SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học

Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục truyền thống lịch sử, giáo dục giá trị văn hóa địa phương cho học sinh, suy cho cùng chính là thực hiện chiến lược con người, xây dựng con người mới với những phẩm chất mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Làm tốt công tác giáo dục truyền thống cho học sinh trong các nhà trường sẽ có tác dụng chuyển hóa sức mạnh tinh thần, năng lực trí tuệ của tuổi trẻ thành sức mạnh vật chất, để phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của dân tộc. Như vậy, chúng ta mới có thể vừa có thể tiến lên văn minh hiện đại, vừa giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc, tạo lập con đường phát triển ổn định và bền vững cho đất nước trong thế kỷ mới.

 Xuất phát từ mục đích trên, tôi đã chọn đề tài : Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học. Đề tài nhằm giúp cho các nhà quản lý ở trường Tiểu học thực hiện tốt, có hiệu quả hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tại đơn vị mình quản lý.

 

docx30 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 3642 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m là người trực tiếp tổ chức thực hiện hoặc phối hợp tuỳ thuộc vào nội dung và tính quy mô của hoạt động. Đối với lễ, hội để tổ chức thành công nhà trường cần có sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể và phải có sự tham mưu các cấp uỷ, chính quyền địa phương, phòng Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể lịch hoạt động GDNGLL như sau: ( lịch hoạt động đính kèm ).
3.4.Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền của phòng truyền thống, xây dựng nhiều mô hình thư viện
Phòng truyền thống và thư viện trường là nơi thực hiện nhiều nhất chức năng tuyên truyền giáo dục. 
Phòng truyền thống của trường tiểu học Nguyễn Tấn Kiều là nơi lưu giữ và trưng bày các hình ảnh và tư liệu về quá trình hình thành và phát triển, các hoạt động và thành tích đạt được của nhà trường. Đây là nơi dành để tuyên truyền giáo dục truyền thống nhà trường cho học sinh. Học sinh có thể tìm thấy tất cả hình ảnh của thầy, cô đã và đang công tác tại trường, biết được các hoạt động của đơn vị theo từng năm học. Đặc biệt là bảng vàng thành tích của tập thể CB.GV và học sinh trường trong nhiều năm qua. Hướng tới nhà trường sẽ hình thành quyển Kỷ yếu của đơn vị nhằm để đẩy mạnh hơn nữa công tác lưu giữ và tuyên truyền giáo dục truyền thống nhà trường. 
Với điều kiện thực tế của trường là số học sinh đông, thư viện không đủ đáp ứng chỗ ngồi cho bạn đọc. Chính vì thế nhà trường đã sáng tạo ra nhiều mô hình như thư viện xanh, thư viện di động, thư viện lớp học, góc đọc sách ngoài trời nhằm để phục vụ đủ nhu cầu đọc sách của học sinh. Các thư viện này được tổ chức hoạt động thường xuyên với đầy đủ các loại sách và sách được thay đổi nội dung theo từng ngày, trưng bày dễ thấy, dễ tìm nhằm thu hút học sinh tham gia đọc sách.
3.5. Các hình thức tổ chức bao gồm
Tổ chức sinh hoạt, nói chuyện truyền thống vào ngày thứ hai đầu tuần, lồng ghép các buổi sinh hoạt Đội, các ngày lễ hội.
Tổ chức các chuyến tham quan, chuyến về nguồn trong thị xã, trong tỉnh và ngoài tỉnh Long An.
Tuyên truyền giáo dục qua thơ ca, hò vè, tục ngữ, ca dao, dân ca; kể chuyện; sân khấu hoá, xây dựng hình tượng nhân vật lịch sử; trò chơi bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tổ chức Hội thi Kiến thức lịch sử hàng năm, xem phim tư liệu bằng hệ thống truyền hình trang bị tại các lớp học, trưng bày hình ảnh tại sân trường, thư viện, phòng truyền thống nhà trường.
