SKKN Một số điểm lưu ý, giúp giáo viên tổ chức dạy học theo nhóm mô hình trường học mới Vnen có hiệu quả tại trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, huyện Kbang

Nguồn gốc

 1.1. Ở thế giới

 Hình thức học tập theo nhóm được sử dụng dưới hình thức dạy học hướng dẫn, dạy học tương trợ. Đến đầu thế kỷ XX, việc học tập theo nhóm đã được nhiều nhà giáo dục phương Tây chú ý nghiên cứu theo ông Jdewey cho rằng : “Môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ, do đó càng tạo cho trẻ một môi trường càng gần với đời sống càng tốt. Một trong số môi trường đó là môi trường làm việc chung sẽ tạo cho trẻ có thời gian trao đổi kinh nghiệm, cơ hội phát triển lý luận”.

 Hình thức học tập theo nhóm sau này đã được Peter Peterson, Dotttreu (Thụy sĩ) và những nhà giáo dục khác đã nghiên cứu vận dụng và phát triển. Hình thức dạy học này được sử dụng rất phổ biến ở các nước phương Tây.

 1.2. Ở Việt Nam

 Ở Việt Nam, hình thức học tập theo nhóm đã có từ lâu. Ông cha ta đã có câu “Học thầy không tày học bạn” để đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập, rèn luyện. Đặc biệt sau cách mạng Tháng Tám – 1945 trong nhà trường chúng ta có phong trào học tập dân chủ, học tập nhóm. Phong trào đó tồn tại và phát triển trong suốt những thập kỷ vừa qua dưới những hình thức khác nhau.

 Hiện nay, trước yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp giáo dục theo hướng tích cực và tích hợp nhằm đạo tạo những con người. Chủ động, sáng tạo, thích nghi với môi trường luôn biến động, nhằm đáp ứng được sự phát triển về kinh tế - xã hội. Đặc biệt là sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, hình thức học tập theo nhóm trong tiết học đang được đặt ra một cách cấp thiết.

 

doc14 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số điểm lưu ý, giúp giáo viên tổ chức dạy học theo nhóm mô hình trường học mới Vnen có hiệu quả tại trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, huyện Kbang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi mới về phương pháp, giáo viên cho rằng hình thức tổ chức này không áp dụng được đối với đối tượng học sinh của mình, đặc biệt là học sinh các xã vùng sâu, vùng xa và học sinh đồng bào dân tộc ít người. Vì thế, họ vẫn không những không áp dụng mà còn dạy học theo kinh nghiệm cá nhân của mình. Với cách dạy ấy học sinh không trở thành trung tâm của việc học mà trở thành đối tượng thụ động tiếp thu kiến thức, học sinh chỉ có việc ghi và tái hiện lại các kiến thức thầy truyền thụ.
	Một số giáo viên đôi lúc có vận dụng hình thức tổ chức học nhóm nhưng chỉ là tổ chức chiếu lệ.
	Đôi khi trong giờ học hoạt động nhóm nhưng giáo viên không quan tâm, hướng dẫn các em đến câu trả lời đúng, có hiệu quả. Điều này làm cho các em cảm thấy mệt mỏi vì có thảo luận chung nhưng không đưa ra được đáp án đúng.
	Cũng có lúc trong bài giảng, một số giáo viên không xác định được nội dung trọng tâm của bài dạy.
	Nhiều giáo viên cho rằng : Nếu tổ chức cho học sinh theo nhóm thì vai trò giáo viên bị hạ thấp và đôi khi dẫn tới “Tính ích kỷ cộng đồng” của nhóm học sinh. Vì sau một thời gian làm việc chung nhóm trở thành một cá thể vì quyền lợi của nhóm mình, vì ganh đua cá thể đó mà trở nên ích kỷ. Điều này có nghĩa là nghệ thuật điều khiển, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm của giáo viên chúng ta chưa cao, chưa phân tích cho các em thấy được ý nghĩa của việc học nhóm và đặc biệt là chưa hướng dẫn chu đáo trong việc học và chuẩn bị bài mới cho học sinh.
