SKKN Một số cách thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tại trường Trung học Phổ thông Phan Thúc Trực

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các nhà trường hiện nay đang được tổ

chức dưới các hình thức sau:

- Các câu lạc bộ: Hoạt động của câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ

những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó

phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và

biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp

ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,

Câu lạc bộ là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình như

quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn

5hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông

tin.

- Tổ chức một tiết học trên lớp: giáo viên thường xây dựng kịch bản đóng vai

nhân vật lịch sử, tình tiết văn học., giao dự án học tập, dự án STEM

- Tổ chức diễn đàn, sự kiện: Đây là một hình thức tổ chức hoạt động được sử

dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ

động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ

và những người lớn khác có liên quan. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày

tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề

nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Đây cũng là

dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau.

- Tham quan, dã ngoại: Đây là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối

với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi

thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công

trình, nhà máy ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những

kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.

- Các hoạt động giao lưu: Hình thức phổ biến hiện nay là các cuộc giao lưu văn

hóa văn nghệ, thể dục thể thao Qua hoạt động, học sinh được thể hiện năng lực

chuyên biệt của mình, thể hiện cá tính, khả năng tương tác nhóm, đồng đội

- Hoạt động chiến dịch: Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức không chỉ tác

động đến học sinh mà tới cả các thành viên cộng đồng. Nhờ các hoạt động này,

học sinh có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát

triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Việc học sinh tham gia các

hoạt động chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của học sinh

đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, an toàn giao thông, an toàn xã

hội, giúp học sinh có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho học sinh

tham gia giải quyết những vấn đề xã hội.

- Hoạt động nhân đạo: Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim,

tình cảm, sự đồng cảm của học sinh trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt

khó khăn. Thông qua hoạt động nhân đạo, học sinh biết thêm những hoàn cảnh khó

khăn của người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật,

khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt

khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống, để kịp thời giúp

đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập

với cộng đồng. Hoạt động nhân đạo giúp các em học sinh được chia sẻ những suy

nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng,

giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá

trị cho học sinh như: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách

nhiệm, hạnh phúc, Hoạt động nhân đạo trong trường phổ thông được thực hiện

dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hiến máu nhân đạo; Xây dựng quỹ ủng hộ