Tuỳ vào nội dung giáo dục mà chọn địa điểm và hình thức tổ chức cho thích hợp. Cụ thể:
a. Tổ chức hoạt động ngoài trời
- Tổ chức các chuyến tham quan tìm hiểu khu di tích Núi Đất, đền Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều, bia Chiến Thắng, bia Căm thù, thăm doanh trại bộ đội, đồn Biên phòng, cột mốc Biên giới, viếng nghĩa trang liệt sĩ.
- Tổ chức sinh hoạt trên sân trường để hướng dẫn thực hiện các trò chơi như “ Tìm địa chỉ đỏ”, “Giải mã hộp thư mật” ca hát, sinh hoạt tập thể.
- Sử dụng sân khấu ngoài trời để tổ chức nói chuyện truyền thống theo chủ điểm được thực hiện vào tiết chào cờ tuần đầu tiên của tháng; Hội thi kiến thức lịch sử; sân khấu hoá, xây dựng hình tượng nhân vật lịch sử nhỏ tuổi như Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, dũng sĩ nhỏ tuổi Hồ Văn Nhánh; thi kể chuyện về Bác Hồ vào giờ chào cờ sáng thứ hai hàng tuần.
 b. Tổ chức hoạt động trong khán phòng 
- Hội trường: 
Xem phim tư liệu, hình ảnh các di tích. Ví dụ : Giới thiệu cuộc đời và hoạt động của Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều qua hình ảnh, phim tư liệu (có thể thực hiện tại đền thờ qua hoạt động thắp hương, lao động tổng vệ sinh đền thờ).
Thi sáng tác thơ ca, hò vè, vẽ tranh, viết thư thăm chú bộ đội
- Phòng truyền thống thị xã : 
Xem triển lãm về hình ảnh tư liệu về Long An - Kiến Tường xưa và nay, xem kĩ vật còn lưu giữ về “Tháp Mười anh dũng, Mộc Hóa anh hùng”
	- Phòng truyền thống của trường : Giới thiệu về truyền thống nhà trường thông qua album ảnh đội ngũ giáo viên đã và đang công tác tại trường, thành tích và hoạt động của trường
Kết quả chuyển biến đối tượng
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nêu trên, công tác tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương của đơn vị có sự chuyển biến rõ rệt và đạt nhiều kết quả tốt. Cụ thể:
- Đội ngũ giáo viên và phụ huynh của trường nhận thức tốt về ý nghĩa và mục đích của công tác truyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá địa phương. Tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền khi đơn vị tổ chức.
- Xây dựng được kế hoạch hoạt động GDNGLL trong năm học và kế hoạch sinh hoạt hè phù hợp với điều kiện thực tế đơn vị. Đồng thời lên lịch hoạt động cụ thể ở 35 tuần thực học theo chủ điểm tháng, nội dung bao hàm giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, quyền và bổn phận trẻ em, giáo dục truyền thống dân tộc Việt Nam, truyền thống lịch sử, văn hoá địa phương, giáo dục ATGT, phòng ngừa thảm họa, Nha học đường
- Thành lập được nhóm sưu tầm tư liệu và nhóm tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá địa phương trong đội ngũ giáo viên. 
- Thành lập được câu lạc bộ tuyên truyền viên và phóng viên nhí hỗ trợ đắc lực trong việc cung cấp hình ảnh, thông tin và thực hiện tuyên truyền về truyền thống lịch sử, văn hoá địa phương cho học sinh.
- Xây dựng được nhiều mô hình thư thu hút giáo viên, học sinh say mê đọc sách góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục trong đội ngũ giáo viên và học sinh.
- Phòng truyền thống nhà trường lưu giữ được nhiều hình ảnh, thành tích của đơn vị qua nhiều năm học góp phần thực hiện tốt nội dung giáo dục cho học sinh về truyền thống nhà trường.
