SKKN Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh Lớp 1
Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh để xây dựng phong trào “ Vở sạch- chữ đẹp ”:
1.1. Mục tiêu:
Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh về phong trào “Vở sạch chữ đẹp” nhằm làm cho phụ huynh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc rèn chữ viết cho học sinh đồng thời mong muốn có sự giúp sức, sự động viên từ phía phụ huynh để chữ viết của học sinh ngày càng tiến bộ.
1.2. Cách tiến hành:
Giáo viên tuyên truyền cho cha mẹ học sinh biết về vai trò quan trọng của việc giữ vở sạch – viết chữ đẹp, hướng dẫn phụ huynh trong việc mua sắm sách vở, bút viết, bao bìa sách vở; phổ biến các tiêu chuẩn cụ thể khi xếp loại vở sạch chữ đẹp hàng tháng.
Hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ giáo viên chủ nhiệm sẽ thông báo tình hình học tập và rèn luyện chữ viết của học sinh qua sổ liên lạc điện tử để phụ huynh có kế hoạch kèm cặp con thêm ở nhà.
2. Xây dựng phong trào “ V ở sạch - chữ đẹp” ngay từ đầu năm học:
2.1. Mục tiêu:
Để xây dựng thành công phong trào “Vở sạch - chữ đẹp”, ngay từ đầu năm, giáo viên phải tuyên truyền để cho học sinh hiểu tầm quan trọng của việc rèn chữ, giữ vở từ đó học sinh sẽ có ý thức hơn trong việc thực hiện phong trào.
2.2. Cách tiến hành:
Vào đầu năm học tôi tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của của học sinh, hướng dẫn học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loại bút chì, bút mực nào để luyện viết, hướng dẫn các em các tiêu chuẩn cần phấn đấu để đạt danh hiệu “Vở sạch- chữ đẹp”.
Có thể cho các em xem một số bài viết của các anh chị ở các lớp trên đã đạt giải cao trong các kỳ thi “Viết chữ đẹp” cấp trường.
Cần thường xuyên khảo sát phân loại học sinh ngay từ đầu năm để có định hướng kèm cặp những học sinh còn viết chữ xấu.
Đối với học sinh có năng khiếu và chữ viết khá đẹp, giáo viên phải có định hướng từ đầu và phải luôn chú ý theo dõi, kèm cặp nhắc nhở để học sinh luôn ghi nhớ, cố gắng thường xuyên bởi vì hơn ai hết giáo viên là người trực tiếp dạy dỗ, quan tâm học sinh hàng ngày nên có điều kiện uốn nắn, khắc phục kịp thời.
Dạy tốt phân môn Tập viết, Chính tả trong chương trình Tiểu học để nâng cao chất lượng chữ viết cho các em.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1 Theo tôi, chữ viết không phải là năng khiếu bẩm sinh sẵn có của con người mà viết đẹp hay xấu phụ thuộc phần lớn vào quá trình rèn luyện. Quá trình đó lại phụ thuộc vào bản thân người học và phụ thuộc phần nhiều vào người trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo quá trình rèn luyện đó. Vậy trong quá trình rèn luyện chữ viết cho học sinh cần rèn luyện cho các em những gì? Đó là chúng ta tiếp tục củng cố kĩ thuật viết các nét cơ bản và nâng cao tốc độ viết, độ nét của chữ Từ suy nghĩ đó, đồng thời qua thực tế dạy học sinh luyện viết, tôi đã rút ra được một số giải pháp và tôi đã áp dụng thực tế vào việc rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp tôi khá thành công. Các giải pháp đó như sau: 1. Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh để xây dựng phong trào “ Vở sạch- chữ đẹp ”: 1.1. Mục tiêu: Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh về phong trào “Vở sạch chữ đẹp” nhằm làm cho phụ huynh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc rèn chữ viết cho học sinh đồng thời mong muốn có sự giúp sức, sự động viên từ phía phụ huynh để chữ viết của học sinh ngày càng tiến bộ. 1.2. Cách tiến hành: Giáo viên tuyên truyền cho cha mẹ học sinh biết về vai trò quan trọng của việc giữ vở sạch – viết chữ đẹp, hướng dẫn phụ huynh trong việc mua sắm sách vở, bút viết, bao bìa sách vở; phổ biến các tiêu chuẩn cụ thể khi xếp loại vở sạch chữ đẹp hàng tháng. Hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ giáo viên chủ nhiệm sẽ thông báo tình hình học tập và rèn luyện chữ viết của học sinh qua sổ liên lạc điện tử để phụ huynh có kế hoạch kèm cặp con thêm ở nhà. 2. Xây dựng phong trào “ V ở sạch - chữ đẹp” ngay từ đầu năm học: 2.1. Mục tiêu: Để xây dựng thành công phong trào “Vở sạch - chữ đẹp”, ngay từ đầu năm, giáo viên phải tuyên truyền để cho học sinh hiểu tầm quan trọng của việc rèn