SKKN Một số giải pháp để giúp học sinh nắm chắc kiến thức và kỷ năng trong các tiết thực hành Tin học Lớp 6

Tin học là bộ môn khoa học gắn liền với công nghệ thông tin, thực tế đã chứng minh được rằng, trong tất cả mọi lĩnh vực khác có ứng dụng công nghệ thông tin, hiệu quả của công việc tăng lên rõ rệt. Còn trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập, dạy học để tạo ra những con người làm chủ những công nghệ cao đó thì sao?

Với tốc độ phát triển đến chóng mặt của công nghệ và kỹ thuật cao, lượng kiến thức của nhân loại thì vô hạn, mà thời gian của con người thì có hạn, bởi vậy với việc ứng dụng tốt công nghệ thông tin sẽ giúp con người nhanh chóng bổ sung thêm kiến thức và giải quyết được vấn đề của chính bản thân.

Công nghệ thông tin giúp cho người học có thể nâng cao kiến thức. Có thể tìm kiếm thông tin trên mạng internet để làm phong phú nguồn kiến thức của mình.

Trang bị kiến thức về Tin học cho học sinh giúp các em phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. Nội dung chương trình của môn Tin học tự chọn hiện hành ở các trường phổ thông đã đáp ứng được những yêu cầu trên.

Nhưng thực tế với nhiều năm giảng dạy Tin học bậc THCS tôi nhận thấy học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình làm nghề nông, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học.

Trong giời học Tin học học sinh chủ yếu thích thực hành nhưng khi thực hành nếu giáo viên không có phương pháp quản lý học sinh, không theo dõi kèm cặp các em thì các em ngồi vào máy chủ yếu là chơi games, nội dung các bài thực hành thì làm qua loa, việc nắm kiến thức và kỷ năng trong các tiết thực hành không cao.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp để giúp học sinh nắm chắc kiến thức và kỷ năng trong các tiết thực hành Tin học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng các tiết thực hành Tin học lớp 6” giúp các em có thể thực hiện thành thạo các thao tác trên máy tính để các em có thể tự khám phá, tự học.
1.2. Điểm mới của đề tài 
Nhằm giúp các em có những phương pháp tốt nhất để giải quyết những bài thực hành từ cơ bản đến nâng cao bằng những thao tác thực hành trực tiếp trên máy tính, yêu cầu giáo viên phải tìm tòi những giải pháp phù hợp để giúp học sinh thực hành làm các bài tập trên máy tính bằng phần mềm soạn thảo văn bản Word trong chương trình Tin học 6 đó là: 
Hệ thống lại những kiến thức cơ bản của từng bài học, bằng những thao tác thực hành trực tiếp trên máy tính, để học sinh tiếp thu các kiến thức cơ bản về phần mềm soạn thảo văn bản một cách thuận lợi nhất và dễ hiểu nhất.
Hướng dẫn cho học sinh cách giải quyết các bài thực hành trên máy tính khi áp dụng các thao tác này vào các bài thực hành được tốt hơn.
1.3. Phạm vi áp dụng	
Phạm vi áp dụng trong các tiết thực hành môn Tin học các lớp 6A,B,C Trường THCS đơn vị tôi đang công tác. 
Đối tượng học sinh lớp 6 trường THCS đơn vị tôi đang công tác năm học 2019 - 2020.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trang của nội dung cần nghiên cứu
Tin học là bộ môn khoa học gắn liền với công nghệ thông tin, thực tế đã chứng minh được rằng, trong tất cả mọi lĩnh vực khác có ứng dụng công nghệ thông tin, hiệu quả của công việc tăng lên rõ rệt. Còn trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập, dạy học để tạo ra những con người làm chủ những công nghệ cao đó thì sao?
Với tốc độ phát triển đến chóng mặt của công nghệ và kỹ thuật cao, lượng kiến thức của nhân loại thì vô hạn, mà thời gian của con người thì có hạn, bởi vậy với việc ứng dụng tốt công nghệ thông tin sẽ giúp con người nhanh chóng bổ sung thêm kiến thức và giải quyết được vấn đề của chính bản thân.
Công nghệ thông tin giúp cho người học có thể nâng cao kiến thức. Có thể tìm kiếm thông tin trên mạng internet để làm phong phú nguồn kiến thức của mình.
Trang bị kiến thức về Tin học cho học sinh giúp các em phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. Nội dung chương trình của môn Tin học tự chọn hiện hành ở các trường phổ thông đã đáp ứng được những yêu cầu trên.
Nhưng thực tế với nhiều năm giảng dạy Tin học bậc THCS tôi nhận thấy học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình làm nghề nông, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học. 