- Tổ chức được các chuyến về nguồn đầy ý nghĩa trong 2 năm gần đây như: Tổ chức học sinh thăm viếng lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp, Thăm khu di tích Gò Tháp ở Tháp Mười, khu mộ và đền thờ ông Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều tại Đồng Tháp. Tổ chức tham gia ngày giỗ ông Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều tại phường 1, thị xã Kiến Tường. Trường cũng đã tổ chức học sinh thăm quan khu trưng bày tưởng niệm Long An trung dũng kiên cường, bảo tàng Long An tại thành phồ Tân An, đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực tại Tân Trụ. Ngoài ra trường cũng đã tổ chức cho học sinh xem triển lãm về chủ quyền biển đảo Việt Nam tại Nhà thiếu nhi Long An. 
Chi đoàn cùng Đội thiếu niên TPHCM phối hợp tổ chức học sinh các khối lớp tham quan, tìm hiểu và giới thiệu các khu di tích tại địa phương vào mỗi tháng bao gồm: Đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn kiều, khu di tích Núi đất, khu tưởng niệm trận đánh Mậu Thân, bia căm thù tại phường 1, di tích đồn ông Tờn, cửa khẩu quốc tế, cột mốc biên giới Việt Nam- Campuchia tại xã Bình Hiệp; Vùng Bắc Chang thuộc xã Tuyên Thạnh.
Nhà trường cũng đã phối hợp với Đoàn phường 1 tổ chức học sinh tìm hiểu các làng nghề thủ công tại địa phương: làm gạch, đan lục bình, đan tre, đan bàng. Phối hợp với trung tâm văn hoá thể thao của thị xã tổ chức học sinh giao lưu văn hoá văn nghệ với các câu lạc bộ: Đờn ca tài tử, nhiếp ảnh.
Tổ chức học sinh hàng năm tham quan tại các khu vui chơi giải trí, văn hoá lịch sử tại TP. Hồ Chí Minh như: Bến Nhà Rồng, Dinh Độc Lập, bảo tàng chứng tích chiến tranh, thảo cầm viên, Suối Tiên, Đầm Sen để học sinh hiểu biết thêm về đất nước, con người Việt Nam trên mọi miền Tổ Quốc.
Đặc biệt trong tháng 4/2015 nhà trường vinh dự được Sở GDĐT Long An chọn làm điểm báo cáo điển hình và tổ chức hội thảo chuyên đề giáo dục lịch sử truyền thống văn hóa địa phương cho tất cả các huyện, thị, thành phố về tham dự, với gần 100 đại biểu bao gồm : lãnh đạo Sở GDĐT Long An, Trường CĐSP Long An, Lãnh đạo các Phòng GDĐT, chuyên viên phụ trách Tiểu học các phòng GDĐT, Hiệu trưởng các trường và giáo viên cốt cán ở các huyện trong toàn tỉnh. Nhà trường đã tổ chức 2 hoạt động giáo dục truyển thống lịch sử địa phương cho tất cả đại biểu dự và trao đổi kinh nghiệm học tập.
III. KẾT LUẬN
 1.Tóm lược giải pháp
Để đạt được kết quả trên, người cán bộ quản lí phải có biện pháp tổ chức và kế hoạch quản lí phù hợp. Đây là công việc đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ của Ban giám hiệu và sự quyết tâm của tập thể giáo viên nhà trường.
Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh không phải là vấn đề đơn giản chỉ riêng nhà trường làm được. Trình độ văn hóa của con người, không phải tự nhiên sẵn có mà phải được rèn luyện có hệ thống chủ yếu nhất là phải thông qua hoạt động thực tiễn, nếu không dựa trên thực tiễn thì không thể phân biệt rạch ròi các tiêu chuẩn cái đẹp cái xấu, nhờ nó mà tư tưởng tình cảm của con người  ngày thêm phong phú và có cơ sở để xác định những gì là giá trị hay phản giá trị nhất là trong văn hóa.