	Việc phân nhóm của giáo viên còn mang tính bất biến. Học sinh được chia nhóm từ đầu năm học và được giữ nguyên đến cuối năm cho tất cả các môn, các bài học. Điều này không phù hợp, đòi hỏi giáo viên phải phân nhóm một cách linh hoạt, phù hợp với yêu cầu.
	Đôi khi hoạt động nhóm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “cháy” giáo án. Vì ở trong một tiết dạy với nhiều đơn vị kiến thức, nhưng ở mỗi đơn vị kiến thức giáo viên lại tổ chức học sinh lại thảo luận nhóm.
	2. Về phía học sinh
	Trên thực tế, các em học sinh quen với cách học truyền thống đó là giáo viên đọc, học sinh chép như Giáo sư Phan Trọng Luận nói “ Học sinh là bình chứa, là người nhận hàng; Thầy là người gói hàng, giao hàng, là người rót kiến thức vào bình”. Chính vì điều này khiến cho các em học sinh không có hứng thú trong các giờ học, đặc biệt là với các giờ học Anh văn,  Với thực tế này học sinh vô tình trở nên bị động trong quá trình tiếp thu kiến thức. Thầy “Cho gì nhận nấy”, không hứng thú, không mong đợi. Kiến thức không đọng lâu trong đầu các em, học trước quên sau.
	Học sinh còn thụ động trong quá trình tiếp thu bài giảng, nguyên nhân chính là các em không chịu ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới chu đáo.
	Khả năng nhận thức của học sinh trong địa bàn huyện chưa đồng đều đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, chủ yếu là các em đồng bào dân tộc ít người, trong khi đó, việc thay sách giáo khoa theo hướng tích cực và tích hợp đòi hỏi học sinh phải tư duy, tìm tòi để đáp ứng yêu cầu của bài học. Do đó, học sinh phải làm việc nhiều với sách vở mà thời gian các em có ít, thậm chí không có. Vì sau giờ học, các em còn phải giúp gia đình đi chăn bò, sản xuất điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức hoạt động học tập theo nhóm.
	Từ những nguyên nhân nêu trên, tôi thấy việc điều khiển, tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm trong một tiết học còn nhiều hạn chế. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta chưa phát huy được cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, chưa làm cho học sinh thấy được “Học hỏi là một công việc phải tiếp tục suốt đời, không ai có thể tự cho mình là biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân. Lấy tự học làm cốt, có thảo luận và chỉ đạo giúp vào”.
	3. Cách khắc phục nguyên nhân
	Từ những điều nêu trên, tôi thấy để khắc phục được những tồn tại và để tổ chức hoạt động nhóm được thành công giáo viên cần phải nắm được những điều sau đây:
	3.1. Giáo viên phải nắm được hình thức học tập theo nhóm
	Dạng hình thức học theo nhóm thống nhất có nghĩa là tất cả học sinh đều thực hiện những nhiệm vụ như nhau.
	3.2. Giáo viên cần nắm được những điểm cần chú ý trong việc thành lập nhóm học tập
	Sau khi đã nắm được hình thức học nhóm để tổ chức tiết học được thành công, giáo viên cần nắm được những điểm cần chú ý trong việc thành lập nhóm học tập, đó là:
	Nhịp điệu làm việc của các thành viên gần đồng đều nhau.
	Trình độ học lực.
	Trình độ nắm bắt thông tin không chỉ trong nội khóa mà đặc biệt cả ở ngoại khóa.
	Những năng lực khác.
	Mối quan hệ giữa học sinh với nhau.
	Số lượng học sinh trong nhóm tối thiểu là 4 em và tối đa là 7 em.
	Điều này có nghĩa là nhóm học tập trong lớp không ổn định mà có sự thay đổi.
	Cách chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm.
	Cách chia nhóm:
Nhóm
Vành Khuyên
Nhóm
Hồng Tước
CÁC CÁCH 
CHIA NHÓM
Nhóm 
Vàng Anh
Nhóm 
Chào Mào
 Trong thực tế thì có nhiều kiểu chia nhóm, nhưng tôi sẽ chia nhóm theo ngẫu nhiên. 
 	Cách làm như sau: 
 Giả sử lớp tôi có 24 học sinh nhưng muốn chia lớp thành 4 nhóm thì cho lớp đi vòng tròn sau đó hô “ đoàn kết - đoàn kết” “ kết mấy- kết mấy” “ kết 6- kết 6”.
 Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu của nhóm gồm có nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí và các thành viên. 
Thông qua mô hình sau: 
 Giao nhiệm vụ 
Nhóm trưởng 
!
Thư kí
Thành viên
(Nhóm phó) ppppppppppppphó0phos thư kí và các thành viên.
Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm.
Thành viên
Thành viên
Thành viên
 Nhóm trưởng
 Nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do giáo viên chỉ định. 
 Nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
 Nhóm phó
 Nhóm phó để thay thế, hỗ trợ nhóm trưởng khi nhóm trưởng vắng mặt.
 Thư kí: 
Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp ý kiến, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao của nhóm. Thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định từ đầu đến cuối. 
 	Các thành viên 
 	Trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
 	 Nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm cần thay đổi tạo nên sự tự tin trong khi làm việc nhóm.
 Nguyên tắc làm việc trong nhóm: Tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghi chép trung thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số. Có nhận xét rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động
 3.3. Giáo viên cần phải thấy được vai trò của mình trong quá trình tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm
	Giáo viên phải biết được mình không phải là người cung cấp thông tin một chiều, mà là người hướng dẫn đắc lực cho học sinh tự mình học tập. Giáo viên ở đây là người đóng vai trò người hỗ trợ cho kinh nghiệm học tập của bản thân học sinh.
	Trong quá trình dạy học hiện nay, đặc biệt trong điều kiện dạy học theo nhóm tại tiết học, giáo viên nên đóng vai trò là người cố vấn, người động viên, cổ vũ hoạt động của các nhóm, người hướng dẫn các nhóm học tập làm việc theo các quy tắc dân chủ, hợp tác, tương trợ, tôn trọng lẫn nhau.
	Ngoài ra, giáo viên phải phân tích cho học sinh thấy được vai trò, ý nghĩa tích cực của hoạt động học tập theo nhóm đó là nó giúp cho các em có tinh thần đoàn kết hỗ trợ nhau trong việc lĩnh hội tri thức, giúp cho các em mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình học tập, giao tiếp. Đồng thời, việc học tập theo nhóm còn làm cho không khí của tiết học sôi nổi hơn, tạo mối quan hệ gần gũi, thân tình giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau.
 	Trong thời gian học sinh làm việc, giáo viên cần phải đến hoặc đi xung quanh các nhóm để quan sát các hoạt động của nhóm, nếu có vấn đề gì thì kịp thời định hướng. Nên thực hành với một số nhóm học sinh cụ thể.
 	 Đặt câu hỏi gợi mở và trợ giúp cho nhóm.
 	 Khen ngợi và động viên HS nói về kết quả làm việc.Vì trong quá trình giao việc cho các nhóm, nếu thấy các nhóm làm việc chăm chú và trao đổi sôi nổi thì GV mới có thể yên tâm. Một khi thấy các nhóm làm việc trầm lắng, hay nhốn nháo  Gv cần nghĩ ngay tới các lí do, như phiếu học tập chưa phù hợp với trình độ hay chưa thực hiện đúng vai trò, HS chưa hiểu cần phát lệnh cứu trợ ngay lúc đó GV phải có mặt kịp thời và giải quyết vấn đề mà nhóm hoặc một vài cá nhân trong nhóm gặp phải. 
 Trong quá trình dạy học, nếu tiết học nào đó mà học sinh nhàm chán, mệt mỏi
 tôi sẽ tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi nào đó để học sinh thoái mái, hưng phấn hơi. 
 	Tôi xin đưa ra hai mô hình cách sắp xếp để so sánh 
 	Mô hình 1: Theo cách sắp xếp truyền thống.
 Bảng 
Mô hình 2 : Sắp xếp theo quan điểm dạy học mới VNEN .
Bảng
Mô hình 2 hiện nay được rất nhiều giáo viên tại trường tôi chọn để sắp xếp cho lớp học của mình.
 	Vì nó rất thuận tiện cho việc hoạt động nhóm cho học sinh và tận dụng được không gian phòng học để có chỗ tổ chức các trò chơi đồng thời làm cho lớp học thoáng hơn, thích hợp với lớp được trang bị bàn 2 chỗ ngồi.
