SKKN Một số giải pháp góp phần khắc phục tình trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh Trung học Phổ thông hiện nay

Những thuận lợi và khó khăn

2.1.1. Những thuận lợi

Trong quá trình giảng dạy tại đơn vị cũng như thực hiện đề tài nghiên cứu,

bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường, các

thành viên trong tổ Văn - Ngoại ngữ, các đồng nghiệp trong trường và sự phối hợp

của các bậc phụ huynh. Đặc biệt là trong quá trình thu thập và xử lý thông tin, tôi

luôn nhận được sự hỗ trợ tận tình ngay từ khâu chuẩn bị cho đến khi hoàn thành đề

tài. Điều này tạo nên những thuận lợi và là niềm động viên, khích lệ tôi hứng thú

hơn trong quá trình thực hiện đề tài.

Về phía học sinh, đa số các em có sự đồng đều về năng lực học tập và ý thức

trong giao tiếp, các em sẵn sàng và tình nguyện hỗ trợ tôi trong rất nhiều công việc

như phát phiếu điểu tra, thực hiện bài kiểm tra, hay là quá trình thực giảng trên

lớp

2.1.2. Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì tôi cũng gặp không ít những khó khăn nhất

định như:7

+ Thực tế xã hội ta hiện nay vẫn chưa làm tốt chức năng giáo dục trongviệc

này, nhất là ở trách nhiệm gia đình, nhà trường và đoàn thể.

+ Bản thân chưa có điều kiện đểtiếp cận nhiều với những chuyên đề, giải

pháp hiệu quả một cách trực tiếp trong việc giáo dục học sinh trung học phổ thông

giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

+ Do cách dạy học hiện nay nặng về tính truyền thụ, thực dụng về kiến thức

thi cử nên khả năng diễn đạt hạn chế rất nhiều.

+ Một số phụ huynh còn xem nhẹ cách giao tiếp lời ăn tiếng nói hàng

ngày của con em mình, điều này dẫn tới lối nói tùy tiện mất đi vẻ đẹp vốn có

của tiếng Việt.

+ Về phía học sinh, một bộ phận không nhỏ thiếu ý thức trong giao tiếp

và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, điều này ảnh hưởng xấu đến văn hóa

học đường.

+ Yếu tố thời đại, xã hội cũng là một trong những khó khăn tác động rất lớn

đến ý thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của học sinh nói riêng,

xã hội nói chung.

