SKKN Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi Trung học Phổ thông quốc gia môn Địa lí

Thực trạng vấn đề

Từ năm học 2016 - 2017, môn Địa lí thi THPT Quốc gia chuyển sang hình

thức thi trắc nghiệm. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đợt tập huấn về kĩ

năng xây dựng ma trận, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm thi THPT Quốc gia.

Tại các trường THPT trong đó có trường THPT Cờ Đỏ, đã triển khai và áp

dụng hình thức thi trắc nghiệm môn Địa lí, khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia

để đánh giá chất lượng học sinh trong các khóa học.

Qua khảo sát thực trạng, tôi nhận thấy rất nhiều học sinh không làm hết

được các câu hỏi do không còn đủ thời gian hoặc các câu hỏi còn lại (chủ yếu là

các câu hỏi phần thực hành) học sinh không nhớ được công thức tính nên lựa chọn

kết quả theo cảm tính. Một số câu hỏi liên quan đến máy tính thì các em không

nắm vững được kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay nên mất nhiều thời gian. Để tìm

hiểu rõ hơn thực trạng trên, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát về một số nội dung ở

1 lớp đối chứng là 12C2 năm học 2018 - 2019 và có kết quả như sau: (Các phiếu

điều tra xem ở phần I phụ lục).