chữ, giữ vở từ đó học sinh sẽ có ý thức hơn trong việc thực hiện phong trào. 2.2. Cách tiến hành: Ngoài ra, giáo viên cần lưu ý chữ viết của mình khi chữa bài, chấm bài của học sinh. Chữ viết của giáo viên trong lúc này cũng được coi là chữ mẫu, vì thế giáo viên cần có ý thức viết chữ đúng mẫu, đẹp, rõ ràng. 4. Hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng: 4.1. Mục tiêu: Hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng nhằm giúp học sinh nắm vững về cấu tạo chữ, quy trình viết, nắm vững được luật chính tả, 4.2. Cách tiến hành: Giáo viên cần dẫn dắt học sinh tiếp xúc với chữ ghi vần, chữ ghi tiếng sẽ học bằng hệ thống một số câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đang phân tích. Chẳng hạn, khi dạy chữ ghi vần yêu chúng ta có thể đặt câu hỏi: “Chữ ghi vần yêu được cấu tạo bởi các con chữ nào? Nêu độ cao của các con chữ, điểm đặt bút, điểm dừng bút? Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng câu trả lời cho các em. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ viết, chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết chữ tiếp theo. Việc viết chính tả rèn cho học sinh biết quy tắc và có thói quen viết chữ ghi tiếng Việt đúng với chuẩn. Chính tả cùng với Tập viết, Tập đọc giúp cho người học chiếm lĩnh được nội dung của môn Tiếng Việt, là công cụ để giao tiếp, tư duy và học tập. Viết đúng chính tả giúp cho học sinh có điều kiện để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hóa. Việc luyện viết chính tả liên tục kết hợp với ôn tập các quy tắc chính tả, học sinh sẽ có khả năng viết đúng các chữ ghi tiếng Việt, rèn luyện cho học sinh tính kỉ luật, tính cẩn thận, óc thẩm mĩ đồng thời bồi dưỡng lòng yêu quý tiếng Việt, chữ Việt, biểu thị tình cảm qua chữ viết. Để thực hiện tốt việc luyện chữ trong giờ Chính tả, trước hết giáo viên phải nắm rõ các lỗi chính tả cụ thể của từng học sinh. Qua kiểm tra tôi thấy học sinh thường phạm các lỗi chính tả sau: + Lẫn lộn giữa dấu hỏi và dẫu ngã. + Nhầm lẫn giữa i, y; giữa các vần dễ lẫn như ưa với uơ, uya với ua. + Viết sai các phụ âm đầu như c với k, ng với ngh, g với gh, d với gi. Để học sinh khắc phục được những lỗi trên, trước hết giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát âm đúng các từ đó. Phân loại chữ viết theo nhóm giúp học sinh nắm vững hình dáng, cấu tạo, quá trình viết chữ cái, so sánh được cách viết các con chữ, tìm ra điểm giống nhau và khác nhau, độ cao. Từ đó học sinh nắm chắc cách viết và các em sẽ viết được chuẩn hơn. 6.2. Cách tiến hành: Để thuận tiện cho công việc giảng dạy và học sinh dễ dàng hơn trong lúc tập viết, tôi đã phân loại chữ cái theo các nhóm. Vì vậy tôi thường cho các em luyện thêm cách viết trong các tiết Hướng dẫn học ở buổi chiều. Tôi luôn luôn hướng dẫn các em luyện viết bảng con trước rồi mới cho viết vở. Trong quá trình luyện viết, tôi luôn cho học sinh nhận xét bài cho bạn, tìm ra ưu điểm và nhược điểm ở bài của bạn, sau đó giáo viên sẽ uốn nắn, sửa chữa các lỗi cho học sinh rồi yêu cầu học sinh đó viết lại con chữ đó. Khi học sinh viết các con chữ đúng mẫu, thì việc hướng dẫn các em viết nối nét cũng rất quan trọng. Học sinh biết cách nối nét thì bài viết mới rõ ràng và đẹp hơn, mới đảm bảo tốc độ viết ở những lớp trên. 7. Coi trọng mối quan hệ giữa âm và chữ viết, cách đặt dấu thanh, dấu câu: 7.1. Mục tiêu: Củng cố cho học sinh mối quan hệ giữa âm và chữ viết (phát âm thế nào thì viết như vậy), quy tắc đặt dấu thanh, dấu câu. 7.2. Cách tiến hành: Tâm lý học sinh tiểu học thường thiếu tính kiên trì luyện tập, khó thực hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ đặc biệt là học sinh lớp 1. Trong khi đó, việc rèn luyện các thao tác tập viết chữ lại đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và khéo léo cao. Để khắc phục nhược điểm này cho học sinh, giáo viên cần nắm vững các thao tác kĩ thuật viết từng con chữ và thường xuyên rèn luyện để có kĩ năng viết chữ thành thạo, đúng, đẹp để viết mẫu cho học sinh, đồng thời hướng dẫn thật cụ thể về: - Cấu tạo các âm trong vần, các vần trong tiếng và các tiếng trong câu. - Các nét viết, độ cao, khoảng cách giữa các con chữ. - Thao tác viết mẫu. Để việc dạy chữ viết không đơn