pdf59 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp góp phần khắc phục tình trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của học sinh Trung học Phổ thông hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền trầm, dấu ngã chênh vênh 
(Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ) 
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản? 
Câu 2. Văn bản trên thuộc thể thơ nào? 
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng 
chủ yếu trong văn bản. 
Câu 4. Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt. 
Phần 2: Làm văn 
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 
trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đối với giới trẻ ngày nay. 
ĐỀ 2: 
Phần 1: Đọc - hiểu 
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: 
“Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy 
mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình 
yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. 
Đến lượt họ, họ cũng mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng”. 
(trích Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh) 
Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Xác định các 
phương thức biểu đạt được sử dụng. 
45 
Câu 2. Khi nói đến tình yêu tiếng Việt của các nhà thơ mới, tác giả đã dùng 
những từ, những hình ảnh thấm đượm tình cảm nào? 
Câu 3. Cách diễn đạt “là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua” có 
nghĩa là gì? 
Câu 4. Viết lại một câu thơ ở một trong các bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu), 
“Tràng giang” (Huy Cận), “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử), “Tương tư” (Nguyễn 
Bính) đã học, đọc để minh chứng cho tình yêu quê hương đất nước qua tình yêu 
tiếng Việt của các nhà thơ mới. 
+ Ngay khi dạy các tác phẩm văn chương, giáo viên có thể lồng ghép giáo 
dục tình yêu tiếng Việt cho học sinh qua việc khai thác cách sử dụng những từ ngữ 
đặc sắc của tác giả. Điều này sẽ hướng các em cảm nhận sâu sắc hơn khía cạnh 
khác của việc sử dụng tiếng Việt là không chỉ đúng mà còn cần dùng hay, đạt hiệu 
quả giao tiếp cao. Ví dụ: Khi dạy đoạn trích “Trao duyên” (Truyện Kiều) của 
Nguyễn Du, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cảm nhận cách sử dụng từ ngữ tài 
tình của Thúy Kiều qua các từ “cậy”, “nhờ”. 
+ Phát hiện lỗi sử dụng trong giao tiếp, trong bài kiểm tra của học sinh, 
khoanh tròn sửa lỗi đặc biệt những lỗi sai do cố tình sử dụng sai cách dùng từ như 
hiện nay. Trừ điểm thành phần bài kiểm tra đối với trường hợp sai nhiều lần. Giáo 
viên giảng dạy nên có bảng thống kê bài kiểm tra các lỗi sai kể cả lỗi sai chính tả 
nhằm kiểm tra mức độ thay đổi qua từng bài viết, ví dụ: 
Họ và tên 
Số lỗi chính tả, cách dùng từ (các lỗi khác) 
Bài kiểm tra 
lần 1 
Bài kiểm tra 
lần 2 
Bài kiểm tra 
lần 3 
Bài kiểm tra 
lần 4 
Nguyễn Văn A 
Nguyễn Văn B 
+ Giáo viên cũng có thể cho học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt 
qua một số biện pháp sau: 
* Giáo viên đưa ra bài tập yêu cầu học sinh phát hiện, mô tả lỗi và sửa lỗi 
trong một số văn bản chưa chuẩn mực. 
* Giáo viên có thể rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt chuẩn, hay cho học sinh 
ngay trong cách trả lời câu hỏi trong hoạt động tìm hiểu bài trên lớp: Xuất phát từ 
thực tế trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy khi trả lời câu hỏi phát vấn của giáo 
viên, một số học sinh còn lúng túng, diễn đạt lủng củng, hay không biết diễn đạt rõ 
ý của mình. Đặc biêt, ở một số học sinh còn trả lời “trống không”, câu trả lời thiếu 
chủ ngữ. Đây dù là điều rất nhỏ nhưng nếu giáo viên giành chút thời gian “chỉnh” 
cho các em phép lịch sự trong giao tiếp và kĩ năng diễn đạt ý hiểu của mình một 
cách ngắn gọn, rõ ràng, chính xác cũng là một yếu tố quan trọng giúp các em sử 
46 
dụng tiếng Việt chuẩn mực. 
Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa mọi người trong 
xã hội. Giao tiếp có ở mọi nơi, mọi lúc, có thể ở dạng lời nói nhưng cũng có khi 
tồn tại ở dạng viết. Và khi chấm chữa bài thi, bài kiểm tra, đặc biệt phần nghị luận 
xã hội, tôi thấy nhiều học sinh diễn đạt lủng củng, tối nghĩa, không đúng phong 
cách ngôn ngữ. Chính vì thế, trong việc sử dụng tiếng Việt ở dạng viết, giáo viên 
