SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường Trung học Phổ thông

Trên thực tế, có nhiều giáo viên làm công tác chủ nhiệm rất thành công, bởi

họ đã bỏ nhiều công sức vào việc dạy dỗ các em, giúp các em phát huy được năng

lực của mình, tạo điều kiện để các em học tập, hoạt động góp phần hoàn thiện bản

thân. Nhưng cũng có nhiều giáo viên chưa thành công trong công tác chủ nhiệm.

Năm nào làm công tác chủ nhiệm đều có học sinh bị kỷ luật, lớp luôn đứng cuối

trường, các nhiệm vụ nhà trường giao đều hoàn thành chậm Qua khảo sát thực tế

bản thân tôi rút ra những nguyên nhân sau:

- Nhà trường chưa coi trọng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, việc bồi dưỡng chủ

yếu quan tâm đến chất lượng giảng dạy.

- Việc bố trí, lựa chọn, phân công nhiệm vụ cho giáo viên chưa phù hợp nên

chưa phát huy được năng lực sở trường của giáo viên.

- Chưa tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề để giáo viên trao đổi, học hỏi

kinh nghiệm lẫn nhau, chưa tạo được không gian để giáo viên có thể nói lên tâm

tư, nguyện vọng của bản thân, những khó khăn vướng mắc khi làm công tác chủ9

nhiệm. Vì vậy, việc tiếp cận các văn bản mới về công tác giáo dục, thực hiện

nhiệm vụ năm học của giáo viên chưa đầy đủ.

- Ban giám hiệu nhà trường chưa chú trọng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ

của giáo viên chủ nhiệm nhằm phát hiện những tồn tại để giúp đỡ giáo viên khắc

phục.

- Ban giám hiệu chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong giáo

dục học sinh, chưa có biện pháp để hỗ trợ giáo viên khi giáo dục học sinh chậm

tiến.

- Việc xét thi đua khen thưởng của giáo viên còn nặng về thành tích, chưa

đánh giá thỏa đáng công sức của giáo viên chủ nhiệm, nhất là những lớp có nhiều

tiến bộ nhưng chưa được khen thưởng.

Từ thực tiễn đó, trong những năm làm công tác quản lý, bản thân tôi cũng đã

nhận thấy được những khó khăn, vướng mắc khi giáo viên làm công tác chủ

nhiệm. Những nguyên nhân bản thân tôi đã nêu trên nếu được giải quyết kịp thời,

triệt để, chất lượng đội ngũ của giáo viên chủ nhiệm sẽ được nâng lên. Giáo viên

chủ nhiệm có năng lực, phẩm chất tốt sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao

chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Khi chất lượng của mỗi lớp được nâng lên

sẽ xây dựng nên tập thể nhà trường vững mạnh và đào tạo được nhiều thế hệ học

sinh trở thành những công dân tốt, phát huy được năng lực của bản thân. Hay nói

cách khác, muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, nhà trường cần

có nhiều giải pháp để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

lớp.