các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; Tết vì người nghèo

pdf33 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số cách thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tại trường Trung học Phổ thông Phan Thúc Trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đích của chuyến đi đã đạt được, một trải nghiệm 
thành công còn giá trị hơn ngàn lời diễn thuyết.
22
 H7. Bài thu hoạch của học sinh sau trải nghiệm 23
2.5. Các hoạt động tri ân, thiện nguyện
Tri ân, thiện nguyện bây giờ không còn là công việc, là trách nhiệm xã hội 
nữa mà nó đang trở thành một nhu cầu- nhu cầu được cống hiến. Trong các hoạt 
động vì con người trong cộng đồng, hoạt động nhân đạo - từ thiện ngày càng được 
trân trọng với ý nghĩa đề cao tính nhân văn cao cả, tinh thần nhân ái sẻ chia trong 
hoạn nạn khó khăn giúp những thân phận, những mảnh đời nghiệt ngã vượt qua nỗi 
bất hạnh, thiếu may mắn vươn lên, ổn định đời sống hòa nhập cộng đồng...Các nhà 
trường nên tiếp cận sự thay đổi này để có những định hướng giáo dục cho thế hệ 
trẻ. Một hành động đẹp, một tấm gương sáng sẽ hay mọi bài học về tình người và 
sẽ thuyết phục, lay động được trái tim học sinh. 
Để chương trình này thực sự có ý nghĩa, có tác dụng giáo dục học sinh, để học sinh 
trải nghiệm cảm giác được sẻ chia, được tri ân thực sự thì cần tránh việc chỉ dừng 
lại việc quyên góp, mà việc này, học sinh phải trực tiếp làm, không có đại diện, 
không có làm thay. Xây dựng chương trình như sau:
- Xây dựng kế hoạch dự kiến: trong một năm học sẽ tri ân, làm thiện nguyện 
bao nhiêu lần, đối tượng hướng đến là ai? Thông thường các hoạt động tri ân 
thường hướng đến các Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng, 
các di tích lịch sử diễn ra vào các dịp Ngày TB - LS (27/7), Ngày chiến thắng 30/4, 
Tết cổ truyềnCác hoạt động thiện nguyện thường diễn ra vào đầu các năm học 
mới, dịp Tết cổ truyền hoặc những trường hợp đột xuất tùy tình hình cụ thể. Kế 
hoạch này phải có lộ trình thời gian.
- Huy động nguồn lực: con người, tiền bạc, các thiết bị, vật dụng khác. Ngoài
 việc huy động sự đóng góp của giáo viên, học sinh đang học , các nhà trường nên 
quan tâm đến các thế hệ học sinh của trường đã trưởng thành, các doanh nghiệp 
đóng trên địa bàn để có thêm sự hỗ trợ. Mỗi một kế hoạch tri ân hay thiện nguyện 
đều phải chi tiết, cụ thể, cách thức thực hiện để vấn đề không chỉ là số tiền hỗ trợ 
hay các vật chất khác mà còn để giáo dục, xây dựng ý thức, trách nhiệm cộng 
đồng. Hoạt động này, lãnh đạo nhà trường và Đoàn Thanh niên đứng ra huy động 
thì hiệu quả tốt hơn.
- Cách thức tổ chức: tùy vào tính chất của hoạt động ( tri ân hay thiện nguyện)
 để bố trí hình thức, thành phần phù hợp.
Ví dụ1: 
- Hoạt động tri ân: Đoàn Thanh niên tổ chức quét dọn vệ sinh, dâng hương
 tưởng niệm các liệt sĩ tại Di tích lịch sử Quốc gia - nơi thực dân Pháp xử bắn 72 
chiến sĩ Xô viết Nghệ Tĩnh ( xã Mỹ Thành, Yên Thành). Trước khi tiến hành, BCH 
phải họp để thống nhất kế hoạch, giao người phụ trách đoàn, liên hệ trước với 
chính quyền địa phương. Về lực lượng, BCH Đoàn trường lên kế hoạch huy động 
Bí thư các chi đoàn, các thanh niên chuẩn bị được kết nạp Đoàn đợt 3/2; về vật 
chất, chuẩn bị hương hoa, chổi, cuốc,vét. Yêu cầu: đảm bảo an toàn trên đường 
đi, vệ sinh sạch sẽ khu di tích và quan trọng là tìm hiểu lịch sử của di tích. Những 
học sinh thuộc đối tượng chuẩn bị kết nạp Đoàn phải viết thu hoạch, xem đây là 
