SKKN Một số giải pháp áp dụng dạy học theo trạm vào các tiết thực hành hóa học lớp 9 ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Hà Tiên

- Giúp học sinh tự chủ, tích cực hoạt động tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng, tốc độ làm việc của cá nhân.

- Học sinh có cơ hội nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm, các kĩ năng tranh luận, năng lực giải quyết vấn đề.

- Thông qua việc lựa chọn các trạm tự chọn theo khả năng, hứng thú của bản thân mỗi học sinh, giáo viên có thể cá biệt hóa được trình độ của từng học sinh, qua đó có thể bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo, rèn luyện học sinh yếu.

- Nâng cao hứng thú của học sinh nhờ các nhiệm vụ học tập mang tính vừa sức, đặc biệt là những nhiệm vụ thiết kế chế tạo và thực hiện các thí nghiệm đơn giản.

- Khắc phục được khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị nếu cho HS tiến hành đồng loạt.

- Phát triển khả năng nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của một vấn đề.

 

docx6 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 5001 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp áp dụng dạy học theo trạm vào các tiết thực hành hóa học lớp 9 ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Hà Tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi): .
1. Tên sáng kiến:
Một số giải pháp áp dụng dạy học theo trạm vào các tiết thực hành hóa học lớp 9 ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Hà Tiên
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy
3. Mô tả sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Đối với các môn khoa học tự nhiên nói chung, môn hóa học nói riêng, các tiết học thực hành là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với học sinh, tiết thực hành nhằm giúp các em học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức lý thuyết đã học và giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học. Qua tiết học các em được tập quan sát, rèn tư duy biện chứng, tính cẩn thận, kiên trì, góp phần giáo dục kỹ năng sống, chuẩn bị cho học sinh tham gia hoạt động thực tế. Tuy vậy để có một tiết dạy thực hành hóa học vừa đạt được những yêu cầu trên, vừa tiết kiệm được lượng hóa chất hạn hẹp trong phòng thực hành thí nghiệm của một trường trung học cơ sở, thì những phương pháp giảng dạy trước đây đã sử dụng vẫn có những ưu nhược điểm sau:
3.1.1. Ưu điểm: 
- Học sinh rất hứng thú trong việc làm các thí nghiệm.
- Kết hợp với lý thuyết đã học giúp học sinh khắc sâu kiến thức một cách có hệ thống và tính bền vững hơn.
- Liên tưởng và phát triển các kĩ năng, kỹ xảo trong quá trình thực hiện các tiết thực hành thí nghiệm.
3.1.2. Nhược điểm:
- Chưa huy động toàn bộ lượng kiến thức của cả nhóm, do một học sinh tự giác thực hiện, một vài em còn lại không tham gia thực hiện.
- Cùng một thí nghiệm tất cả các nhóm cùng thực hiện dẫn đến phòng thí nghiệm không cung cấp đủ dụng cụ thí nghiệm cũng như hóa chất thực hành.
- Do tất cả các nhóm cùng thực hiện một thí nghiệm như nhau nên việc tiêu hao một lượng lớn hóa chất là không tránh khỏi, gây lãng phí hóa chất.
- Chưa kích thích nhiều tính chủ động, độc lập của học sinh trong việc sáng tạo, nghiên cứu khoa học.
- Chưa nâng cao hứng thú của học sinh từ các nhiệm vụ học tập mang tính vừa sức, đặc biệt là những nhiệm vụ thiết kế chế tạo và thực hiện các thí nghiệm đơn giản.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp: 
- Giúp học sinh tự chủ, tích cực hoạt động tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng, tốc độ làm việc của cá nhân.
- Học sinh có cơ hội nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm, các kĩ năng tranh luận, năng lực giải quyết vấn đề.
- Thông qua việc lựa chọn các trạm tự chọn theo khả năng, hứng thú của bản thân mỗi học sinh, giáo viên có thể cá biệt hóa được trình độ của từng học sinh, qua đó có thể bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo, rèn luyện học sinh yếu.
- Nâng cao hứng thú của học sinh nhờ các nhiệm vụ học tập mang tính vừa sức, đặc biệt là những nhiệm vụ thiết kế chế tạo và thực hiện các thí nghiệm đơn giản.
