SKKN Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho học sinh tại trường Trung học Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm
Khái niệm
Con người có rất nhiều hoạt động trong cuộc sống như: hoạt động lao động,
hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động nghiên cứu khoa học Ở mỗi lứa
tuổi khác nhau sẽ có một hoạt động chủ đạo chi phối các hoạt động khác.Ở lứa tuổi
học sinh, hoạt động học tập giữ vai trò chủ đạo. Để hoạt động học tập đạt hiệu quả
cao cần hình thành cảm hứng và động lực học tập.
Theo Từ điển Tiếng Việt trang 96 (Viện ngôn ngữ học – NXB từ điển Bách
Khoa – năm xuất bản 2012), “Cảm hứng là trạng thái tâm lý đặc biệt khi có cảm xúc
và sự lôi cuốn mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo hoạt động có hiệu
quả.”. Cảm hứng trong học tập giúp HS có thể sáng tạo trong mọi tình huống, biết
tìm cách hợp lý nhất để giải quyết những câu hỏi đặt ra, giúp HS biết học một cách
hệ thống, khoa học và thông minh. Ngoài ra, khi có cảm hứng HS sẽ biết yêu thích
những môn học và luôn thể hiện bản thân một cách tốt nhất trong mọi giờ học, từ
đó dẫn đến những thành tích học tập xứng đáng.
Nhưng cảm hứng chỉ là một trạng thái cảm xúc nhất thời, vô thức, chưa có
mục tiêu. Khi trạng thái cảm hứng được duy trì bền vững thì sẽ xuất hiện động lực
– là sự sẵn sàng nổ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu.
Theo nhà Tâm lí học Slavin: “Động lực học tập là một trong những thành phần
có tính chất then chốt nhất trong việc học tập . Động lực học tập tạo nên một nguồn
sức mạnh, một nguồn năng lực mạnh mẽ khiến chủ thể hành động và duy trì
hành động để đạt được kết quả” (Năm 2008).
Vai trò
Dưới góc độ của tâm lý học họat động, động lực học tập của HS được phân
thành hai loại theo L.I. Bozovik, A.K.Dusaviski là động lực học tập mang tính xã
hội và động lực mang tính nhận thức.
Động lực hoàn thiện tri thức (động lực mang tính nhận thức): là mong muốn
khao khát chiếm lĩnh, mở rông tri thức, say mê với việc học tập , bản thân tri thức và
phương pháp dành tri thức có sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Loại động lực này giúp
người học luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngoài để đạt nguyện vọng bên
trong. Nó giúp học sinh duy trì hứng thú và ham muốn học hỏi, tìm tòi, vượt qua
những trở ngại khó khăn để đạt được những mục tiêu trong học tập.
Động lực quan hệ xã hội: học sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu
tố khác như: đáp ứng mong đợi của cha mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai,
lòng hiếu danh hay sự khâm phục của bạn bè, đây là những mối quan hệ xã hội
cá nhân được hiện thân ở đối tượng học. Tuy loại động lực này có mang tính tiêu
cực nhưng nó cũng góp phần vào việc kích thích, tạo hứng thú và nhu cầu cho
người học chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Như vậy, động lực học tập có vai trò rất quan trọng, là kim chỉ nam cho hoạt
động học.