một bài học chính trị thực tiễn. Mục đích của hoạt động không phải là vệ sinh, quét 
24
dọn, mà qua lao động, học sinh phải được vun đắp lòng biết ơn đối với các liệt sĩ, 
trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay
H8. GV,HS nhà trường quét dọn vệ sinh, dâng hương tại Khu di tích lịch sử Quốc gia- nơi thực 
dân Pháp xử bắn 72 chiến sĩ Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 -1931 ( xã Mỹ Thành- Yên Thành)
25
Ví dụ 2:
- Hoạt động thiện nguyện: Nội dung này thường được tổ chức vào dịp Tết cổ
 truyền- thời điểm mà những người yếu thế, bất hạnh cần nhất sự sẻ chia, đùm bọc 
của cộng đồng , cần một hơi ấm tình người.
Về cách làm:
 Bước 1, quan trọng nhất vẫn là tìm nguồn lực. Công đoàn nhà trường kêu gọi giáo 
viên, nhân viên đóng góp, Đoàn thanh niên kêu gọi đoàn viên thanh niên trích một 
phần trong quỹ hoạt động của lớp hoặc trực tiếp đóng góp, các giáo viên kêu gọi sự 
góp sức từ những học sinh cũ của trường nay đã ít nhiều có được thành quả trong 
cuộc sống. Những sự đóng góp ấy tập trung về một đầu mối là Đoàn trường. Tết 
Tân Sửu 2021, toàn trường huy động được 54.470.000đ trao cho 101 em học sinh 
có hoàn cảnh khó khăn.
Bước 2, giáo viên chủ nhiệm các lớp tìm hiểu, giới thiệu những học sinh cần hỗ 
trợ, chủ yếu tập trung vào những học sinh có hoàn cảnh éo le như cha mẹ ly hôn 
hoặc làm ăn xa phải ở với ông bà, học sinh mất cha, mất mẹ, học sinh con nhà 
nghèo hoặc bản thân bị ốm đau, bệnh tật
Bước 3, Ban tổ chức bình xét ( gồm đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo 
viên chủ nhiệm), lập danh sách, phân bổ số tiền hỗ trợ. Ban tổ chức cũng cử ra đại 
diện cho học sinh trực tiếp trao quà cho bạn của mình.
Bước 4, tổ chức chương trình. Sử dụng tiết sinh hoạt đầu tuần, có đầy đủ giáo viên, 
Ban đại diện cha mẹ học sinh, tốt nhất là mời cả gia đình học sinh được trao quà 
tham dự. 
Những hoạt động thiện nguyện đã xây dựng một môi trường sư phạm ấm áp 
tình người. Những học trò yếu thế thấy được động viên chia sẻ, các bạn còn lại 
thấy được ý nghĩa của sự cho đi là hạnh phúc.
26
 H9. Hoạt động trao quà cho học sinh nghèo nhân dịp Tết năm 2020, 2021.
3. Kết quả khảo nghiệm
3.1. Sự thay đổi nhận thức về cách thức tổ chức dạy học của giáo viên
Trong những năm gần đây, nhất là khi bắt đầu triển khai tinh thần của 
Chương trình giáo dục 2018, giáo viên đã có sự thay đổi tích cực, mạnh mẽ, không 
chỉ về phương pháp mà còn là cách tiếp cận vấn đề dạy học, về mục đích dạy học. 
Thầy cô đã nhận thức sâu sắc vấn đề, kiến thức là chuyện học tập suốt đời, nhà 
trường phổ thông không thể làm hết điều đó, điều quan trọng là thông qua những 
bài học ở nhà trường, những cách tổ chức học tập của thầy cô, những hoạt động 
bên ngoài khuôn viên lớp học của nhà trường đã phát huy được những phẩm chất, 
giá trị nào của cá nhân học sinh. Trách nhiệm công dân, ý thức cộng đồng, tinh 
thần hợp tác, tương thân tương ái ngày càng được chú trọng hơn. Đến lớp, đến 
trường không chỉ là làm công việc giảng dạy mà thực sự là làm công tác giáo dục 
đúng nghĩa. 
Bảng so sánh nhận thức của giáo viên khi áp dụng các hình thức dạy học trải 
nghiệm sáng tạo:
Tiêu 
chí
Hình thức dạy học truyền thống Hình thức dạy học trải nghiệm
Kiến 
thức
Chủ yếu là SGK, sách tham khảo 
và các thiết bị hỗ trợ.
Sách giáo khoa và kinh nghiệm, trải 
nghiệm thực tiễn gắn liền với kiến 
thức môn học.
Phương 
pháp
Thuyết trình, hoạt động nhóm, ra 
