SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông môn Giáo dục công dân

1. Cơ sở lý luận

1.1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi THPTQG

- Luật Giáo dục và đào tạo

- TT 04/2017/TT-BGD-ĐT quy chế thi THPTQG và xét tốt nghiệp THPT

ngày 25/01/2017

Theo đó, dạy học ôn thi TN còn được cụ thể hóa trong các văn bản chỉ đạo về

việc thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ GD - ĐT; hướng dẫn thực

hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD-ĐT; kế hoạch năm học của nhà trường và kế

hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi giáo viên.

1.2. Sơ lược vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Các khái niệm liên quan trong đề tài

* Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh

nghiệm xã hội đã tích luỹ được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành

phẩm chất và năng lực cá nhân.

* Ôn thi là học và ôn luyện lại những điều đã học, đã nhớ và nắm chắc, nhớ lâu

và thể hiện, đánh giá kiến thức thông qua thi cử.

* Nâng cao là làm tăng thêm hơn trước

* Kỹ thuật dạy học (KTDH) là những động tác, biện pháp, cách thức hành động

của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực

hiện và điều khiển quá trình dạy học.

* Phương pháp dạy học chính là cách thức, sự tương tác chung giữa giáo viên

và học sinh ở trong điều kiện dạy học nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu của

việc dạy học.

* Học sinh được hiểu là “người theo học ở trường” (theo Từ điển tiếng Việt -

NXB Từ điển bách khoa năm 2007- trang 437). Học sinh là đối tượng rất dễ bị

tác động bởi các hiện tượng xã hội, vì vậy rất cần phải theo dõi, định hướng,

giáo dục của gia đình và nhà trường.

1.2.2. Cấu trúc ma trận đề thi THPT QG môn GDCD qua các năm

Nghiên cứu cấu trúc ma trận đề thi, đề thi minh họa lần 1, 2 và 3 của bộ

giáo dục năm 2017, đề minh họa các năm2018, 2019, 2021 cho thấy điểm

chung: Đề gồm 40 câu với 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận

dụng cao, trải dài 9 bài của chương trình lớp 12, lớp 11 trong đó kiến thức bài

2,4,6,7,8 luôn có số lượng câu hỏi nhiều nhất trong đề thi.5

Ví dụ đề thi minh họa lần 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có tỷ lệ phân bố

câu hỏi gồm: 30% câu hỏi nhận thức, yêu cầu HS nắm được kiến thức cơ bản;

30% hiểu để phân tích, so sánh, đánh giá được các đơn vị kiến thức trong bài

học; 30% vận dụng thấp nhằm vận dụng kiến thức để nhận xét, đánh giá các tình

huống đơn giản và 10% vận dụng cao với yêu cầu sáng tạo, tổng hợp kiến thức

để giải quyết các tình huống khó, phức tạp trong thực tế.

Theo đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Giáo dục công dân có

nội dung thi chủ yếu nằm trong phần kiến thức lớp 11 và lớp 12 theo tỉ lệ 90%

kiến thức lớp 12 (36 câu) và 10% kiến thức lớp 11 (4 câu). Mỗi thí sinh sẽ có

50 phút để hoàn thành bài thi. Câu hỏi khó tập trung vào các chuyên đề: Thực

hiện pháp luật, Công dân với các quyền tự do cơ bản và công dân với các

quyền dân chủ, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời

sống xã hội. Tuy nhiên, đề thi vẫn đảm bảo 70% câu hỏi dễ và trung bình để

học sinh xét tốt nghiệp.