 	Cách sắp xếp ngồi học như thế này không ảnh hưởng gì tới thể chất của học sinh cả: Việc tổ chức hoạt động nhóm thường xuyên thay đổi vị trí ngồi học, lúc thì ngồi học chỗ này, tiết học sau lại ngồi chỗ khác. Hay nói cách khác áp dụng hình thức dạy học theo nhóm thì chỗ ngồi của học sinh là chỗ ngồi không ổn định.
Ngày xưa ngồi học là lấy bảng làm trung tâm để tiếp thu kiến thức của thầy và chú ý nghe thầy giảng bài. Ngày nay, ngồi học tức là ngồi làm việc, ngồi để thực hiện một nhiệm vụ đó trên tinh thần hợp tác, chia sẻ ngay trên bàn mình.
 	3.4. Giáo viên cần phải nắm được yêu cầu nội dung với việc học nhóm
	Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày kết quả của nhóm mình.
	Giáo viên cũng đưa ra lời nhận xét cho việc làm của từng nhóm để các em phấn đấu, hăng hái học tập.
 	Ví dụ: Bài 5A. Ai là người dũng cảm ?
 	Hoạt động cơ bản
 	Hoạt động 1. Hoạt động nhóm. Kể lại hành động dũng cảm của một người mà em biết.
	Tài liệu, bài tập phải gắn liền với nội dung bài giảng và có thể liên hệ từ những bài học trước hoặc ở những phân môn khác để học sinh thảo luận theo hướng tích hợp ngang và dọc.
 	Ví dụ : Bài 5C. Cuộc họp của chữ viết
 	Hoạt động ứng dụng . Hỏi ông bà, cha mẹ những việc có thể làm để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
 	Bài 6A. Em đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ ?
3.5. Giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà
 Để cho việc tổ chức học sinh học tập nhóm đạt kết quả cao như mong muốn điều đầu tiên giáo viên phải làm đó là hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Có thể nói đây là điều hết sức quan trọng nếu học sinh không xem phần ứng dụng, không chuẩn bị bài mới thì các em không thể chủ động trong quá trình học tập, thảo luận và như thế khi đứng trước một vấn đề các em rất lúng túng, dẫn đến không khí lớp học chùng xuống, hiệu quả tiết học không cao. Chính vì vậy sau mỗi bài học giáo viên cần dành thời gian thích hợp để hướng dẫn các em học và chuẩn bị bài ở nhà. 
 	Ví dụ:
 	Bài 13B. Kể chuyện Anh hùng Núp
 	C. Hoạt động ứng dụng
 	Nơi em sống có cảnh gì đẹp ?
 	Bài 13C. Cửa Tùng, sông Bến Hải ở miền nào ?
 	A. Hoạt động cơ bản
 	Hoạt động nhóm
 	1. Nói về một cảnh đẹp ở địa phương em.
 	Hoạt động ứng dụng của bài này sẽ liên quan đến bài học sau. Cho nên học sinh cần phải học bài và chuẩn bài ở nhà là quan trọng.
 	Hơn nữa thực tế hiện nay sách giáo khoa mới (thử nghiệm) đòi hỏi học sinh phải tư duy, tìm tòi để giải đáp những yêu cầu của bài học, mà lượng thời gian ở trên lớp một tiết chỉ có 40 phút. Do đó, học sinh phải làm việc nhiều với sách vở trước khi đến lớp. Nghĩa là học sinh phải dành một lượng thời gian thích hợp để chuẩn bị bài ở nhà. Nhưng học sinh của chúng ta là nông thôn, ngoài thời gian lên lớp các em phải phụ giúp gia đình. 
 	Ví dụ:
 	Bài 11C. Phần ứng dụng.
 	Hỏi người thân về tên 3 tỉnh ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
 	Viết vào vở tên các tỉnh em hỏi được.
 	Bài 12A. Bắc – Trung - Nam
 	4. Những điều lưu ý khi tổ chức hình thức học tập theo nhóm
	 Nhận thức đầy đủ một cách có hệ thống về quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm. 
 	Là đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học, tạo cơ hội tới mức tối đa để HS được tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động trên lớp. Đây cũng chính là cách học có hiệu quả nhất. Học qua các hình thức sau:
 	 Trải nghiệm: Học qua thực tế, học từ những kinh nghiệm thông qua việc làm và qua khám phá tìm tòi của các em.