bài tập, thực hành thí nghiệm
Phương pháp truyền thống kết hợp 
dạy học dự án, trải nghiệm, tham 
27
quan, STEM, các hoạt động tri ân 
thiện nguyện
Kiểm 
tra, 
đánh 
giá
Kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết 
trên giấy, bài tập về nhà, bài tập 
nhóm. 
Phong phú, đa dạng hơn: kiểm tra 
truyền thống kết hợp sản phẩm dự 
án, sự đóng góp qua hoạt động 
STEM, thái độ và sự tiến bộ đối với 
môn học
Thái 
độ, tình 
cảm
Trách nhiệm, quan tâm học sinh, 
cố gắng truyền tải kiến thức cho 
học sinh.
Trách nhiệm, quan tâm học sinh, chú 
ý phát triển kỹ năng, phẩm chất 
chuyên biệt của từng học sinh. Phấn 
chấn hơn, linh hoạt hơn.
Cường 
độ làm 
việc
Vừa phải Cường độ làm việc cao hơn, mất 
nhiều thời gian hơn.
Với bảng so sánh trên từ sự khảo sát giáo viên, chúng tôi nhận thấy, giáo dục 
trải nghiệm đã đạt đến những yêu cần cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông 
mới. Giáo viên được chủ động hơn, linh hoạt hơn trong tổ chức dạy học và kiểm 
tra đánh giá. Qua tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh bằng hình thức trải 
nghiệm, chính giáo viên cũng được trải nghiệm, được cập nhật kiến thức, kỹ năng 
từ chính cuộc sống thực tiễn và từ chính học sinh, tình cảm thầy trò được gắn kết 
hơn thông qua hoạt động tập thể. Nhiều giáo viên nhận ra một điều, tổ chức hoạt 
động giáo dục trải nghiệm tuy vất vả hơn, tốn nhiều thời gian hơn nhưng cái được 
lại vô cùng xứng đáng, ý nghĩa. Một chân lý giản đơn không phải ai cũng hiểu, 
cũng thấm nhuần sâu sắc: điều gì cho đi thì sẽ còn mãi, cho học sinh điều gì tốt đẹp 
thì nhận lại sẽ là sự thanh thản cho chính mình và sự tri ân của muôn thế hệ học 
trò. Nói thế không phải là giáo dục truyền thống không có được điều này, vẫn có, 
nhưng giáo dục trải nghiệm nó có nhiều ưu thế hơn bởi hoạt động của nó là sự 
tương tác trực tiếp với đời sống thực tiễn mà ở đó, quan hệ thầy với trò, trò với trò 
phải thực sự gắn kết, cộng sự. 
3.2. Sự chuyển biến về năng lực, phẩm chất của học sinh
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới mục tiêu rèn luyện 5 phẩm 
chất, 10 năng lực cho học sinh. Năm phẩm chất là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, 
trách nhiệm, trung thực. Mười năng lực gồm 3 năng lực chung ( tự chủ và tự học, 
kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo) và 7 năng lực 
chuyên môn ( ngôn ngữ, tính toán, tin học, thể chất, thẩm mỹ, công nghệ, tìm hiểu 
tự nhiên và xã hội). Thực chất các năng lực và phẩm chất này trong chương trình 
giáo dục đã thực hiện vẫn đề cập và hướng tới, chỉ có điều, nó có thể chưa tách 
bạch rõ ràng, chưa “gọi tên” trực tiếp mà thôi. Trong quá trình tổ chức hoạt động 
dạy học, giáo viên cũng đã có nhiều đổi mới nhằm hướng tới giáo dục toàn diện 
cho học sinh, nói như cách gọi cũ là đức, trí, thể, mỹ. Tuy nhiên, không gian lớp 
học là quá nhỏ hẹp, kiến thức sách giáo khoa là không đủ trong lúc ở bên ngoài, 
28
thông tin tràn ngập, nhiều hoạt động thực tiễn phong phú, hấp dẫn lôi cuốn học 
sinh hơn nhiều. Đó là một thực tế mà các nhà trường phải nhận thấy, phải chấp 
nhận và thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Phương pháp cũ, cách thức tổ 
chức dạy học cũ không phải đã là lạc hậu nhưng không đủ mà cần thêm những 
hình thức tổ chức mới. 
Chúng tôi nhận thấy khi thực hiện một số hoạt động giáo dục trải nghiệm, 
thái độ, tình cảm, năng lực của học sinh đã có một số chuyển biến tích cực. Không 