nên thường xuyên giao bài tập để học sinh luyện viết vì chỉ khi đặt bút, các em mới 
thật sự diễn đạt ý tưởng của mình thành hiện thực. Bản thân tôi, mỗi tuần tôi gợi ý 
một chủ đề nghị luận xã hội, yêu cầu học sinh về nhà tự viết một đoạn văn. Điều 
này vừa rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội, vừa diễn đạt tiếng Việt một cách 
chuẩn xác nhất. 
* Một biện pháp tôi nhận thấy cũng rất hiệu quả trong việc khắc phục tình 
trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của một bộ phận học sinh hiện nay là 
hướng các em tham dự nhiều hơn những hoạt động thực tiễn như SÂN KHẤU 
HÓA MÔN HỌC. Khi tham gia sân khấu hóa môn học, các em sẽ tự mình thực 
hiện tất cả từ viết kịch bản, đạo diễn, diễn viên... Trong quá trình đó, học sinh thể 
hiện được sự sáng tạo của mình, hiểu tác phẩm văn chương sâu sắc hơn, tạo hứng 
thú trong học môn Văn. Đặc biêt, quá trình đó đòi hỏi các em tư duy trong mỗi 
nhân vật lời thoại sẽ như thế nào, phù hợp với nhân vật, hoàn cảnh, văn hóa vùng 
miền... Như thế, điều mang lại cho các em chính là ý thức sử dụng ngôn từ tiếng 
Việt chuẩn và hay. 
Một quốc gia hoàn toàn tự do độc lập, thì ngôn ngữ của quốc gia ấy cũng 
phải độc lập, không được pha trộn, lai tạp với những thứ ngôn ngữ khác. Vì thế, 
ngay từ bây giờ cần có ngay những biện pháp để giữ những phẩm chất đẹp của 
tiếng Việt. Các bạn trẻ cần phải tự nhận thức được niềm tự hào và ý thức dân tộc 
trong việc sử dụng tiếng Việt để tiếng Việt vẫn mãi đẹp, vẫn mãi phong phú, tinh 
tế, trong sáng như bản sắc vốn có từ lâu. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
1. Đối tượng áp dụng 
Tìm hiểu thực trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng của một bộ phậnhọc 
sinh trong trường ở tất cả các khối 10, 11, 12, từ đó đề ra những giải pháp khắc 
phục hiện tượng sử dụng ngôn ngữ thiếu trong sáng và chuẩn mực ở học sinh. 
2. Phạm vi 
Trong sáng kiến này, tôi chỉ nghiên cứu cách dùng ngôn ngữ thiếu trong 
sáng của học sinh tại một số lớp ở trường THPT Yên Thành 2. 
3. Hiệu quả thu được 
- Các đồng nghiệp trong tổ bộ môn khi đưa sáng kiến trên áp dụng vào thực 
tiễn giảng dạy đều thấy việc sử dụng tiếng Việt của học sinh có những chuyển biến 
tích cực hơn, trong bài làm văn, các lỗi dùng từ tiếng Việt giảm đi đáng kể, kết quả 
47 
học tập môn Ngữ văn được nâng lên. 
- Hình thành ở học sinh thói quen, phong cách, năng lực sử dụng tiếng Việt 
trong sáng, có văn hóa. 
- Học sinh phát huy được những năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, sử 
dụng tiếng Việt trong sáng hơn, nhận ra được những khuyết điểm, hạn chế, sai lầm 
của bản thân khi chưa có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - tâm hồn Việt. 
Khi phỏng vấn một số học sinh tôi nhận được ý kiến phản hồi của các em là: Khi 
được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 
như thi sáng tác văn chương, sân khấu hóa môn học, chúng em nhận thấy tiếng Việt 
của chúng ta rất trong sáng, giàu đẹp và chúng em thấy mình cần có ý thức hơn nữa, 
hành động cụ thể hơn nữa để gìn giữ, phát huy vẻđẹp của tiếng Việt. 
Mặc dù vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến không mới và đã có rất nhiều bài 
báo, các cuộc hội nghị bàn về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhưng với 
sự trăn trở khi quanh mình vẫn còn những học sinh sử dụng ngôn ngữ chưa chuẩn 
mực trong giao tiếp; đặc biệt với tình yêu, niềm tự hào về tiếng Việt trong chính 
trái tim mình, tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào các tiết dạy và đạt 
được kết quả khả quan. Trước hết, bản thân tôi đã nhận thấy những kinh nghiệm 
này rất phù hợp với chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới (Hoạt động giao 
tiếp bằng ngôn ngữ, Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt, Giữ gìn sự trong sáng của 
tiếng Việt...) và với những tiết dạy theo hướng đổi mới. Học sinh có hứng thú học 
tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết về sự giàu đẹp của 
tiếng nước mình đồng thời cũng rất linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội 
kiến thức và phát triển kĩ năng giao tiếp. Tôi cũng hi vọng với việc áp dụng đề tài 
này học sinh sẽ đạt được kết quả cao trong các kì thi và đặc biệt yêu thích môn 
Văn hơn, giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt. 
