SKKN Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Liên đội Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội

Một số khái niệm:

- Môi trường là bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người và tự nhiên ( Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam 2005).

Trong điều 1, Luật Bảo vệ môi trường cho rằng: Môi trường là tất cả những gì tác động trực tiếp hay gián tiếp tới cuộc sống của con người đều được coi là môi trường, nó bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.

- Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức với mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực, nghĩa là hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển.

-Ý thức bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Từ những khái niệm trên, theo chủ quan của bản thân, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho học sinh là quá trình tác động vào nhận thức của học sinh thông qua các hoat động giáo dục nhằm giáo dục học sinh có được sự hiểu biết, kỷ năng và hành vi đúng về bảo vệ môi trường.

 

doc37 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Liên đội Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 
 Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời mang sự sống, đó là môi trường 
sống tuyệt vời của con người và mọi loài động thực vật. Nhưng có một vấn đề gây bức 
xúc mà khó giải quyết đó chính là “Ô nhiễm môi trường”. Nhiều năm trở lại đây, trái 
đất của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề do sự vô tâm và thiếu ý thức của con người. 
Bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết có tầm quan trọng đối với đời sống con người 
và phát triển kinh tế văn hóa của đất nước, của nhân loại, đặc biệt là đối với thế hệ 
đoàn viên, thiếu niên nhi đồng. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường không chỉ cho 
hôm nay mà cho cả mai sau, nhằm xây dựng môi trường học tập xanh - sạch - đẹp và 
xã hội trong lành.. Chính vì lẽ đó, ngành giáo dục chúng ta đã đưa nội dung giáo dục 
bảo vệ môi trường tích hợp qua các môn học trên lớp và thông qua các hoạt động 
ngoài giờ lên lớp do liên đội tổ chức.
 Là giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, gần gũi, dõi theo sinh hoạt của các em 
học sinh trong nhà trường, hàng ngày nhìn thấy những hành động của nhiều em học 
sinh chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường như để rác chưa đúng nơi 
quy định, vệ sinh lớp học, sân trường chưa sạch sẽ, vứt rác bữa bãi,giẫm lên bồn hoa, 
bẻ cành, hái hoa,....Nhằm góp phần trong việc chung tay bảo vệ môi trường xanh - 
sạch - đẹp, thiết nghĩ đây là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện tại. Bản thân tôi 
trực tiếp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng cũng như các hoạt động của 
liên đội nói chung từ đó thu hút các bạn học sinh tham gia rèn luyện kỹ năng sống tốt 
cũng như có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp. Vậy làm thế 
nào để uốn nắn và giáo dục kịp thời những học sinh đang có những hành vi chưa thân 
thiện ,bảo vệ môi trường sống nói chung và trong nhà trường nói riêng. Điều mà tôi 
mong muốn là học sinh có ý thức tự giác bảo vệ môi trường ở mọi nơi như khi đến 
trường, sinh hoạt ở gia đình, thôn xóm, đi biển, nơi công cộngChính vì vậy tôi mạnh 
dạn thực hiện đề tài “Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học 
sinh Liên đội Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội” để nghiên cứu.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 1.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh Trung học cơ sở. 
 1 Nghiên cứu, phân tích tổng hợp các tài liệu về môi trường, ý thức bảo vệ môi 
trường nhằm xây dựng cơ sở lí luận về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh 