pdf36 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi Trung học Phổ thông quốc gia môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đề bài là cả 4 đối tượng đều có tốc độ 
tăng trưởng liên tục. 
- Bước 2: Nếu có giá trị của một đối tượng nào đó 
không tăng liên tục thì loại luôn không phải tính tốc 
độ tăng trưởng nữa vì không thõa mãn điều kiện 
của đề bài. 
- Bước 3: Học sinh chỉ tính tốc độ tăng trưởng của 
năm 2015. 
+ Diện tích: 7.834,9 ÷ 7.329,2 = 1,0689... nhấn AC. 
+ Sản lượng: 45.215,6 ÷ 35.832,9 = 1,2618... nhấn 
AC. 
+ Năng suất: 57,7 ÷ 48,9 = 1,1799... nhấn AC. 
+ Bình quân lương thực: 493,0 ÷ 434,9 = 1,1335... 
nhấn AC. 
- Bước 4: Trên phím REPLAY ở bốn phía có 4 
hình tam giác nhỏ, học sinh dùng hai hình tam giác 
lên xuống để kiểm tra kết quả vừa tính và lựa chọn 
kết quả đúng với đề bài. 
 16 
c. Dạng câu hỏi giải nhanh dựa vào phím REPLAY trên máy tính cầm tay 
Ví dụ 3: Cho bảng số liệu. 
Diện tích, sản lượng, năng suất và bình quân lương thực 
ở nước ta giai đoạn 2005-2015 
Năm 2005 2010 2013 2015 
Diện tích (nghìn ha) 7.329,2 7.489,4 7.761,2 7.834,9 
Sản lượng (nghìn tấn) 35.832,9 40.005,6 43.737,8 45.215,6 
Năng suất (tạ/ha) 48,9 53,4 56,4 57,7 
Bình quân lương thực theo đầu 
người (kg/người) 
434,9 460,1 487,3 493,0 
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê 2016) 
Dựa vào bảng số liệu trên, năm 2015 so với năm 2005 thành phần có giá trị 
tăng nhanh nhất là. 
A. Diện tích. B. Sản lượng. 
C. Năng suất. D. Bình quân lương thực. 
Phương pháp giải truyền thống Máy tính cầm tay 
- Bước 1: Tính giá trị tăng của diện tích. 
7.834,9 ÷ 7.329,2 = 1,06 lần, học sinh ghi kết quả 
ra giấy nháp. 
- Bước 2: Tính giá trị tăng của sản lượng. 
45.215,6 ÷ 35.832,9 = 1,26 lần, học sinh ghi kết 
quả ra giấy nháp. 
- Bước 3: Tính giá trị tăng của năng suất. 
57,7 ÷ 48,9 = 1,17 lần, học sinh ghi kết quả ra giấy 
nháp. 
- Bước 4: Tính giá trị tăng của bình quân lương 
thực. 
493,0 ÷ 434,9 = 1,13 lần, học sinh ghi kết quả ra 
giấy nháp. 
 17 
Phương pháp giải nhanh 
- Bước 1: Tính giá trị tăng của diện tích. 
7.834,9 ÷ 7.329,2 = 1,06... nhấn AC. 
- Bước 2: Tính giá trị tăng của sản lượng. 
45.215,6 ÷ 35.832,9 = 1,26... nhấn AC. 
- Bước 3: Tính giá trị tăng của năng suất. 
57,7 ÷ 48,9 = 1,17... nhấn AC. 
- Bước 4: Tính giá trị tăng của bình quân lương 
thực. 
493,0 ÷ 434,9 = 1,13... nhấn AC. 
- Bước 5: Trên phím REPLAY ở bốn phía có 4 
hình tam giác nhỏ, học sinh dùng hai hình tam giác 
lên xuống để kiểm tra kết quả vừa tính và lựa chọn 
kết quả đúng. 
Qua ví dụ 2 cho thấy ở phương pháp giải nhanh khi học sinh biết căn cứ vào 
điều kiện của đề bài thì đã loại bỏ không phải thực hiện ít nhất tới 9 phép tính, khi 
qui đổi ra đơn vị phần trăm thì không cần phải nhân với 100. Còn kết quả của các 
phép tính thì không cần phải ghi ra giấy nháp mà chỉ cần dùng phím REPLAY là 
kiểm tra được kết quả đúng. 
Ở ví dụ 3 cũng tương tự như vậy, học sinh không phải ghi kết quả các phép 
tính ra giấy nháp mà sau khi tính xong chỉ cần dùng phím REPLAY là kiểm tra 
được kết quả đúng. 
3.3. Giải pháp hướng dẫn học sinh phương pháp tự học ở nhà các câu hỏi thực 
hành liên quan đến công thức 
Trong quá trình dạy học ở các lớp 12, sau khi kết thúc một số bài có liên 
quan đến các công thức tôi sẽ giao cho học sinh một số bài tập về nhà để rèn luyện 
kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay và nhớ các công thức. Qua đây cũng hướng dẫn 