Qua kết quả thống kê, tôi nhận thấy hầu hết số học sinh được khảo sát đánh 
giá cao tác dụng việc sử dụng những biện pháp giữ gìn sự trong sáng của tiếng 
Việt, đặc biệt các em có ý thức tốt hơn khi phát ngôn, khi viết văn, số lỗi vi phạm 
trong các bài kiểm tra đều giảm. 
Lớp Sĩ số 
Số lỗi vi phạm 
Bài kiểm tra 
thường xuyên 
lần 1 
Bài kiểm tra 
thường xuyên 
lần2 
Bài viết giữa 
kỳ 
Bài viết cuối 
kỳ 
12A6 40 25 16 7 2 
10A6 41 22 15 8 2 
48 
KẾT LUẬN 
1. Đóng góp của đề tài 
1.1. Tính mới 
Với quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, hướng tới việc đào tạo nguồn 
nhân lực có sự phát triển toàn diện là một trong những mục tiêu của nền giáo dục 
nước ta trong thế kỉ XXI. Bám sát mục tiêu ấy, đề tài thể hiện ở các mặt sau: 
- Xác định việc trang bị kiến thức để học sinh có thể sử dụng tiếng Việt trong 
sáng, lịch sự, văn minh, từ đó hướng tới việc hình thành ý thức, quan điểm cũng như 
kĩ năng sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn những yêu cầu về phát âm, chữ viết. 
- Cung cấp phương pháp học tích hợp để phát huy khả năng sáng tạo và hình 
thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và cách làm việc khoa học. 
1.2. Tính khoa học 
Đề tài được trình bày đảm bảo tính khoa học của một công trình nghiên cứu. 
Hệ thống các luận điểm, luận cứ mạch lạc, hệ thống, lôgic. Đề tài dựa trên tính lí 
thuyết và được vận dụng vào thực tiễn một cách đúng đắn, có sức thuyết phục. Các 
số liệu lấy từ thực tế tại các lớp học tại trường THPT Yên Thành 2 
1.3. Tính hiệu quả 
Qua hơn một năm áp dụng các giải pháp sử dụng tiêng Việt cho học sinh, ở 
những lớp tôi dạy có sự tiến bộ rõ rệt. Tôi thấy rằng để làm được việc này cũng 
không khó thực hiện, điều cơ bản là mỗi người cần có ý thức giữ gìn và phát huy 
tiếng nói của dân tộc mình. Và tôi cũng mạnh dạn thuyết phục các giáo viên thuộc 
các bộ môn khác cùng thực hiện theo để góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ sự 
trong sáng của tiếng Việt, đặc biệt là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn. 
Có thể khẳng định rằng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không chỉ là giữ 
gìn lịch sử, văn hóa của dân tộc ngàn đời mà đó cũng là sự biết ơn các bậc tiền 
nhân. Xin kết thúc vấn đề bằng những câu thơ của nhà thơ Lưu Quang Vũ: 
 “Ai lỡ đường quên giống nòi nguồn gốc, 
 Trong tiếng Việt hãy quay về cùng tôi...”. 
2. Một số đề xuất 
2.1. Với các cấp quản lí 
Đề thực hiện đúng tinh thần của ngành đối với việc giáo dục học sinh kĩ 
năng tự học, các cấp quản lí cần thực sự quan tâm. Cấp sở tăng cường tổ chức các 
chuyên đề bồi dưỡng giáo viên trên cơ sở nắm được thực tế việc sử dụng tiếng Việt 
trong giao tiếp hàng ngày của học sinh cũng như việc vận dụng phương pháp Ngữ 
Văn ở cơ sở. Quản lí cấp trường cần khích lệ động viên thầy cô giáo, học sinh, mở 
các đợt trao đổi việc sử dụng tiếng Việt, vẽ tranh cổ động, phương pháp dạy học 
tích hợp việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong tất cả các môn học cũng 
49 
như trong đời sống hằng ngày. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc thay sách giáo 
khoa sắp tới cần một lần nữa chú trọng hơn trong việc đổi mới tư duy và phương 
pháp dạy - học tích hợp môn Ngữ văn vào trong các môn học khác. 
2.2. Đối với tổ chuyên môn 
Tổ chuyên môn phối hợp với nhà trường nên tổ chức các buổi ngoại khoá, 
chuyên đề nói về ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong toàn trường. 
Nếu có điều kiện có thể mời các nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu 
ngôn ngữnói chuyện văn học, nói chuyện về việc sử dung ngôn ngữ tiếng Việt 
để giúp cho học sinh thêm yêu tiếng mẹ đẻ đồng thời làm phong phú ngôn ngữ 
của dân tộc mình. 
2.3. Đối với giáo viên 
Dạy học Ngữ văn, đặc biệt là dạy tác phẩm văn chương đòi hỏi người giáo 
viên phải biến giờ “giảng văn” thành giờ dạy kỹ năng đọc hiểu văn bản, luyện 
nghe, đọc, nói, viết thật nhiều, mục đích làm sao để các em thấy tiếng Việt thật 
giàu và đẹp, để từ đó các em có kỹ năng đọc hiểu những tác phẩm văn chương 
khác. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết, đồng thời cần có kỹ 
năng tổ chức tổ chức lớp học theo hướng đàm thoại, thảo luận thì tiết học mới có 
hiệu quả. 