Liên đội Trung học cơ sở.
 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 
 Thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra thu thập các thông tin về 
thực trạng ý thức bảo vệ môi trường và thực trạng giáo dục cho học sinh thông qua 
hoạt động Đội trong những năm qua tại Liên đội THCS, để từ đó phân tích, đưa ra các 
giải pháp và khuyến nghị đối với các cấp quản lý của trường, cán bộ, giáo viên và cha 
mẹ học sinh. 
 - Phương pháp phỏng vấn sâu
 Được sử dụng nhằm thu thập thông tin của một số cán bộ quản lý, giáo viên và 
học sinh về ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tại Liên đội THCS. Nội dung 
phỏng vấn được ghi chép dưới sự đồng ý của người được phỏng vấn.
 - Phương pháp quan sát
 Quan sát hành động, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh Liên đội THCS để 
thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 Tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm về ý thức bảo vệ môi trường của học 
sinh Liên đội THCS thông qua tổ chức các hoạt động đội, trò chơi, cuộc thi, thành lập 
câu lạc bộ.
 - Nhóm phương pháp thống kê, xử lý số liệu
 Được sử dụng để xử lý các số liệu điều tra thực trạng ý thức bảo vệ môi trường 
của học sinh và thực trạng giáo ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Liên đội Trung 
học cơ sở.
6. Điểm mới trong quá trình nghiên cứu. 
 Học sinh được hướng dẫn, thực hành phân loại rác hàng ngày ngay tại lớp 
học, từ đó các em được rèn luyện thói quen thường xuyên, hình thành kỷ năng phân 
loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định.
 Học sinh nhận thấy được tác dụng của từng loại rác và cách xử lý nó 1 cách 
có hiệu quả. Từ đó, các em nhận thấy Rác là 1 nguồn nguyên liệu có ích: ống lon chai 
nhựa, giấy vụn gom bán để gây quỹ Đội, lá cây có thể ủ phân để bón cho hoa và cây, 
 3 những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử 
dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
 Từ những khái niệm trên, theo chủ quan của bản thân, giáo dục ý thức giữ gìn 
vệ sinh môi trường cho học sinh là quá trình tác động vào nhận thức của học sinh 
thông qua các hoat động giáo dục nhằm giáo dục học sinh có được sự hiểu biết, kỷ 
năng và hành vi đúng về bảo vệ môi trường. 
 1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh 
Trung học cơ sở:
 Chúng ta đều biết, môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con 
người và sự phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước và của cá nhân. Môi trường hiện 
tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố mang tính 
chất tự nhiên như là đất, nước, không khí, hệ động, thực vật. Chưa bao giờ môi trường 
bị ô nhiễm nặng như bây giờ. 
 Chính vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề cần thiết, cấp bách và 
bắt buộc khi giảng dạy trong trường Phổ thông.Vì nó cung cấp cho học sinh những 
kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường, sự ô nhiễm môi trường, biện pháp giảm 
thiểu ô nhiễm , góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối với môi 
trường, có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường. Vì vậy, giáo dục ý 
thức bảo vệ môi trường cho học sinh là việc làm có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và 
bền vững nhất.
 THCS là một trong những cấp học nền tảng, là cơ sở rất quan trọng trong việc 
đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước. Ngoài việc nhận thức về tầm 
quan trọng của việc bảo vệ môi trường thì học sinh THCS còn gắn liền với những hành 
động thiết thực, có tầm ảnh hưởng lớn đến các lứa tuổi khác. Khi các em là những 
Đoàn viên, Đội viên làm tốt,có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường thì có thể làm 
