số 10 có 12 chữ cái : Chiến sĩ nào đã lấy thân mình để lấp 
lỗ Châu mai? (PHAN ĐÌNH GIÓT) 
11. Hàng ngang số 11 có 13 chữ cái : Ngày 15/1/1961, các lực lượng vũ 
trang tại miền nam được thống nhất với tên gọi nào? (QUÂN GIẢI PHÓNG) 
12. Hàng ngang số 12 có 8 chữ cái : Trong trận “ Điện Biên Phủ trên không” 
quân và dân ta đã hạ rơi bao nhiêu máy bay B52 của Mĩ? (34 MÁY BAY) 
 30 
* Ô chữ đặc biệt có 12 chữ cái (không dấu) 
Đây là người anh cả của Quân đội nhân dân Việt nam? 
4.2.2. Trò chơi thi hát ca khúc 
Thường áp dụng cho một số bài lý thuyết mang tính giáo dục cho về lịch sử, 
truyền thống, trách nhiệm của học sinh như: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân 
tộc Việt Nam; Lịch sử, truyền thống của Quân đội và CAND Việt Nam; Thường 
thức phòng tránh một số loại bom đạn, thiên tai; Luật nghĩa vụ quân sự và trách 
nhiệm của HS; Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia; Một số hiểu biết 
về nền QPTD, ANND; Tổ chức QĐ và CAND Việt Nam, Luật sĩ quan QĐ và 
Luật CADN; Công tác phòng không nhân dân; Trách nhiệm của HS với nhiệm vụ 
bảo vệ an ninh quốc gia,. 
 31 
* Công tác chuẩn bị: 
Đối với GV: GV căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, nội dung trọng tâm 
của tiết học hoặc của toàn bài để lựa chọn chủ đề và các bài hát có liên quan đến 
chủ đề. Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tập dượt các bài hát. Chuẩn bị âm thanh và 
các công tác chuẩn bị khác. 
Đối với học sinh: Sưu tầm, tìm hiểu, tập dượt các bài hát theo chủ đề đã được 
GV định hướng. 
* Công tác tổ chức: 
Đối với GV: GV nêu chủ đề, khuyến khích, động viên HS trình bày các ca 
khúc phù hợp với chủ đề hoặc chính GV sẽ là người trình bày bài hát. Yêu cầu 
học sinh nêu ý nghĩa của bài hát. GV bổ sung, phân tích các ca từ có ý nghĩa, có 
liên quan đến chủ đề. 
Đối với học sinh: Mạnh dạn, tự tin trình bày ca khúc theo chủ đề đã chuẩn bị. Nêu 
ý nghĩa của bài hát, tự liên hệ đến nội dung bài. 
Ví dụ: Bài 3 (Lớp 11) - Bảo vệ chủ quyền và biên giới quốc gia. 
 32 
- Giáo viên đưa ra chủ đề về “ Biển Đảo”. Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu 
trước các bài hát có chủ đề biển đảo quê hương. 
- Công tác tổ chức: Tôi chia lớp thành 2 đội ( tương ứng 2 dãy bàn). Yêu cầu 
2 đội trình bày các bài hát nói về biển đảo quê hương. Nếu đội nào hát được nhiều 
bài hơn sẽ giành chiến thắng và sẽ nhận được phần quà tinh thần do giáo viên 
chuẩn bị. 
- Các bài hát về chủ đề “ Biển Đảo” các em có thể kể tên và trình bày đến 
như: 
(1) Nơi đảo xa 
(2) Gần lắm Trường Sa ơi 
(3) Chuyện tình của biển 
(4) Trên biển quê hương 
(5) Thơ tình người lính biển 
(6) Hoa sim biên giới 
(7) Cung đàn Trường Sa. 
5. Củng cố bài giảng bằng những phương pháp theo hướng phát huy 
tính tích cực, chủ động của học sinh. 
Củng cố bài giảng bằng những phương pháp theo hướng phát huy tính tích 
cực, chủ động của học sinh ( câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi) đặc biệt tạo ra sự 
hứng thú, phấn khích của học sinh trong tiết học, mỗi một phương pháp có những 
điểm thú vị và hấp dẫn khác nhau nhưng tựu chung lại sẽ giúp các em củng cố bài 
nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, giúp cho học sinh các nắm chắc kiến thức mà không 
nhàm chán và giúp cho các em có kĩ năng sinh hoạt nhóm, sinh hoạt tập thể. 