Chính vì vậy mà trường Tiểu học Nguyễn Tấn Kiều của chúng tôi đã thực hiện tốt hoạt động giáo dục truyển thống lịch sử địa phương trong nhà trường. Trong quá trình chỉ đạo việc thực hiện tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, muốn nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa địa phương cho học sinh cần có sự kết hợp từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó nhà trường giữ vai trò định hướng, hướng dẫn học sinh theo chuẩn mực giá trị chung của xã hội. Gia đình và xã hội là môi trường vun đắp, nuôi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành giá trị đạo đức cho học sinh. Cần sớm đưa các giá trị về văn hóa truyền thống lịch sử của địa phương cho học sinh khi còn học Tiểu học để các em thấy, hiểu, biết và tôn trọng, giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp đó.
Thứ hai, cần xây dựng một kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp cho phù hợp, bởi vì học sinh không chỉ học tại lớp, tại trường trong các bức tường khép kín mà các em còn được học ở tất cả các địa điểm khác có tính giáo dục cao (khu di tích lịch sử, văn hóa)
 Thứ ba, muốn giáo dục truyền thống cho học sinh đạt hiệu quả ngoài việc thông qua các bài giảng thì người giáo viên không đơn giản là người có tri thức, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, là một tấm gương sáng, mẫu mực để học sinh noi theo mà phải luôn tự trao dồi, tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa hay, có giá trị và mang đầy ý nghĩa giáo dục tại địa phương để hướng dẫn, giới thiệu cho học sinh của mình và các bạn đồng nghiệp khác khi đến địa phương. 
Thứ tư, trong giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử địa phương nói riêng, muốn đạt hiệu quả cao thì ngoài vai trò của giáo viên, nhà trường, gia đình và xã hội ra còn rất cần thiết phải nhắc đến vai trò của người học (học sinh). Đây là đối tượng được giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, do đó trong môi trường gia đình cần trang bị ngay từ ban đầu cho các em những giá trị truyền thống tốt đẹp từ gia đình, từ làng xóm nới các em sinh sống để các em đến trường học tập có thể phát huy tốt nhất những đức tính tốt đẹp đó. 
Thứ năm, trang thiết bị phục vụ cho công tác này như: bản đồ, tranh ảnh, phim tư liệu, các tài liệu, mẫu vật lưu giữ cũng không kém phần quan trọng vì khi tổ chức giáo dục ta có thể sử dụng bằng nhiều kênh cung cấp thông tin, đặc biệt là kết hợp giữa việc cung cấp kiến thức với việc học sinh quan sát những hình ảnh, thước phim, những hiện vật thực tế, qua đó học sinh sẽ cảm thấy thích thú, chủ động tìm tòi, say mê nghiên cứu. 
Thứ sáu, kinh phí cho hoạt động này phải đáp ứng đủ để người quản lý mới có thể tổ chức tốt các chuyến về nguồn, tham quan, giao lưu học tập tìm hiểu ở trong và ngoài địa bàn các em sinh sống.
 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các trường Tiểu học trong và ngoài tỉnh Long An.
3. Đề xuất kiến nghị
 * Với lãnh đạo ngành: 
 Tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán đi tham quan học tập và chia sẻ kinh nghiệm ở những đơn vị điển hình trong việc thực hiện tổ chức tốt các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương.
*Với các nhà quản lý:
	Cần tìm tòi, sáng tạo tìm ra nhiều phương pháp hay, dễ áp dụng, dễ nhân rộng để giúp đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong đơn vị tự tin khi thực hiện. 
*Với đội ngũ giáo viên:
 Để thực hiện được nhiệm vụ này người giáo viên phải tâm huyết với nghề, thực sự yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần rèn luyện, tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Có tinh thần cầu tiến.
Trên đây là một số biện pháp để giúp các nhà quản lý ở các trường tổ chức tốt hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh. 
Trong giới hạn đề tài này chắc chắn sẽ còn rất nhiều ý tưởng hay và phù hợp hơn. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. 
 Người thực hiện 
 Nguyễn Văn Nghĩa
PHỤ LỤC 1.
LỊCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
ĐƠN VỊ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TẤN KIỀU
Tháng
Chủ điểm
Nội dung và hình thức
Lịch hoạt động cụ thể
8
Chào mừng năm học mới
 Chuẩn bị một số hoạt động trong ngày khai giảng (tập dợt đội hình, văn nghệ, đón học sinh lớp 1... )
- Ổn định tổ chức lớp (bầu ban cán sự )
- Hoạt động Xanh - Sạch trường lớp,
- GD ATGT
TUẦN 1 
- Tổ chức học sinh vệ sinh lớp học.
- Sắp xếp vị trí chỗ ngồi học sinh.
- Bầu Ban cán sự lớp 
-Tìm hiểu về vai trò từng thành viên của lớp.
- Dạy ATGT 
TUẦN 2 
- Tập dợt văn nghệ chào mừng năm học mới.
- Tập dợt đội hình, giới thiệu vị trí lớp, những yêu cầu đối với học sinh khi dự lể khai giảng. 
Lớp 1 và lớp 5 tập đội hình trên sân khấu và tặng hoa đón mừng HS lớp 1.
- Dạy ATGT 
9-10
Truyền thống nhà trường
Tổ chức lể khai giảng
 Tìm hiểu, ôn lại truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
 Giáo dục ATGT
 Xây dựng nề nếp học tập ở lớp
- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa như giao lưu, tham quan . . . . xây dựng trường, lớp học thân thiện - học sinh tích cực
TUẦN 3
-Học tập nội quy trường, lớp.-
-Nêu cảm nhận về năm học mới (Hát , đọc thơ, vẽ tranh . . . . ) 
- Dạy ATGT 
TUẦN 4 
 - Tổ chức học sinh sắp xếp đồ dùng , trang trí lớp học.
 - Dạy ATGT 
TUẦN 5
- Tổ chức cho học sinh trồng và chăm sóc cây xanh lớp học, bồn hoa trước lớp, vườn trường.
- Dạy ATGT 
TUẦN 6
- Cảm nhận về phong trào Xanh – Sạch – Đẹp ở trường em. ( Hát, làm thơ, vẽ . . . ) .
 Dạy ATGT 
TUẦN 7 
- Giảng dạy ATGT
- Thi đố em, hái hoa dân chủ, vẽ chủ đề ATGT
TUẦN 8
- Giảng dạy ATGT
- Thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng nề nếp học tập của học sinh tại lớp.
TUẦN 9
- Giảng dạy ATGT
- Ôn lại truyền thống tốt đẹp của trường
TUẦN 10
- Giảng dạy ATGT
- Nêu cảm nhận về trường em ( viết – vẽ , làm thơ ) – Tại lớp, sân trường 
TUẦN 11
- Thi đố vui về ATGT
- Sáng tác và sưu tầm thơ ca hò vè chủ đề ATGT
THÁNG 11
Kính yêu thầy giáo – cô giáo
- Phát động phong trào học tập chăm ngoan lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- Hoạt động văn nghệ, làm thơ, vẽ tranh, viết thư thăm hỏi thầy cô. 
- Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Giáo dục truyền thống tôn sư, trọng đạo.
- Hoạt động Đội – Sao nhi đồng ( giáo dục về quyền và bổn phận trẻ em, giáo dục môi trường ).
TUẦN 12
- Tìm hiểu về truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam.
- Làm thơ, vẽ tranh, viết thư thăm hỏi thầy cô giáo cũ.
TUẦN 13
- Làm bưu thiếp, làm hoa chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11.
TUẦN 14
- Nghe thông tin truyền thống nhà giáo Kiến Tường.
- Sinh hoạt văn nghệ chúc mừng Thầy cô giáo 
- Dự lễ Tri Ân Thầy Cô ( 20/11)
TUẦN 15
- Giao lưu sinh hoạt Đội – Sao nhi đồng giáo dục về quyền và bổn phận trẻ em, giáo dục môi trường.
THÁNG 
12
Uống nước 
nhớ nguồn
- Tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam, Kiến Tường ( những người anh hùng, cảnh đẹp quê hương, tham quan, vệ sinh, chăm sóc sửa chữa cảnh đẹp, di tích lịch sử . . . . 
