SKKN Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Sinh học 10 phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống
Cơ sở lý luận
Hoạt động dạy học là hoạt động được thực hiện theo một chiến lược, chương trình đã được thiết kế, tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Giáo viên (GV) xây dựng, thiết kế hoạt động dạy học một cách đầy đủ và cụ thể bao nhiêu thì công việc dạy học càng hiệu quả bấy nhiêu. Vì hầu hết GV đều mong muốn đạt được thành công chóng vánh trong các giờ dạy nên họ thường bỏ qua việc xây dựng chiến lược hoạt động của thầy một cách lôgic, khoa học và có định hướng. Khi nói về hoạt động dạy của GV, người ta dễ nghĩ đến sự hoàn chỉnh có tính đơn phương của nó. Từ đó, người ta xây dựng những “quy tắc vàng” bắt buộc mỗi GV phải tuân thủ một cách đầy đủ, nghiêm ngặt. Thực tế này dẫn đến tình trạng, nhiều giờ học trở nên nhàm chán, sa vào truyền thụ tri thức một chiều, không đáp ứng được nhu cầu cá nhân người học. Thực chất, vì hoạt động của GV là hoạt động lôi cuốn HS và hòa nhịp với hoạt động của HS nên những “quy tắc vàng” phải đảm bảo tính tương tác. Ý kiến của Davydov: “Các hoạt động dạy- học là các hoạt động cùng nhau của thầy và trò” đã chỉ ra sự tương tác trong hoạt động dạy học mang tính đặc thù.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ. 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn sinh học 10 phần I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG” 2. Quyết định công nhận sáng kiến (Số 28/QĐ-THPTTA ngày 02/04/2018 của Hiệu trưởng trường THPT Trung An). 3. Tác giả sáng kiến: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Chức vụ, đơn vị công tác Trình độ chuyên môn Lê Mộng Thu 11/10/1972 GV Trường THPT Trung An Thạc sĩ sinh 4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: 9/2017 – 3/2018 5. Nội dung sáng kiến: I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. 1 Lí do chọn đề tài Cùng với sự phát triển đồng bộ các lĩnh vực trong toàn xã hội, giáo dục phổ thông nước ta cũng đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện được việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy học cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực cho người học. Hiện nay, học sinh phải học rất nhiều môn học, kiến thức mỗi môn rất rộng nên các em phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hơn nữa, học sinh ở các lớp đại trà đa số có học lực trung bình, yếu. Chính vì thế, học sinh không có động cơ học tập, học mang tính chất đối phó, học không nhớ rõ, dễ quên, học xong không biết kiến thức đó như thế nào?, điều này khiến giáo viên rất vất vả trong công tác giảng dạy. Sinh học là một môn tự nhiên, kiến thức rất rộng, tuy nhiên không quá khó, nếu học sinh thực sự quan tâm, hiểu rõ và yêu thích môn học này sẽ trở nên dễ dàng tiếp thu và rất có ý nghĩa trong cuộc sống. với mục đích, rèn cho học sinh có kiến thức, kỹ năng, thái độ biết vận dụng kiến thức vào đời sống, tạo niềm say mê khoa học. Vì thế Tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn sinh học 10 phần I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG” I. 2 Mục đích của đề tài Rèn cho học sinh có kiến thức, kỹ năng, thái độ biết vận dụng kiến thức vào đời sống, tạo niềm say mê khoa học. Bằng việc thiết lập, tổng hợp những ý chính, điểm giống và khác nhau, thông qua hình ảnh, sơ đồ, bảng, phiếu học tập, câu hỏiĐể nhấn mạnh, nhắc lại thật kĩ cho học sinh nắm chắc được kiến thức đã học. I. 3 Phạm vi và đối tượng của đề tài Phạm vi của đề tài: Phần I. Giới thiệu chung về thế giới sống Đối tượng của đề tài: HS lớp 10C9 và lớp 10C10 trường THPT Trung An năm học 2017-2018. I. 3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài như: Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu, phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tàinhư: Phương pháp điều tra, phương pháp tổng kết kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. Phương pháp thống kê toán học II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ II.1 Cơ sở lý luận Hoạt động dạy học là hoạt động được thực hiện theo một chiến lược, chương trình đã được thiết kế, tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Giáo viên (GV) xây dựng, thiết