 	 Giao tiếp: Thông qua trao đổi, tranh luận các em có thể chia sẻ cho nhau những gì mình biết được, học được và cách học của mình cho bạn bè. “ Học thầy không tày học bạn”
 	 Học qua tương tác: Chia sẻ với bạn bè những kinh nghiệm của mình và học kinh nghiệm từ bạn bè cũng như người lớn.
 	 Rút kinh nghiệm: Sau những lần thất bại, các em cố gắng làm lại lần nữa, lần sau sẽ tốt hơn lần trước. Từ những kinh nghiệm học tập đó, các em có thể áp dụng vào các tình huống khác.
 	Bốn hình thức trên chính là biểu hiện của quan điểm dạy học này.Để thực hiện được điều đó thì giáo viên cần phải biết hình thức đặc trưng cho từng cách học. 
 	 Biết được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động nhóm.
 	 Là giúp học sinh tích cực tham gia ý kiến và có cơ hội trao đổi với các bạn khác để cùng học, khám phá và phát triển tư duy. 
 	Sau khi đã nắm vững được những yêu cầu về mặt lý thuyết, để cho việc tổ chức học sinh học tập theo nhóm đạt kết quả cao, trước khi lên lớp giáo viên cần phải dành thời gian đọc kỹ nội dung bài giảng để định hướng được nội dung trọng tâm của bài học.
	Với vai trò của người chỉ đạo, người cố vấn, người trọng tài thông minh, giáo viên làm những công việc sau:
	Giáo viên đi khắp các nhóm theo dõi công việc của các nhóm nhằm xem các nhóm có hoạt động tích cực theo đúng nghĩa của việc học nhóm không. Đồng thời, để xem các nhóm có tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất hay không.
	Phát hiện những sai lầm mà các thành viên của nhóm nào đó mắc phải. Trong số những sai lầm đó phải xác định được sai lầm nào là điển hình và những sai lầm nào chưa được sửa chữa.
	Nếu nhóm nào đó gặp khó khăn, giáo viên tham gia vào với tư cách chỉ đạo thảo luận, nhằm giải quyết khó khăn đó. Vì vậy, giáo viên có thể dành được sự quan tâm nhiều hơn đến những học sinh yếu trong lớp để giúp các em ngày càng tiến bộ, tự tin vào bản thân mình. Từ việc làm này của giáo viên sẽ giúp các em có hứng thú học tập hơn.
Trong quá trình dạy, tôi thấy trong một nhóm mà có em yếu tôi sẽ đưa về một nhóm để cô và những em khá giỏi kèm cặp thêm hàng ngày vào 15 phút đầu giờ.
 C. PHẦN THỨ BA
 KẾT LUẬN
 	Qua thời gian hướng dẫn cho học sinh trong lớp như những điều đã trình bày ở trên, tôi thấy việc tổ chức học tập theo nhóm của giáo viên ngày càng đạt kết quả cao. Các em học sinh làm việc tích cực, sôi nổi trước mỗi yêu cầu giáo viên giao. Từ đó không khí của giờ học không còn căng thẳng như trước nữa. Theo cảm nhận của cá nhân tôi các em có hứng thú học tập nhiều hơn, dám nói và dám làm những yêu cầu thầy cô giao việc khi có cả thầy cô khác dự giờ.
	1. Chất lượng và hiệu quả của việc tổ chức hình thức học tập theo nhóm
	Việc vận dụng hình thức học tập theo nhóm đã:
	Tạo nên môi trường học tập mà trong đó có sự hợp tác, trao đổi, giúp đỡ tương trợ giữa các thành viên trong nhóm với nhau.
	Tạo nên không khí cởi mở, cảm thông, tự do trao đổi những vấn đề học tập, tạo nên bầu không khí hòa hợp cộng đồng.
	Hình thành tinh thần trách nhiệm đối với tập thể cho từng thành viên của nhóm. Tránh được tính lười biếng, sao nhãng nhiệm vụ được giao, tránh được sự ghen tỵ.
	Hình thành thói quen làm việc tự giác, không cần kiểm soát.