học sinh phương pháp tự học ở nhà cho các em. 
Tên bài Công thức tính 
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Độ che phủ 
Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta - Mật độ dân số 
Bài 19: Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân 
hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các 
- Bình quân thu nhập 
theo đầu người 
 18 
vùng. 
Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Cơ cấu (tỉ trọng) 
Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp - Năng suất 
- Sản lượng 
- Bình quân lương thực 
theo đầu người 
Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu 
ngành trồng trọt 
- Tốc độ tăng trưởng 
Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản, lâm nghiệp - Bình quân thủy sản 
Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch - Cán cân XN khẩu 
.... .... 
3.4. Giải pháp phối hợp liên môn (Toán, Lí, Hóa...) để hướng dẫn học sinh về kĩ 
năng sử dụng máy tính cầm tay 
Để nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay cho học sinh, tôi đã phối hợp 
với các giáo viên bộ môn như Toán, Lí, Hóa... để trong quá trình giảng dạy cùng 
đồng nghiệp hướng dẫn học sinh qua đó góp phần nâng cao kĩ năng sử dụng máy 
tính cầm tay cho các em. 
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
Sau khi áp dụng đề tài vào giảng dạy ở các lớp thực nghiệm, tôi đã tiến hành 
thống kê, phân tích, so sánh kết quả với các lớp đối chứng và cho kết quả như sau: 
Bảng 5: Mức độ nhớ một số công thức trong phần câu hỏi thực hành 
môn Địa lí thi THPT Quốc gia 
Lớp 
Sĩ 
số 
Yêu cầu công thức tính 
Mức độ 
Nhớ Không nhớ 
SL % SL % 
1. Lớp đối chứng. 
12C2 
(2018 - 
29 
Mật độ dân số 8 27,6 21 72,4 
Bình quân lương thực theo đầu người 9 31,0 20 69,0 
 19 
Lớp 
Sĩ 
số 
Yêu cầu công thức tính 
Mức độ 
Nhớ Không nhớ 
SL % SL % 
2019) Năng suất lúa 6 20,7 23 79,3 
Thu nhập bình quân theo đầu người 7 24,1 22 75,1 
Tổng 30 26,1 85 73,9 
2. Lớp thực nghiệm. 
12C1 
(2018 - 
2019) 
33 
Mật độ dân số 33 100 0 0 
Bình quân lương thực theo đầu người 33 100 0 0 
Năng suất lúa 32 97,0 1 3,0 
Thu nhập bình quân theo đầu người 32 97,0 1 3,0 
Tổng 130 98,5 2 1,5 
12A3 
(2019 - 
2020) 
33 
Mật độ dân số 29 78,9 4 12,1 
Bình quân lương thực theo đầu người 30 90,9 3 9,1 
Năng suất lúa 29 78,9 4 12,1 
Thu nhập bình quân theo đầu người 30 90,9 3 9,1 
Tổng 118 89,4 14 10,6 
12A4 
(2019 - 
2020) 
32 
Mật độ dân số 27 84,4 5 15,6 
Bình quân lương thực theo đầu người 28 87,5 4 12,5 
Năng suất lúa 26 81,3 6 18,7 
Thu nhập bình quân theo đầu người 24 75,0 8 25,0 
Tổng 105 82,0 23 18,0 
Tổng 353 90,0 39 10,0 
Qua bảng số liệu cho thấy: Kết quả ở lớp thực nghiệm sau khi tác động so 
với lớp đối chứng đã có sự chênh lệch rõ rệt, cụ thể: Số học sinh ở lớp đối chứng 
 20 
nhớ được công thức chỉ chiếm 26,1% tổng số học sinh, còn lại có tới 73,9% tổng 
số học sinh là không nhớ được công thức hoặc nhớ sai công thức. Trong khi đó ở 
lớp thực nghiệm số học sinh nhớ được công thức chiếm đến 90,0% tổng số học 
sinh, còn số học sinh không nhớ được công thức chỉ còn chiếm 10,0% tổng số 
học sinh. 
Bảng 6: Thời gian hoàn thành 1 câu hỏi thực hành liên quan 
đến công thức môn Địa lí thi THPT Quốc gia. 
Lớp 
Sĩ 
số 
Thời gian hoàn thành kết quả tính 1 câu hỏi 
Dưới 1 phút 
Từ 1 phút đến 1 
phút 25’ 
Trên 1 phút 25’ 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
SL % SL % 
1. Lớp đối chứng. 
12C2 
2018 - 2019 
29 2 6.9 8 27,6 19 65,5 
