SKKN Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong chỉ đạo dạy học và quản lý ở trường mầm non

 Giáo dục Mầm non có vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học mở đầu, khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về đức dục, trí dục, thể dục, thẩm mỹ và lao động. Tạo tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào bậc Tiểu học.

Chiến lược phát triển giáo dục mầm non từ nay đến 2020 theo tinh thần Nghị quyết TWII khóa VIII đã được cụ thể hóa mục tiêu chung đó là: " Nhanh chóng nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ từ 0 - 5 tuổi trên cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên giỏi tâm huyết với nghề nghiệp và một hệ thống trường lớp, trang thiết bị được cải thiện đồng bộ hoàn chỉnh, hiện đại hoá, tiến hành phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thể lực, tình cảm, trí tuệ của trẻ, đặt nền móng hình thành nhân cách cho trẻ và làm cơ sở vững chắc cho tiến trình giáo dục của trẻ , tạo tiền đề cần thết cho trẻ bước vào trường phổ thông

 Hiện nay đất nước đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, tăng cường hội nhập toàn diện với các nước trên thế giới trên tất cả mọi mặt, giáo dục phải đi đầu trong sự nghiệp đó nhằm đào tạo ra những con người đáp ứng được những đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ mới. Việc hiện đại hoá các thiết bị dạy học theo hướng ứng dụng các thiết bị CNTT, nâng cao trình độ tin học và ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy là một yêu cầu cấp bách hiện nay mà mỗi nhà trường cần hướng tới.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 5045 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong chỉ đạo dạy học và quản lý ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uệ của trẻ, đặt nền móng hình thành nhân cách cho trẻ và làm cơ sở vững chắc cho tiến trình giáo dục của trẻ , tạo tiền đề cần thết cho trẻ bước vào trường phổ thông
 Hiện nay đất nước đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, tăng cường hội nhập toàn diện với các nước trên thế giới trên tất cả mọi mặt, giáo dục phải đi đầu trong sự nghiệp đó nhằm đào tạo ra những con người đáp ứng được những đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ mới. Việc hiện đại hoá các thiết bị dạy học theo hướng ứng dụng các thiết bị CNTT, nâng cao trình độ tin học và ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy là một yêu cầu cấp bách hiện nay mà mỗi nhà trường cần hướng tới.
 II. Cơ sở thực tiễn
- Căn cứ Nghị định 64/2007/NĐ - CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về việc vận dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước 
- Chỉ thị số 03/2007/CCT - UBND ngày 16/8/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 
- Quyết định số 43/2008/QĐ - TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước 
- Đề án đưa tin học vào nhà trường của sở GD - ĐT
- Chỉ thị số 47/CT - BGD&ĐT của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ năm học 
- Chỉ thị số 55/2008/CT-BGD-ĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2011. 
- Căn cứ kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phòng GD&ĐT huyện Lệ Thuỷ, kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trường mầm non phú thuỷ giai đoạn 2011 -2015 đó là: 
 Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý ngành, quản lý nhà trường và phục vụ công tác giảng dạy, đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo huyện nhà. Trong các năm học tới, công nghệ thông tin của ngành và các đơn vị trường học phát triển cả về lượng lẫn về chất, phát triển mạnh các ứng dụng nhằm đưa công nghệ thông tin thực sự là công cụ chủ yếu để giúp các trường thực hiện tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
III. Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học ở trường mầm non phú thuỷ
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, dạy học trong Giáo dục và Đào tạo nói chung, trường mầm non Phú Thuỷ nói riêng là chìa khoá tiến vào kho tàng tri thức nhân loại. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, đội ngũ cán bộ giáo viên trường mầm non Phú Thuỷ đã nỗ lực học tập nâng cao khả năng sử dụng máy vi tính, ứng dụng CNTT vào việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Thực hiện chủ đề, nhiệm vụ của từng năm học, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã thảo luận, xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý. Quá trình thực hiện có những thuận lợi và khó khăn sau đây.
1/ Thuận lợi.
- Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin của phòng GD&ĐT lệ Thuỷ giai đoạn 2008-2011, giai đoạn 2011-2015; kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trường mầm non Phú Thuỷ, đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của trường mầm non Phú thuỷ giai đoạn 2007-2010 đã tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị máy móc, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ trong việc tiếp cận với công nghệ thông tin.
