SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc

Sau hơn 01 năm tỉnh Vĩnh Phúc đ¬ược tái lập, để đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, ng¬ười lao động và nhằm hoàn thiện hệ thống giáo dục của tỉnh nhà, ngày 17/8/1998, Chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Vĩnh Phúc ký Quyết định số 2108/QĐ-UB, quyết định thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong sự nghiệp giáo dục của Vĩnh Phúc, mở ra một cơ hội mới cho việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo cơ hội học tập, thỏa mãn nhu cầu học tập đa dạng, phong phú của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, ng¬ười lao động trong tỉnh.

 Trong 21 năm xây dựng và phát triển, với quy mô cơ sở vật chất ngày càng hiện đại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang bước những bước vững chắc khẳng định vị trí và thương hiệu của mình trong sứ mệnh “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực” và đem lại cơ hội học tập, học thường xuyên, học suốt đời cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động, góp phần xây dựng xã hội học tập tại Vĩnh Phúc.

 Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ( GD&ĐT), ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên và nhiệm vụ do UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc giao, đó là: tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học; ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương; chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông; liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đào tạo và cấp bằng đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với Sở Giáo dục và đào tạo, với UBND Tỉnh việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng; nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên.Từ khi Trung tâm được thành lập cho đến nay, trung tâm luôn hoàn thành tốt các chức năng nhiệm vụ được giao.

 

docx16 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1958 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trong tỉnh... Căn cứ vào kế hoạch, thông báo tuyển sinh của từng chương trình để có cách thức tư vấn tuyển sinh phù hợp.
Tăng cường khảo sát nguồn tuyển sinh ở các sở, ban, ngành, các nhà trường, các đơn vị sự nghiệp, các huyện thị, xã, phường, thị trấn, các trung tâm, các khu công nghiệp, các doanh nghiệp Giải pháp này giúp nhà quản lý xây dựng được một kế hoạch tuyển sinh mở lớp sát thực, đáp ứng được nhu cầu xã hội và nhu cầu học tập của người học, đồng thời khắc phục tình trạng tuyển sinh kéo dài, không tập trung, thậm chí không đủ số lượng người học để mở lớp.
 	Thành lập Ban Tuyển sinh: Ban tuyển sinh do Giám đốc Trung tâm quyết định thành phần: Giám đốc là Trưởng ban, Phó ban là Phó giám đốc phụ trách, Uỷ viên thường trực là Trưởng phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ, các thành viên là đại diện một số phòng ban chuyên môn và cán bộ làm công tác tuyển sinh thuộc các phòng chuyên môn. Ban này có trách nhiệm tư vấn, tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và đưa ra các chủ trương, cơ chế hoạt động cũng như các phương thức tổ chức thực hiện. Ban Tuyển sinh hoạt động thường xuyên và báo cáo rút kinh nghiệm theo từng tháng, từng quý, từng kỳ học trong năm, từ đó sẽ có sự chỉ đạo và điều chỉnh, bổ sung kịp thời để công tác tuyển sinh ngày đạt hiệu quả cao. 
Hình thành mạng lưới cộng tác viên trong công tác khai thác nguồn tuyển sinh: Giải pháp này thực hiện dưới hai hình thức: Cộng tác viên tập thể và cộng tác viên cá nhân. 
+ Cộng tác viên tập thể: Có thể chọn một vài huyện có vị trí địa lý gần nhau làm một điểm cộng tác viên, đó là nơi giúp Trung tâm quảng bá thông tin tuyển sinh và phát hành thu nhận hồ sơ đăng ký học tập cho Trung tâm.
+ Cộng tác viên cá nhân: Là hình thức các cá nhân ở mọi vùng miền trong tỉnh làm có thể giúp Trung tâm trong việc giới thiệu và đăng ký người có nhu cầu học tập tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm. Thông qua mạng lưới cộng tác viên này mọi thông tin tuyển sinh sẽ đến được với người học ở mọi địa danh, vùng miền trong tỉnh được kịp thời và đầy đủ, từ đó sẽ thu hút thêm người học kéo theo quá trình mở lớp được nhanh gọn để thời gian tuyển sinh không quá kéo dài. 