Tổng 29 2 6.9 8 27,6 19 65,5 
2. Lớp thực nghiệm. 
12C1 
2018 - 2019 
33 12 36,4 21 63,6 0 6,0 
12A3 
2019 - 2020 
33 7 21,2 20 60,6 6 18,2 
12A4 
2019 - 2020 
32 5 15,6 20 62,5 7 21,9 
Tổng 24 24,5 61 62,2 13 13,3 
Ở lớp thực nghiệm do đa số học sinh đã nhớ được công thức, dẫn đến thời 
gian hoàn thành kết quả tính 1 câu hỏi phần thực hành được rút ngắn xuống nhiều: 
Dưới 1 phút là 30 học sinh (chiếm 24,5% tổng số học sinh), trong khi đó ở lớp đối 
chứng con số này là 2 học sinh (chiếm 6,9% tổng số học sinh). Từ 1 phút đến 1 
phút 25’ là 61 học sinh (chiếm 62,2% tổng số học sinh), còn ở lớp đối chứng là 8 
học sinh (chiếm 27,6% tổng số học sinh). Trên 1 phút 25’ chỉ còn có 13 học sinh 
(chiếm 13,3% tổng số học sinh), trong khi đó ở lớp đối chứng con số này là 19 học 
 21 
sinh (chiếm 65,5% tổng số học sinh). 
Bảng 7: Kĩ năng của học sinh về sử dụng máy tính cầm tay. 
Lớp Sĩ số 
Kĩ năng sử dụng 
Biết qui đổi nhanh 
Biết, nhưng 
chậm 
Không biết 
SL % SL % SL % 
1. Lớp đối chứng. 
12C2 
2018 - 2019 
29 1 3,4 8 27,6 20 69,0 
Tổng 29 1 3,4 8 27,6 20 69,0 
2. Lớp thực nghiệm. 
12C1 
2018 - 2019 
33 31 93,9 2 6,1 0 0,0 
12A3 
2019 - 2020 
33 25 75,8 7 21,2 1 3,0 
12A4 
2019 - 2020 
32 20 62,5 10 31,3 2 6,3 
Tổng 98 76 77,6 19 19,4 3 3,0 
Ở bảng số 7 cho thấy, kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay của học sinh ở lớp 
thực nghiệm đã được nâng lên rất nhiều so với lớp đối chứng cụ thể: Số học sinh 
biết qui đổi nhanh các phép tính chiếm tới 76/98 học sinh (chiếm 77,6%), số học 
sinh biết qui đổi, nhưng còn chậm là 19/98 học sinh (chiếm 19,4%), còn số học 
sinh không biết qui đổi là 03 học sinh. Trong khi đó ở lớp đối chứng các con số 
này tương ứng là: 1/29 (chiếm 3,4%); 8/29 (chiếm 27,6%) và 20/29 (chiếm 
69,0%). 
 22 
Bảng 8: Kết quả điểm khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 1, 
câu hỏi thực hành liên quan đến công thức. 
Lớp Sĩ số 
Điểm câu hỏi phần thực hành 
0,5 điểm 0,25 điểm 0,0 điểm 
Số 
lượng 
Tỷ lệ % 
Số 
lượng 
Tỷ lệ % 
Số 
lượng 
Tỷ lệ % 
1. Lớp đối chứng. 
12C2 
2018 - 2019 
29 1 3,4 7 24,1 21 72,4 
Tổng 29 1 3,4 7 24,1 21 72,4 
2. Lớp thực nghiệm. 
12C1 
2018 - 2019 
33 30 90,9 3 9,1 0 0,0 
12A3 
2019 - 2020 
33 25 75,8 6 18,2 2 6,0 
12A4 
2019 - 2020 
32 17 53,1 10 31,3 5 15,6 
Tổng 98 72 73,5 19 19,4 7 7,1 
Bảng 9: Kết quả điểm khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 2, 
câu hỏi thực hành liên quan đến công thức. 
Lớp Sĩ số 
Điểm câu hỏi phần thực hành 
0,5 điểm 0,25 điểm 0,0 điểm 
Số 
lượng 
Tỷ lệ % 
Số 
lượng 
Tỷ lệ % 
Số 
lượng 
Tỷ lệ % 
1. Lớp đối chứng. 
12C2 
2018 - 2019 
29 2 6,8 9 31,1 18 62,1 
Tổng 29 2 6,8 9 31,1 18 62,1 
2. Lớp thực nghiệm. 
12C1 
2018 - 2019 
33 31 93,9 2 6,1 0 0,0 
12A3 
2019 - 2020 
33 27 81,8 5 15,2 1 3,0 
12A4 
2019 - 2020 
32 20 62,5 9 28,1 4 12,5 
Tổng 98 78 79,6 16 16,3 5 5,1 
(Ghi chú: Các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức xem ở phần II phụ lục). 
 23 
Qua so sánh, phân tích số liệu ở các bảng 8, 9 cho thấy: 
- Ở lớp đối chứng: Số học sinh không làm đúng câu nào (đạt 0 điểm) ở phần 
câu hỏi thực hành liên quan đến công thức là rất lớn chiếm 72,4% tổng số học sinh 
(bảng số 8), con số này có giảm theo thời gian năm học nhưng rất chậm vẫn chiếm 
tới 62,1% (bảng số 9) giảm 10,2%. Trong khi đó số học sinh đạt điểm tối đa ở phần 
này rất thấp chiếm 3,4% (bảng số 8) và có tăng nhưng rất chậm chiếm 6,8% (bảng 
số 9) tăng 3,4%. 