theo đó là câu chuyện của Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Tất Minh (Trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa) ròng rã 10 năm cõng bạn đến trường. Minh sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh, đôi chân và 1 tay co quắp, ngày càng teo dần. Do gia đình khó khăn nên không thể tiếp tục đưa Minh đến trường, thương bạn nên Hiếu đã “thay GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 22 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm đôi chân”, cõng Minh đến trường trong suốt 10 năm qua. Cả Minh và Hiếu đều không có điều kiện học thêm, nhưng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, tổng điểm 3 môn khối B của Hiếu đạt 28,15 điểm; còn tổng điểm khối A của Minh là 28,10 điểm. Hiếu ước mơ trở thành bác sĩ để chữa lành đôi chân cho bạn, còn Minh ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin. Đó chỉ là hai câu chuyện cảm động điển hình trong nhiều câu chuyện vượt khó đã được các phương tiện truyền thông chuyển tải, đáng trở thành những câu chuyện truyền cảm hứng, là những “hạt giống tâm hồn” không chỉ cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên, mà còn cho tất cả mọi người. Lắng nghe diễn giả Nick Vujicic Xem câu chuyện cõng bạn đi học 10 năm “Chàng trai kì diệu” của Hiếu và Minh 2.2.2.2. Bổ sung các cuốn sách truyền cảm hứng vào tủ sách ở lớp học. Đọc sách không chỉ tăng thêm vốn hiểu biết mà nó còn có tác dụng nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người. Đọc các cuốn sách truyền cảm hứng sẽ tiếp thêm sức mạnh, thêm động lực để mỗi chúng ta theo đuổi ước mơ và thực hiện mục tiêu của mình, nhất là đối với lứa tuổi HS THPT. GVCN có thể tìm mua các cuốn sách như: Khơi dậy cảm hứng học tập, Vươn lên hoặc bị đánh bại, Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành Vấp ngã là một điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống của chúng ta. Nào có ai dám tự tin nói rằng cuộc đời của họ không bao giờ gặp trở ngại, vấp GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 23 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm ngã. Có người sau mỗi lần vấp ngã thì cảm thấy thế giới như sụp đổ, suy nghĩ tiêu cực, nhưng cũng có người lạc quan, rút ra bài học để tránh không mắc phải sai lầm như vậy nữa. Cuốn sách “Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành” giúp ta nhận ra rằng vấp ngã không phải là việc gì quá đáng sợ, chỉ cần bạn không vấp ngã cùng một chỗ, thì sau mỗi lần vấp ngã bạn đã có được những kinh nghiệm, bạn đã lĩnh hội và đã trưởng thành hơn. Làm sạch tâm hồn và gạt những điều hỗn độn sang một bên là một bước quan trọng để tạo động lực và cảm hứng cho chính mình. Với cuốn sách Tất cả đều là chuyện nhỏ, Richard Carlson sẽ giúp người đọc phân biệt giữa điều thực sự quan trọng, điều đáng để họ quan tâm và những thứ chỉ là “tiếng ồn" làm sao nhãng tự tập trung và thành công của họ. .. Những cuốn sách truyền cảm hứng nổi tiếng 2.2.2.3. Phát động cuộc thi viết “Tấm gương truyền cảm hứng trong em” Không chỉ nghe, đọc mà HS còn được viết, viết là một cách hay để tìm hiểu nội tâm bản thân và thôi thúc hành động. GVCN hãy phát động một cuộc thi nhỏ GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 24 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm trong phạm vi lớp học với chủ đề “ tấm gương truyền cảm hứng trong em”. Bài viết khoảng từ 300 – 400 từ, thể hiện được tại sao đó là nhân vật truyền cảm hứng cho em? Bài học cho bản thân là gì? Và Em sẽ hành động như thế nào? GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 25 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 26 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 27 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 