- Tổ chức cuộc thi văn nghệ, vẽ tranh, làm thơ ca ngợi chú bộ đội.
- Tổ chức nghe nói chuyện, giao lưu , thăm hỏi các đơn vị bộ đội.
- Kỉ niệm ngày Quốc phòng toàn dân.
- Giaùo duïc veä sinh raêng mieäng
TUẦN 16
- K4,5: Giảng dạy PNTH
- Tìm hiểu cuộc đời và hoạt động các vị anh hùng địa phương, tìm hiểu di tích, truyền thống lịch sử ở địa phương.( Riêng từ khối 1 đến khối 3 yêu cầu biết tên )
TUẦN 17
- K4,5: Giảng dạy PNTH
- Thi hát múa, veõ tranh, viết thư, làm thơ taëng boä ñoäi 
TUẦN 18
- Giảng dạy Nha hoïc ñöôøng - Sinh hoaït truyeàn thoáng ngaøy 22 / 12 vaø ngaøy Quoác phoøng toaøn daân. 
- Thăm cột mốc Biên Giới, đồn Biên phòng Cửa khẩu Bình Hiệp
TUẦN 19
- Giảng dạy Nha học đường
- Keå chuyeän veà chuù boä ñoäi
- Thăm doanh trại bộ đội (K4 - 5)
THÁNG
1 - 2
Giöõ gìn truyeàn thoáng vaên hoùa daân toäc
- Tìm hieåu truyeàn thoáng vaên hoùa queâ höông.
- Tìm hieåu veà Teát coå truyeàn Vieät Nam.
- Hoaït ñoäng tìm hieåu, toå chöùc caùc troø chôi daân toäc.
- Tham quan ( nghe keå chuyeän, xem phim tö lieäu  ) di tích lòch söû, vaên hoùa, vieän baûo taøng veà queâ höông ñaát nöôùc.
- Vaên ngheä ca ngôïi veà queâ höông, ñaát nöôùc, ca ngôïi veà Ñaûng vaø Baùc Hoà.
- Giaùo duïc An toaøn giao thoâng.
- Giaùo duïc veä sinh raêng mieäng.
TUẦN 20 
- Giáo dục veä sinh cá nhân 
- Hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình.
TUẦN 21 
- Tìm hiểu truyền thống văn hoá quê hương ( Tết Cổ truyền, các hoạt động dân gian ).
- Tổ chức trò chơi dân gian
TUẦN 22 
 - Thi đọc thơ, ca dao, tục ngữ chủ đề về mùa xuân, gia đình.
- Tìm hiểu cuốc đời và hoạt động Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều – thực hiện hoạt động công ích
TUẦN 23 
- Hội thi Văn ngheä ca ngôïi queâ höông
 ñaát nöôùc, Ñaûng vaø Baùc, mùa xuân chuẩn bị dự thi trong ngày Hội trường em.
- Dự lễ giỗ Đốc Binh Kiều
TUẦN 24
- Tìm hiểu các ngành nghề địa phương
- Hội thi khéo tay hay làm : thi cắm hoa, nặn tượng, vẽ và xé giấy dán tranh chủ đề mùa xuân.
TUẦN SINH HOẠT NGOẠI KHOÁ
Tổ chức ngày hội trường em
TUẦN 25
- Thực hành giáo tiếp
- Hội thi Hàm răng đẹp.
THÁNG
3
Yeâu quyù meï vaø coâ giaùo
- Phaùt ñoäng thi ñua hoïc taäp, laøm nhieàu vieäc toát chaøo möøng ngaøy 8 / 3 vaø ngaøy 26 / 3.
- Hoäi vui hoïc taäp.
- Toå chöùc caùc hoaït ñoäng vaên hoùa, vaên ngheä chaøo möøng ngaøy 8 / vaø 26 / 3. Giáo dục truyền thống gia đình
- Toå chöùc leã kæ nieäm ngaøy 8 / 3 vaø ngaøy 26 / 3.