- Ở lớp thực nghiệm: Do được áp dụng các giải pháp của đề tài nên tỉ lệ học 
sinh đạt điểm tối đa là rất cao chiếm 73,5% tổng số học sinh (bảng số 8) và đạt 
79,6% (bảng số 9). Số học sinh bị điểm 0 ở phần này chỉ còn 5,1%. Như vậy là đã 
giảm và hạn chế tình trạng học sinh không nhớ công thức và tính sai kết quả. 
Từ thực tế trên cho thấy, khi học sinh nhớ được công thức, kĩ năng sử dụng 
máy tính cầm tay được nâng cao thì thời gian hoàn thành chính xác một câu hỏi 
phần thực hành được rút ngắn. Điều này đã góp phần dành thời gian để học sinh 
làm các câu hỏi còn lại. Qua thống kê cho thấy những học sinh đạt điểm khá, giỏi ở 
các lớp thực nghiệm là những học sinh làm nhanh và chính xác các câu hỏi phần 
thực hành có liên quan đến công thức, cụ thể: 
Bảng 10: Danh sách học sinh đạt điểm khá, giỏi năm học 2018 - 2019 
TT Họ và tên Lớp 
Điểm từ 7,5 → 10 
Khảo sát 
lần 1 
Khảo 
sát lần 
2 
Thi 
THPT 
quốc gia 
1 Phan Thị Ánh Hồng 12C1 8,75 9,5 9,25 
2 Lê Hoàng Bảo Trâm 12C1 8,75 9,5 8,75 
3 Nguyễn Thị Khánh Huyền 12C1 9,0 9,25 9,0 
4 Nguyễn Thị Tú Oanh 12C1 8,0 8,5 8,75 
5 Vũ Thị Huế 12C1 8,25 9,5 9,25 
6 Lưu Anh Tú 12C1 9,0 9,5 9,0 
7 Nguyễn Thị Khánh Linh 12C1 7,5 8,75 8.5 
8 Lê Thị Kim Hồng 12C1 9,5 9,5 8.5 
9 Đàm Thị Nhàn 12C1 8,0 8,75 8.75 
10 Trương Thị Ý Nhi 12C1 8,0 8,5 8 
11 Nguyễn Thị Nguyên 12C1 9,0 9,25 8.75 
 24 
TT Họ và tên Lớp 
Điểm từ 7,5 → 10 
Khảo sát 
lần 1 
Khảo 
sát lần 
2 
Thi 
THPT 
quốc gia 
12 Trần Thị Ngọc 12C1 8,5 9,25 9 
13 Biện Thị Luyến 12C1 8,25 8,5 8.5 
14 Vi Thị Nguyệt Nga 12C1 8,0 8,25 8 
15 Hoàng Thị Huyền Trang 12C1 9,0 8,75 8.75 
16 Ngô Thị Hoài 12C1 8,0 8,25 7.75 
17 Đặng Thị Châu Anh 12C1 7,5 9,0 8.5 
18 Cao Thị Linh 12C1 8,0 8,5 8.75 
19 Nguyễn Thị Dung 12C1 8,5 8,75 8.25 
20 Nguyễn Hữu Đức 12C1 8,0 8,25 8.75 
21 Nguyễn Thị Hoài 12C1 8,5 8,5 8.75 
22 Phan Ngọc Thành 12C1 7,75 8,0 7.5 
23 Trần Thị Khánh Huyền 12C1 8,0 8,5 8.5 
24 Đặng Thị Thảo 12C1 7,5 7,75 7 
Bảng 11: Danh sách học sinh đạt điểm khá, giỏi năm học 2019 - 2020 
TT Họ và tên Lớp 
Điểm từ 7,5 → 10 
Khảo sát 
lần 1 
Khảo 
sát lần 
2 
Thi 
THPT 
quốc gia 
1 Nguyễn Văn Bắc 12A3 8,75 9,0 8,75 
2 Lê Xuẫn Bắc 12A3 8,5 8,5 8,75 
3 Lê Quang Bảo 12A3 8,0 7,25 8,0 
4 Lê Thị Lan 12A3 7,25 8,0 8,25 
5 Nguyễn Thị Thanh Nhàn 12A3 8,5 9,5 9,0 
6 Nguyễn Thị Py 12A3 8,0 8,5 8,25 
 25 
TT Họ và tên Lớp 
Điểm từ 7,5 → 10 
Khảo sát 
lần 1 
Khảo 
sát lần 
2 
Thi 
THPT 
quốc gia 
7 Đinh Thị Thanh Tâm 12A3 7,75 8,5 8.25 
8 Lê Sỹ Thủy 12A3 9,5 9,0 8.75 
9 Lê Văn Tiến 12A3 8,5 8,25 8.75 
10 Lê Thị Huyền Trang 12A3 8,0 8,5 8 
11 Bùi Minh Cương 12A4 8,0 9,75 8.75 
12 Ngô Xuân Khang 12A4 8,25 8,25 8,5 
13 Nguyễn Bá Thanh 12A4 8,25 8,75 8.25 
14 Cao Anh Thư 12A4 8,0 8,25 8,5 
15 Nguyễn Thị Hoài Thương 12A4 8,0 8,275 8.75 
 . 
Qua năm học 2018 - 2019, tôi đã tiến hành áp dụng các giải pháp của mình 
vào giảng dạy ở lớp thực nghiệm (12C1) và để kiểm chứng phương pháp của mình 
tôi đã tiến hành ở 2 lớp 12A3 và 12A4 năm học 2019 - 2020. Đến nay, qua theo 
dõi việc ôn tập và luyện đề ở các lớp này, tôi nhận thấy phần câu hỏi thực hành 
liên quan đến công thức và kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay của các em đã có 
những tiến bộ rõ rệt. Điều này càng khẳng định qua kết quả thi THPT Quốc gia ở 
lớp 12C1 năm học 2018 - 2019 và 12A3 và 12A4 năm học 2019 - 2020. 
 26 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
Với việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào thực tế giảng dạy tại 