thể duy ý chí để nói chỉ có giáo dục trải nghiệm mới xây dựng, hình thành nên các 
phẩm chất, năng lực mà chương trình giáo dục mới hướng tới nhưng khách quan 
phải thừa nhận, giáo dục trải nghiệm đã tác động tích cực đến công tác giáo dục. 
Chúng tôi nhận thấy có hai phẩm chất và ba năng lực của học sinh thay đổi rất rõ 
nét khi được trải nghiệm. Điều thành công của phương pháp tổ chức giáo dục này 
là các phẩm chất, năng lực được hình thành một cách tự nhiên, không có sự định 
hướng nào. Nó được hình thành trong thực tiễn, qua hoạt động thực tiễn, qua sự 
tương tác, cộng sự giữa trò với trò, trò với thầy.
Về phẩm chất, ngoài lòng yêu nước là phẩm chất chung, phổ biến mà bất kỳ 
chương trình giáo dục nào cũng hướng tới xây dựng thì lòng nhân ái và tinh thần 
trách nhiệm là những phẩm chất được vun đắp thành công. 
Về năng lực, thì hai kỹ năng chung là giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề, 
kỹ năng chuyên môn là tìm hiểu tự nhiên và xã hội của học sinh được nâng cao 
một bước. 
Chúng tôi lập bảng thống kê, tổng hợp ở các phẩm chất và năng lực của học sinh 
mà chúng tôi thấy có sự chuyển biến rõ ràng nhất như sau: 
Phẩm chất, năng lực Biểu hiện ở các hoạt động, hành động, cảm xúc, thái độ
1.Về phẩm chất
Lòng nhân ái - Lời nói thân thiện, ấm áp tình cảm hơn với bạn bè, với 
mọi người. Thái độ cộc cằn, thô lỗ giảm hẳn, kể cả khi 
gặp tình huống khó chịu.
- Có nhu cầu, tự nguyện, sẵn lòng chia sẻ khó khăn với 
những người bất hạnh, yếu thế hơn mình và khi làm 
điều đó thì thấy vui, yêu đời hơn vì cảm giác mình đã 
làm điều có ý nghĩa.
- Chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng, thiện 
nguyện, lôi cuốn người khác cùng tham gia như lập hội, 
nhóm
Trách nhiệm - Dám chịu trách nhiệm với hành động, lời nói của 
chính mình, sống có trách nhiệm hơn với bản thân.
- Trách nhiệm hơn với gia đình, với cộng đồng. Ví dụ: 
đấu tranh bảo vệ người tốt lẽ phải, lên án, tố cáo hành 
động xấu.
29
- Trách nhiệm với môi trường sống, thể hiện ở các hành 
động bảo vệ môi trường.
2.Về năng lực
Giao tiếp, hợp tác - Tự tin hơn khi nói trước đám đông, dám thể hiện bản 
thân.
- Có ý thức tìm hiểu, thấu hiểu suy nghĩ người khác, đặt 
mình vào hoàn cảnh đó để chia sẻ, cảm thông.
- Biết phân công, chia sẻ trách nhiệm trong nhóm, thái 
độ hợp tác với cộng sự vì mục đích chung.
Giải quyết vấn đề, sáng 
tạo.
- Biết phát hiện tình huống có vấn đề và có ý thức tìm 
cách giải quyết.
- Biết tìm nguồn thông tin, nhân lực để hỗ trợ giải 
quyết.
Ví dụ cụ thể: các sản phẩm dự thi sáng tạo KH-KT
Tìm hiểu TN-XH - Có hiểu biết rõ ràng về lĩnh vực gắn với nghề nghiệp 
mình lựa chọn sau này.
- Có ý thức so sánh, kết nối các kiến thức trong nhà 
trường với các hiện tượng tự nhiên, xã hội.
- Có quan tâm tìm hiểu thời sự, kinh tế, xã hội trong 
nước và thế giới.
3.3. Thái độ của phụ huynh học sinh
Tâm lý chung của phụ huynh học sinh các trường khu vực nông thôn và 
những vùng còn khó khăn chung là khi gửi gắm con em mình đến trường, mong 
muốn trước hết là học làm người, sau đó học chữ và đích đến là tìm kiếm một nghề 
nghiệp. Số phụ huynh hy vọng con em mình thi đậu vào trường đại học nào đó vẫn 
còn nhưng số lượng đã giảm nhiều. Trong tư duy phụ huynh, đại học không còn là 
con đường duy nhất mưu sinh nữa. Chính vì thế, hoạt động giáo dục trải nghiệm 
luôn được phụ huynh ủng hộ bởi ở đó, con em họ được va chạm thực tiễn cuộc 