7.1.4. Cung ứng cơ hội học tập tốt nhất cho người học
Hiện nay trên địa bàn, nhiều đơn vị cùng tuyển sinh chung những loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Điều này mở ra rất nhiều lựa chọn cho người học. Để thu hút được người học tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm cần tạo được môi trường học tập, bồi dưỡng thật tốt. Nhà trường cần phải cung ứng cho người học một “dịch vụ”, cơ hội học tập tốt nhất. “Dịch vụ” ấy được thể hiện: đó là thái độ hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ người học tận tâm, ứng xử chuẩn mực, phục vụ nhiệt tình từ các phòng chuyên môn, đến giáo viên chủ nhiệm, đến những người phục vụ, bảo vệ, tránh gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu người học. Làm sao để người học muốn đến với nhà trường, và khi đã đến với nhà trường người học hoàn toàn yên tâm và tin tưởng. Hãy làm tất cả trong điều kiện có thể để phục vụ người học, mang lại cơ hội học tập tốt nhất cho người học. Đây là một trong những yếu gây dựng thương hiệu cho nhà trường: là địa chỉ tin cậy liên kết đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năngcho người học. Khi nhà trường giữ được thương hiệu cũng chính là nhà trường đã thành công trong công tác tuyển sinh, phát triển liên kết đào tạo, bồi dưỡng. 
7.1.5. Lựa chọn các trường đại học liên kết đào tạo, bồi dưỡng
Để thu hút mọi người tham gia học tập, bồi dưỡng, bản thân thiết nghĩ đơn vị cần phải lựa chọn đối tác liên kết đào tạo, bồi dưỡng. Tâm lý chung người học rất chú trọng những trường đại học mà họ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng. Bởi vậy Trung tâm cần lựa chọn những trường đại học đầu ngành, có uy tín, danh tiếng. Điều này giúp cho người học yên tâm và tin tưởng với những chương trình học tập mà họ tham gia. Đây cũng là một trong những yếu tố mang lại sự thành công trong công tác tuyển sinh, mở lớp, góp phần thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
7.1.6. Giao khoán chỉ tiêu tuyển sinh cho các phòng chuyên môn
Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của nhà trường, từ đó giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các phòng chuyên môn. Tùy theo từng loại hình đào tạo để giao nhiệm vụ cho các phòng. Chẳng hạn tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn thì phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ chịu trách nhiệm chính trong công tác tuyển sinh và tuyển sinh bằng 50% chỉ tiêu tuyển, còn 50% chia đều cho các phòng khác để cùng phối hợp thực hiện. Tương tự như vậy các phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ được giao đóng vai trò chủ đạo sẽ chịu trách nhiệm tuyển sinh chiếm tỷ lệ 50% công việc phòng mình đảm nhận, còn 50% sẽ chia đều cho các phòng chuyên môn cùng phối hợp tuyển sinh. 
	Giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các phòng chuyên môn là một trong những biện pháp hữu hiệu để đạt được mục tiêu đề ra. Các Trưởng phòng cam kết chỉ tiêu tuyển sinh với nhà trường. Lấy kết quả tuyển sinh làm tiêu chí đánh giá và để xét thi đua trong năm học. Từ đó các phòng chuyên môn chủ động có kế hoạch tuyển sinh đối với từng loại hình ở từng thời điểm nhất định. Đây cũng là biện pháp khích lệ các phòng chuyên môn, khích lệ giáo viên tích cực hơn, chủ động hơn trong tuyển sinh, phấn đấu để đạt chỉ tiêu đề ra.
7.1.7. Duy trì tốt nền nếp, kỷ cương trong dạy và học
Việc duy trì tốt nền nếp, kỷ cương trong dạy và học là rất cần thiết. Nhà trường cần quản lý chặt chẽ việc thực hiện nền nếp của học sinh sinh viên, theo dõi việc thực hiện chương trình, lịch học, kế hoạch học, theo đúng các hợp đồng đã ký với các trường đại học liên kết; theo dõi chặt chẽ các giờ học trên các lớp, tỷ lệ chuyên cần của học viên để phối hợp cùng các trường liên kết xét việc hoàn thiện chương trình bồi dưỡng và cấp chứng chỉ, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. 
Các phòng chuyên môn, giáo viên quản lý lớp cần có những giải pháp cụ thể để tăng cường kỷ cương, nền nếp trong dạy- học. Giáo viên quản lý lớp luôn bám sát lớp, đôn đốc, động viên học viên thực hiện nề nếp chuyên cần. Đồng thời có biện pháp đối với những trường hợp vi phạm nội quy, việc thực hiện nền nếp, kỷ cương của trường. 