trường THPT Cờ Đỏ, tôi thấy đã mang lại hiệu quả rõ rệt: 
- Đã giúp được học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên 
quan đến công thức. 
- Đã nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay cho học sinh. 
- Đã tạo được hứng thú, nhu cầu học tập cho học sinh môn Địa lí nói chung 
và phần câu hỏi thực hành liên quan đến công thức nói riêng. 
- Đã nâng cao được kết quả học tập môn Địa lí cho học sinh. Kết quả này 
được thể hiện ở chất lượng học tập và kết quả thi THPT Quốc gia của các lớp thực 
nghiệm 12C1 năm học 2018 - 2019 và 12A3, 12A4 năm học 2019 - 2020. 
2. Kiến nghị 
Qua việc thực hiện đề tài này, bản thân tôi có một số kiến nghị như sau: 
- Việc rèn luyện kĩ năng câu hỏi thực hành liên quan đến công thức cho học 
sinh lớp 12 trong qúa trình ôn thi THPT Quốc gia là rất quan trọng nên giáo viên 
cần thực sự quan tâm thường xuyên đến phần này. 
- Để đạt được hiệu quả cao trong phần câu hỏi thực hành liên quan đến công 
thức cần kết hợp với việc nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay cho học sinh. 
Vì vậy, giáo viên cần có hệ thống các bài tập cho học sinh thường xuyên rèn luyện 
cả trên lớp và ở nhà. 
- Để đạt được kết quả cao nhất về rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính cầm 
tay cho học sinh cần phối hợp thường xuyên với giáo viên bộ môn khác, đặc biệt là 
giáo viên bộ môn Toán. 
- Nhà trường cần bổ sung, cập nhật thêm vào thư viện các tài liệu trắc 
nghiệm môn Địa lí và Atlat Địa lí Việt Nam. 
 27 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1 
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH 
Để nâng cao chất lượng học tập và có kết quả tốt hơn trong học tập bộ môn 
Địa lý, em hãy đưa ra nhận xét và suy nghĩ của mình về các câu hỏi dưới đây: 
Đánh dấu (X) vào các mức độ. 
Câu 1: Về mức độ nhớ một số công thức trong phần câu hỏi thực hành 
môn Địa lí thi THPT Quốc gia 
Yêu cầu công thức tính 
Mức độ 
Nhớ Không nhớ 
Mật độ dân số 
Bình quân lương thực theo đầu người 
Năng suất lúa 
Thu nhập bình quân theo đầu người 
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu học sinh không nhớ các công thức Địa lí 
Nhiều công thức, các công thức khó nhớ  
Các câu hỏi liên quan đến công thức ít nên không quan tâm  
Ít được làm bài tập đối với các công thức  
Nguyên nhân khác  
Câu 3: Thời gian hoàn thành 1 câu hỏi thực hành liên quan đến công thức 
Dưới 1 phút  
Từ 1 phút đến 1 phút 25’  
Trên 1 phút 25’  
Câu 4: Kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay 
Biết qui đổi nhanh  
Biết, nhưng chậm  
Không biết  
 28 
Phụ lục 2 
MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG THỨC TÍNH 
Câu 1: Cho bảng số liệu sau: 
Diện tích và dân số các vùng trên cả nước năm 2015 
Vùng 
Diện tích 
(km2) 
Dân số 
(nghìn người) 
Đồng bằng sông Hồng 21060,0 20925,5 
Trung du và miền núi Bắc Bộ 95266,8 11803,7 
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 95832,4 19658,0 
Tây Nguyên 54641,0 5607,9 
Đông Nam Bộ 23590,7 16127,8 
Đồng bằng sông Cửu Long 40576,0 17590,4 
Căn cứ vào bảng số liệu trên nhận xét nào sau đây không đúng với diện tích 
và dân số của các vùng nước ta năm 2015? 
A. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất. 
B. Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số thứ 2. 
C. Dân số tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng. 
D. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất. 