Nội dung dạy học của giáo án cần phải làm rõ những tri thức, kỹ năng cần 
hình thành. Phải chú trọng thiết kế các tình huống sử dụng tiếng Việt trong thực tế 
đời sống và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp 
tri thức, kỹ năng của các môn vào xử lý các tình huống đặt ra. 
2.4. Đối với học sinh 
Mỗi học sinh đều phải xây dựng, xác định và hình thành cho mình thói quen 
sử dụng tiếng Việt trong sáng, lành mạnh, xây dựng phương pháp học tập đúng đắn 
theo hướng ngày càng chủ động liên hệ, vận dụng, tích hợp kiến thức của nhiều 
môn, nhiều bài để giải quyết nhiệm vụ học tập. Từ đó, học sinh có khả năng để 
hình thành những kĩ năng sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn phong cách. 
Trên đây là một số kinh nghiệm trong dạy học tôi, đặc biệt là trong việc áp 
dụng một số giải pháp nhằm góp phần khắc phục tình trạng sử dụng tiếng Việt 
thiếu trong sáng của một bộ không nhỏ học sinh hiện nay. Mặc dù kinh nghiệm 
còn ít ỏi, nhưng trong quá trình thực hiện sáng kiến này tôi cũng có nhiều trăn trở 
với sự nghiệp trồng người. Bằng tâm huyết, với khả năng vốn có của mình, người 
viết muốn đưa đến cho giáo viên, những đồng nghiệp một vài suy nghĩ và đóng 
góp để tham khảo, giúp chúng ta thành công hơn trong sự nghiệp giáo dục thế hệ 
trẻ và xây dựng đất nước. Thay lời kết, tôi muốn nhắc một câu tôi còn nhớ ở đâu 
đó: lớp học như một dàn nhạc mà ở đó người thầy giáo được xem như một nhạc 
trưởng còn các học sinh là nhạc công. Người nhạc trưởng chỉ huy cả dàn nhạc chứ 
không chơi nhạc mà người trực tiếp tạo ra tiếng nhạc là nhạc công. 
Xin trân trọng cảm ơn! 
50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Văn Đồng, “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, Tạp chí Học tập 
(nay là Tạp chí Cộng sản) số 4 năm 1966. 
2. Phạm Văn Đồng, Về vấn đề giáo dục- đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia, 
1999. 
3. Cuộc thi “Tôi yêu tiếng nước tôi” do I love my voice tổ chức 
(https://www.facebook.com) 
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.341, 345, 33. 
5. Nhiều tác giả, Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, 2006. 
6. Bùi Khánh Thế, Học tập di sản ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
7. Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. 
8. Minh Tư, “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Việc không của riêng ai”, 
Báo Giáo dục và Thời đại, 17/9/2017. 
 PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC HIỂU, NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
Đề số 1: 
Phần 1. Đọc - hiểu 
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau: 
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích 
cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải 
có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng 
không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà 
trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải 
được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên... Ngoài ra, các phương 
tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng 
tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó 
tiếng Việt. 
Câu 1. Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? 
Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 
Câu 3. Tại sao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy 
động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội? 
Câu 4. Theo anh/chị, chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện ở những mặt nào? 
Phần 2: Làm văn 
Câu 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của 
anh/chị về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay. 
Đề số 2: Làm văn (Nghị luận xã hội) 
Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết:“Nhưng mìn hứa sẽ mãi lè 
bẹn thân đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Xin tạm dịch: “Nhưng mình 
hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”.Và đây 
nữa:“Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay 
lại ko được học chung dzới nhau gùi”. Tạm dịch là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi 
@ da heo chấm cơm nha, mấy bạn biết không, năm nay lại không được học chung 
với nhau rồi. 
Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong cuốn lưu bút 