pdf104 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cồn bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn. Quy định 
đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? 
A. Tính quy phạm phổ biến. 
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. 
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 
Câu 86: Sau khi yêu nhau 2 năm, Anh H và chị K báo với gia đình việc kết hôn nhưng bố mẹ 
chị K chỉ đồng ý với điều kiện anh H phải theo đạo. Được sự đồng ý của gia đình anh H, hai 
người vẫn quyết định đến ủy ban nhân dân để đăng kí kết hôn. Lấy lí do hai người không 
cùng có đạo, anh D người có thẩm quyền ký quyết định không chịu cấp giấy chứng nhận kết 
hôn cho hai người.Vậy trong trường hợp đó, ai là người vi phạm quyền bình đẳng về tín 
ngưỡng tôn giáo? 
A. Chị K và bố mẹ chị K. B. Gia đình anh H và anh D. 
C. Bố mẹ chị K và anh D. D. Chị K và anh H. 
Câu 87: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên nguyên tắc nào sau đây? 
A. dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau. 
B. tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau. 
C. chia sẻ, tôn trọng, quan tâm lẫn nhau. 
D. công bằng, dân chủ, giúp đỡ lẫn nhau. 
Câu 88: Để quản lý xã hội có hiệu quả, nhà nước đã sử dụng phương tiện chủ yếu nào? 
A. Kế hoạch. B. Pháp luật. C. Đạo đức. D. Giáo dục. 
Câu 89: Một trong những nội dung về quyền bình đẳng trong kinh doanh là 
A. mọi công dân đều có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. 
B. mọi công dân đều được quyền thành lập doanh nghiệp. 
C. mọi công dân đều có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào. 
D. chỉ có công dân Việt Nam mới có được quyền tự do kinh doanh. 
Câu 90: Pháp luật là phương tiện để nhà nước 
A. bảo vệ công dân. B. quản lý xã hội. 
C. bảo vệ xã hội. D. quản lý công dân. 
Câu 91: Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm đến 
A. quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. 
C. quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản. D. quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm. 
Câu 92: Trường hợp tự tiện bắt, giam giữ người là hành vi xâm phạm đến quyền nào 
sau đây? 
A. Quyền bất khả xâm phạm đến thân thể của công dân. 
B. Quyền bất khả xâm phạm đến chỗ ở của công dân. 
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng của công dân. 
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. 
Câu 93: M và H được tuyển dụng vào công ty Q với điểm tuyển ngang nhau, nhưng chị L là 
kế toán trưởng công ty đã xếp M được hưởng lương cao hơn vì M tốt nghiệp ra trường trước 
H một năm. H đã gửi đơn khiếu nại cho giám đốc nhưng giám đốc công ty cho rằng đó là 
chức năng của anh G trưởng phòng nhân sự. Trong trường hợp này, những ai không vi phạm 
quyền bình đẳng trong lao động ? 
A. Anh G và chị L. B. Giám đốc và anh G. 
C. Giám đốc và chị L. D. Chị L và H. 
Câu 94: Nghi ngờ B lấy trộm xe máy, anh A báo công an xã sự việc đó. Công an xã 
ngay lập tức bắt B lên trụ sở công an để tạm giam. Việc công an bắt B đã vi phạm quyền 
nào của công dân? 
A. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự. 
B. Quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe. 
C. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng. 
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 
Câu 95: Sau khi tốt nghiệp trường đại học xây dựng, anh H không xin vào làm việc ở cơ quan 
nhà nước mà vay tiền bố mẹ để làm thủ tục thành lập công ty tư vấn xây dựng. Trong trường 