Câu 2: Cho bảng số liệu: 
Diện tích và sản lượng lúa của cả nước, đồng bằng sông Hồng 
và đồng bằng sông Cửu Long 
Vùng 
Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 
2000 2014 2000 2014 
Đồng bằng sông Hồng 1 212,6 1 079,6 6 586,6 6 548,5 
Đồng bằng sông Cửu Long 3 945,8 4 249,5 16 702,7 25 245,6 
Cả nước 7 666,3 7 816,2 32 529,5 44 974,6 
Theo bảng số liệu trên, năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng năm 2014 là 
 29 
A. 60,7 tạ/ha. B. 59,4 tạ/ha. C. 6,1 tạ/ha. D. 57,5 tạ/ha. 
Câu 3: Cho bảng số liệu: 
Tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta 
 (Đơn vị: %) 
Năm Khai khoáng Chế biến Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước 
2010 100,0 100,0 100,0 
2012 105,0 105,5 111,5 
2013 99,4 107,6 108,4 
2014 102,7 108,7 112,5 
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, NXB Thống kê, 2015) 
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? 
A. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp khai khoáng tăng chậm nhất. 
B. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến tăng nhanh hơn công 
nghiệp khai khoáng. 
C. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí 
đốt, nước tăng nhanh nhất. 
D. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí 
đốt, nước tăng liên tục. 
Câu 4: Cho bảng số liệu sau 
Sản lượng thủy sản của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ 
năm 1995 và 2014 
 (Đơn vị: nghìn tấn) 
Năm 2005 2010 2014 
Sản lượng thủy sản nuôi trồng 48 77,9 86,4 
Sản lượng thủy sản khai thác 574,9 670,3 845,7 
Dựa vào bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng 
thủy sản vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ năm 1995 và 2014? 
A. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản 
khai thác. 
B. Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng. 
 30 
C. Sản lượng khai thác tăng, sản lượng nuôi trồng giảm. 
D. Sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn sản lượng nuôi trồng. 
Câu 5: Cho bảng số liệu: 
XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA PHI-LIP-PIN, 
 GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 
(Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ) 
Năm 2010 2012 2014 2015 
Xuất khẩu 69,5 77,1 82,2 82,4 
Nhập khẩu 73,1 85,2 92,3 101,9 
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo 
bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và 
dịch vụ của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015? 
A. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu. 
C. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu. 
B. Giá trị nhập siêu năm 2015 nhỏ hơn năm 2014. 
D. Giá trị nhập siêu năm 2010 lớn hơn năm 2012. 
 31 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 3 (2004 - 
2007), Hà Nội, 2005. 
2. Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc, Lý luận dạy học môn Địa lí, NXB Đại 
học sư phạm, năm 2004. 
3. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Hướng dẫn thực hành Địa lí 12 theo hình 
thức trắc nghiệm, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kĩ thuật xây dựng ma và biên soạn chuẩn hóa câu 
hỏi kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Địa lí, NXB Giáo dục. 
5. Nguyễn Nam - Ngọc Huyền LB, Công phá kỹ thuật Casio, NXB Đại học 
Quốc gia Hà Nội, 2020. 
6. Đề thi THPT Quốc gia năm 2017, 2018, 2019. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_giai_nhanh_chinh_xac_cac.pdf
Sáng Kiến Liên Quan