SKKN Một số giải pháp giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học trong môn Toán Lớp 2 theo bộ Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Về phía giáo viên:
* Ưu điểm :
- Giáo viên chủ động lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp.
- Phân bố thời gian hợp lý trong tiết dạy, đảm bảo cho học sinh đủ thời gian làm việc tự tìm kiến thức mới thông qua thực hành luyện tập.
- Bài soạn được thiết kế theo hướng đổi mới, đúng tinh thần tích cực hóa hoạt động của học sinh.
- Giáo viên có nhiều cố gắng khi kết hợp nhiều phương pháp dạy học và thay đổi hình thức học tập của học sinh nhằm nâng cao vai trò của học sinh trong hoạt động nhận thức.
- Trong giờ học tổ chức nhiều hoạt động học tập dưới các hình thức khác nhau như : Học cá nhân, học nhóm, thảo luận, trò chơi.
- Trong các tiết dạy, nhiều giáo viên đầu tư thời gian suy nghĩ để tạo những tình huống dạy học có vấn đề, nhằm thu hút sự chú ý, gây hứng thú trong học Toán của học sinh.
- Sử dụng dạy Toán theo các phiếu để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, phát triển năng lực cá nhân và tính độc lập, sáng tạo của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.
- Giáo viên sử dụng nhiều hình thức đánh giá như : Viết, vấn đáp, học sinh tự đánh giá.
* Nhược điểm :
- Một số giáo viên chưa đầu tư thời gian để hiểu được dụng ý của sách giáo khoa, chưa nắm bắt được phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới.
- Giáo viên còn máy móc phụ thuộc vào các tài liệu có sẵn như sách giáo khoa, sách giáo viên mà chưa chủ động thiết kế bài dạy dẫn đến hạn chế về mặt tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học và thay đổi hình thức học tập cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế, đặc biệt khi sử dụng phương pháp trực quan thường lạm dụng, khi dạy những bài toán có khả năng suy luận chưa biết tạo ra những tình huống có vấn đề, đặc biệt là khi dạy các yếu tố hình học.
- Trong giờ dạy, giáo viên vẫn còn nói nhiều, giảng giải nhiều, xử lý các tình huống xảy ra còn nhiều hạn chế, chưa gây được hứng thú học toán của học sinh.
- Một nguyên nhân nữa cho rằng hạt nhân của môn toán Tiểu học là số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân. Việc dạy các yếu tố hình học chỉ cung cấp cho học sinh các biểu tượng ban đầu.
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẾ VÕ TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN PHỐ MỚI ooo SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC TRONG MÔN TOÁN LỚP 2 THEO BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Lĩnh vực: Họ và tên tác giả: . Đơn vị: . NĂM HỌC: 2022 – 2022 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế tri thức của thời đại, Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra nhiệm vụ: “Nâng cao dân trí, phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam”. Bởi vậy Giáo dục luôn được xác định là “Quốc sách hàng đầu” mà “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo”. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của nhà trường Tiểu học hiện nay, bên cạnh đó còn xuất phát từ mục tiêu cơ bản của ngành Giáo dục - Đào tạo đã đề ra, phải đào tạo con người mới phát triển toàn diện có đầy đủ tri thức, thông minh, sáng tạo và đức độ để sau này có thể làm chủ tương lai. Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở bậc Tiểu học. Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Trong các môn học ở bậc Tiểu học, môn Toán chiếm một vị trí rất quan trọng, giúp các em chiếm lĩnh được tri thức, phát triển trí thông minh, năng lực tư duy, sáng tạo logic góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Ở tiểu học, các yếu tố hình học chiếm một vị trí rất quan trọng, tuy không đặt thành chương riêng, song nó được phân bố ở hầu hết các tiết toán trong chương trình. Dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học phải giúp cho học sinh có những biểu tượng, khái niệm ban đầu chính xác về các yếu tố thường gặp, có khả năng nhận dạng, phân biệt về mặt hình dạng không gian trên cơ sở một số dấu hiệu có thể kiểm nghiệm bằng thực hành trên các đồ vật, mô hình, hình vẽ, Vậy làm thế nào để nâng cao năng lực học các yếu tố hình học cho học sinh, giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, tự mình chiếm lĩnh kiến thức thông qua sự hướng dẫn của giáo viên đó là điều mà tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học trong môn Toán lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống”. 