kế hoạt động dạy học một cách đầy đủ và cụ thể bao nhiêu thì công việc dạy học càng hiệu quả bấy nhiêu. Vì hầu hết GV đều mong muốn đạt được thành công chóng vánh trong các giờ dạy nên họ thường bỏ qua việc xây dựng chiến lược hoạt động của thầy một cách lôgic, khoa học và có định hướng. Khi nói về hoạt động dạy của GV, người ta dễ nghĩ đến sự hoàn chỉnh có tính đơn phương của nó. Từ đó, người ta xây dựng những “quy tắc vàng” bắt buộc mỗi GV phải tuân thủ một cách đầy đủ, nghiêm ngặt. Thực tế này dẫn đến tình trạng, nhiều giờ học trở nên nhàm chán, sa vào truyền thụ tri thức một chiều, không đáp ứng được nhu cầu cá nhân người học. Thực chất, vì hoạt động của GV là hoạt động lôi cuốn HS và hòa nhịp với hoạt động của HS nên những “quy tắc vàng” phải đảm bảo tính tương tác. Ý kiến của Davydov: “Các hoạt động dạy- học là các hoạt động cùng nhau của thầy và trò” đã chỉ ra sự tương tác trong hoạt động dạy học mang tính đặc thù. II.2 Cơ sở thực tiễn Qua nhiều năm giảng dạy, so sánh các hình thức truyền thụ kiến thức cho học sinh ở từng lớp. Quan điểm của bản thân tôi là làm thế nào để trong một tiết dạy, học sinh hiểu được bài mới, nhớ kiến thức cũ và biết vận dụng vào thực tiễn. Vì vậy trong giảng dạy giáo viên cần tìm ra phương pháp mới để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Truyền đạt các kiến thức cơ bản, đặt các hệ thống câu hỏi giúp học sinh tự tìm tòi kiến thức mới trên cơ sở kiến thức cũ. Từ đó làm cho học sinh hứng thú hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, tiết học trở nên sôi nổi, không gượng ép, căng thẳng, buồn tẻ. Mặt khác trong quá trình giảng dạy cần giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của quá trình rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh giữa kiến thức cũ và mới, giữa bài này với bài khác. Là giáo viên dạy Sinh học, tôi nhận thấy mỗi bài học môn Sinh học cũng như nhiều môn học khác, đều có giá trị và ý nghĩa thực tiễn rất cao. Nếu biết vận dụng linh hoạt giữa lí thuyết với thực hành và việc áp dụng kiến thức đó vào thực tiễn thì chúng ta sẽ thấy môn học thật thú vị và bổ ích. Tuy vậy, đa số học sinh trong quá trình học có tư tưởng, học cho qua, học để lấy điểm mà không hề nhận ra giá trị thực tế của mỗi môn học. Điều này, một phần do chính giáo viên mỗi bộ môn không hoặc ít quan tâm đến vấn đề này, chủ yếu dạy cho đúng chương trình là được, mà không chú ý nhiều đến việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ, cũng như việc tiếp thu kiến thức của các em, vì thế các em nắm kiến thức không kĩ, không sâu, dễ quên. Do đó, ở mỗi bài, mỗi chương, tôi thiết lập, tổng hợp những ý chính, điểm giống và khác nhau, thông qua hình ảnh, sơ đồ, bảng, phiếu học tập, câu hỏiĐể nhấn mạnh, nhắc lại thật kĩ cho học sinh nắm chắc được kiến thức đã học. II. 3 Nội dung và các giải pháp của đề tài II. 3.1 Về nội dung cụ thể ứng dụng của đề tài II. 3.2 Về giải pháp của đề tài Thông thường GV tiến hành bài dạy theo các bước và có nhiều cách truyền thụ. Đối với tôi ngoài những phương pháp đó, tôi còn nhấn mạnh những điểm khác biệt mà HS có thể không nhận ra hoặc nhầm lẫn. Ví dụ: Kiến thức sinh vật và vật vô sinh, Bằng hình ảnh và câu hỏi gợi mở, tôi đưa lên để các em quan sát, thảo luận tìm ra phần trả lời, cuối cùng tôi chốt lại: Sinh vật thì hô hấp trao đổi dẫn đến sinh trưởng và phát triển, còn vật thể thì không hô hấp, nhưng có sự trao đổi và dẫn đến hủy diệt. O2 Phiếu học tập CO2 Nguyên tử Hình: Quá trình giảm phâncủa tế bào (Google, meiosis) kỳ sau kỳ cuối Kỳ trung gian Nóng chảy Oxi , CO2, chất thải lớn lên Vận động sinh sản Hình: chuyển hóa năng lượng ở vật vô sinh Hình: Vòng đời của sinh vật Z. Câu hỏi: Nêu những khác nhau cơ bản của sinh vật và vật vô sinh. Nhận xét gì về đặc trưng của sự sống ? Sinh vật vật vô sinh ................................................................................................................................. - Nhân xét: ........................ Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Sinh vật nào sau đây không có cấu tạo tế bào? A. Vi khuẩn B. Động vật C.Virut D. Thực vật Câu 2. Đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống là : A. Phân tử B. Tế bào C. Đại phân tử D. Phân tử và đại phân tử Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tế bào? A. Đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống B. Được cấu tạo từ các mô C. Đơn vị chức năng của tế bào D. Được cấu tạo từ các phân tử,bào quan Câu 4. Tổ chức sống nào sau đây thuộc cấp độ dưới cơ thể ? A. Quần xã B. Đại phân tử C. Sinh quyển D. Quần thể Câu 5.Tổ chức nào sau đây có cấp độ lớn nhất ? A. Hệ sinh thái B. Quần xã C. Quần thể D. Sinh quyển Câu 6. Quần thể là: A.Tập hợp các cá thể cùng loài C.Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài B.Tập hợp các sinh vật khác loài D.Tập hợp các quần thể sinh vật cùng loài Câu 7. Một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của nó,được gọi là: A. Sinh quyển B. Hệ sinh thái C. Quần thể D. Quần xã Với những phương pháp này, tôi nhận thấy dễ kích thích học sinh (HS) trung bình, yếu phát biểu xây dựng bài hơn, nắm kiến thức kĩ hơn, để biết được hiệu quả của giải pháp mình đang làm, tôi kiểm nghiệm bằng cách thu thập thông tin, khảo sát, chấm điểm các phiếu thảo luận của các nhóm, phát biểu của HS, củng cố bài, kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyênTừ đó tôi có thể rút ra một vài kinh nghiệm của những việc làm được và chưa làm được ở mỗi phần thực hiện. II. 4 Hiệu quả của đề tài Sau khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy: Học sinh nắm bài tại lớp một cách nhanh chóng, nhớ được kiến thức và lớp học sôi động, nhiều học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài, rút ngắn được thời gian học bài ở nhà, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Cụ thể: Áp dụng cho 2 lớp 10C9 (lớp đối chứng) và lớp 10C10 (lớp thực nghiệm) của năm học qua 2017-2018. Kết quả như sau: Phát biểu xây dựng bài Số lượng học sinh phát biểu Số lượng câu trả lời đúng Lớp 10C9 (lớp đối chứng) 8/33 4/33 Lớp 10C10 (lớp thực nghiệm) 19/33 15/33 Điểm kiểm tra thường xuyên Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Lớp 10C9 (lớp đối chứng) 0 (0%) 1 (3,03%) 23 (69,70%) 9 (27,27%) Lớp 10C10 (lớp thực nghiệm) 4 (12,12%) 10 (30,30%) 18 (54,55%) 1 (3,03%) Điểm kiểm tra định kỳ Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Lớp 10C9 (lớp đối chứng) 0 (0%) 0 (0%) 1 (3,03%) 32 (96,97%) Lớp 10C10 (lớp thực nghiệm) 0 (0%) 1 (3,03%) 4 (12,12%) 28 (84,85%) 6. Tính hiệu quả: Sau khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy: Học sinh nắm bài tại lớp một cách nhanh chóng, nhớ được kiến thức và lớp học sôi động, nhiều học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài, rút ngắn được thời gian học bài ở nhà, đỡ vất vã thời gian và công sức cho giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tỉ lệ trên mặc dù chưa cao nhưng bước đầu đã đánh giá chặt chẽ của giáo viên trong các bài khảo sát, có thể kết luận được hiệu quả của các hoạt động dạy học và tổ chức hoạt động của giáo viên là công cụ tốt để nâng cao chất lượng dạy và học. Kết quả giảng dạy ở các lớp cho thấy tỉ lệ học sinh hứng thú học bài chiếm đa số với khoảng 82,9%, điểm giỏi, khá tăng, điểm trung bình, yếu giảm nhiều, các trường hợp học sinh còn lơ là không chú ý giảm, nhiều em trong số đó có sự chú ý học bài hơn. Mặc dù còn tồn tại một lượng nhỏ không cảm thấy hứng thú, song kết quả thu được như vậy là rất khả thi. Điều quan trọng nhất là giáo viên có phương pháp, cách thức tổ chức như thế nào để lôi cuốn các em nhiều hơn vào nội dung của bài dạy, học sinh biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn, ngày càng hăng say học tập, tìm tòi và yêu khoa học hơn. 7. Phạm vi ảnh hưởng: Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi trong và ngoài nhà trường (Với những lớp có đặc điểm giống như lớp 10C10 trường THPT Trung An), bởi kiến thức và phương pháp được đúc kết kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy như: tôi thiết lập, tổng hợp những ý chính, điểm giống và khác nhau, thông qua hình ảnh, sơ đồ, bảng, phiếu học tập, câu hỏiĐể nhấn mạnh, nhắc lại thật kĩ cho học sinh nắm chắc được kiến thức đã học. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Cờ Đỏ, ngày 19 tháng 3 năm 2018 Người mô tả sáng kiến Lê Mộng Thu
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_sinh_hoc_10.docx