hợp này anh H đã thực hiện nội dung nào trong kinh doanh ? 
A. Quyền được phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. 
B. Quyền tự chủ đăng ký kinh doanh đúng pháp luật. 
C. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh. 
D. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. 
Câu 96: Sau khi về quê ăn cưới người họ hàng, trên đường trở về nhà do có men rượu không 
làm chủ được tốc độ nên xe ô tô của anh G đã đâm vào xe máy của chị D đi vào đường một 
chiều làm cho chị D bị gãy chân và xe máy bị hỏng nặng. Do bức xúc, anh H chồng chị D đã 
rủ thêm Q tìm đánh anh G làm cho anh G bị chấn thương sọ não phải cấp cứu bệnh 
viện.Trong trường hợp này, ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự? 
A. Anh G và anh Q. B. Anh G và anh H. 
C. Anh H và anh Q. D. Vợ chồng anh H. 
Câu 97: Do giá trái cây ở miền Bắc tăng cao và bán chạy nên ông H đã quyết định đưa các 
loại trái cây từ miền Nam ra miền Bắc để bán nhằm thu nhiều lợi nhuận. Vậy hiện tượng này 
thể hiện tác động nào của quy luật giá trị ? 
A. Kích thích lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. 
B. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất. 
C. Điều chỉnh sản xuất và phân phối lại hàng hóa . 
D. Điều tiết sản xuất và điều tiết lưu thông. 
Câu 98: Nội dung nào không phải là nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh của mọi 
doanh nghiệp? 
A. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. 
B. Nộp thuế đúng quy định đối với nhà nước. 
C. Bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh. 
D. Bắt buộc phải có giấy phép hành nghề. 
Câu 99: Anh T và chị B kết hôn với nhau đã 6 năm. Cuộc sống anh chị đang rất hạnh phúc nhưng 
khi chị B nói chuyện với anh T rằng chị muốn đi học nâng cao trình độ thì anhT phản đối quyết 
liệt.Theo em, trong trường hợp này anh T đã vi phạm quan hệ nào giữa vợ và chồng? 
A. Tài sản. B. Nhân thân. C. Gia đình. D. Hôn nhân. 
Câu 100: Anh K đi xe máy vào đường ngược chiều nên đã đâm vào anh N đang đi đúng 
chiều khiến anh N bị thương phải vào bệnh viện điều trị. Anh K bị cảnh sát giao thông lập 
biên bản xử phạt và phải bồi thường cho anh N. Như vậy, anh K phải chịu trách nhiệm pháp 
lý nào sau đây? 
A. Hình sự và hành chính. B. Hành chính và dân sự. 
C. Kỉ luật và dân sự. D. Hành chính và kỉ luật. 
Câu 101: Hệ thống quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng 
quyền lực của nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây? 
A. Đạo đức. B. Kế hoạch. C. Chính sách. D. Pháp luật. 
Câu 102: Các quy phạm xã hội do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm 
quyền thể hiện bản chất nào của pháp luật? 
A. xã hội. B. chính trị. C. kinh tế. D. giai cấp. 
Câu 103: Bạn H, K. D là học sinh lớp 10 chở nhau trên một xe máy vượt đèn đỏ và bị Cảnh 
sát giao thông dừng xe để xử lí vi phạm. H đã gọi điện cho chú G của mình là phó chủ tịch 
huyện nhờ can thiệp để cảnh sát giao thông không xử lý. Do có sự can thiệp nên Cảnh sát giao 
thông chỉ xử phạt hành chính đối với K và D. Trong trường hợp này, những ai vi phạm 
nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý? 
A. Chú G và H. B. Bạn H, K và D. 
C. Cảnh sát giao thông và chú G. D. Bạn H, chú G và cảnh sát giao thông. 
Câu 104: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đoàn kết 
toàn dân tộc, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất 
nước phồn vinh. Khẳng định này thể hiện 
A. nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 
B. khái niệm của quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 
C. mục đích của quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 
D. ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 
Câu 105: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất, kinh doanh pháo nổ không phụ thuộc người đó là 
ai, giữ chức vụ gì thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân? 
A. Bình đẳng trong kinh doanh. B. Bình đẳng trong lao động. 
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền. 
Câu 106: Tất cả các dân tộc đều được tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất 
nước là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về 
A. giáo dục. B. kinh tế. C. văn hóa. D. chính trị. 
Câu 107: Vào đầu năm học mới, chị B đã bán một đàn gà được 5 triệu đồng để mua sách vở 
cho con đi học.Trong trường hợp này, tiền đang thực hiện chức năng nào sau đây? 
A. Phương tiện lưu thông. B. Tiền tệ thế giới. 
C. Thước đo giá trị. D. Phương tiện cất trữ . 
Câu 108: Công ty Y ở tỉnh X do ông A làm giám đốc đã có hành vi trốn thuế, đồng thời ông A 
còn phối hợp với anh B tìm cách bí mật xả thải chưa qua xử lý ra môi trường. Biết được việc 
làm đó anh C bàn với D, E và G đi tố cáo ông A. Vì mục đích riêng nên G không những không 
tố cáo ông A mà còn đe dọa sẽ giết anh C nếu anh C tố cáo ông A. Trong trường hợp này những 
ai không tuân thủ pháp luật? 
A. Anh C và G. B. Ông A và G. 
C. Ông A, anh B và G. D. Ông A và B. 
Câu 109: Anh C và N cùng kinh doanh thức ăn nhanh. Thấy cửa hàng của anh C bán được và 
thu được nhiều lợi nhuận nên vợ chồng anh N thuê anh K viết bài tung tin lên mạng xã hội về 
việc anh C bán hàng không đảm bảo chất lượng. Biết chuyện vợ anh K đã khuyên ngăn nhưng 
không được. Trong trường hợp này, ai là người vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? 
A. Vợ chồng K và N. B. Vợ chồng N. 
C. Anh C và vợ chồng N. D. Anh K và vợ chồngN. 
Câu 110: Ông A cho anh G thuê nhà để ở trong thời hạn 2 năm nhưng ở được 6 tháng thì anh 
tự tiện chuyển quyền thuê nhà cho chị Q. Trong trường hợp đó, anh G đã vi phạm pháp luật 
A. kỉ luật. B. hành chính. C. dân sự. D. hình sự. 
Câu 111: Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê anh K, anh G chặn đường 
bắt chị M nhốt tại nhà kho của nhà mình để xét hỏi. Bà L khuyên can nhưng chị H không chịu 
thả người. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H là anh Q yêu cầu vợ dừng lại và 
đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H không nghe. Những ai trong 
trường hợp trên không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? 
A. Chị M, bà L và anh Q. B. Chị H, bà L, anh K, anh G. 
C. Bà L, anh Q, chị H. D. Chị H, bà L, anh K. 
Câu 112: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là mọi người đều có quyền 
A. đảm bảo công bằng trong bổ nhiệm 
B. tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp. 
C. thỏa thuận về việc làm có trả công. 
D. đối xử như nhau trong việc lựa chọn việc làm. 
Câu 113: Phát hiện ra một cơ sở sản xuất rượu giả, D đã lập tức báo cho cơ quan chức năng 
để xử lý. Trong trường hợp này, D đã thực hiện hình thức 
A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật. 
C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. 
Câu 114: Các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, làm những gì mà 
pháp luật quy định phải làm là hình thức 