của học sinh lớp 8 một trường chuyên Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”. 
(Trích Ngôn ngữ chat, Ngọc Mai, Việt Báo, 18/5/2006) 
Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói quen sử 
dụng tiếng lóng trên mạng, còn gọi là “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn 
ngữ @”, như trong đoạn trích trên. Anh/chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 400 từ 
bày tỏ ý kiến của mình về việc này. 
 Phụ lục 2 
1. Bài thơ: Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ) 
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm 
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về 
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm 
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre. 
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng 
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya 
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng 
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê. 
Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa 
Khi hun thuyền gieo mạ lúc đưa nôi 
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ 
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời... 
“Đá cheo leo trâu trèo trâu trượt...” 
Đi mòn đàng dứt cỏ đợi người thương 
Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót 
Ta như chim trong tiếng Việt như rừng. 
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói 
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ 
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa 
Óng tre ngà và mềm mại như tơ. 
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát 
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh 
Như gió nước không thể nào nắm bắt 
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. 
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy 
Một tiếng “vườn” rợp bóng lá cành vươn 
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng "suối" 
Tiếng “heo may” gợi nhớ những con đường. 
 Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng 
Vẫn tiếng “làng”, tiếng “nước” của riêng ta 
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất 
Nàng Mị Châu qùy gối lạy cha già. 
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng 
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi 
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán 
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời. 
Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng 
Cao quí thâm trầm rực rỡ vui tươi 
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người 
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ. 
Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ 
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay 
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay 
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt. 
Mỗi sớm dậy nghe bốn bể thân thiết 
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi 
Như vị muối chung lòng biển mặn 
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời. 
Ai thuở trước nói những lờithứ nhất 
Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu 
Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt 
Ai người sau nói tiếp những lời yêu? 
Ai phiêu bạt nơi chân trời góc bể 
Có gọi thầm tiếng Việt giữa đêm khuya? 
Ai ở phía bên kia cầm súng khác 
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về. 
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ 
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn 
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá 
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình... 
(Lưu Quang Vũ - Thơ và Đời. NXB Văn hoá - Thông tin. H.1999.tr.322-325) 
 2. Một số hình ảnh khác 
Hồ Chí Minh - Người là tấm gương mẫu mực trong việc giữ gìn 
sự trong sáng của tiếng Việt 
Ngày 5/11 tại Trung tâm phát thanh Quốc gia 58 Quán sứ, Hà Nội, 
Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp với Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, 
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Giữ gìn sự trong sáng 
của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng” 
Một số bìa sách 
Học sinh vẽ tranh tuyên truyền về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_gop_phan_khac_phuc_tinh_trang_su_dung.pdf
Sáng Kiến Liên Quan