Đối với giảng viên các trường đại học tham gia giảng dạy: Trung tâm cần làm việc với các nhà trường đại học trong việc chọn, mời những giảng viên nhiệt tình, trách nhiệm, có kinh nghiệm giảng dạy, tích cực hợp tác với Trung tâm trong việc phối hợp quản lý học viên. 
 Đồng thời tăng cường hoạt động tự quản của lớp, của ban cán sự đối với việc thực hiện kỷ cương, nề nếp của học viên trong lớp.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nền nếp, kỷ cương của giảng viên cũng như học viên.
7.1.8. Tạo mối quan hệ với các sở, ban, ngành
 Tăng cường mối quan hệ với các sở, ban, ngành, các nhà trường, đơn vị và các địa phương. Giải pháp này nhằm tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp, các ngành về mở lớp, cũng như việc cung cấp nguồn nhân lực có nhu cầu học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng để tham gia học tập bồi dưỡng tại Trung tâm. 
7.1.9. Có cơ chế hợp lý đối với công tác tuyển sinh
 Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích hợp lý. Đây là giải pháp mang tính kích cầu trong công tác khai thác nguồn tuyển sinh, thực hiện các chương trình bồi dưỡng. Cần phải xây dựng một cơ chế khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên làm tốt công tác tuyển sinh và chế độ bồi dưỡng phù hợp đối với các cộng tác viên trong công tác khai thác nguồn tuyển sinh. Căn cứ vào số lượng hồ sơ tuyển sinh của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên để tặng thưởng phù hợp, có giá trị khích lệ động viên những cán bộ, giáo viên tuyển sinh đạt và vượt chỉ tiêu. 
Lấy kết quả tuyển sinh và quản lý học viên trong quá trình thực hiện các chương trình liên kết đào tạo làm một trong những tiêu chí đánh giá kết quả lao động, bình xét thi đua, khen thưởng cuối năm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đây cũng là một biện pháp tích cực khích lệ tinh thần, ý thức làm việc của cán bộ, giáo viên. 
7.1.10. Tăng cường co sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ học tập
Cần tăng cường cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đảm bảo các điều kiện dạy học phù hợp với các loại hình đào tạo khác nhau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 
 Tiếp tục tạo dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, tạo khuôn viên trường học xanh - sạch - đẹp, nhằm phục vụ và đáp ứng được tốt nhất cho việc dạy và học tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc.
7.1.11. Tăng cường ứng dụng CNTT trong bồi dưỡng ngắn hạn
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là một trong những nhiệm vụ trong giai đoạn tới của ngành Giáo dục. Trong những năm qua, toàn ngành Giáo dục và đào tạo đã tích cực triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và giảng dạy, học tập. Đối với loại hình đào tạo không chính quy, giáo dục thường xuyên, công nghệ thông tin có vai trò quan trọng. Nó thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp mọi người tiếp cận nhiều thông tin, thông tin nhiều chiều nhanh, rút ngắn mọi khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm về thời gian; từ đó, con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức, trí tuệ và tư duy. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Giáo dục nói chung, công tác quản lí và giảng dạy nói riêng đang ngày càng trở nên cấp thiết. Hơn nữa chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số, nên việc ứng dụng CNTT được lãnh đạo nhà trường, toàn thể giáo viên trong đơn vị rất quan tâm, việc ứng dụng CNTT đã đem lại nhiều kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối làm việc, hiệu quả công tác của các bộ phận, tổ chức đoàn thể, từng cá nhân trong đơn vị. 
Đối với công tác bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc, việc ứng dụng CNTT càng trở nên cần thiết, giúp cho các hoạt động của công tác này được kịp thời, nhanh gọn, chính xác, hiệu quả và thực hiện đa dạng các loại hình, hình thức học tập. Ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ học viên; trong việc triển khai nội dung, chương trình, kế hoạch học tập, kế hoạch thi cử, kết quả học tập; trong đào tạo bồi dưỡng. Đặc biệt ứng dụng CNTT trong đào tạo, đào tạo trực tuyến. Hình thức học tập này tạo điều kiện học thuận lợi, mở ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người ở mọi vùng miền với mọi thời gian khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu học tập khác nhau trong xã hội, học thường xuyên, học tập suốt đời của nhân dân. Học online giúp cho người học chủ động học tập thông qua nhiều kênh thông tin, bằng các phương tiện và học liệu thích ứng với điều kiện học tập của từng người. Tham gia học tập bằng việc ứng dụng CNTT, học viên ngoài việc tiếp cận kiến thức qua học liệu, giáo trình được biên soạn theo hướng tự học có tính tương tác cao, còn tiếp cận kiến thức qua băng hình, băng tiếng, đĩa CD, qua Internet với giáo trình điện tử cùng tài khoản được cấp khi nhập học và nhận được sự hỗ trợ tối đa từ các giảng viên. 