A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật. 
C. tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật. 
Câu 115: Mọi công dân khi đủ các điều kiện mà pháp luật quy định đều được tự do kinh 
doanh và nộp thuế cho nhà nước thể hiện công dân bình đẳng về 
A. quyền và trách nhiệm. B. quyền và nghĩa vụ. 
C. lợi ích và trách nhiệm. D. nhiệm vụ và quyền lợi. 
Câu 116: Do cần vốn để mở rộng kinh doanh, anh T giám đốc công ty X đã chỉ đạo chị M kế 
toán trưởng tạm dừng trả lương cho công nhân hai tháng. Biết chuyện, chị V nhân viên công 
ty X đã tâm sự với chồng là anh P làm nghề tự do, bức xúc anh P đã rủ bạn là anh Q đến gây 
rối công ty X và đe dọa giám đốc T. Trong lúc hai bên cãi vã, sợ bị liên lụy ông Y bảo vệ đã 
rời phòng làm việc tìm cách tránh mặt. Những ai dưới đây vi phạm kỉ luật? 
A. Chị M, chị V. B. Chị M và anh T. 
C. Anh T và ông Y. D. Anh T, Q, P. 
Câu 117: Do mâu thuẫn với nhau, trên đường đi học về K rủ H đánh P nhưng H từ chối. Nhìn 
thấy P, K đã đuổi theo và đánh P bị thương tích. Trong lúc tự vệ, không may P vung tay đập 
vào mặt K. Thấy H chứng kiến toàn bộ sự việc nên P đã đe dọa giết H nếu H tố cáo sự việc 
này. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, 
sức khỏe của công dân? 
A. Bạn K và P. B. Bạn K, H và P. 
C. Chỉ có K. D. Bạn K và H. 
Câu 118: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản 
được hiểu là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ 
A. phụ thuộc lẫn nhau trong sở hữu tài sản riêng. 
B. như nhau trong sở hữu tài sản riêng. 
C. ngang nhau trong sở hữu tài sản chung. 
D. khác nhau trong sở hữu tài sản chung. 
Câu 119: Dân chủ là quyền lực thuộc về 
A. nhân dân. B. giai cấp cầm quyền. 
C. tầng lớp thiểu số. D. nhà nước. 
Câu 120: Hàng hóa có những thuộc tính nào dưới đây ? 
A. Giá trị sử dụng và giá trị. B. Giá trị trao đổi và giá cả. 
C. Giá trị và giá trị trao đổi. D. Giá cả và giá trị sử dụng. 
Phụ lục 3. MỘT SỐ MẪU PHIẾU VÀ KẾ HOẠCH ÔN THI 
PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO BAN GIÁM HIỆU VÀ GIÁO VIÊN 
Họ và tên:Số điện thoạiChức vụ:Trường 
THPT: 
(Cảm ơn Thầy (cô) bởi sự hợp tác điền thông tin vào phiếu khảo sát) 
Câu 1: Trường của thầy (cô) có triển khai thực hiện dạy học, ôn thi hay không? 
 Có 
 Không 
Câu 2: Kế hoạch dạy học, ôn thi của nhà trường có tập trung cho môn GDCD 
không? 
 Có 
 Không 
 Câu 3: Vị trí, thời lượng ôn tập môn GDCD như thế nào trong kế hoạch dạy 
học, ôn thi của nhà trường? 
 Đặc biệt quan tâm 
 Rất quan tâm 
 Bình thường 
 Xem đây là nhiệm vụ chính trị của nhà trường 
Câu 3: Theo Thầy (cô) khó khăn trong quá trình triển khai GDHN tại cơ sở là 
gì? 
 Số lượng tiết ôn thi giống như những môn khác 
 Số lượng tiết ôn thi giống các môn thi tổ hợp khác 
 Không có trong kế hoạch ôn thi 
Câu 4: Cơ sở tiến hành dạy học và ôn thi của nhà trường và thầy (cô) ra sao? 
 Xuất phát từ nội dung kiến thức sách giáo khoa 
 Nội dung liên quan đến nội dung thi TN 
 Nguồn đề làm 
 Nguồn đề tham khảo 
 Kỹ thuật dạy học tích cực 
 Phương pháp dạy học tích cực 
 Theo kế hoạch của nhà trường 
 GV tự tổ chức, không có kế hoạch ôn thi 
Câu 5: Theo Thầy( cô) mục đích dạy học, ôn thi là gì? 
 Kiểm tra và thống kê kiến thức của học sinh 
 Nắm vững kiến thức cơ bản 
 Hiểu và biết vận dụng kiến thức giải quyết tình huống 
 Góp phần nâng cao kết quả thi tốt nghiệp 
Câu 6: Cách thức tiến hành dạy học, ôn thi thường dùng 
 Dạy kiến thức riêng, ôn thi riêng 
 Dạy kiến thức trong giờ học chính khóa, ôn thi vào buổi chiều trong trời 