- Giaùo duïc Quyeàn vaø boån phaän treû em.
- Giaùo duïc nha khoa
TUẦN 26
- Phát động phong trào thi đua học tốt, chào mừng 8/3.
- Kể chuyện, Vaên ngheä chuû ñeà về mẹ và cô giáo.
TUẦN 27
- Tìm hieåu veà hoaït ñoäng Ñoäi,.
- Giao löu Ñoäi – Sao nhi ñoàng ( noäi dung veà quyeàn vaø boån phaän treû em - höôùng daãn thaét khaên quaøng)
TUẦN 28
- Giảng dạy Nha khoa
- Thực hành chải răng đúng phương pháp.
TUẦN 29
- Giảng dạy Nha khoa
- Thi đố vui kiến thức về vệ sinh răng miệng.
THÁNG
4
Hoøa bình vaø höõu nghò
- Toå chöùc cho HS söu taàm tranh aûnh, tö lieäu veà cuoäc soáng cuûa thieáu nhi caùc nöôùc treân theá giôùi.
- Toå chöùc hoäi vui hoïc taäp, caâu laïc boä khoa hoïc, ngheä thuaät. . .
- Vaên ngheä chaøo möøng ngaøy 30 / 4 vaø ngaøy 1 / 5. Giaó dục TT lịch sử địa phương
- Giao löu veà quyeàn vaø boån phaän cuûa treû em.
TUẦN 30 
Söu taàm và giới thiệu tranh aûnh , tö lieäu veà cuoäc soáng thieáu nhi caùc nöôùc treân theá giôùi. Văn nghệ chủ đề về thiếu nhi thế giới.
Viếng thăm đền Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều
TUẦN 31 
Toå chöùc Caâu laïc boä ngheä thuaät taïi lôùp ( trieån laõm tranh veõ, hình aûnh ñeïp cuûa tröôøng, lôùp. ) lồng ghép GD kĩ năng sống.
-Tham quan Núi đất
TUẦN 32
- Giới thiệu truyền thống lịch sử địa phương
- Tham quan vaø tìm hieåu lòch söû taïi nhaø TT Thị xã.
TUẦN 33
- Tuyeån choïn caùc tieát muïc VN ñaëc saéc cuûa lôùp, tập dợt chuaån bò cho ñeâm Hoäi dieãn cuûa tröôøng chào mừng 30/4 và 1/5.
THÁNG
5
Baùc Hoà kính yeâu
- Thi tìm hieåu veà thôøi nieân thieáu cuûa Baùc Hoà.
- Hoïc taäp veà 5 ñieàu Baùc Hoà daïy.
- Vaên ngheä ca ngôïi coâng ôn cuûa Ñaûng vaø Baùc, kæ nieäm ngaøy sinh cuûa Baùc 19 / 5, keá hoaïch hoaït ñoäng heø.
TUẦN 34
- Tìm hieåu tieåu söû Baùc Hoà.
- Hoïc taäp 5 ñieàu Baùc Hoà daïy.
TUẦN 35 
- Vaên ngheä ca ngôïi coâng ôn Ñaûng, Baùc.
- Triển khai kế hoạch sinh hoạt hè.
PHỤ LỤC 2
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ
Học sinh tìm hiểu đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều tại địa phương
Học sinh tìm hiểu cột mốc biên giới Việt Nam-Campuchia
Học sinh tìm hiểu tại cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp
Nhóm phóng viên nhí tại đồn biên phòng Bình Hiệp
Học sinh tìm hiểu tại đền tưởng niệm
Nói chuyện truyền thống
Học sinh xem triển lãm ảnh
Thăm lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Giao lưu văn hóa văn nghệ tài BCH quân sự
Tham quan di tích Núi đất
Tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian
Tham gia các hội thi mang đậm nét văn hoá địa phương

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_hoat_dong_giao_duc_truyen.docx
Sáng Kiến Liên Quan