Như vậy tăng cường ứng dụng CNTT sẽ mang lại chất lượng và hiệu quả nhất định trong công tác quản lý các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn. Công nghệ thông tin giúp cho công việc quản lý đầy đủ hơn, khoa học hơn, minh bạch và dân chủ hơn.
7.1.12. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
Nhà trường cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các các chương trình bồi dưỡng để đảm bảo những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các trường đại học, và phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quá trình tổ chức, triển khai (nếu có). Kiểm tra là một biện pháp ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra, ngăn chặn đẩy lùi những hạn chế, khuyết điểm. Bởi vậy công tác kiểm tra được làm thường xuyên sẽ hạn chế những lỗi trong khi thực hiện nhiệm vụ và mang lại hiệu quả công việc cao.
Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện kế hoạch của các phòng chuyên môn, các bộ phận, cá nhân theo tháng, quý, học kỳ, năm, nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phù hợp với thực tiễn để mang lại hiệu quả cao nhất.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
	Những giải pháp sáng kiến đưa ra đã áp dụng ở Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2018 mang lại hiệu quả đáng khích lệ trong việc tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc. Những giải pháp này còn có thể áp dụng và là tài liệu tham khảo hữu ích cho tất cá các trung tâm GDTX cấp tỉnh trong cả nước.
8. Những thông tin cần được bảo mật: 
Không có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 Sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên giúp cho Trung tâm có những điều kiện thuận lợi và có cơ chế phù hợp để thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị;
 Sự chủ động, ý thức trách nhiệm cao của cán bộ quản lý và giáo viên. Tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên của Trung tâm cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình trong công tác khai thác nguồn tuyển sinh mở lớp bồi dưỡng, coi đó là công việc chung của toàn thể cơ quan và gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ mỗi cán bộ, giáo viên. Mỗi cán bộ, giáo viên sẽ là một tuyên truyền viên tích cực làm công tác tuyển sinh, theo đó thông tin tuyển sinh sẽ được lan tỏa nhanh chóng tới người có nhu cầu học tập; 
 Giao việc đúng với năng lực của giáo viên. Ban Giám đốc cần am hiểu năng lực và hoàn cảnh từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Khi hiểu rõ năng lực, sở trường của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, cần giao việc phù hợp để cán bộ, giáo viên phát huy hết năng lực của mình;
 Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm với các trường đại học liên kết đào tạo, bồi dưỡng, với các sở, ngành và người học;
 Cơ sở vật chất đảm bảo;
 Cơ chế khen thưởng phù hợp, kịp thời. Nhà trường cần xây dựng cơ chế khuyến khích hợp lý mang tính kích cầu trong công tác tuyển sinh. Cần phải xây dựng một cơ chế khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên làm tốt công tác tuyển sinh và chế độ bồi dưỡng phù hợp đối với các cộng tác viên trong công tác khai thác nguồn tuyển sinh.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Trung tâm GDTX Tỉnh thực hiện chức năng nhiệm vụ được UBND Tỉnh và Sở GD&ĐT giao. Trong những năm qua, Trung tâm GDTX Tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Quy mô đào tạo ngày càng ổn định và phát triển, ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng đào tạo theo nhu cầu xã hội phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc đã khẳng định được vị trí của mình trong ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc: đơn vị là địa chỉ tin cậy cung ứng cơ hội học tập thường xuyên, học suốt đời, góp phần tích cực xây dựng xã hội học tập tại Vĩnh Phúc. Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc đang mở rộng phát triển liên kết đào tạo theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, loại hình và trình độ đào tạo; từ trung cấp đến cao đẳng, đại học; ở các khối ngành sư phạm đến các khối ngành kĩ thuật, kinh doanh; với các loại hình đào tạo vừa làm vừa học đến các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo e-learning; mở rộng đào tạo văn bằng 2; tăng cường các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, cập nhật kiến thức, chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho cán bộ công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; tổ chức các chương trình giáo dục khởi nghiệp nhằm giúp thanh niên, học sinh, sinh viên và người lao động nhận thức đúng đắn về khởi nghiệp, khơi dậy tinh thần tự tạo việc làm, tự thân lập nghiệp; tổ chức các lớp giáo dục về kĩ năng cho học sinh, sinh viên; tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, để tạo nhiều sân chơi bổ ích cho các em. Tất cả đều đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của người học.