1 | 2 0 Do vậy việc nắm chắc tính chất của hình và những vấn đề tâm lý có liên quan sẽ làm tăng tính logic trong việc xây dựng yêu cầu dạy học ở từng lớp và chọn phương pháp dạy học cho phù hợp. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thực trạng của giáo viên và học sinh trong việc dạy – học các yếu tố hình học ở môn Toán lớp 2 Trong thực tế, việc dạy các thao tác thực hành hình học còn phụ thuộc vào quan niệm, cách nghĩ, cách làm và năng lực của mỗi GV nên hiệu quả chưa cao. Hiện tượng học sinh vẽ hình không đúng cách và còn lúng túng khi thực hành xếp hình là khá phổ biến. Có không ít giáo viên cho rằng học sinh Tiểu học chỉ cần nắm được công thức tính chu vi, diện tích, thể tích các hình là được, còn việc vẽ hình, xếp hình ở các lớp dưới là việc làm đơn giản, không có gì khó khăn, do đó mà xao nhãng, không chú ý rèn luyện kỹ năng thao tác hình học cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy và dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp, qua việc kiểm tra kiến thức học sinh, tôi thấy: a. Về phía giáo viên: * Ưu điểm : - Giáo viên chủ động lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp. - Phân bố thời gian hợp lý trong tiết dạy, đảm bảo cho học sinh đủ thời gian làm việc tự tìm kiến thức mới thông qua thực hành luyện tập. - Bài soạn được thiết kế theo hướng đổi mới, đúng tinh thần tích cực hóa hoạt động của học sinh. - Giáo viên có nhiều cố gắng khi kết hợp nhiều phương pháp dạy học và thay đổi hình thức học tập của học sinh nhằm nâng cao vai trò của học sinh trong hoạt động nhận thức. - Trong giờ học tổ chức nhiều hoạt động học tập dưới các hình thức khác nhau như : Học cá nhân, học nhóm, thảo luận, trò chơi. 3 | 2 0 “Vì sao” đã thôi thúc học sinh phải suy nghĩ tìm tòi giải thích. Đó là chỗ dựa để đưa ra cách làm hoặc cách giải sự lựa chọn trong vốn kiến thức đã học để trả lời. Khi dạy các yếu tố hình học cho học sinh lớp 2, việc tập cho học sinh có thói quen đặt ra câu hỏi “Tại sao” và tìm cách giải thích làm cho vấn đề được sáng tỏ là nhiệm vụ của người giáo viên. Từ thói quen trong suy nghĩ ta hình thành và rèn luyện thói quen đó trong diễn đạt, trong trình bày. 2.3.2. Các dạng cơ bản của hệ thống các bài tập thực hành về yếu tố hình học trong Toán 2 Gồm các dạng sau: Dạng 1: Về “nhận biết hình”: a. Về “đoạn thẳng, đường thẳng”. Vấn đề “đoạn thẳng, đường thẳng” được giới thiệu ở Tiểu học có thể có nhiều cách khác nhau. Trong sách toán 2, khái niệm “đường thẳng” được giới thiệu bắt đầu từ “đoạn thẳng” (đã được học ở lớp 1) như sau: - Cho điểm A và điểm B, lấy thước và bút nối hai điểm đó ta được đoạn thẳng AB. A B - Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía, ta được đường thẳng AB A B - L ưu ý: Khái niệm đường thẳng không định nghĩa được, học sinh làm quen với “biểu tượng” về đường thẳng thông qua hoạt động thực hành: Vẽ đường thẳng qua 2 điểm, vẽ đường thẳng qua 1 điểm. b. Nhận biết giao điểm của hai đoạn thẳng: 7 | 2 0 Ví dụ dạy học bài “Hình tứ giác” theo yêu cầu trên, có thể như sau: - Giới thiệu hình tứ giác (học sinh được quan sát vật chất có dạng hình tứ giác, là các miếng bìa hoặc nhựa trong hộp đồ dùng học tập, để nhận biết dạng tổng thể “đây là hình tứ giác”). Ví dụ: bài 2 trang 103 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 - Nhận biết được hình tứ giác trong tập hợp một số hình (có cả hình không phải là hình tứ giác), chẳng hạn: Tô màu (hoặc đánh dấu x ) vào hình tứ giác có trong mỗi hình sau: - Thực hành củng cố nhận biết hình tứ giác: Ví dụ: (Bài 2 trang 104 sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Mỗi hình dưới đây là hình gì? 9 | 2 0 a. Vẽ hình không yêu cầu có số đo các kích thước. Vẽ hình trên giấy ô vuông Ví dụ: Dùng thước và bút nối các điểm để có: a) Hình chữ nhật AB ED b) Hình tứ giác. MN QP Yêu cầu bước đầu học sinh vẽ được hình chữ nhật, hình tứ giác (nối các điểm có sẵn trên giấy kẻ ô ly). b. Vẽ hình theo mẫu: Ví dụ: Vẽ hình theo mẫu. Mẫu - Giáo viên cho học sinh nhìn kỹ mẫu rồi lần lượt chấm từng điểm vào vở: Dùng thước kẻ và bút nối các điểm để có hình vuông. c. Vẽ đoạn thẳng. Ví dụ: (bài 1 - trang 108 sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 9 cm. Học sinh nêu cách vẽ: 11 | 2 0
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_cac_yeu_to_hinh.docx