gian của năm học 
 Kết hợp dạy học và ôn thi trong giờ học chính khóa, trong thời gian của 
năm học 
 Dạy ôn sau khi đã kết thúc năm học 
Câu 7: Người tham gia và thực hiện ôn thi 
 BGH nhà trường 
 Giáo viên 
 Học sinh 
 Giáo viên và học sinh 
Câu 8: Mức độ thu hút và hiệu quả của việc triển khai dạy học và ôn thi tốt 
nghiệp như thế nào? 
 Cao 
 Bình thường 
 Thấp 
 PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO GIÁO VIÊN MÔN GDCD 
Họ và tên:Số điện thoạiChức vụ: 
Trường THPT: 
(Cảm ơn Thầy (cô) bởi sự hợp tác điền thông tin vào phiếu khảo sát) 
Câu 1: Thầy (cô) có sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong 
dạy học, ôn thi không? 
 Có 
 Không 
Câu 2: Thầy (cô) có sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học bài mới và ôn tập 
không? 
 Có 
 Không 
Câu 3: Mức độ sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học, ôn thi của thầy (cô như 
thế nào? 
 Không sử dụng 
 Thường xuyên sử dụng 
 Thường xuyên 
 Câu 4: Mức độ sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học, ôn thi 
của thầy (cô) như thế nào? 
 Không sử dụng 
 Thường xuyên sử dụng 
 Thường xuyên 
 Câu 5: Mức độ sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học, ôn thi 
của thầy (cô như thế nào? 
 Không sử dụng 
 Thường xuyên sử dụng 
 Thường xuyên 
PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO HỌC SINH 
Họ và tên:.Số điện thoạiChức vụ: 
Trường THPT: 
(Cảm ơn các em bởi sự hợp tác điền thông tin vào phiếu khảo sát) 
Câu 1: Em có đồng ý với phương pháp và kỹ thuật dạy học ôn thi mà GV sử 
dụng không? 
 Có 
 Không 
Câu 2: Mức độ hiểu bài của em ra sao khi GV sử dụng phương pháp dạy học và 
kỹ thuật tích cực? 
 Rất hiểu 
 Hiểu bài 
 Bình thường 
 Không hiểu 
Câu 3: Mức độ nắm kiến thức khi GV sử dụng phương pháp lược đồ tư duy của 
em như thế nào? 
 Tốt 
 Khá 
 Trung bình 
Câu 4: Mức độ vận dụng để giải quyết tình huống trong câu hỏi vận dụng và 
vận dụng cao của em khi GV sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề như thế 
nào? 
 Vận dụng tốt 
 Biết vận dụng 
 Không biết vận dụng 
 Câu 5: Em có gặp khó khăn trong việc tiếp cận dạy học, ôn thi? 
 Không 
 Có 
 Có một chút lúng túng 
 Câu 6: Mức độ hứng thú và hiệu quả trong học và ôn tập, làm bài của em ra 
sao? 
 Rất hứng thú, rất hiệu quả 
 Hứng thú, hiệu quả 
 Chưa hứng thú, chưa hiệu quả 
 Không hứng thú, không hiêu quả.. 
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TỔ XÃ HỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
KẾ HOẠCH ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
 - Căn cứ Công văn số 1656/SGD ĐT - GDTrH ngày 25/8/2019 của Sở Giáo 
dục và Đào tạo Nghệ An về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 
2020; 
 - Căn cứ Kế hoạch năm học 2019 - 2020 của Trường THPT Lê Viết Thuật; 
 - Căn cứ Kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm học 2019 - 2020 
của Trường THPT Lê Viết Thuật; 
 - Căn cứ vào thực tiễn dạy học môn GDCD lớp 12 Trường THPT Lê Viết 
Thuật, nhóm GDCD xây dựng kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT năm học 2019 - 
2020 như sau: 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
 1. Mục đích 
 - Đảm bảo được những kiến thức trọng tâm cơ bản trong chương trình GDCD. 
 - Rèn kỹ năng làm bài để học sinh giải quyết tốt các yêu cầu của đề thi đặt ra. 
 - Đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. 
 2. Yêu cầu 
 - Giáo viên: Xây dựng nội dung, phương pháp ôn tập cụ thể, hợp lí bám 