Trong giời học Tin học học sinh chủ yếu thích thực hành nhưng khi thực hành nếu giáo viên không có phương pháp quản lý học sinh, không theo dõi kèm cặp các em thì các em ngồi vào máy chủ yếu là chơi games, nội dung các bài thực hành thì làm qua loa, việc nắm kiến thức và kỷ năng trong các tiết thực hành không cao.
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành kiểm tra và khảo sát qua một số giờ thực hành đối với học sinh ở các lớp kết quả như sau: 
Đánh giá về kiến thức của học sinh trong giờ thực hành
khi chưa áp dụng đề tài trong học kỳ I năm học 2019 - 2020 
TT
Lớp
Sĩ số
Kết quả kiểm tra
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
6A
36
6
16,7
9
25,0
14
38,9
7
19,4
0
0
2
6B
35
6
17,1
11
31,4
13
37,1
5
14,3
0
0
3
6C
36
5
13,9
10
27,8
16
44,4
7
19,4
0
0
Tổng
107
17
15,9
30
28,0
43
40,2
19
17,6
0
0
2.2: Các giải pháp
 	Từ thực trạng trên tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong giờ học thực hành môn Tin hoc 6:
Giải pháp 1: Thiết kế bài dạy thực hành phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy và phù hợp với nhiều đối tượng là khâu quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy học mà bất kì một giáo viên nào cũng phải biết. “Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy”
Để thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì tối thiểu nhất phải làm được những việc sau:
- Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và kiến thức, kĩ năng nâng cao cho học sinh khá giỏi.
- Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bản chất của đơn vị kiến thức, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khi cần thiết.
- Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy học. 
- Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy học.
- Cuối cùng làm hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể.
Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm thế để bước vào giờ dạy và đã thành công bước đầu.
Giải pháp 2: Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp.
 	Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem như đã thành công một nửa nhưng đó chỉ được xem như bước khởi đầu cho một tiết dạy còn khâu quyết định thành công chính là ở khâu tổ chức điều khiển các đối tượng học sinh trên lớp.
Trong điều kiện CSVC của trường, với một giờ thực hành, việc quan trọng đầu tiên là chia nhóm thực hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm, học sinh có thể trao đổi hỗ trợ lẫn nhau - bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
Tuy nhiên để việc thực hành theo nhóm có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.Cách chia nhóm: Chia nhóm 1-2 học sinh/máy (nhóm ngẫu nhiên với nhiều đối tượng học sinh để hỗ trợ cho đối tượng học sinh yếu trong quá trình thực hành). Các nhóm có thể tự cử nhóm trưởng của nhóm mình.
Giải pháp 3: Các bước tiến hành trong giờ học thực hành
- Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát.
- Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động.
- Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm :
+ Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và bổ trợ khi cần.
+ Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh yếu trong các nhóm, những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh khá giỏi trong nhóm.
+ Phát hiện các nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh.
+ Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng độc lập, sáng tạo của học sinh.
+ Trong quá trình tổ chức thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng.
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa thầy - trò, trò - trò trong môi trường học tập an toàn.
- Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định một học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng. Làm được như vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập.
Giải pháp 4: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập cuối giờ học thực hành
	+ Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành, nhóm trưởng điều hành - nhận xét về kĩ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm.
	+ Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức.	
	+ Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống lại nội dung kiến thức bài học thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy. 
+ Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm đối với các nhóm chưa thực hành tốt.
* Ví dụ minh hoạ về thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết thực hành:
Bài thực hành 6:
 EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Luyện các thao tác mở văn bản mới hoặc văn bản đã lưu, nhập nội dung văn bản.
- Thực hiện thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bản bằng các chức năng sao chép, di chuyển.
2. Kỹ năng
- Luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt.
3. Thái Độ
- Hình thành phong cách học tập nghiêm túc, tập trung cao độ trong thực hành.
4. Năng lực hướng tới: Hình thành năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực giải quyết vấn đề dựa trên tin học, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực tự trình bày văn bản trên phần mềm Word.
II. CHUẨN BỊ
	- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.
	- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (1’):
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) ? Nêu các bước để thực hiện thao tác sao chép, di chuyển văn bản. 
3.Bài mới: 
A. Khởi động (2’)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ GV: Yêu cầu HS khởi động máy, ngồi theo nhóm như đã phân công. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.	
HS: Kiểm tra lại thiết bị của máy tính nhóm mình và khởi động máy, ngồi theo nhóm như đã phân công.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS: Đại diện HS báo cáo kết quả.
GV: Nêu tóm tắt những kiến thức đã học và phổ biến nội dung yêu cầu của bài thực hành để chuyển sang nội dung thực hành cụ thể.
B. Nội dung bài thực hành (33’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung thực hành 
Hoạt động 1:(15’)Thực hành các thao tác sao chép chỉnh sửa nội dung văn bản 
* Hoạt động toàn lớp: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV: Chiếu nội dung bài Biển đẹp lên màn hình yêu cầu HS đọc.