 Đối với học sinh: Củng cố bài giảng giúp HS hệ thống lại kiến thức, kĩ năng 
trọng tâm của bài, nhớ lại và khắc sâu kiến thức, kĩ năng. Ngoài việc xác định 
kiến thức, kĩ năng trọng tâm, HS còn có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình. 
Từ đó các em có thể điều chỉnh lại phương pháp học sao cho phù hợp. Bằng các 
 33 
phương pháp củng cố bài giảng cụ thể, GV sẽ giúp học sinh phát huy tính tích 
cực, chủ động trong việc tiếp thu nội dung bài, đồng thời mở rộng và phát triển tư 
duy cho HS. Củng cố bài giảng còn tạo điều kiện tương tác giữa HS và GV. Điều 
đó tạo hứng thú học tập cho học sinh, nuôi dưỡng bầu không khí lớp học, tạo điều 
kiện để HS phát biểu ý kiến. 
Đối với GV: Củng cố bài giảng là một trong năm khâu của quá trình lên lớp. 
Qua củng cố, GV nắm được khả năng tiếp thu bài của HS đểcó biện pháp sửa 
chữa, bổ sung kiến thức kịp thời. Từ đó GV sẽ điều chỉnh phương pháp dạy học 
phù hợp với nội dung. Đồng thời GV cũng đánh giáđược thái độ, tinh thần, ý thức 
học tập của HS. 
Tuy nhiên để thực hiện được các phương pháp theo hướng phát huy tính tích 
cực, chủ động của học sinh đòi hỏi GV phải nắm vững mục tiêu, kiến thức trọng 
tâm của bài. GV cũng cần có một số kĩ năng như: Kĩ năng thiết kế trò chơi, kĩ 
năng quản trò, kĩ năng sinh hoạt tập thể, GV phải mất thời gian, công sức để 
thiết kế, tổ chức, ở mỗi bài học giáo viên phải chọn một cách để củng cố bài giảng 
để làm sao học sinh hứng thú, tích cực tương tác với giáo viên. Và cái quan trọng 
nhất là học sinh sẽ nắm chắc được kiến thức của bài học. 
Trong thực tế tôi thường vận dụng các phương pháp sau để củng cố bài 
giảng: 
(1) Củng cố bài giảng bằng thiết kế và sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh, 
phim tài liệu. 
(2) Củng cố bài giảng bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 
(3) Củng cố bài giảng bằng các trò chơi tổ chức trong phòng học 
Ví dụ: Trong bài “ Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc việt 
nam” giáo viên có thể chọn cách củng cố bài giảng bằng tổ chức trò chơi 
trong phòng học để củng cố cho nội dung của tiết học: 
Tổ chức trò chơi : “ Ai nhanh hơn” 
 34 
Cách chơi: Lớp học được chia làm 2 nhóm ( tương ứng với 2 dãy bàn), giáo 
viên sẽ đọc câu hỏi liên quan đến các sự kiện lịch sử, các tiểu đội giơ tay trả lời 
đội nào giơ tay nhanh nhất thì sẽ được quyền trả lời, nếu trả lời sai thì các tiểu đội 
khác được quyền trả lời tiếp, còn nếu các nhóm không có câu trả lời thì giáo viên 
sẽ đưa ra đáp án. Cuối cùng tổng hợp lại, tiểu đội nào trả lời được nhiều câu hỏi 
nhất thì chiến thắng. 
- Trong bài “ truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam” giáo 
viên có thể đưa ra một số câu hỏi như sau, để củng cố cho nội dung của tiết học: 
(1) Nhà nước đầu tiên của dân tộc ta có tên là gì? 
(2) Vì sao các nước phong kiến phương bắc luôn tìm cách xâm chiếm nước 
ta? 
(3) Cuộc kháng chiến giữ nước đầu tiên là cuộc kháng chiến nào? 
(4) Nước Đại Việt ta thời Lý,Trần và Lê Sơ kinh đô ở đâu? 
(5) Có bao nhiêu truyền thống đánh giặc giũ nước của dân tộc ta?.. 
III. Kết quả của đề tài 
- Qua thực tế những năm giảng dạy môn giáo dục quốc phòng – an ninh. Với 
sự cố gắng nghiên cứu, trao dồi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp bản thân 
tôi đã đúc kết được một số biện pháp cụ thể như trên và đã đưa vào áp dụng giảng 
dạy cho các học sinh của trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An. 