sát năng lực đối tượng học sinh của mình. 
 - Học sinh: Chủ động ôn tập kiến thức theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
Mỗi học sinh cần tìm cho mình phương pháp ôn tập, tích cực. 
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 
 1. Thuận lợi 
 - Giáo viên: Nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường; 
được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, luyện 
thi; nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc. 
 - Học sinh: Phần lớn có ý thức học tập và thi cử. 
 2. Khó khăn 
 - Còn nhiều học sinh ý thức và kết quả học tập chưa cao, thời gian cuối 
năm có tư tưởng phân tán, thiếu quyết tâm. 
 - Có nhiều tổ hợp môn thi nên hạn chế về thời gian ôn tập. 
 III. BIỆN PHÁP 
 1. Thời gian ôn tập 
 - Thực hiện từ ngày 25/5/2020 
- Số tiết thực dạy: 20 tiết/ 1 lớp 
 2. Giáo viên dạy ôn tập: 1. Lê Thị Thu Hà 
 2. Nguyễn Thị Hằng 
 3. Bùi Thị Hằng 
 3. Biện pháp chung 
 - Soạn đề cương ôn tập theo từng phần: kiến thức lớp 12. 
 - Chú ý bám sát đối tượng học sinh để ôn tập theo các mức độ: nhận biết, 
thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. 
 - Củng cố kiến thức và kỷ năng. 
 - Tổ chức luyện đề và cho học sinh làm bài với các dạng câu hỏi có thể 
xẩy ra trong đề thi. 
 - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, đoàn trường, nhà trường, phụ huynh 
học sinh để kịp thời động viên, đôn đốc, tạo điều kiện thuật lợi nhất để học sinh 
ôn tập có hiệu quả cao. 
IV. NỘI DUNG CỤ THỂ 
 1. Chương trình ôn tập 
Chủ đề 1: Pháp luật và đời sống. 
Chủ đề 2: Thực hiện pháp luật 
Chủ đề 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật. 
Chủ đề 4: Công dân với các quyền tự do cơ bản. 
Chủ đề 5: Công dân với các quyền dân chủ. 
Chủ đề 6: Pháp luật với sự phát triển của công dân. 
Chủ đề 7: Pháp luật với sự phát triển của đất nước. 
Chủ đề 8: Công dân với kinh tế. 
2. Các mức độ nhận thức của đề thi. 
- Nhận biết: 50% = 20 câu 
- Thông hiểu: 25% = 10 câu 
- Vận dụng: 25% = 10 câu 
V. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020 
TIẾT NỘI DUNG ÔN TẬP 
1 Chủ đề 1: Pháp luật và đời sống. 
- Lý thuyết 
2 Chủ đề 1: Pháp luật và đời sống. 
- Bài tập 
3 Chủ đề 2: Thực hiện pháp luật 
- Lý thuyết 
4 Chủ đề 2: Thực hiện pháp luật 
- Bài tập 
5 Chủ đề 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật. 
- Lý thuyết 
6 Chủ đề 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật. 
- Bài tập trắc nghiệm 
7 Chủ đề 4: Công dân với các quyền tự do cơ bản. 
- Kiến thức 
8 Chủ đề 4: Công dân với các quyền tự do cơ bản. 
- Bài tập 
9 Chủ đề 5: Công dân với các quyền dân chủ. 
- Lý thuyết 
10 Chủ đề 5: Công dân với các quyền dân chủ. 
- Bài tập 
11 Chủ đề 6: Pháp luật với sự phát triển của công dân. 
- Lý thuyết 
12 Chủ đề 6: Pháp luật với sự phát triển của công dân. 
- Bài tập 
13 Chủ đề 7: Pháp luật với sự phát triển của đất nước. 
- Lý thuyết và bài tập 
14 Chủ đề 8: Công dân với kinh tế. 
- Kiến thức 
15 Chủ đề 8: Công dân với kinh tế. 
- Lý thuyết & Bài tập 
16 Chủ đề 8: Công dân với kinh tế. 
- Bài tập 
17 Kỹ năng trả lời những bài tập vận dụng cao 
- Bài tập 
18 Đề ôn tập 1 
- Chữa đề 
19 Đề ôn tập 2 
- Chữa đề 
20 Đề ôn tập 3 
- Chữa đề 
 Vinh, ngày 18 tháng 5 năm 2020 
 Duyệt của Hiệu phó CM 
 Người lập kế hoạch 
 Lê Thị Thu Hà 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_gop_phan_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_on.pdf
Sáng Kiến Liên Quan