	Giúp học sinh hình thành kỹ năng tổ chức giao tiếp, thói quen tự đánh giá vì có điều kiện để so sánh thường xuyên những kết quả của cá nhân. Giúp cho học sinh nhận thức rõ giá trị chân thực của mình.
	Giúp cho học sinh hình thành tính tích cực nhận thức và sự thích ứng nhanh chóng với nhịp điệu làm việc cùng nhau.
Kết quả khảo sát như sau:
Thời điểm khảo sát
Đọc diễn cảm
Đọc chuẩn
Đọc còn hơi chậm
Đọc còn đánh vần
Không biết đọc
Tổng số 24
Đầu năm
1
10
6
4
3 (DT)
Cuối năm
3
13
4
3
1 (DT)
	2. Khả năng ứng dụng của hình thức học tập theo nhóm
 	Học nhóm theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. 
 	Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, tích hợp được hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập
 	Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua HĐ ứng dụng của mỗi bài., rèn cho các em kĩ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn của nhóm và chính bản thân các em trong mõi tiết học. 
 	Để có được tổ chức hoạt động nhóm, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn luyện.
 	Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy học. 
 	Thấy được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động nhóm trong quá trình dạy học.
 	Nắm vững các cách chia nhóm và tổ chức nhóm.
 	Rèn luyện cách chia nhóm thông qua các tiết học một cách thường xuyên.
 	Chuẩn bị tốt cho mình bộ đồ dùng phục vụ cho việc học nhóm của HS. 
 Hoạt động nhóm có thể áp dụng được cho tất cả các tiết học ở tất cả các khối lớp ở cấp Tiểu học, đặc biệt là mô hình trường học mới VNEN. 	
 	3. Bài học kinh nghiệm
	Trong những thập kỷ gần đây, cùng với sự đổi mới về nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm” đang đặt ra cấp thiết. Bản thân của sự đổi mới đó là việc chuyển từ phương pháp thông báo tái hiện sang việc tổ chức điều khiến hoạt động nhận thức của học sinh nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tính độc lập sáng tạo của các em, để các em tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỷ xảo. Để thực hiện điều đó, giáo viên chúng ta cần phối hợp các xu hướng: Tích cực hóa, cá biệt hóa, phân hóa hoạt động nhận thức, học tập của học sinh và công nghệ hóa quá trình dạy học vận dụng các thiết bị nghe nhìn hiện đại, các mẫu vật trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt trong quá trình dạy học theo hướng tích cực và tích hợp giáo viên chúng ta cần vận dụng khéo léo hình thức tổ chức học sinh học tập theo nhóm để rèn cho các em thói quen học và chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp. Tạo điều kiện cho các em tư duy tích cực, sáng tạo, hăng hái phát biểu ý kiến, tham gia tranh luận sôi nổi có kết quả. Đồng thời còn để cho các em có hứng thú học tập: Học mà chơi, chơi mà học. Từ đó giúp cho giáo viên có được nhiều kinh nghiệm xử lý các tình huống khác nhau, tinh thần luôn phấn chấn khi giảng dạy.
	Với bản thân tôi, qua thực tế giảng dạy, cũng như qua việc đi dự giờ một số giáo viên. Tôi thấy hình thức tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm trong mỗi tiết dạy là hình thức học tập tích cực, phát huy được vai trò trung tâm của học sinh, tạo cho học sinh tính năng động, chủ động, tự tin, đảm bảo được tính mềm dẻo, thích ứng cao của Giáo dục và Đào tạo.
 	Cuối cùng, kính chúc sức khỏe tới các thầy cô trong hội đồng chấm Sáng kiến kinh nghiệm. Tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp của các đồng chí để đề tài này hoàn thiện hơn. 
 	Xin chân thành cảm ơn./. 
 Xã Đông ngày 16 tháng 3 năm 2015
 Người viết
 Hoàng Thị Hải
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp, Tạp chí Giáo dục số 3, 5/2001.
2. Tương tác giữa học sinh trong dạy học theo nhóm, Tạp chí TT KHGD
3. Hướng dẫn học Tiếng Việt 3 - Dự án mô hình trường học mới VNEN 
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KBANG

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_diem_luu_y_giup_giao_vien_to_chuc_day_hoc_theo_n.doc
Sáng Kiến Liên Quan