28 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm 2.2.3. Một số lưu ý Những lúc HS gặp khó khăn, mất động lực học tập là lúc các em cần nhất được nghe, được động viên từ các tấm gương truyền cảm hứng. Đứng trước các kì thi quan trọng, đầy căng thẳng và áp lực cũng là lúc các em cần nhất được tiếp thêm sức mạnh từ các tấm gương truyền cảm hứng. Việc đưa những câu chuyện về tấm gương truyền cảm hứng vào lớp học sẽ thực sự có hiệu quả cao khi GVCN biết lựa chọn thời điểm thích hợp. 2.3. Khen thưởng, động viên cũng là một “tuyệt chiêu” để truyền động lực, tạo cảm hứng học tập cho học sinh. 2.3.1. Ý nghĩa Khen thưởng, động viên giúp tạo động lực và cải thiện kết quả học tập ở học sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lời khen của giáo viên có thể nâng cao 73% hiệu quả của công việc học tập. GVCN có thể sáng tạo nhiều hình thức khen thưởng hơn để tôn vinh những cố gắng, nỗ lực của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện. Không những thế, khen thưởng còn được coi là một biện pháp hiệu quả trong quản lý lớp học, giúp giảm thiểu các vấn đề về hành vi. Khen thưởng, còn là công cụ hữu ích để tạo dựng một cộng đồng lớp học tích cực. 2.3.2. Cách làm Phát động các phong trào thi đua, cuối tháng hoặc vài tháng tổ chức khen thưởng một lần là giải pháp lâu nay mà các GVCN đã thực hiện ở các trường PT. Ngoài hình thức đó, GVCN có thể làm mới bằng nhiều hình thức khác như: 2.3.2.1. Tích trữ sticker Giáo viên chuẩn bị các sticker hoặc các tấm thẻ, dùng nó để khen thưởng học sinh ngay khi các em có hành vi tốt hoặc đạt kết quả tốt trong quá trình học tập. Đi kèm với sticker sẽ là lời khen của giáo viên. Kết thúc 1 tháng hoặc 1 học kì, giáo viên có thể tổng kết số sticker mà học sinh đã đạt được và quy đổi thành các phần GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 29 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm thưởng như sách, bútCách làm này có thể giúp HS có động lực từng ngày một. Cách làm này không chỉ có hiệu quả với HS tiểu học mà HS THPT cũng rất thích thú và hào hứng. GVCN có thể tìm mua Stick ở các nhà sách, văn phòng phẩm 2.3.2.2. Gửi thư khen đến phụ huynh học sinh Nếu một học sinh có tiến bộ vượt bậc hoặc học sinh có những đóng góp nổi bật, hãy viết một bức thư tay hoặc gửi email đến phụ huynh và khen thưởng học sinh đó. Điều này còn có giá trị hơn cả những món quá, chắc chắn nó sẽ làm học sinh cảm thấy hạnh phúc và bất ngờ. Bằng cách này, bạn cũng sẽ đưa phụ huynh tham gia vào các hoạt động của lớp học. GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 30 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm 2.3.2.3. Tạo ra các danh hiệu khen thưởng thú vị và độc đáo Nếu như giấy khen cuối năm học thường dùng những danh hiệu đơn điệu và nhạt tẻ như “Học sinh giỏi” hay “Học sinh xuất sắc”, nó chỉ phản ánh được kết quả học tập của học sinh mà không tôn vinh những thành tích trong các lĩnh vực khác. Chính vì thế, giáo viên hãy chủ động tạo ra các danh hiệu khen thưởng thú vị và độc đáo khác như: Quán quân The Voice ; Nhiếp ảnh giá vĩ đại; Người “thâu tóm” thung lũng Silicon; Người dành giải giáo viên của năm; CEO của năm GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 31 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm Một số mẫu giấy khen độc đáo, sáng tạo 2.3.3. Một số lưu ý Lời khen sẽ là con dao hai lưỡi nếu GVCN không biết sử dụng lời khen có hiệu quả. GV không nên tiết kiệm lời khen, không phải khi HS đạt được sự xuất sắc về học tập hay các hoạt động tập thể mới được khen ngợi nhưng phải khi HS thực sự có sự tiến bộ thì mới đáng được khen ngợi. Khen không đúng đối tượng, khen không đúng thời điểm sẽ trở thành những viên kẹo ngọt đối với HS. Những