- Trường đã nhiều năm đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên của trường trẻ, đoàn kết, nhiệt tình, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Ban giám hiệu nhà trường có kinh nghiệm và năng lực tổ chức quản lý, chỉ đạo các hoạt động.
	Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giáo dục.
2/ Khó khăn. 
	Khả năng sử dụng thào thạo nhiều chương trình ứng dụng trên máy vi tính của nhiều giáo viên còn hạn chế. Đa số giáo viên mới biết đánh văn bản thông thường, chưa thành thạo trong việc tinh chỉnh văn bản, nhiều giáo viên chưa biết làm Microsoft Excel, PowerPoint.
	Đa số giáo viên chưa biết cài đặt chương trình cho máy tính, lúng túng khi máy tính gặp sự cố về kỹ thuật (kể cả sự cố về kỹ thuật thông thường), sự cố về virut.
	Thiếu kinh phí cho việc mua sắm máy vi tính, máy chiếu đa năng, các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý dạy học, như phần mềm làm Giáo án điện tử, phần mềm Kidmard. 
3/ Điều tra thực tiễn
* Khảo sát thực trạng về khả năng sử dụng máy vi tính của đội ngũ giáo viên:
STT
Nội dung
Thành thạo
Biết cơ bản
Chưa biết
1
Soạn thảo văn bản
7/29 người
20/20 người
9/29 người
2
Thiết kế bài giảng điện tử dạng đơn giản
0/29 người
5/29 người
24/29 người
3
Khai thác Internet với nội dung cơ bản (tìm kiếm tư liệu)
5/20 người
10/29người
14/29 người
4
Sử dụng thư điện tử (Email)
3/29người
5/29 người
21/29 người
* Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT:
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Ghi chú
1
Máy vi tính phục vụ quản lý
02
2
Máy vi tính phục vụ học tập
5
3
Máy chiếu đa năng
1
4
Máy tính được nối mạng Internet 
3
IV. Biện pháp tổ chức thực hiện:
1. Mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Trọng tâm của năm học này là việc thực hiện tốt chủ đề năm học: “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”. Tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, cuộc vận động “Hai không” và các cuộc vận động khác, chỉ đạo thực hiện tốt việc chuyển đổi 100% lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong tin trong công tác quản lý và dạy học.
Để đảm bảo điều kiện phục vụ cho công tác quản lý, dạy học cho cô và trẻ theo kế hoạch năm học tôi tiến hành tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng các hạng mục theo kế hoạch đã duyệt như: Xây dựng khuôn viên, bồn hoa cây cảnh ở các cụm, đặc biệt là mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin như: mua máy vi tính cho 100% nhóm lớp; máy chiếu đa năng cho 3/3 cụm; ti vi đầu đĩa cho các lớp 5 tuổi; bàn kidmard; máy in; băng đĩa
Mua một số phần mềm như phần mềm kế toán; nurdked, phần mềm quản lý giáo dục 
Để thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục giữa gia đình, nhà trường, xã hội bản thân tôi đã biết phát huy sức mạnh của hội cha mẹ học sinh, vận động phụ huynh hổ trợ 50.000đ/em đề mua 2 máy vi tính cho các giáo viên dinh dưỡng nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Qua cuộc phát động phụ huynh đều hưởng ứng tích cực đóng góp được 18.000.000 để mua 2 máy vi tính cho giáo viên dinh dưỡng 2 cụm ăm bán trú.
Ngoài ra, nhà trường nối mạng lan cho 08 máy ở cụm trung tâm để thuận lợi cho công tác quản lý và giúp cho giáo viên sưu tầm, tìm kiếm các tư liệu nhằm đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tốt việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. 
2. Nâng cao kiến thức tin học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.
 Ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tin học cho đội ngũ giáo viên. Mọi cán bộ giáo viên cần ứng dụng những kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện có hiệu quả công tác được giao. 