 Yêu cầu học sinh mở bài Biển đẹp trong bài thực hành 5 thực hiện các yêu cầu sau:
? Nhắc lại các thao tác sao chép văn bản
?Nhắc lại các thao tác di chuyển văn bản
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS: Cá nhân HS nhớ lại các kiến thức đã học trả lời câu hỏi 
+ GV: Hướng dẫn và thực hiện thao tác mẫu HS quan sát làm theo.
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS: Đại diện các nhóm (máy) lần lượt trả lời và nhận xét kết quả, các HS khác nhận xét bổ sung.
+ GV: Nhận xét đánh giá kết quả của HS và bổ sung 
+ GV: Bổ sung và lưu ý thêm với HS những lỗi trong soạn thảo văn bản.
* Hoạt động nhóm/máy: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV: Yêu cầu các nhóm thực hành trên máy tính của nhóm mình theo các yêu cầu sau:
?Sao chép toàn bộ nội dụng của đoạn đầu vào cuối bài.
?Chỉnh sửa lại những lỗi còn sai trên văn bản.
?Lưu văn bản Biển đẹp. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS: Các nhóm thực hiện theo máy tính của các nhóm
GV: Quan sát hổ trợ các HS yếu, các nhóm làm chưa tốt.
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS: Đại diện 1 vài nhóm lần lượt báo cáo kết quả của mình trước lớp, các HS khác nhận xét bổ sung.
+ GV: Nhận xét đánh giá kết quả của HS và bổ sung những vấn đề còn thiếu 
* Đối với câu d GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu thêm chỉ lưu ý khi sao chép một ô hoặc khối vào khối khác thì trước khi chọn lệnh Paste ta phải chọn khối đích. 
B) Mở văn bản đã có và sao chép, chỉnh sửa nội dung văn bản.
BIỂN ĐẸP
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai ai đem rắc lên trên.
Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,. Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.
Hoạt động 2:(18’)Thực hành các thao tác gõ chữ Việt kết hợp với sao chép nội dung 
* Hoạt động toàn lớp: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV: Chiếu nội dung câu c lên màn hình yêu cầu HS đọc.
? Nêu yêu cầu chính của câu c? 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS: Cá nhân HS dựa vào thông tin sgk lần lượt trả lời các câu hỏi. 
+ GV: Hướng dẫn và gọi HS tìm hiểu kỷ yêu cầu của câu c.
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS: Đại diện các nhóm (máy) lần lượt trả lời và nhận xét kết quả, các HS khác nhận xét bổ sung.
+ GV: Nhận xét đánh giá kết quả của HS và bổ sung 
* Hoạt động nhóm/máy: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV: Yêu cầu các nhóm vừa thực hành theo nhóm hoàn thành nội dung câu c đúng theo yêu cầu.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Các nhóm thực hành, nhóm trưởng quan sát hướng dẫn thêm cho các thành viên nhóm mình. 
GV: Quan sát hướng dẫn thêm cho các nhóm thực hành chưa tốt.
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
GV: Yêu cầu 1 vài nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. 
HS: Đại diện nhóm lên trình bày.
GV: Đánh giá cho điểm những nhóm hoàn thành bài tốt.
c)Thực hành gõ chữ Việt kết hợp với sao chép nội dung 
 Trăng ơi 
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời
 (Theo Trần Đăng Khoa) 
C. Kết luận củng cố: (4’)
Nhận xét chung tiết học tuyên dương những nhóm, những em học sinh thực hành đạt kết quả tốt, nhắc nhở những nhóm, học sinh chưa đạt kết quả tốt.trong giờ thhực hành.
D. Hướng dẫn về nhà:(1’)
	Về nhà các em thực hành lại trên máy tính, ôn lại các kiến thức đã học và đọc trước bài 16.
* Kết quả đạt được:
- Về phía giáo viên: Tôi đã áp dụng thành công phương pháp dạy học trên cơ sở tích cực hoá hoạt động của học sinh và lấy học sinh là trung tâm của quá trình dạy - học; đã tạo cho mình có nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức, điều khiển học sinh tiến hành thực hành để có một tiết dạy thực hành chất lượng.
- Về phía học sinh: Đã tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập, có lòng ham thích học tập bộ môn Tin học, tham gia các buổi thực hành có ý thức tổ chức, kỷ luật tốt. Bước đầu đã hình thành cho học sinh phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tiến hành thực hành rút ra kết luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đa số học sinh yếu kém tự tiến hành làm tốt các bài tập trong các giờ thực hành . 