viên kẹo ngọt này về lâu dài không giúp những đứa trẻ của chúng ta trở nên khỏe mạnh, thậm chí còn khiến chúng mất đi động lực phấn đấu, ý chí vươn lên, giảm năng lực đối mặt với thử thách, dễ dàng bỏ cuộc khi gặp thất bại, bỏ ngoài tai những ý kiến góp ý tiêu cực nhưng bổ ích. 2.4. Hướng các em luôn nghĩ về gia đình, lấy động lực từ gia đình. 2.4.1. Ý nghĩa Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc nhất của các em, là nơi khi vui khi buồn các em đều muốn chia sẻ, tìm về. Động lực học tập của các em chính là làm cho cha mẹ vui lòng, tự hào; động lực học tập của các em có thể là học để thành công, để đỡ đần những khó khăn, vất vả cho cha cho mẹNắm bắt tâm lí đó, GVCN nên thường xuyên hướng các em luôn nghĩ về gia đình để tăng thêm động lực học tập cho bản thân hoặc có thể phối hợp với phụ huynh để thường xuyên quan tâm, động viên, thúc dục các em hơn nữa. 2.4.2. Cách làm GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 32 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm 2.4.2.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm “Viết thư cho bố mẹ” Cho HS vừa nghe bài hát “Nhật kí của mẹ” (ca sĩ Hiền Thục), vừa viết thư (tờ giấy viết thư được chuẩn bị trang trí trước), để HS thấy được những vất vả, lo toan, hi sinh của cha mẹ dành cho con cái. Thư không đơn thuần chỉ là thông báo điểm số mà còn là những lời cảm ơn, những lời xin lỗi, những nguyện vọng, những lời hứa đầy nổ lực của con cái đối với cha mẹ. Hoạt động này rất ý nghĩa đối với HS DTNT bởi vì các em phải sống xa nhà, xa cha mẹ. Một số mẫu giấy viết thư 2.4.2.2. Đổi mới hình thức tổ chức Hội nghị phụ huynh Lâu nay nội dung của các cuộc họp phụ huynh thường chỉ mang tính chất hành chính, chỉ để thông báo, nhận xét kết quả học tập của HS nên nhiều phụ huynh cũng chưa hào hứng, mặn mà hay thậm chí cảm thấy áp lực khi nhận được tờ Giấy mời Họp phụ huynh. Để cuộc họp phụ huynh thực sự đúng ý nghĩa, thể hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục HS, GVCN nên sáng tạo đổi mới GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 33 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm các hình thức tổ chức hội nghị phụ huynh. Thay vì GV độc thoại báo cáo tình hình lớp học và từng HS, GV có thể xây dựng cuộc họp với chủ để “Làm bạn cùng con”, chia nhóm phụ huynh từ 5- 7 người để cùng bàn bạc, trao đổi để đưa ra những giải pháp giáo dục con cái tốt nhất. Hay GVCN có thể tổ chức hội nghị phụ huynh với sự tham gia của cả học sinh và cha mẹ, với chủ đề “Kết nối con và cha mẹ”, mục đích là để con cái có thể hiểu những vấn đề xảy ra do khoảng cách giữa hai thế hệ, cha mẹ có thể hiểu những diễn biến nội tâm, những ước mơ, khát vọng của con cái. Từ đó có thể đi đến sự thống nhất cao về kế hoạch, mục tiêu năm học và cha mẹ góp phần định hướng nghề nghiệp cho con cái một cách tốt nhất. 2.4.2.3. Lập group phụ huynh của lớp. Lập group của lớp cũng là một cách để GV có được sự hỗ trợ từ phụ huynh một cách nhanh chóng và cần thiết nhất. Tình hình học tập của lớp học, các hoạt động của lớp học được GVCN cập nhật thường xuyên, phụ huynh nắm bắt và phối hợp điều chỉnh, giáo dục. 2.4.3. Một số lưu ý GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 34 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm Cách làm này là một cách làm tương đối hiệu quả song đối với trường DTNT thì đây là một khó khăn không nhỏ, bởi vì phụ huynh đều là những người dân tộc thiểu số ở địa bàn miền núi, trình độ học vấn chưa cao, nói tiếng Kinh chưa thành thạo, thậm chí có nhiều người chưa biết chữ, cư trú ở vùng chưa có mạng internet. Thông thường các nhóm group phụ huynh của lớp Tôi chủ nhiệm chỉ có từ 10 -15 phụ huynh tham gia, nhưng con số này có xu hướng tăng lên