- So sánh với thực tế và sau khi tiến hành áp dụng một số kinh nghiệm và 
các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm đã đạt được một số kết quả cụ thể như 
sau : 
+ Tiết học môn giáo dục quốc phòng – an ninh sinh động hơn. 
+ Học sinh phát huy được tính tự giác và tích cực hơn. 
+ Ý thức học tập, kỷ luật của học sinh được thể hiện ở mức độ cao hơn. 
+ Học sinh lĩnh hội được kiến thức nhanh và sâu rộng hơn. 
 35 
- Kết quả đạt được sau 2 năm tôi áp dụng những giải pháp nêu trên vào dạy 
học lí thuyết cụ thể: 
 + Về hứng thú học tập của các em đối với môn GDQPAN: 
Khối 
lớp 
Lớp 
SLHS 
Rất thích Hơi thích Bình thường 
Không 
thích 
SL % SL % SL % SL % 
Khối 
12 
12A1 34 20 58,8% 10 29,5% 4 11,7% 0 0 
12A2 29 18 62,1% 9 31% 2 6,9% 0 0 
12A3 26 14 53,8% 10 38,5% 2 7,7% 0 0 
12C1 34 18 52,9% 14 41,2% 2 5,8% 0 0 
12C2 29 16 55,2% 10 34,5% 3 10,3% 0 0 
+ Về mức độ học bài cũ và đọc bài mới trước khi đến lớp của học sinh: 
Khối 
lớp 
Lớp SLHS 
Học thuộc 
bài 
Có học 
bài 
Có đọc qua 
Không 
học 
SL % SL % SL % SL % 
Khối 
12 
12A1 34 20 58,8% 10 29,5% 4 11,7% 0 0 
12A2 29 16 55,2% 10 34,5% 3 10,3% 0 0 
12A3 26 14 53,8% 10 38,5% 2 7,7% 0 0 
12C1 34 19 55,9% 13 38,2% 2 5,9% 0 0 
12C2 29 19 65,5% 10 34,5% 0 0% 0 0 
 + Về kết quả học tập kỳ I của K12 năm học 2020-2021. 
Khối 
lớp 
Lớp 
SLHS 
Giỏi Khá TB Yếu 
SL % SL % SL % SL % 
Khối 12A1 34 29 85,3% 5 14,7% 0 0 0 0 
 36 
12 12A2 29 20 76,9% 9 23,1% 0 0 0 0 
12A3 26 15 57,7% 11 42,3% 0 0 0 0 
12C1 34 25 73,5% 9 26,5% 0 0 0 0 
12C2 29 21 72,4% 8 27,6% 0 0 0 0 
- Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm của môn giáo dục quốc phòng – an ninh 
của cả 3 khối từng năm học được nâng dần lên: 
Xếp loại 
Năm học 
Giỏi Khá Đạt Không Đạt 
2017- 2018 44% 36% 20% 0% 
2018- 2019 58% 30% 12% 0% 
2019- 2020 69% 27% 4% 0% 
- Thành tích qua lần hội thao giáo dục quốc phòng cấp tỉnh lần I năm 2020 
cũng đạt được kết quả cao ở nội dung thi lý thuyết phần thi “ Hiểu biết chung về 
Quốc phòng an ninh”. Trường có 9 học sinh tham dự hội thao thì 9 em đều có giải 
ở nội dung lý thuyết, cụ thể: 
+ 1 giải nhất 
+ 3 giải nhì 
+ 2 giải ba 
+ 3 giải khuyến khích 
Ngoài ra các em còn đạt giải cao ở các nội dung thi thực hành như: tháo lắp 
súng, đội ngũ đơn vị 
 37 
C. KẾT LUẬN 
I. Kết luận 
Qua thực tiễn dạy học áp dụng các giải pháp trên đã góp phần thu hút học 
sinh tham gia vào tiết học, học sinh tích cực hơn trong nhận thức, quan tâm, hứng 
thú hơn đối với môn học. Đương nhiên giáo viên sẽ phải mất nhiều thời gian tốn 
nhiều tâm lực, sức lực để đạt được kết quả mong muốn. Trong quá trình giảng 
dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung, mức độ cần đạt về mục tiêu dạy học, thời 
gian thực hiện và đối tượng học sinh để có thể lựa chọn phương pháp sao cho phù 
hợp. Giáo viên cần vận dụng tổng hợp và sáng tạo các phương pháp dạy học mới 
lạ, hấp dẫn, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng sẽ tăng hiệu 
quả của các phương pháp, lôi cuốn sự tham gia tích cực của học sinh. 