sống, được rèn luyện thông qua những bài học thực tiễn - yếu tố rất quan trọng để 
con em họ tự tin vững bước lập nghiệp sau này. Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý khi 
tổ chức bởi phụ huynh sẽ băn khoăn một số vấn đề sau:
- Tổ chức giáo dục trải nghiệm môn học này có ảnh hưởng đến thời gian các 
môn học khác không?
- Yếu tố an toàn khi tham gia trải nghiệm, nhất là các hoạt động dã ngoại, học 
tập mô hình bên ngoài khuôn viên nhà trường.
- Kinh phí đóng góp có vừa sức không, nhất là đối với các học sinh còn nhiều
 khó khăn?
Để giải quyết tâm lý này, đơn vị chúng tôi tổ chức các giải pháp sau:
- Về vấn đề thời gian: những nội dung nào chuẩn bị ở nhà được thì giáo viên
30
hướng dẫn các em chuẩn bị trước. Trong xây dựng chương trình môn học, các tổ 
nhóm chuyên môn đã có dành thời lượng cho hoạt động này. Nếu hoạt động nhiều 
nội dung thì tích hợp xây dựng thành chủ đề và tiến hành vào một buổi chiều. Nếu 
đi ra ngoài khuôn viên trường thì tiến hành vào chủ nhật.
- Yếu tố an toàn: Trước khi tổ chức, giáo viên phải nhắc nhở các yếu tố an
toàn khi tiến hành các hoạt động, cảnh báo các nguy cơ (nếu có) và có các phương 
án dự liệu. Nếu tổ chức ngoài khuôn viên trường ( dã ngoại, học tập mô hình) thì 
giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh phải xây dựng kế hoạch chặt chẽ, chi tiết, 
phân công nhiệm vụ quản lý học sinh từ điểm xuất phát, trên đường đi, tại điểm 
đến và trên đường về và phải có một số phụ huynh học sinh cùng tham gia đoàn. 
- Kinh phí: Giáo viên chủ nhiệm, bộ môn cùng phụ huynh tính toán chi tiết 
các chi phí một cách tiết kiệm nhất, tận dụng những quan hệ có thể hỗ trợ để tiết 
kiệm chi phí cho đoàn. Các học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì các thành viên 
khác, phụ huynh khác có thể chia sẻ, hỗ trợ. Điều này ở trường chúng tôi, , các bạn 
trong một lớp hoàn toàn có thể làm được và làm với một tinh thần tự giác, trách 
nhiệm cao.
Các băn khoăn trên của phụ huynh được tháo gỡ thì phụ huynh sẽ đồng thuận, ủng 
hộ cho các hoạt động giáo dục trải nghiệm. Phụ huynh mong muốn con em mình, 
qua hoạt động trải nghiệm để nhận ra cuộc sống phong phú, phức tạp, để thành 
công cần có nhiều kỹ năng chứ không phải chỉ học tốt kiến thức các môn học. Phụ 
huynh cũng thấu hiếu sự thành công của thế hệ trẻ hôm nay phụ thuộc rất nhiều 
vào những “kỹ năng mềm” mà học sinh đó học hỏi, tích lũy, trải nghiệm được. Nói 
thế không có nghĩa là các hoạt động giáo dục bình thường thì học sinh không thành 
công nhưng thực sự, học giỏi các môn văn hóa chỉ mới là nền tảng, là bệ đỡ, còn 
các kỹ năng cuộc sống là công cụ, là vây cánh để đi được xa, bay được cao. Hoạt 
động giáo dục trải nghiệm trong nhà trường sẽ hình thành dần những kỹ năng như 
vậy và việc phụ huynh ủng hộ cũng bởi mục đích như thế.
4. Một số ý kiến tham vấn 
Qua thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm với một số hình thức 
trên, chúng tôi nhận thấy có kết quả tích cực. Các lực lượng tham gia hoạt động là 
giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh đều nhận thấy ý nghĩa của phương thức giáo 
dục mới và mong muốn được nhân rộng. Từ thực tế tổ chức hoạt động tại đơn vị, 
chúng tôi bày tỏ một số ý kiến sau:
- Đối với các cơ sở giáo dục: trong quá trình xây dựng chương trình môn học
nên có quỹ thời gian để tổ chức các hoạt động này. Nếu có nhiều bài cùng tuyến 
nội dung thì nên xây dựng thành các chủ đề để tổ chức thực hiện và đưa vào kế 