Đối với công tác bồi dưỡng ngắn hạn, Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc liên kết đào tạo, bồi dưỡng các chuyên đề ngắn hạn và cấp chứng chỉ đáp ứng nhu cầu người học tập trung ở một số loại hình: Nghiệp vụ Kế toán, Kế toán trưởng, Vệ sinh an toàn thực phẩm.. cho khoảng 150 - 250 học viên mỗi năm; liên kết với trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm hà Nội 2, Đại học Thủ đô tổ chức các lớp bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp cho gần 1500 giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ cở, trung học phổ thông trong năm 2018; hỗ trợ các trường đại học tuyển sinh, tổ chức học bổ sung kiến thức, ôn thi cao học cho những cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu, tập trung ở các chuyên ngành như: Quản lý Giáo dục, Quản lý Kinh tế, Luật Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin cho khoảng 100 học viên mỗi năm.
Những năm qua, đơn vị đã tham gia bồi dưỡng kiến thức ứng dụng Công nghệ thông tin cho 959 cán bộ xã, phường trong tỉnh; bồi dưỡng kiến thức Tin học và Tiếng Anh cho 125 học viên các trường, các sở, ngành. 
Trung tâm còn phối hợp với các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, mỗi năm có khoảng trên 2000 lượt người tham dự. Hiện tại Trung tâm liên kết với các các trường đại học tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn các chuyên đề và cấp chứng chỉ theo yêu cầu người học.
KẾT QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN NHỮNG NĂM QUA
Năm
Bồi dưỡng ngắn hạn
Nghiệp vụ Kế toán, Kế toán trưởng
Chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên
Kiến thức Tin học, Tiếng Anh
Giáo dục khởi nghiệp,
kỹ năng sống
2016
90 học viên
01 lớp khởi nghiệp với 30 học viên,
02 lớp MC cơ bản với 30 học viên
2017
90 học viên
240 học viên
40 học viên
01 lớp MC cơ bản, 01 lớp luyện chữ, 01 lớp tham gia chương trình Trại hè triệu phú với 60 học viên.
2018
120 học viên
1.490 học viên
125 học viên
01 lớp MC cơ bản, 01 lớp luyện chữ, 01 lớp khiêu vũ.
Nhìn vào bảng thống kê các chương trình liên kết đào tạo trên cho thấy công tác tuyển sinh trong những năm qua mặc dù gặp không ít khó khăn, song với sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Cấp ủy, Ban Giám đốc, cùng với sự đoàn kết cố gắng phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, đặc biệt là việc triển khai áp dụng một cách đồng bộ, hợp lý và khoa học các biện pháp khai thác nguồn tuyển sinh (như đã đề cập ở trên) nên công tác tuyển sinh mở các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX tỉnh trong năm qua đã thu được những kết quả đáng khích lệ. 
Từ năm 2016 trở lại đây các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, được tăng cường, mở rộng, nhất là năm 2018, đã đáp ứng được nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh và xây dựng xã hội học tập tại Vĩnh Phúc.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Sáng kiến có cái nhìn tổng thể về các giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc. Sáng kiến được áp dụng sẽ nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX tỉnh. Trung tâm không chỉ duy trì ổn định và mở rộng quy mô đào tạo với hình thức đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến E-learning, mà còn tăng cường mở rộng các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, đáp ứng mọi nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ
Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
Nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn
2
Cán bộ, giáo viên, nhân viên
Các phòng, ban của Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
Nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn
Vĩnh Yên, ngày tháng 01 năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
( Ký tên, đóng dấu)
ngày.. tháng 01 
 năm 2019
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÁP CƠ SỞ
 Vĩnh Yên, ngày 18 tháng 01 năm 2019
 Tác giả sáng kiến
 Nguyễn Thị Hiền

File đính kèm:

  • docx40.68.01.docx
Sáng Kiến Liên Quan