pdf58 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C SINH
Theo Điều lệ trường Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và 
trường phổ thông có nhiều bậc học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-
BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Điều 38. Nhiệm vụ của học sinh
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của 
nhà trường.
2. Kính trọng cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường và 
những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực 
hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên Tiền 
phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình và 
tham gia các công tác xã hội như hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an 
toàn giao thông.
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo 
vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Điều 39. Quyền của học sinh
1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những 
điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở 
nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập của mình, được sử dụng trang thiết bị, 
phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể thao của nhà trường theo 
quy định.
2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu 
nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản 
thân mình; được quyền học chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định 
hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định 
theo Điều 37 của Điều lệ này.
3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể 
thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện; được giáo dục kỹ năng 
sống.
4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh 
được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những 
học sinh có năng lực đặc biệt.
5. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 40. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh trung học phải đảm bảo tính văn hoá, 
phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.
2. Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, 
thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường.
Tuỳ điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc 
đồng phục theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nếu được nhà 
trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường đồng ý.
Điều 41. Các hành vi học sinh không được làm
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên 
của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
3. Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; 
hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia 
các hoạt động giáo dục.
4. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
5. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành 
mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia 
các tệ nạn xã hội.
Điều 42. Khen thưởng và kỷ luật
1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp 
quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:
a) Khen trước lớp, trước trường;
b) Khen thưởng cho học sinh tiên tiến, học sinh giỏi;
c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích trong các kỳ thi, 
hội thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Các hình thức khen thưởng khác.
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được 
khuyên răn hoặc xử lý kỉ luật theo các hình thức sau đây:
a) Phê bình trước lớp, trước trường;
b) Khiển trách và thông báo với gia đình;
c) Cảnh cáo ghi học bạ;
d) Buộc thôi học có thời hạn.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT ANH SƠN I
 I. NHỮNG NỘI QUI HỌC SINH PHẢI THỰC HIỆN.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của 
nhà trường.
2. Kính trọng cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường và 
những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực 
hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
4.Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đoàn TNCS Hồ Chí 
Minh, giúp đỡ gia đình và tham gia các công tác xã hội như hoạt động bảo vệ môi 
trường. Trong các buổi sinh hoạt tập thể học sinh phải có ghế ngồi, biển lớp đầy 
đủ. Sau khi tập trung các lớp phải sắp xếp gọn gàng, để dúng nơi qui định, không 
để ghế gãy, dập nát trên sân trường.
 5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, 
bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. 