hoạch chuyên môn của tổ, nhóm. Lãnh đạo, quản lý trường học cũng cần có sự chỉ 
đạo hoạt động này, có biện pháp hỗ trợ, khích lệ các thầy cô tổ chức trong khả 
năng và điều kiện có thể phù hợp với từng vùng, miền.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo có nhiều lợi thế giáo dục song cũng
phức tạp hơn nhiều so với dạy học thông thường trên lớp, từ công tác tổ chức, thời 
gian chuẩn bị, lực lượng tham gia, kinh phí Do vậy, kế hoạch cần phải xây dựng 
31
sớm, có sự chuẩn bị bài bản và có sự đồng thuận của các lực lượng tham gia hoạt 
động.
- Khi xây dựng kịch bản cho một hoạt động giáo dục trải nghiệm cần xác định
rõ ràng mục tiêu. Nếu chỉ vì kiến thức môn học thì nên tổ chức dạy học thông 
thường trên lớp. Giáo dục trải nghiệm phải hướng tới hình thành phẩm chất, kỹ 
năng gì cho học sinh, không chỉ là kiến thức, có thể là ít ỏi, nhưng giá trị nhận 
được từ trải nghiệm thực tiễn cuộc sống nó sẽ khác hẳn với kiến thức thu nhận từ 
sách giáo khoa. Phải làm sao để qua hoạt động, học sinh được bộc lộ cái “tôi” của 
mình, năng lực, phẩm chất được thể hiện ra sao, từ đó, thầy cô mới có định hướng 
để giáo dục.
C. KẾT LUẬN
Giáo dục hoạt động trải nghiệm không phải là một phương thức giáo dục 
hoàn toàn mới. Nó đã và đang được tổ chức trong nhà trường dưới những hình 
thức khác nhau. Tuy nhiên, yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới 
hướng đến sự phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thì giáo dục trải nghiệm 
ngày càng được chú trọng và có nhiều ưu thế. Tính chất của giáo dục trải nghiệm 
là gắn kiến thức trong nhà trường với thực tiễn, lấy thực tiễn làm môi trường giáo 
dục. Qua thực tiễn, phẩm chất, năng lực cá nhân được bộc lộ, thực tiễn kiểm 
nghiệm đánh giá. Thầy với trò, trò với trò sẽ được tương tác nhiều hơn, trực tiếp 
hơn thông qua những hoạt động trong thực tiễn, qua đó, một mặt vừa xây dựng, 
hình thành kiến thức môn học cho các em, đồng thời làm tăng thêm sự gắn bó tình 
cảm thầy trò, bè bạn.
Giáo dục trải nghiệm đòi hỏi nhiều kỹ năng, phương tiện, nhân lực để tổ 
chức. Chính vì thế, mỗi cơ sở giáo dục, mỗi thầy cô giáo phải có ý thức xây dựng 
kế hoạch thật bài bản, khoa học, không biến buổi trải nghiệm thành “buổi chơi” tập 
thể hay một buổi tham quan thuần túy. Tổ chức dạy học trải nghiệm phải có mục 
đích, phải ưu thế hơn hình thức tổ chức dạy học thông thường và phải đạt hiệu quả 
tốt hơn bởi nó đòi hỏi sự đầu tư nhiều hơn. 
Không có một hình thức dạy học nào là duy nhất, là ưu thế nhất. Mỗi bài 
giảng, mỗi hoạt động giáo dục là một tác phẩm riêng của từng giáo viên, phụ thuộc 
nhiều vào cách tổ chức của cá nhân đó. Một nội dung như nhau, điều kiện như 
nhau nhưng giáo viên biết vận dụng linh hoạt các phương thức dạy học phù hợp, 
tích cực thì sẽ có hiệu quả khác nhau. Chia sẻ một vài kinh nghiệm với đồng 
nghiệp, những điều mà chúng tôi đã chỉ đạo, trực tiếp thực hiện tại nhà trường 
chúng tôi đã mang lại hiệu ứng tốt. Hy vọng các đồng nghiệp, các trường bạn khi 
tham khảo bản thu hoạch này sẽ học được điều gì đó về dạy học trải nghiệm, vận 
dụng vào trường mình, lớp mình dạy để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục 
mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới. Đó cũng chính là hy vọng, 
mong ước của những người viết bản sáng kiến này.
32

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_cach_thuc_to_chuc_hoat_dong_giao_duc_trai_nghiem.pdf
Sáng Kiến Liên Quan