SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn Khám phá khoa học

Thực trạng việc tổ chức tốt các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn khám phá khoa học.

a, Thuận lợi:

- Bản thân tôi là giáo viên dạy giỏi cấp trường trong nhiều năm và có tâm huyết với nghề, ham học hỏi, luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy để tìm ra các biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động.

- Đồng nghiệp cùng phụ trách lớp là giáo viên dạy giỏi và nhiệt tình trong công việc.

- Ban giám hiệu và tổ chuyên môn nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên về mọi mặt và xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thân ái trong tập thể giáo viên, nhân viên và đặc biệt là sự quan tâm thường xuyên tới cô và trẻ.

- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ lớp nguyên vật liệu theo thông báo của giáo viên.

- Về cơ sở vật chất nhà trường khang trang, đẹp đẽ, đầy đủ điều kiện để tổ chức hoạt động khám phá khoa học.

b) Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

- Phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá khoa học chủ yếu là các phương pháp trực quan và dùng lời nên việc truyền thụ những kiến thức khoa học trừu tượng cho trẻ gặp nhiều khó khăn.

- Tài liệu, sách báo về các thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ còn hạn chế.

- Số trẻ nam đông hơn số trẻ nữ nên rất hiếu động trong các giờ hoạt động

- Trẻ mẫu giáo dễ tiếp thu nhưng thường dễ quên những kiến thức vừa học.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn Khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Trang
PHẦN I: PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1. Thực trạng của việc "Tổ chức tốt các trò chơi thực nghiệm 3
giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn khám phá khoa học”.
a/ Thuận lợi 3
b/ Khó khăn 4
2. Những giải pháp (biện pháp) 5
Giải pháp thứ 1: Khảo sát khả năng khám phá khoa học của trẻ. 6
Giải pháp thứ 2: Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được tiếp 7
xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh.
Giải pháp thứ 3: Xây dựng môi trường 7
Giải pháp thứ 4: Thay đổi các hình thức cho trẻ khám phá khoa 7
học về môi trường xung quanh.
Giải pháp thứ 5: Sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ 7
thông tin vào hoạt động khám phá.
3. Thực nghiệm sư phạm 8
Mô tả cách thực hiện 8
Kết quả 16
Điều chỉnh, bổ sung thực nghiệm 17
4. Kết luận 17
5. Kiến nghị với các cấp quản lý 17
PHẦN III: MINH CHỨNG 17
PHẦN IV: CAM KẾT 18
 1 cạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các trò chơi thực nghiệm đơn giản 
và gần gũi với trẻ chưa phong phú.
 Từ những lý do trên, tôi đã trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu và lựa 
chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 
3-4 tuổi học tốt môn khám phá khoa học” để dạy trẻ và trình bày trước ban 
giám khảo.
 PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng việc tổ chức tốt các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi 
học tốt môn khám phá khoa học.
 a, Thuận lợi:
 - Bản thân tôi là giáo viên dạy giỏi cấp trường trong nhiều năm và có tâm 
huyết với nghề, ham học hỏi, luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy để 
tìm ra các biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động.
 - Đồng nghiệp cùng phụ trách lớp là giáo viên dạy giỏi và nhiệt tình trong 
công việc.
 - Ban giám hiệu và tổ chuyên môn nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo 
viên về mọi mặt và xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thân ái trong tập thể giáo 
viên, nhân viên và đặc biệt là sự quan tâm thường xuyên tới cô và trẻ.
 - Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ lớp nguyên vật liệu theo thông báo của giáo 
viên.
 - Về cơ sở vật chất nhà trường khang trang, đẹp đẽ, đầy đủ điều kiện để tổ 
chức hoạt động khám phá khoa học.
 b) Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
 - Phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá khoa 
học chủ yếu là các phương pháp trực quan và dùng lời nên việc truyền thụ 