Môn Giáo dục quốc phòng- an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc 
dân, nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. 
Học tập môn Giáo dục quốc phòng- an ninh là nghĩa vụ, quyền lợi của toàn dân, 
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng- an ninh nhằm đào tạo con người phát triển toàn 
diện. Do vậy, đây là nhiệm vụ mang tầm quan trọng trong các nhà trường THPT. 
Đổi mới phương pháp giảng dạy là yêu cầu là nhiệm vụ cấp bách mà ngành giáo 
dục đã và đang thực hiện. Do vậy việc ứng dụng và đổi mới phương pháp giảng 
dạy tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tự đổi mới phương pháp học tập, chủ động 
tiếp thu kiến thức tích cực hơn trong học tập và nâng cao kết quả học tập của học 
sinh. 
Qua thực tiễn dạy học áp dụng các giải pháp trên đã góp phần thu hút học 
sinh tham gia vào tiết học, học sinh tích cực hơn trong nhận thức, quan tâm, hứng 
thú hơn đối với môn học. Đương nhiên giáo viên sẽ phải mất nhiều thời gian tốn 
nhiều tâm lực, sức lực để đạt được kết quả mong muốn. Trong quá trình giảng 
dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung, mức độ cần đạt về mục tiêu dạy học, thời 
gian thực hiện và đối tượng học sinh để có thể lựa chọn phương pháp sao cho phù 
hợp. Giáo viên cần vận dụng tổng hợp và sáng tạo các phương pháp dạy học mới 
lạ, hấp dẫn, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng sẽ tăng hiệu 
quả của các phương pháp, lôi cuốn sự tham gia tích cực của học sinh. 
 38 
II. Kiến nghị 
- Đối với tổ: 
+ Cần tăng cường tổ chức các giờ ngoại khóa, các chuyên đề GDQP-AN để 
học sinh và giáo viên có thể thông qua đó thảo luận góp ý để có phương pháp dạy 
tốt hơn bộ môn GDQP-AN. 
+ Đồng thời mỗi một thành viên trong tổ, nhóm có thể có những sáng kiến 
hoặc sáng tạo trong việc tự làm các đồ dùng trực quan dạy học phù hợp với đối 
tượng học sinh của mình 
- Đối với trường: 
+ Cần tạo điều kiện về phòng ốc, đèn chiếu để phục vụ giảng dạy. Tăng 
cường hơn nữa trang thiết bị đồ dùng dạy học trong các tiết dạy GDQP-AN. 
+ Cần mua các tư liệu GDQP-AN có liên quan trong chương trình học để 
giáo viên và học sinh tham khảo nhằm bồi dưỡng thêm tri thức và tăng tính hiệu 
quả của bộ môn. 
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá giờ dạy GDQP-AN. 
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: 
+ Cần cung cấp thêm nữa các đồ dùng trực quan : như mô hình học cụ, tranh 
ảnh..... các băng đĩa, phim tài liệu nhằm phục vụ nhu cầu dạy - học của giáo viên, 
học sinh ở trường trung học phổ thông. 
+ Tổ chức các đợt sinh hoạt cụm, sinh hoạt chuyên môn nhằm tìm các giải 
pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng bộ môn. 
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá giờ dạy GDQP-AN. 
 39 
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
F. 
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên 10,11,12 NXB Giáo dục. 
2. Đổi mới phương pháp dạy học trường THPT- Viện khoa học giáo dục (2000) 
3. Sách bồi dưỡng thường xuyên các đợt tập huấn. 
4. Giáo trình trò chơi giáo dục quốc phòng- Trường đại học Vinh. 
5. Học và dạy cách học. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên, 2002). 
6. Internet. 
7. Cổng thông tin Giáo Dục Quốc Phòng (www.giaoducquocphong.org) 
8. Thông tin tư liệu. 
9. Tạp chí Dân Quân Tự Vệ Giáo Dục Quốc Phòng. 
10. Tạp chí Quốc Phòng Toàn Dân. 
11. Nguyễn Hữu Chân (2008) Chất lượng giáo dục- những vấn đề lý luận và 
thực tiễn. 
12. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT (2007) NXB Giáo dục, Hà 
nội. 
13. Phương pháp nghiên cứu khoa học của Vũ Cao Đàm NXB Thế giới 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_giangday_ly_thu.pdf
Sáng Kiến Liên Quan