 6. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh trung học phải đảm bảo tính văn 
hoá, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.
 7. Trang phục: Thứ 2,3,5,6,CN và ngày lễ phải mặc đồng phục của nhà 
trường theo quy định ( không chấp nhận các loại áo đồng phục có lôgo nhưng may 
kiểu cách khác, cúc áo màu khác), thứ 4, 7 và ngày truyền thống của Đoàn 26/3 
phải mặc áo xanh tình nguyện. Mùa đông mặc áo ấm đồng phục vào thứ 2, 4 và 7 
(thứ 3,5,6,CN nếu không mặc áo ấm đồng phục thì phải mặc áo sơ mi đồng phục). 
Học sinh Nam đến trường phải sơ vin, đầu tóc cắt ngắn. 
- Học sinh đến trường mặc quần âu may bình thường, tuyệt đối không được 
mặc quần bò, quần kaki, quần bó sát 
 8. Thực hiện trật tự an toàn giao thông, không đi xe máy đến trường, học 
sinh đi xe đạp đến trường phải đăng kí, có khoá, để đúng nơi qui định, sắp xếp gọn 
đẹp, không đi xe đạp trong vùng trường, không gửi xe ngoài khu vực nhà trường
 II. CÁC HÀNH VI HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC LÀM:
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên 
của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
3. Làm việc khác, sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc, hút thuốc, uống 
rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo 
dục trong khu vực nhà trường.
4. Ăn mặc lố lăng, quần nhiều túi, các loại quần bò, quần áo có hình thù không phù 
hợp với người học sinh, nhuộm tóc, sơn móng tay chân, trang điểm và đeo trang 
sức khi đến trường.
5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
6. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành 
mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia 
các tệ nạn xã hội.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN
Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học
1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học 
của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và 
Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ 
chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, 
hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng 
cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy 
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương 
pháp tự học của học sinh;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự 
kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; 
thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền 
và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi 
trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn 
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 
trong dạy học và giáo dục học sinh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, 
còn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, 
phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với 
hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng 
học sinh;
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh 
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức 
xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng 
nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực 
trong cộng đồng phát triển nhà trường;
d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen 
thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải 
kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; 
hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
3. Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 
Điều này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.
4. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên 
trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có 
nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.
5. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo 
viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; 
có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.
6. Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo 
hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và 
học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh 
hoạt.
Điều 32. Quyền của giáo viên
1. Giáo viên có những quyền sau đây:
a) Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học 
sinh;
b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức 
khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;
c) Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;
d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng cao trình độ 
chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;
đ) Được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ 
chuyên môn, nghiệp vụ;
e) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo 
dục khác nếu thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều 30 của Điều lệ 
này và được sự đồng ý của Hiệu trưởng ;
g) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, an toàn thân thể;
h) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có 
những quyền sau đây:
a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;
b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải 
quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;
c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục;
đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.
3. Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách 
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được hưởng các chế độ, chính sách theo 
quy định hiện hành.
4. Hiệu trưởng có thể phân công giáo viên làm công tác tư vấn chuyên trách hoặc 
kiêm nhiệm. Giáo viên làm công tác tư vấn được bố trí chỗ làm việc riêng và được 
vận dụng hưởng các chế độ chính sách hiện hành.
Điều 34. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đúng mực, có tác dụng giáo dục 
đối với học sinh.
2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo 
quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.
Điều 35. Các hành vi giáo viên không được làm
Giáo viên không được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng 
nghiệp.
2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học 
tập, rèn luyện của học sinh.
3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan 
điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
5. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham 
gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp.
6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Điều 36. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Giáo viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được phong tặng các danh hiệu thi 
đua và các danh hiệu cao quý khác.
2. Giáo viên có hành vi vi phạm quy định tại Điều lệ này thì bị xử lý theo quy định 
của pháp luật.
DANH SÁCH GIÁO VIÊN BỘ MÔN
Bộ môn Họ tên thầy cô, địa chỉ Những thay đổi
Toán 
Vật lý
Hóa học 
Ngữ văn
Lịch sử
Địa lý
Sinh học
Tin học
Ngoại ngữ
GDCD
GDQP
TD
CN
DANH SÁCH BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
Họ và tên Nghề 
nghiệp
Địa chỉ Trách nhiệm Điện 
thoại
DANH SÁCH CÁN BỘ LỚP
Họ và tên Nhiệm vụ Địa chỉ Điện thoại
SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC SINH
TT Họ và tên Ngày 
sinh
Địa chỉ Điện 
thoại
Ghi chú (con 
TB,BB, DT, Tôn 
giáo, hộ nghèo, cận 
nghèo)
Tổng số học sinh:
Phân bố các xã: .
Đoàn viên: Thanh niênNam: .Nữ: ..
Con TB >81%: ..Con TB <81 %:Con BB:..
Con mồ côi cả cha lẫn mẹ: ....................Con mồ côi mẹ:.................. Con mồ côi cha:........
Con Hộ nghèo:......................Con hộ cận nghèo:.........................HS có hoàn cảnhKK:........
Dân tộc: ..................., Nữ dân tộc:......................Tôn Giáo:....................HS tàn tật:............
Học sinh lưu ý đặc biệt 
DANH SÁCH HỌC CHIA THEO TỔ
TỔ: 1 TỔ: 2
Họ tên Ghi chú Họ tên Ghi chú
TỔ: 3 TỔ: 4
Họ tên Ghi chú Họ tên Ghi chú
SƠ ĐỒ LỚP HỌC
BÀN GIÁO VIÊN
CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU CỦA LỚP
KẾ HOẠCH THÁNG 9
KẾ HOẠCH TUẦN .
Từ ngày tháng đến ngày tháng năm 20
Thứ ngày SÁNG CHIỀU
2
3
4
5
6
7 
CN
TỔNG KẾT TUẦN .
1. Về giáo dục đạo đức.
2. Về học tập
3. Các hoạt động khác
4. Mẫu tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh.
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Anh Sơn, ngày tháng năm 202
PHIẾU TÌM HIỂU HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH HỌC SINH
NĂM HỌC 2020 – 2021
Họ tên người tìm hiểu:..GVCN lớp 
Họ và tên học sinh:  lớp: 
Họ tên cha: ..Nghề nghiệp ..
Họ tên mẹ: ....Nghề nghiệp .
Địa chỉ: Thôn (khối)Xã..SĐT..
Nội dung tìm hiểu:
1. Nhận xét của GVCN về học sinh:
- Tư cách đạo đức: ....
- Học lực: .....
- Tham gia các hoạt động: ...
....
- Nhận xét chung: ...
2. Đặc điểm hoàn cảnh gia đình học sinh:
....
....
3. Nhận xét của phụ huynh về học sinh ở gia đình:
....
....
....
4. Ý kiến đề xuất của GVCN:
....
....
....
....
5. Ý kiến đề xuất của gia đình học sinh:
....
....
....
....