những kiến thức khoa học trừu tượng cho trẻ gặp nhiều khó khăn.
 - Tài liệu, sách báo về các thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ còn hạn 
chế.
 - Số trẻ nam đông hơn số trẻ nữ nên rất hiếu động trong các giờ hoạt động
 3 hàng ngày tôi luôn tạo cho trẻ các cơ hội để trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện 
tượng một cách tốt nhất thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ như giờ đón 
trả trẻ, giờ dạo chơi thăm quan, hoạt động ngoài trời và các hoạt động khác bằng 
các hình thức cho trẻ quan sát vật thật, tranh ảnh, băng hình, hoặc thăm quan 
trưc tiếp như trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi trò chuyện với trẻ về các công viêc 
hàng ngày của trẻ ở nhà, những người thân trong gia đình, công việc của bố mẹ 
của cô giáo, các phương tiện hàng ngày bố mẹ đưa trẻ đến lớp. hàng tháng tôi tôi 
tổ chức cho trẻ thăm quan các công việc của bác cấp dưỡng của cô giáo. Tổ 
chức cô trẻ cùng nhau lao động lau chùi dồ dùng đồ chơi,chăm sóc góc thiên 
nhiên trẻ biết tác dụng của đất và nước đối với cây, giúp đỡ bạn khi bạn gặp 
khó khăn. Qua các công việc này trẻ rất hứng thú tham gia qua đó giúp trẻ hiểu 
sâu sắc về con người lao động: Đó là ai? làm gì? ở đâu? Trẻ phải có thái độ như 
thế nào với người đó và sản phẩm của họ. trong hoạt động ngoài tròi đây là cơ 
hội trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng và được trải nghiệm nhiều nhất 
ở hoạt động này tôi luôn chuẩn bị tốt các đồ dùng cho trẻ quan sát trực tiếp hoặc 
qua tranh ảnh 
 Biện pháp thứ 3: Xây dựng môi trường 
 Như chúng ta đều biết: Trẻ mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi 
nói riêng, môi trường học tập có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ, vì môi 
trường học tập là nơi để trẻ tiếp xúc hằng ngày, hàng giờ. Bởi vậy, tôi đã ` xây 
dựng môi trường có tác dụng mạnh mẽ lên trẻ, tạo cho trẻ hứng thú, thích thú, 
thích tò mò, thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh trẻ. Từ đó giúp trẻ học 
tốt môn khám phá.
 Thực tế lớp tôi đã được nhà trường trang bị đồ dùng đồ chơi song vẫn 
còn thiếu một số đồ dùng, các mẫu đồ chơi chưa hấp dẫn trẻ góc thiên nhiên còn 
nghèo số cây ít, các loại cây chưa phong phú nhất là các đồ dùng cho trẻ làm thí 
nghiệm thực hành, không gian để trẻ thực hành còn chật hẹpTrước yêu cầu 
thực tế trong quá trình giảng dạy môn khám phá khoa học môi trường tôi luôn 
băn khoăn trăn trở muốn giờ học đạt kết quả cao thì yêu cầu giáo viên phải có 
đầy đủ đồ dùng học tập và tạo ra môi trường học tập của trẻ phải thật tốt từ đó 
 5 Biện pháp 5: Sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông 
tin vào hoạt động khám phá.
 Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ xây dựng kế hoạch khảo sát mua sắm đồ 
dùng ngay từ đầu năm, tôi đề nghị với BGH nhà trường trang bị thêm thiết bị, đồ 
dùng dạy học như: Bảng, tranh ảnh, lôtô và với mỗi tiết cần có đồ dùng để phục 
vụ thật đầy đủ.
 Tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động. Vì vậy hình tượng trực 
quan là nguồn thông tin thẩm mỹ với tư cách là phương tiện dạy học nó hỗ trợ 
đắc lực cho việc giảng dạy cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung 
quanh trong việc kết hợp giữa quan sát diễn giải và so sánh để trẻ hiể và có thái 
độ thân thiện, gần gũi với môi trường xung quanh. Để một giờ học đạt kết quả 
tốt thì không thể xem nhẹ công tác chuẩn bị đồ dùng bởi công tác chuẩn bị đồ 
dùng nó quyết định thành công của tiết học vì thế trước khi dạy tôi soạn bài kỹ, 
yêu cầu phù hợp với nhận thức của thức của trẻ. Đồ dùng cũng phải hợp lý đúng 
khoa học và phù hợp với nội dung bài dạy. Vì vậy với từng bài dạy tôi chuẩn bị 
từng loại đồ dùng khác để gây hứng thú cho trẻ tham gia giờ hoạt động khám 
phá. Cho trẻ khám phá về một số loại rau, quả, một số con vật sống dưới nước 
tôi sử dụng vật thật cho trẻ quan sát.
 3.Thực nghiệm sư phạm( áp dụng thực tiễn).
 a) Mô tả cách thực hiện
 * Biện pháp thứ nhất: Khảo sát khả năng khám phá khoa học của trẻ.
 - Trước khi thực hiện đề tài tôi điều tra 100% trẻ ở nhóm lớp như sau:
 Tốt Khá TB Yếu
Nội dung khảo sát
 SL SL % SL % SL %
 %
 8/32 25 7/32 21.5 9/32 28.5 8/32 25
Kĩ năng quan sát
 8/32 25 9/32 28.5 7/32 21.5 8/32 25
Kĩ năng nhận 
biết, phân loại đối 
 7 các buổi làm thí nghiệm như làm thí nghiệm về nảy mầm của các hạt đậu, ngô 
hoặc thí nghiệm về vật nổi vật chìn dưới nước 
 Ví dụ : Thí nghiệm về vật nổi vật chìm dưới nước.
 - Chuẩn bị:
 + Đồ dùng: Các mẩu gỗ hình chữ nhật mỏng, dày khác nhau.
 Bi sắt đường kính 3-4cm, thìa inox, sắt nam châm, một miếng xốp, giấy, 
chậu đựng nước sạch. 
 + Đồ chơi: Thuyền giấy, lá mít trẻ đã gấp, bóng nhựa, đồ chơi nhựa.
 + Tiến hành : Cho trẻ tự lấy đồ chơi đã chuẩn bị sẵn thả vào chậu nước, 
và yêu cầu trẻ nhận xét vật nào chìm? vật nào nổi tại sao ?
 Kết quả: Đồ vật nặng như bi sắt chìm rất nhanh, Bát thìa inox chìm từ từ. 
Miếng gỗ có diện tích hẹp, dầy hơn chìm nhanh hơn miếng gỗ mỏng bề mặt 
rộng, bóng xốp, giấy nổi trên mặt nước.
 Qua thí nghiệm này giúp trẻ hiểu được những vật có tính chât kim loại 
như săt dễ chìm. Những vật nhẹ, mỏng, xốp khó chìm trong nước.
 Qua việc tạo các điều kiện cho trẻ tiếp xúc các sự vật hiện tượng và môi 
trường xunh quanh trẻ tôi thấy nhận thức của trẻ được mở rộng, khả năng quan 
sát, tri giác của trẻ phát triển tốt đa số trẻ thể hiện được tính tích cực chủ động 
khi quan sát đối tượng trong quá trình quan sát trẻ tỏ ra nhanh nhẹn linh hoạt và 
phát triển nhiều vốn kinh nghiệm và vốn từ của trẻ trở nên phong phú hơn khả 
năng diễn đạt tổt hơn, trẻ hứng thú với giờ học hơn.
 * Biện pháp thứ 3: Xây dựng môi trường.
 Để gây hứng thú cho trẻ trong các góc tuỳ theo từng chủ để mà tôi có thể 
chuẩn bị mảng kiến thức và các đồ dùng nguyên vật liệu, phù hợp để trang trí 
các góc phù hợp với nội dung của góc đó. 
 Ví dụ: Mảng chủ đề tôi trang trí ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn thấy, nội 
dung của tôi trang trí theo sự kiện của tháng để trẻ có thể được tìm hiểu, khám 
phá về các sự kiện đó.
 Ví dụ: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo, tạp chí, sáp màu, màu nước, đất nặn, 
vải vụn, len sợi, lá cây, vỏ hạt dưa Những nguyên vật liệu này tôi sắp xếp ở 
 9 có đồ dùng đồ chơi đưa vào sử dụng trong các tiết học đã giúp trẻ được quan sát 
tri giác các đồ vật một cách trực tiếp từ đó trẻ hiểu biết nhiều, quan sát tốt, tìm 
rất nhanh các vật mẫu mà cô đưa ra, so sánh và phân loại rõ ràng, ngôn ngữ phát 
triển tốt, tư duy của trẻ nhanh nhậy và chính xác hơn.
 Bên cạnh việc tạo ra môi trường học tập tích cực đối với trẻ, tôi luôn quan 
tâm đến việc:
 Biện pháp thứ 4: Thay đổi các hình thức cho trẻ khám phá khoa học 
về môi trường xung quanh.
 VD: Cho trẻ khám phá một số con vật nuôi trong gia đình.
 + Cô cho trẻ chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật và trẻ bắt chước 
tiếng kêu của con vật đó.
 + Cô đưa mô hình con vật đó ra để trẻ được quan sát những đặc điểm của 
con vật đó.
 Hay tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm thì tôi chia trẻ về các nhóm để 
trẻ cùng nhau làm và khi tiến hành làm thí nghiệm tôi cho trẻ dự đoán hiện 
tượng gì sẽ sảy ra trước, trong và sau khi làm thí nghiệm. Như thế sẽ phát huy 
được tính mò, chủ động, khả năng tích cực hoạt động và lòng ham hiểu biết của 
trẻ.
 VD: Khi cho trẻ khám phá Qủa Cam- Qủa Chuối tôi tạo tình huống cho 
trẻ bằng cách, tôi chia lớp thành 3 nhóm và thưởng cho mỗi nhóm một hộp quả. 
Bên trong của hộp quà tôi đã chuẩn bị 2 hộp có sẵn đĩa cam, quả cam, dĩa . 1 
hộp có quả chuối, đĩa chuối đã cắt nhỏ, dĩa. Đại diện của 3 nhóm sẽ lên lấy hộp 
quà và tất cả cùng về nhóm mình để thảo luận. Sau khi trẻ mang hộp quà về 
nhóm, các nhóm sẽ cùng nhau khám phá về phần quà của mình. Trẻ được sờ, 
ngửu, nếm. Sau đó về chỗ và cùng nhau nói lên những điều trẻ biết sau khi đã 
được khám phá bằng cách cô đặt câu hỏi để hỏi trẻ:
 + Con có nhận xét gì sau khi được khám phá quả cam?
 Sau khi trẻ trả lời câu hỏi của cô. Cô còn hỏi trẻ thế các con có muốn 
biết bên trong quả cam có gì nữa không?
 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_cac_tro_choi_thuc_nghiem_g.doc
Sáng Kiến Liên Quan