- Việc nắm kiến thức: Đa số học sinh nắm chắc kiến thức của bài học nhờ sự vận dụng tốt vào các thao tác thực hành. Cụ thể qua kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh trong giờ thực hành như sau: 
Đánh giá về kiến thức của học sinh trong giờ thực hành 
sau khi áp dụng đề tài trong học kỳ I năm học 2019 - 2020 
TT
Lớp
Sĩ số
Kết quả kiểm tra
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
6A
36
16
44,5
14
38,9
6
16,6
0
0
0
0
2
6B
35
15
42,9
13
37,1
7
20,0
0
0
0
0
3
6C
36
15
41,7
15
41,7
6
16,6
0
0
0
0
Tổng
107
46
42,9
42
39,3
19
17,8
0
0
0
0
- Việc nắm kỹ năng: Nhờ sự kèm cặp của các nhóm trưởng và giáo viên nên đa sô các em đã thao tác khá thành thạo các kiến thức đã học. 
Qua thời gian áp dụng phương pháp, tôi nhận thấy giờ thực hành thực sự thu hút các đối tượng học sinh hơn chứ không còn là giờ học của các đối tượng học sinh khá giỏi. Học sinh hoạt động tích cực hơn, các thao tác trên máy thực hiện khá thuần thục. Các đối tượng học sinh hỗ trợ cho nhau để cùng học, cùng tiến bộ.
* Bài học kinh nghiệm:
Để thực hiện tốt một tiết dạy thực hành Tin học lớp phù hợp với các đối tượng học sinh thì phải thực hiện được các vấn đề sau:
- Giáo viên phải tổ chức khảo sát, nắm bắt khả năng học tập và kỷ năng thực hành của học sinh thật chính xác từ đó phân loại học sinh theo từng nhóm.
- Giáo viên phải nghiên cứu kỷ bài thực hành và thao tác nhuần nhuyển, dự đoán tình huống có thể xảy ra trong quá trình học tập để đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.
- Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khi cần thiết.
- Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy học. 
- Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy học.
- Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
- Trên cơ sở khảo sát, nắm bắt đối tượng học sinh về kĩ năng thực hành và phân loại đối tượng rõ ràng, chính xác, giáo viên thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng, các bài thực hành đưa ra: Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và kiến thức, kĩ năng nâng cao cho học sinh khá giỏi.
- Điều hành tốt việc tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp.
- Trước tiên giáo viên đưa ra hệ thống bài tập thực hành, yêu cầu về các kĩ năng sát với từng đối tượng học sinh, sau đó thực hiện thao tác mẫu chính xác để học sinh cả lớp cùng quan sát.
- Điều hành các hoạt động của học sinh một cách linh hoạt, tạo cơ hội học tập, thi đua cho học sinh. 
- Cho các đối tượng học sinh được thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động.
- Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và bổ trợ khi cần thiết.
- Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh.
- Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành, nhóm trưởng điều hành - nhận xét về kĩ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm và các nhóm khác nhau.
- Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức, động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm chưa thực hành tốt.
3. PHẦN KẾT LUẬN
	3.1: Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Tin học là môn học mới đối với học sinh phổ thông. Để tạo hứng thú học tập cho học sinh và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả.
Trong quá trình dạy học với bộ môn Tin học áp dụng việc tổ chức hoạt động nhóm phù hợp với các đối tượng học sinh trong giờ thực hành tôi nhận thấy rằng các em thực hiện các kĩ năng cơ bản trên máy thành thạo hơn, tích cực tự giác và giúp đỡ nhau nhiều trong các giời học và các em áp dụng được nhiều kiến thức được học vào cuộc sống hàng ngày. 
Nếu áp dụng phương pháp dạy học này trong những giờ thực hành của các khối lớp khác tôi tin chắc rằng nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng bộ môn.
Sau thời gian nghiên cứu tìm hiểu, được sự quan tâm giúp đỡ của ban hiệu nhà trường cũng như tổ chuyên môn tôi đã thực hiện thành công việc áp dụng “Một số giải pháp để giúp học sinh nắm chắc kiến thức và kỷ năng trong các tiết thực hành Tin học lớp 6” với mong muốn: Phát triển năng lực, rèn luyện kỹ năng, thao tác cho học sinh trong việc học tập bộ môn Tin học. Nhằm nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân được rút ra trong quá trình dạy học. Dù đã rất cố gắng song không thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong tiếp tục nhận được sự góp ý, phê bình của các cấp quản lý giáo dục, đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm để sáng kiến của tôi đưa ra hoàn thiện hơn./.
	3.2: Kiến nghị - đề xuất:
	Với số lượng học sinh thì đông, nhưng số máy trong phòng thực hành còn hạn chế, để nâng cao chất lượng giờ học thực hành cho học sinh thì cần bổ sung thêm máy vi tính, phấn đấu 1máy/HS. 
	Tôi xin chân thành cảm ơn ! 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_de_giup_hoc_sinh_nam_chac_kien_thuc_va.doc
Sáng Kiến Liên Quan