	Từ thực tế về khả năng sử dụng máy vi tính của một số giáo viên còn nhiều khó khăn, số giáo viên sử dụng thành thạo về máy vi tính còn ít, đa số giáo viên chưa biết thiết kế giáo án điện tử. Trước tình hình đó nhà trường đã tổ chức các buổi tự học với tinh thần người biết nhiều hướng dẫn cho người biết ít vào các ngày thứ bảy hằng tuần. Ngoài ra nhà trường kết hợp với trường trung học cơ sở trên địa bàn để mời giáo viên dạy tin học, hướng dẫn tập huấn cho đội ngũ để nâng cao kiến thức về tin học
Nội dung bồi dưỡng tin học cho giáo viên được lãnh đạo nhà trường xây dựng phù hợp với thực tế đội ngũ. Trước hết, bồi dưỡng giúp giáo viên cũng cố lại những kiến thức sơ đẳng, đơn giản về tin học về sử dụng máy vi tính; soạn thảo, định dạng văn bản trên Microsoft Word để tất cả giáo viên đều soạn bài bằng máy vi tính. Sau khi thành thạo việc soạn thảo văn bản, tiếp tục bồi dưỡng giáo viên cách thiết kế bài giảng điện tử bằng Power Point; bồi dưỡng, nâng cao những kiến thức cơ bản về mạng Internet để giáo viên có thể tìm kiếm thông tin, tư liệu dạy học trên Internet, giúp họ tiếp cận với một số địa chỉ website có nhiều tư liệu giáo dục như: giaovien.net; bachkim.vn; 
	Khi giáo viên có kiến thức lý thuyết, tiếp tục giúp giáo viên tăng cường thực hành trên máy những nội dung đã được bồi dưỡng đồng thời khuyến khích giáo viên tự học những kiến thức cao hơn. Chẳng hạn, bước đầu giúp giáo viên biết thiết kế được những bài giảng điện tử dạng đơn giản (biết tạo các slide trên Power Point, biết tạo các hiệu ứng đơn giản), sau đó giúp giáo viên biết cách chèn hình ảnh, âm thanh vào bài giảng của mình để bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn. Khi giáo viên biết truy cập Internet để khai thác thông tin phục vụ giảng dạy, nhà trường bồi dưỡng cho giáo viên khả năng gửi, nhận văn bản, tư liệu qua hộp thư điện tử . 
Lập địa chỉ Email, công khai địa chỉ Email của từng cá nhân để khi cần, giáo viên có thể chủ động liên hệ, trao đổi công việc ngay khi ở trường hoặc khi làm việc ở nhà. Qua việc thực hiện trao đổi thông tin, ban giám hiệu đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của một số giáo viên, qua đó đã động viên và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong qúa trình giảng dạy. Từ đó phần nào giải tỏa những khó khăn, khúc mắc từ phía giáo viên, đồng thời tạo cho đội ngũ có sự tin tưởng hơn đối với ban giám hiệu nhà trường.
3. Bồi dưỡng cho giáo viên soạn giáo án điện tử, thực hiện bài giảng điện tử ở một số giờ học trên lớp.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức chuyên đề: Nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy cho toàn thể giáo viên trong nhà trường. 
Để thực hiện tốt chuyên đề đó được sự thống nhất trong ban giám hiệu tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn cùng BGH nhà trường hướng dẫn giáo viên các tổ thực hành một số kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như: chèn hình ảnh, âm thanh, cắt đoạn phim, tạo những hiệu ứng liên kết các slide, cách truy cập vào các trang web để lấy thông tin, hình ảnh, đoạn phim cần thiết để phục vụ soạn giảng giáo án điện tử. Kết hợp với chuyên đề, giáo viên các khối đã mạnh dạn chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy qua các slide để giáo viên toàn trường cùng tham khảo và học tập.