theo từng năm học. Đây cũng là một cách để “kéo” phụ huynh tham gia vào việc học của con cái, từng bước thay đổi nhận thức của phụ huynh người dân tộc miền núi, lâu nay có thói quen phó mặc cho nhà trường, cho GVCN. 3. HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP 3.1. Kết quả học tập của học sinh. Kết quả học tập, rèn luyện và hoạt động của tập thể K34C1 là một minh chứng hiệu quả cho những giải pháp truyền động lực, tạo cảm hứng cho HS mà Tôi đã thực hiện tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An. Năm học 2019- 2010, tập thể lớp k34C1 có 8 HS dự thi HSG cấp Tỉnh bảng A và cả 8 bạn đều đạt giải, trong đó có ba giải nhì, hai giải ba và ba giải KK. Về kết quả thi tốt nghiệp THPT, có 100% HS đạt từ 22 điểm trở lên, 33/36 HS đạt từ 24 điểm trở lên, 20 HS từ 26 điểm trở lên; nhiều bài thi đạt 9,5 và 9,75 và có một điểm 10. Đặc biệt, có hai HS đạt 28 điểm trở lên, trong đó em Lang Thị Ái My là thủ khoa với 28,25 điểm khối C, được UBND Tỉnh tặng bằng khen và tuyên dương. Về kết quả rèn luyện, hoạt động: lớp đứng vị trí thứ nhất trong tổng số 18 lớp về các phong trào thi đua. Đáng chú ý là giải Nhất giọng hát hay, giải Nhì báo tường với tựa đề “Người truyền lửa” và nhảy Flashmob.Có 1 HS duy nhất trong toàn trường được vinh dự đứng vào hàng ngũ của ĐCSVN. GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 35 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm Năm học 2020 – 2021, Tôi được phân công chủ nhiệm lớp K35C1, mới trong một thời gian ngắn áp dụng các giải pháp truyền động lực, tạo cảm hứng cho HS, nhưng cũng đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Lớp 35C1 có chất lượng đầu vào rất thấp so với các khóa học trước và so với các trường trên địa bàn thành phố nhưng trong kì thi chọn HSG Tỉnh vừa qua, lớp đã đạt 1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba và 2 giải KK. Hi vọng với những nổ lực truyền cảm hứng cho HS, kết quả kì thi THPTQG sắp tới sẽ đầy hứa hẹn hơn. 3.2. Những lời tâm sự của HS khi được trải nghiệm các tiết sinh hoạt theo chủ đề, các chương trình trải nghiệm, các chương trình giáo dục kĩ năng sống. Hiệu quả của những giải pháp truyền cảm hứng, tạo động lực cho HS còn thể hiện ở những chia sẻ, những tâm sự của các em sau khi đã ra trường. Chỉ là đôi dòng tin nhắn trên facebook, zalonhưng đó là nguồn động viên lớn lao, khích lệ niềm đam mê, tình yêu với nghề của Tôi. Bởi vì, Tôi nghĩ một người giáo viên chủ nhiệm giỏi chính là được đồng nghiệp ghi nhận, phụ huynh tin tưởng và HS yêu mến. GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 36 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm “Từ những câu chuyện về một người họa sĩ nổi tiếng đã không ngừng chiến đấu với bệnh tật để hoàn thành những bức tranh vẽ bằng miệng; một Sparky, cậu bé có những tác phẩm truyện tranh luôn bị từ chối hết lần này đến lần khác về sau đã trở thành Charles Schultz - người sáng tạo ra ‘Peanuts’, một trong những truyện tranh hài dành cho thiếu nhi và cả người lớn nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ; một Abraham Licoln, chàng trai lớn lên trong nghèo khó, cả một quãng đời dài phải đối mặt với những thất bại liên tiếp, sau này trở thành Tổng thống nước Mỹ... Cuốn sách Hạt giống tâm hồn- vượt lên số phận- món quà sinh nhật lần thứ 17 Cô tặng cho em chính là động lực vô cùng to lớn để em có được như ngày hôm nay ạCảm ơn Cô rất nhiều.” Một số tin nhắn và thư từ HS lớp chủ nhiệm GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 37 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm PHẦN KẾT LUẬN 1. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI GVCN 1.1. GVCN cần phải hiểu HS, biết HS đang suy nghĩ gì, đang gặp phải những khó khăn gì và năng lực học tập như thế nào. Có nắm được năng lực HS, tính cách HS thì GV mới có thể định hướng mục tiêu, hướng nghiệp cho các em. Có hiểu HS, biết HS đang có những vướng mắc gì, GV mới có thể đưa ra những lời động viên, những tấm gương phù hợp nhất.để truyền động lực cho các em. 1.2. GVCN cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các GV bộ môn, các tổ chức đoàn thể, với gia đình, với xã hội. Sự phối hợp này vừa để tìm hiểu tâm lí học sinh, nắm bắt năng lực học tập của HS, vừa để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các chương trình GD kĩ năng sống nhằm truyền động lực, tạo cảm hứng cho HS (ví dụ như chương trình HĐNGLL “Sống có ước mơ và khát vọng”) 1.3. GVCN luôn phải đổi mới, sáng tạo, tìm hiểu những cách làm hay, thú vị, độc đáo phù hợp với lứa tuổi thời đại @. Không chỉ đổi mới phương pháp dạy học mà phương pháp giáo dục cũng cần phải có sự thay đổi, bởi đối tượng HS đã có sự thay đổi lớn dưới tác động của nền kinh tế xã hội mới. Các phương pháp giáo dục của GVCN đều phải hướng tới việc xây dựng một môi trường giáo dục tích cực, hạnh phúc. Đó là sự thay đổi nội dung sinh hoạt lớp, hình thức khen thưởng, hội nghị phụ huynh, nắm bắt thông tin xã hội một cách nhanh chóng, phù hợp 1.4. GVCN phải là người hết mực yêu thương HS. Có thể nói đây là một yêu cầu quan trọng nhất, cần thiết nhất, bởi không có công thức hay biện pháp nào có thể đúng và áp dụng được mọi đối tượng HS, chỉ có GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 38 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm học cách yêu thương, học cách để tâm thì sẽ phát hiện ra mình cần phải làm gì và làm như thế nào. 2. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT - Công tác tập huấn GVCN cần được tiến hành thường xuyên hơn, đặc biệt là các hội thảo về trao đổi kinh nghiệm giáo dục của các GVCN ở quy mô cấp Tỉnh, cụm trường hoặc ngay trong một trường. - Nhà trường cần chú trọng hơn nữa trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục (theo nghĩa hẹp) theo từng tuần, từng tháng. GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 39 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT – Chương trình phát triển giáo dục trung học (2013), Tài liệu tập huấn giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lí – giáo dục cho học sinh trung học, Hà Nội. 2. Lưu Thu Thủy (chủ biên)- Lê Thị Tuyết Mai – Ngô Quang Quế - Bùi Sỹ Chung (2012), Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT, NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 3. Nguyễn Thanh Bình- Phạm Quỳnh – Nguyễn Trí Thanh (2016), Bài tập rèn luyện kĩ năng sống (dành cho học sinh THPT), NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 4. Vụ giáo dục trung học- Chương trình phát triển giáo dục trung học- Trường Đại học giáo dục (2012), Tư vấn tâm lí học đường (tài liệu tập huấn giáo viên THCS, THPT), Hà Nội. 5. Vụ giáo dục trung học (2012), Tài liệu tập huấn về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS, THPT (quyển 2), Hà Nội. 6. //www.google.com.vn/search GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An Trang 40 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm LỜI CAM ĐOAN 1. Biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS đã được Tôi nghiên cứu và áp dụng đối với lớp học K34C1 năm học 2019 – 2020 và đang tiến hành với K35C1 năm học 2020 – 2021. Hiệu quả của các biện pháp đã được thể hiện rõ trong bài báo cáo trên. 2. Tôi xin cam đoan bài báo cáo này lần đầu được dùng để đăng kí thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân. Xác nhận của Hiệu trưởng Tác giả Nguyễn Thị Kiều Hoa Nguyễn Khánh Ly GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_truyen_cam_hung_tao_dong_luc_hoc_tap_c.pdf