 PHỤ HUYNH GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
II. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI, CHỦ NHIỆM XUẤT 
SẮC NĂM HỌC 2017 – 2018
TT Họ và tên Chủ nhiệm lớp Danh hiệu
1 Nguyễn Thị Hằng 11D3 Chủ nhiệm xuất sắc
2 Trần Văn Lực 11A2 Chủ nhiệm xuất sắc
3 Lê Thị Giang 11D1 Chủ nhiệm xuất sắc
4 Lê Thị Thảo 11D5 Chủ nhiệm xuất sắc
5 Nguyễn Thị Thanh 10D1 Chủ nhiệm xuất sắc
6 Nguyễn Thị Thắm 10D4 Chủ nhiệm xuất sắc
7 Đặng Duy Hùng 10A1 Chủ nhiệm xuất sắc
8 Hoàng Đình Dũng 11T2 Chủ nhiệm xuất sắc
9 Lê Đăng Khoa 11T1 Chủ nhiệm xuất sắc
10 Đặng Quỳnh Hoa 10D5 Chủ nhiệm xuất sắc
11 Nguyễn Thị Thanh 12T2 Chủ nhiệm xuất sắc
12 Phạm Thanh Thái 12T1 Chủ nhiệm xuất sắc
13 Nguyễn Thị Luận 12D1 Chủ nhiệm giỏi
14 Nguyễn Thị Dung 10T1 Chủ nhiệm giỏi
15 Phạm Thu Dung 12D2 Chủ nhiệm giỏi
16 Trần Thị Thanh Hương 10D2 Chủ nhiệm giỏi
17 Nguyễn Thành Lợi 10A3 Chủ nhiệm giỏi
18 Trình Thị Hà 12A1 Chủ nhiệm giỏi
19 Mai Thanh Trường 10T2 Chủ nhiệm giỏi
20 Nguyễn Công Cường 11A1 Chủ nhiệm giỏi
21 Doãn Bích Thủy 10D3 Chủ nhiệm giỏi
22 Trần Thị Hồng 12D3 Chủ nhiệm giỏi
23 Trần T Hoài Thương 11D4 Chủ nhiệm giỏi
24 Hoàng Kim Thoa 11A5 Chủ nhiệm giỏi
25 Nguyễn Hữu Phước 10A2 Chủ nhiệm giỏi
26 Lương Thị Vy 10A4 Chủ nhiệm giỏi
27 Nguyễn Thị Lan Hương 11D2 Chủ nhiệm giỏi
28 Bùi Thúy Nhung 11A4 Chủ nhiệm giỏi
29 Trần Thị Hường 12A Chủ nhiệm giỏi
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI, CHỦ NHIỆM XUẤT SẮC 
NĂM HỌC 2018 – 2019
TT Họ và tên Chủ nhiệm lớp Danh hiệu
1 Lê Đăng Khoa 12T1 Chủ nhiệm xuất sắc
2 Nguyễn Công Cường 12A1 Chủ nhiệm xuất sắc
3 Lê Thị Giang 12D1 Chủ nhiệm xuất sắc
4 Nguyễn Thị Lan Hương 12D2 Chủ nhiệm xuất sắc
5 Nguyễn Thị Dung 11T1 Chủ nhiệm xuất sắc
6 Đặng Duy Hùng 11A1 Chủ nhiệm xuất sắc
7 Nguyễn Thị Thanh 11D1 Chủ nhiệm xuất sắc
8 Trần Thị Thanh Hương 11D2 Chủ nhiệm xuất sắc
9 Đặng Thị Quỳnh Hoa 11D5 Chủ nhiệm xuất sắc
10 Trình Thị Hà 10T2 Chủ nhiệm xuất sắc
11 Nguyễn Thị Luận 10D1 Chủ nhiệm xuất sắc
12 Nguyễn Thị Thịnh 10D2 Chủ nhiệm xuất sắc
13 Hoàng Đình Dũng 12T2 Chủ nhiệm giỏi
14 Tràn Văn Lực 12A2 Chủ nhiệm giỏi
15 Phạm Thị Thu Dung 12A4 Chủ nhiệm giỏi
16 Trần Thị Hoài Thương 12D4 Chủ nhiệm giỏi
17 Nguyễn Thị Hằng 12D3 Chủ nhiệm giỏi
18 Lê Thị Thảo 12D5 Chủ nhiệm giỏi 
19 Nguyễn Hữu Phước 11A2 Chủ nhiệm giỏi
20 Doãn Thị Bích Thủy 11D3 Chủ nhiệm giỏi
21 Lê Thị Kim Hoa 10A2 Chủ nhiệm giỏi
22 Trần Thị Hường 10D3 Chủ nhiệm giỏi
23 Nguyễn Thị Ngà 10D4 Chủ nhiệm giỏi
24 Nguyễn Thị Thanh Mai 10D5 Chủ nhiệm giỏi
DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI, CHỦ NHIỆM XUẤT 
SẮC NĂM HỌC 2019 – 2020
TT Họ và tên Chủ nhiệm lớp Danh hiệu
1 Hoàng T Hải Yến 12T2 Chủ nhiệm xuất sắc
2 Phạm Thanh Thái 11T1 Chủ nhiệm xuất sắc
3 Nguyễn Công Cường 10A1 Chủ nhiệm xuất sắc
4 Nguyễn Thị Sâm 11A1 Chủ nhiệm xuất sắc
5 Trình Thị Hà 11T2 Chủ nhiệm xuất sắc
6 Trần Thị Hồng 11A3 Chủ nhiệm xuất sắc
7 Lê Thị Thảo 10D2 Chủ nhiệm xuất sắc
8 Hoàng Thị Liên Hương 10D3 Chủ nhiệm xuất sắc
9 Trần Văn Lực 12D3 Chủ nhiệm xuất sắc
10 Nguyễn Thị Thanh Mai 11D5 Chủ nhiệm xuất sắc
11 Nguyễn Công Trung 12T2 Chủ nhiệm xuất sắc
12 Hoàng Đình Dũng 10T1 Chủ nhiệm xuất sắc
13 Nguyễn Thị Thịnh 11D2 Chủ nhiệm xuất sắc
14 Nguyễn Thị Luận 11D1 Chủ nhiệm xuất sắc
15 Nguyễn Thị Dung 12T1 Chủ nhiệm xuất sắc
16 Phạm Thu Dung 10D1 Chủ nhiệm xuất sắc
17 Dương Thị Hằng 11D3 Chủ nhiệm xuất sắc
18 Đặng Đình Hợp 11A2 Chủ nhiệm giỏi
19 Nguyễn Thị Thắm 12D4 Chủ nhiệm giỏi
20 Lê Thị Giang 10D4 Chủ nhiệm giỏi
21 Nguyễn Hữu Phước 12A2 Chủ nhiệm giỏi 
22 Lê Đăng Khoa 10T2 Chủ nhiệm giỏi
23 Đặng Duy Hùng 12A1 Chủ nhiệm giỏi
24 Nguyễn Thị Huê 10A4 Chủ nhiệm giỏi
25 Đặng Quỳnh Hoa 12D5 Chủ nhiệm giỏi
26 Trần Thanh Hương 12D2 Chủ nhiệm giỏi
27 Nguyễn Lan Hương 10A5 Chủ nhiệm giỏi
28 Nguyễn Thị Ngà 11D4 Chủ nhiệm giỏi 
29 Lương Thị Vy 12A4 Chủ nhiệm giỏi
III. MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Cô Nguyễn Thị Luận – Giáo viên chủ nhiệm lớp 11D1 thăm gia đình học sinh
Giờ sinh hoạt chủ nhiệm của thầy Nguyễn Công Cường
Giờ sinh hoạt chủ nhiệm của Cô Phạm Thị Thanh Thái
Giờ sinh hoạt của lớp 11D4 do cô lê Thị Giang chủ nhiệm
Học sinh tham gia thi tài năng
Học sinh trường THPT Anh Sơn I tham gia thi tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt 
Nam tại trường THPT Anh Sơn 2 – năm học 2019 – 2020.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao.pdf
Sáng Kiến Liên Quan