Giúp cho giáo viên sưu tầm những giáo án hay của các hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp Tỉnh để giáo viên tham khảo, cung cấp thêm những nguồn tài nguyên thiết thực, cụ thể để động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên tích cực giảng dạy giáo án điện tử với những nội dung bài phù hợp. Ngài ra, Ban giám hiệu cũng xây dựng kế hoạch đầu tư cho các giáo viên cốt cán tại các tổ khối để phát triển phong trào giảng dạy tích cực và giáo án điện tử tại trường: tổ chức thao giảng dự giờ các bài giảng điện tử mỗi tháng một lần để đúc rút kinh nghiệm
Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn do ngành và các cấp tổ chức. Động viên khích lệ giáo viên tham gia các lớp tin học, hiện nay nhà trường đã có 28/29 giáo viên có chứng chỉ A,B tin học, giáo viên đều có tinh thần học hỏi đồng nghiệp để từng bước hoàn thiện kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính và thực hiện giáo án điện tử, thực hiện bài giảng điện tử ở trên lớp
Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhà trường đưa nội dung ứng dụng công nghệ thông tin vào tiêu chí thi đua của năm học, bởi vậy, đã thúc đẩy được giáo viên hăng hái tham gia học tập để nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
4. Tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động 
 Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên chỉ đạo và yêu cầu bộ phận văn thư thu thập những thông tin về giáo viên để cập nhật kịp thời vào hồ sơ cá nhân trong chương trình quản lý cán bộ. Sử dụng có hiệu quả của chương trình phần mềm quản lý trong công tác thống kê, theo dõi đội ngũ, quản lý trẻ, báo cáo theo yêu cầu của Phòng giáo dục...Nhất là trong công tác theo dõi trẻ đến lớp hàng ngày và báo ăn tất cả giáo viên đều cập nhật được qua hộp thư để nhà trường kịp thời theo dõi nắm bắt số lượng
 Ngoài ra, ban Giám hiệu cũng thường xuyên truy cập Internet để kịp thời nắm bắt những văn bản chỉ đạo, kế hoạch, các hoạt động theo lịch công tác của phòng giáo dục... để ban giám hiệu, các bộ phận trong nhà trường chủ động thực hiện công việc của mình. 
 Thường xuyên chỉ đạo các bộ phận truy cập mạng internet để lấy những thông tin cần thiết, phục vụ cho nhu cầu của nhà trường: ý nghĩa của các ngày lễ kỷ niệm trong tháng, tranh ảnh phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục trẻ, thực hiện tuyên truyền cho cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
 Đối với các bộ phận trong nhà trường như : Văn phòng, kế toán, công đoàn, chi đoàn cũng đẩy mạnh việc vận dụng công nghệ thông tin vào quá trình thực hiện công việc để tiết kiệm được thời gian mà hiệu quả lại tích cực (Soạn thảo văn bản, kế hoạch hoạt động, thể hiện chứng từ, sổ sách...)
Nhận thức được những kết quả mà công nghệ thông tin đã đen lại trong công việc, các bộ phận như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh những bộ phận chủ động và thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình công tác và đã đạt được những hiệu quả nhất định.
V. Kết quả đạt được
 Có thể nói từ đầu năm học 2010 - 2011 đến nay, xác định được một trong những nội dung trọng tâm cần thực hiện trong hướng dẫn số 8232/BGDĐT- GDTH của BGD&ĐT đó là việc đổi mới công tác quản lý, tiếp tục khuyến khích và động viên đội ngũ cán bộ giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy, trường mầm non Phú Thuỷ đã có những bước chuyển biến tích cực. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý đã giúp cho Ban giám hiệu, các bộ phận trong nhà trường liên hệ và phối hợp nhịp nhàng hơn với nhau. Thông tin nhanh, chính xác, nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng đã phần nào giảm bớt cường độ lao động cho người quản lý, nhân viên văn phòngvà đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện cụ thể:
* Về công tác quản lý:
 	 - Trong năm học 1010 2011 hầu như các báo cáo của nhà trường và các công văn, hồ sơ sổ sách được trình bày đúng thể thức văn bản. Đây là nỗ lực đáng khích lệ của cán bộ quản lý cũng như toàn thể đội ngũ giáo viên nhà trường.
	- Cán bộ quản lý đã thực hiện thành thạo máy vi tính, khai thác và chuyển nhận thông tin qua mạng Internet, qua hộp thư nội bộ
- Việc tổ chức các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên và học sinh toàn trường cũng gặp nhiều thuận lợi: Đối với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhà trường đã thường xuyên truy cập để cung cấp cho giáo viên những bài viết hay về Bác; những mẩu chuyện nhỏ về tấm gương đạo đức sáng ngời của Người cũng lần lượt được giới thiệu với đội ngũ thông qua các buổi họp Hội đồng giáo dục của nhà trường. 
* Về đội ngũ giáo viên
 	 - Hoạt động giảng dạy của giáo viên có sự đổi mới tích cực về phương pháp, giáo viên đã chủ động đầu tư soạn giảng giáo án điện tử với những tiết học thật sự lôi cuốn học sinh. Tất cả những hoạt động này đều đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong suốt năm học 2009- 2010 chỉ có duy nhất vài tiết dạy thao giảng với giáo án điện tử thì đến nay đội ngũ giáo viên trong trường đã thực hiện thành công các tiết lên lớp với giáo án điện tử được giảng dạy ở 9/9 lớp của trường.