- Khắc phục được khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị nếu cho HS tiến hành đồng loạt.
- Phát triển khả năng nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của một vấn đề.
3.2.2. Nội dung giải pháp: 
Để giúp học sinh học tiết thực hành hóa học vừa sinh động, vừa hiệu quả, tiết kiệm được lượng dụng cụ, hóa chất và trong điều kiện phòng thí nghiệm nhỏ ở trường trung học cơ sở. Tôi đã tiến hành sử dụng phương pháp dạy học theo trạm áp dụng vào tiết thực hành theo các nội dung sau:
3.2.2.1. Nhiệm vụ của giáo viên:
- Giáo viên giới thiệu các trạm và cung cấp đầy đủ dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, phiếu học tập, các nội dung yêu cầu cho các trạm. 
- Giáo viên là người theo dõi hoạt động của cả lớp, cung cấp các thông tin, hướng dẫn các thao tác thực hành thí nghiệm phù hợp với từng thí nghiệm cụ thể khi phát hiện những khó khăn của học sinh. Từ đó để học sinh có thể thực hiện được nhiệm vụ học tập của mình một cách hoàn toàn độc lập. 
- Giáo viên giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong các hoạt động thí nghiệm thực hành của học sinh, hỗ trợ đúng lúc, đúng mức và đúng đối tượng học sinh hoặc nhóm học sinh.
- Giáo viên là người định hướng, tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh giúp học sinh hoạt động một cách độc lập, cho ra sáng kiến riêng, cách làm riêng. 
3.2.2.2. Nhiệm vụ của học sinh:
- Chuẩn bị trước các nội dung bài học ở nhà mà tiết trước giáo viên đã yêu cầu, xem lại những kiến thức lý thuyết có liên quan, các phương trình phản ứng và sự phản ứng của các chất trong các thí nghiệm sắp thực hiện.
- Chủ động thực hiện các hoạt động thực hành thí nghiệm nhằm chiếm lĩnh tri thức cho riêng mình. Tự thực hiện các thao tác thí nghiệm theo đúng nội dung yêu cầu của giáo viên và phiếu học tập tại các trạm.
- Thực hiện theo đúng quy định khi thực hiện các hoạt động tại mỗi trạm.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong nhóm học tập của mình. Phân công nhóm trưởng, thư ký để thực hiện nhiệm vụ qua mỗi trạm.
3.2.2.3. Các bước thực hiện:
Bước 1: Chia nhóm, chuẩn bị dụng cụ:
Giáo viên tiến hành cho học sinh tự chia nhóm ngay tại lớp, hoặc có thể cho học sinh chia nhóm trước và phân công chuẩn bị dụng cụ, hóa chất. Các nhóm thường tương ứng với các thí nghiệm cần thực hiện, tuy nhiên không nên chia nhóm nhiều hơn 6 học sinh trong một nhóm. Nếu số lượng học sinh trong lớp quá đông, thì giáo viên cần cơ động, bố trí hai thí nghiệm trong cùng một trạm để học sinh thực hiện. Cần chia nhóm ngay từ đầu để việc học của học sinh được thuận lợi.
Bước 2: Thống nhất nội quy học tập theo trạm:
Giáo viên giới thiệu nội dung học tập tại các trạm thí nghiệm, số lượng các trạm, trạm bắt buộc. Thông báo quy tắc cho điểm mỗi cá nhân, giới thiệu phiếu học tập và cách làm việc trên các phiếu học tập, yêu cầu trợ giúp, Tất cả các nội quy đưa ra đảm bảo cho việc học tập tại các trạm được diễn ra một cách tự lực, chủ động, hạn chế mất trật tự, quy định thời gian làm việc,
Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ:
Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ của các thí nghiệm ở mỗi trạm, học sinh có thể làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm tại các trạm học tập. Giáo viên quan sát và có sự hỗ trợ kịp thời.
Bước 4: Tổng kết kết quả học tập.
Sau mỗi tiết thực hành giáo viên cần dành thời gian nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Yêu cầu các nhóm, cá nhân trình bày tiến trình thực hiện của một thí nghiệm nào đó, trình bày các kết quả thu được và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân. Các thành viên khác trong nhóm, nhóm khác ra nhận xét, góp ý bổ sung và đánh giá. Sau cùng giáo viên tổng kết nhận xét, đánh giá kết quả tiết học của lớp thông qua hoạt động của các cá nhân, các nhóm.
3.2.2.4. Xây dựng các trạm phù hợp với nội dung kiến thức cần đạt:
- Dạy học theo trạm đối với tiết thực hành thí nghiệm hóa học thì địa điểm thích hợp nhất để tổ chức là phòng thí nghiệm bộ môn. Để việc dạy học diễn ra một cách linh hoạt, tiết kiệm thời gian thì giáo viên không nên bố trí ghế cho học sinh ngồi vì làm cản trở sự cơ động di chuyển của học sinh và hơn nữa trong tiết thực hành thì các em học sinh cũng ít ghi chép nên ghế ngồi là không cần thiết.
- Khi dạy các tiết thực hành thí nghiệm thì áp dụng biện pháp dạy học theo trạm dạng vòng tròn là hợp lý nhất. Ở hình thức này, giáo viên có thể tổ chức cho nhóm học sinh làm các thí nghiệm theo vòng tròn các trạm đã được bố trí. Các nhóm học sinh sẽ bốc thăm xem nhóm mình sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ từ trạm nào. 
- Khi xây dựng trạm trong các tiết thực hành phải có một trạm bắt buộc, trạm này học sinh hoặc nhóm học sinh muốn thực hiện phải vượt qua tất cả các trạm trước đó. Trong trạm là những kiến thức tổng kết lại của những thí nghiệm đã thực hiện. Đối với tôi, tôi thường sử dụng sơ đồ tư duy để học sinh tự khái quát hóa toàn bộ nội dung kiến thức đã chiếm lĩnh được ở các thí nghiệm vừa thực hiện.
Ví dụ: Khi dạy bài thực hành tính chất hóa học của bazơ và muối, tôi tiến hành xây dựng các trạm học tập như sau:
Trạm 2
CuO + axit
Trạm 1
NaOH + muối
Trạm 3
CuSO4 +KL
Trạm 6
Sơ đồ tư duy
Trạm 5
BaCl2+axit
Trạm 4
BaCl2+ muối
Cho nhóm học sinh bốc thăm số thứ tự từ 1 đến 5, số bốc thăm được sẽ thực hiện nhiệm vụ tương ứng với số ghi trên trạm và thực hiện thí nghiệm theo thời gian quy định. Sau khi hết thời gian quy định sẽ di chuyển theo chiều mũi tên đến trạm tiếp theo, cứ như thế thực hiện hết vòng tròn. Mỗi nhóm học sinh hoàn thành xong tất cả 5 trạm thì bước qua trạm 6 sẽ hoàn thành sơ đồ tư duy.
- Việc bố trí các thí nghiệm theo trạm, một lợi ích rất lớn đem lại là tiết kiệm được một lượng lớn hóa chất cũng như dụng cụ thí nghiệm. Bởi vì các nhóm thí nghiệm trước qua trạm thì thí nghiệm ở trạm đó có khi còn đang diễn ra và nhóm sau vào tiếp quản có khi chỉ việc quan sát và nêu hiện tượng chứ không nhất thiết phải làm lại thí nghiệm. Trong một số thí nghiệm hóa chất hoàn toàn có thể dùng lại được.
Ví dụ thí nghiệm: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 sau thí nghiệm lượng khí H2 sinh ra ít, nếu nhóm sau tiếp quả thí nghiệm thì chỉ việc cho thêm một lượng dd HCl và sau đó quan sát là được. Vì vậy ta tiết kiệm được một lượng kẽm đáng kể trong quá trình làm thí nghiệm.
- Trong mỗi tiết thực hành ở chương trình hóa học thường có từ 3 đến 4 thí nghiệm, vì vậy khi xây dựng kiến thức ở mỗi trạm cần đảm bảo cho học sinh thực hiện hoàn thiện trong khoảng thời gian nhất định. Nếu trong tiết thực hành có ít thí nghiệm 2 hoặc 3 thí nghiệm thì mỗi trạm giáo viên cần bố trí hai bộ dụng cụ để học sinh thực hiện.
3.2.2.5. Thiết kế phiếu học tập cho mỗi trạm
Phiếu học tập ở mỗi trạm phải thể hiện được các yêu cầu mà học sinh cần thực hiện. Từ đó học sinh xác định được nhiệm vụ của nhóm và nhóm trưởng phân công cụ thể các thành viên trong nhóm và tiến hành thực hành. Với các tiết thực hành hóa học phiếu học tập cần tối thiểu các yêu cầu sau:
Mô tả cách thực hiện
Hiện tượng quan sát được
Giải thích
Viết phương trình hóa học
3.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Giải pháp này được áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 9 tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Hà Tiên và có thể áp dụng rộng rãi tại các trường THCS trong địa bàn tỉnh Kiên Giang.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến: 
Với những giải pháp trên bản thân tôi đã áp dụng vào năm học 2017 – 2018, và đem so sánh với lớp đối chứng, tôi nhận thấy tính độc lập, chủ động sáng tạo của học sinh được nâng lên rõ rệt. Số học sinh đạt điểm khá, giỏi trong các tiết thực hành tăng lên, điểm yếu kém giảm xuống rõ rệt. Bảng số liệu thống kê số điểm kiểm tra thực hành của hai lớp 9 năm học 2017 – 2018 với kết quả như sau:
	 Điểm
Lớp
8 - 10
6,5 – 7, 9
5 – 6,4
<5
9A (đối chứng)
13.79%
31.03%
48.28%
6.90%
9B (thực nghiệm)
18.52%
40.74%
37.04%
3.70%
Kiên Giang, ngày 28 tháng 12 năm 2018
Người mô tả
Võ Quang Khanh

File đính kèm:

  • docxSKKN day hoc theo tram hoa hoc 9_12722290.docx
Sáng Kiến Liên Quan