gương cho thế hệ các em thiếu niên, nhi đồng, có thể làm chủ việc bảo vệ môi trường 
xung quanh cuộc sống của mình như gia đình, làng xóm, bạn bè, các em có thể giúp đỡ 
được người già.
 Là Tổng phụ trách Đội, nhận thức được những ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo 
dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu và hình thành, phát triển ở các em 
thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng 
tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ 
 5 sở vật chất khác chưa có. Một số đồng chí giáo viên chủ nhiệm lớp chưa thực sự quan 
tâm tới lớp và đặc biệt là phong trào hoạt động Đội của lớp cũng như của Liên đội.
 Nhiều học sinh còn chưa có ý thức bảo vệ môi trường, lớp học và nơi công 
cộng. Một số em thường có thói quen xé giấy, ăn quà vặt, sử dụng túi lilong, ống lon, 
chai nhựa, vứt rác ra sân trường,lớp học, bỏ rác không đúng nơi quy định. Chưa có ý 
thức giữ gìn vệ sinh chung, chưa có ý thức khi nhìn thấy rác trên lớp, sân trường nhặt 
bỏ vào thùng, chưa có ý thức bảo vệ cây xanh, chưa biết tác dụng của các nguồn rác
 Từ những tồn tại trên cho thấy việc đề xuất “Một số giải pháp giáo dục ý thức 
bảo vệ môi trường cho học sinh Liên đội Trung học cơ sở thông qua các hoạt động 
Đội” là rầt cần thiết.
3. Phân tích vấn đề cần nghiên cứu; 
 3.1. Thực trạng: 
 - Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh qua khảo sát phiếu điều tra học sinh:
 - Mục tiêu khảo sát: Đánh giá nhận thức của học sinh về ý thức bảo vệ môi 
trường.
 - Cách tiến hành khảo sát: Phát phiếu điều tra cho 30 em học sinh trong trường về 
ý thức bảo vệ sinh môi trường.
 Kết quả: Khảo sát kiến thức và nhận thức về môi trường của học sinh: 
Thời điểm khảo sát vào ngày 15/10/2021 (kết quả có được từ việc tiến hành điều tra 
ngẫu nhiên bằng 5 câu hỏi trắc nghiệm. Bảng câu hỏi khảo sát trước khi thực hiện đề 
tài)
 Em hãy vui lòng cho biết một số suy nghĩ của em về môi trường bằng 
cách trả lời các câu hỏi dưới đây:
 Câu 1: Trả lời đúng/ sai
 STT Câu hỏi Đúng Sai
 1 Trực nhật là việc cần thiết để giữ gìn lớp học sạch sẽ. x
 2 Vứt rác ra cửa sổ để giữ gìn lớp học sạch sẽ. x
 Không cần dội nước sau khi đi vệ sinh vì đã có lao công 
 3 x
 của trường dọn dẹp.
 Trồng và chăm sóc cây xanh là việc làm cần thiết để bảo 
 4 x
 vệ môi trường ở trường học.
 7 đánh giá: 
 Khảo sát ý kiến của 20 giáo viên chủ nhiệm về ý thức bảo vệ môi trường 
của học sinh trong Liên đội (trên tổng số 20 lớp):
 Câu hỏi 1: Đồng chí hãy đánh giá mức độ ý thức bảo vệ môi trường của 
học sinh qua các mục sau: 
 Bảng kết quả đánh giá: 
 Mức độ đánh giá
 Tổng số 
 Các nội dung đánh giá Bình 
 giáo viên Tốt Chưa tốt
 thường
 1. Ý thức giữ vệ sinh cá nhân của học 
 22,3% 25,3% 52,4%
 sinh.
 2. Ý thức giữ vệ sinh trong lớp học. 10,5% 29,1% 60,4%
 3. Ý thức giữ vệ sinh khu nhà vệ sinh. 10,8% 20,5% 68,7%
 20
 4. Ý thức giữ vệ sinh khu sân trường. 12% 21,6% 66,4%
 5. Ý thức giữ vệ sinh tại gia đình. 15,3% 24,9% 59,8%
 6. Ý thức giữ vệ sinh khu dân cư. 10,8% 19,6% 69,7%
 Trung bình 13,61% 23,5% 62,9%
 Kết quả khảo sát của 20 giáo viên chủ nhiệm trên 20 lớp cho thấy chỉ 13,61% 
các bạn học sinh thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân và có ý thức giữ vệ sinh môi 
trường chung trong khi đó có tới 62,9% các bạn chưa có ý thức giữ vệ sinh và bảo vệ 
môi trường từ lớp học, khu công cộng và tại nơi mình đang sống. 
 Câu hỏi 2: Quan điểm của đồng chí về việc giáo dục ý thức bảo vệ môi 
trường cho học sinh trong Liên đội
 A. Rất cần thiết 
 B. Cần thiết 
 C. Không cần thiết 
 Bảng kết quả:
 Tổng số Quan điểm về việc giáo dục ý thức bảo vệ 
 Mức độ
 giáo viên môi trường cho học sinh Liên đội.
 20 Rất cần thiết 84%
 9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.doc
Sáng Kiến Liên Quan