- 100% tiết dạy thao giảng đều được thực hiện trên chương trình PowerPoint, thực hiện đầu băng đĩa
- 100% giáo viên soạn giáo án điện tử trên máy, biết thiết kế bài giảng điện tử dạng đơn giản
- 100% giáo viên biết khai thác Internet với nội dung cơ bản (tìm kiếm tư liệu)
- 70% cán bộ giáo viên biết sử dụng hộp thư điện tử (Email)
 .	* Về cơ sở vật chất:
- Cơ sở vật chất được tăng trưởng mạnh 
- 9/9 nhóm lớp có máy vi tính để giảng dạy; có 4 máy dùng cho công tác quản lý và nhân viên (3 máy xách tay và 01 máy bàn), 3/3 cụm có máy để phục vụ công tác dinh dưỡng, các cụm đều có máy in
- 3/3 cụm có máy chiếu đa năng; 
- 3/3 lớp 5 tuổi có ti vi, đầu đĩa, loa, có bàn cho trẻ học chương trình Kidmard
- 3/3 cụm được nối mạng, trong đó cụm trung tâm nối mạng lan 8 máy
- Với những kết quả đã đạt được khi vận dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn đã chứng minh xu thế hội nhập của nhà trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ trong năm học 2010 - 2011. 
VI. Bài học kinh nghiệm 
Qua quá trình thực hiện đề tài “ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo dạy học và quản lý ở trường mầm non” tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Người cán bộ quản lý phải nắm vững các văn bản, nghị quyết, chỉ thị hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý giáo dục để xác định nội dung trọng tâm, xác định vị trí, chức năng nhiệm vụ của nhà trường. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ năm học của ngành, căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương, căn cứ vào những mặt ưu điểm, những mặt hạn chế trong năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin sát đúng với thực tế.
- Phải coi trọng công tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thôn tin trong nhà trường, vì đây là điều kiện, là phương tiện để nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ.
- Ban giám hiệu cần truyền đạt tinh thần ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động đến tất cả các thành viên trong hội đồng giáo dục. Chứng minh cụ thể những hiệu quả mà ứng dụng công nghệ thông tin mang lại trong quá trình công tác.
- Có kế hoạch đầu tư, bồi dưỡng để đội ngũ tự tin, mạnh dạn vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc. Tạo điều kiện để GV cốt cán tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do các cấp quản lý, lãnh đạo tổ chức.
- Luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ hoàn thành nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất (địa điểm giảng dạy, phương tiện máy móc, nguồn tài nguyên)
- Nhân rộng các gương điển hình ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, công tác để đội ngũ học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các tiết thao giảng, chuyên đề, hội thảo.
- Cán bộ quản lý là người bạn đồng hành, sẵn sàng chia sẻ công việc, chuyên môn nghiệp vụ với tất cả những thành viên trong nhà trường.
Phần c: Kết luận
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở mỗi nhà trường có vai trò quan trọng, cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn CNH-HĐH, đất nước đang mở cửa hội nhập, yêu cầu đối với ngành giáo dục ngày càng cao. Khoa học công nghệ phát triển mạnh, nhanh như vũ bão. Song ngành học Mầm non vẫn đứng trước những khó khăn nhất định về mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đội ngũ. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay cần phải tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các máy móc hiện đại về công nghệ thông tin, vì cơ sở vật chất là điều kiện, là phương tiện để nhà trường thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện tốt đổi mới giáo dục.
Trong thời gian qua trường Mầm non Phú Thuỷ đã biết bám vào các công văn hướng dẫn về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và trong chỉ đạo dạy học, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong xã hội để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tăng trưởng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Qua quá trình thực hiện công tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo dạy học và trong công tác quản lý ở trường Mầm non Phú Thuỷ, bản thân tôi đã tìm ra được một số giải pháp và việc làm cụ thể, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích mang lại kết quả cao trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp một phần quan trọng trong thành tích của ngành Giáo dục - Đào tạo Lệ thuỷ. 
ý kiến của HĐKH nhà trường Ngày 25 tháng 5 năm 2011
 Người viết sáng kiến
 Nguyễn Thị Kim Liên

File đính kèm:

  • docMot_so_giai_phap_day_manh_ung_dung_cong_nghe_thong_tin.doc
Sáng Kiến Liên Quan