điệu, chúng ta cần phân tích tìm ra mối quan hệ giữa âm và chữ viết, tức là giữa đọc và viết. Vì thế, trong tiến trình dạy tập viết, nhất là tập viết những âm mà địa phương dễ nhầm lẫn, chúng ta cần đọc mẫu. Giáo viên phải thực sự gương mẫu trong việc rèn chữ viết thể hiện qua cách trình bày bảng, lời nhận xét trong vở học sinh. Giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó. Chính vì vậy, người giáo viên phải có đức tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tình, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của giờ dạy Tập viết. Chữ viết của giáo viên được xem là một bản chính giúp học sinh “bắt chước” để luyện viết. Vì học sinh lớp 1 chủ yếu viết dựa vào quan sát chữ mẫu của giáo viên. Là một người giáo viên nói chung và một người giáo viên tiểu học nói riêng thì việc rèn chữ, luyện viết của các thầy cô giáo là một việc làm thường xuyên và cần thiết. Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp, giúp học sinh nắm được quy trình viết từng nét của chữ cái. Do vậy giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc chữ viết. Giáo viên phải bao quát lớp, nhiệt tình, tận tụy và rất chịu khó theo dõi nắm sát tình hình chữ viết của các em để kịp thời có biện pháp khắc phục. Giáo viên chữa những lỗi học sinh sai phổ biến, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa. Ngoài ra, tôi còn phân cho những học sinh viết chữ xấu ngồi gần học sinh có chữ viết đẹp và hướng cho các em học tập lẫn nhau, nhắc nhở nhau cùng tiến bộ. Những học sinh nào còn quá yếu tôi cho các em lên ngồi bàn trên để tiện việc theo dõi và hướng dẫn. Đối với một số em có chữ viết còn xấu, giáo viên cầm tay hướng dẫn cho học sinh viết một đến hai chữ đầu tiên. Giáo viên cho học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và bạn, biết tự tham gia chữa lại chỗ sai. Nắm rõ tồn tại của từng học sinh: học sinh yếu và sai phần nào thì giáo viên giao việc cho học sinh để luyện tập về phần đó. Chẳng hạn: Học sinh sai cách viết nét thẳng thì giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết các chữ có nét thẳng; học sinh viết sai nét cong thì giáo viên cho học sinh luyện viết các chữ có nét cong... Đối với những em có chữ viết đúng mẫu và đẹp, giáo viên hướng dẫn các em luyện viết chữ thanh đậm. Khi luyện viết, viết các nét từ trên xuống thì ta cần đè đậm để tạo thành nét đậm, đưa các nét từ dưới lên thì ta viết nhẹ tay hơn để tạo thành nét thanh. + Hai chân để song song thoải mái; + Đầu hơi cúi; + Mắt cách vở khoảng 25cm – 30cm; + Tay phải cầm bút; + Tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở. - Cách cầm bút: + Khi viết, cầm bút bằng tay phải, cầm bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa; + Khi viết, dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải; cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử dộng mềm mại, thoải mái; + Không nên cầm bút tay trái. + Các chữ viết liền mạch, không nhấc bút từng nét, từng chữ cái. Bên cạnh đó giáo viên cần trao đổi với phụ huynh về những mặt tồn tại trong chữ viết của học sinh để phụ huynh cùng rèn luyện với các em; tổ chức cho học sinh thi đua giữa các nhóm, đôi bạn cùng tiến; tổ chức thi viết chữ đẹp vòng lớp. 10. Quan tâm đến cơ sở vật chất: 10.1. Mục tiêu: Đảm bảo mọi điều kiện cần thiết và thuận lợi nhất về cơ sở vật chất để phục vụ cho việc học tập của học sinh. 10.2. Cách tiến hành: Khi thấy các điều kiện về cơ sở vật chất như: bàn, ghế, bảng, ánh sáng, không đảm bảo các yêu cầu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, giáo viên cần tham mưu kịp thời với Ban giám hiệu, Hội phụ huynh, các đoàn thể trong nhà trường để có biện pháp khắc phục kịp thời. MỘT SỐ KẾT QU Ả ĐẠT ĐƯỢC: Sau một thời gian ngắn áp dụng những biện pháp nêu trên trong quá trình rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp tôi phụ trách, tôi thấy đã có những chuyển biến rõ rệt so với đầu năm như sau: - Chất lượng chữ viết được nâng dần lên rõ rệt, chữ viết của nhiều em đã đúng mẫu, đều nét, rõ ràng. - Học sinh rất có ý thức trau dồi chữ viết. Với kết quả đạt được như trên, tôi đã mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp mình với các giáo viên trong khối và nhận được sự đồng tình ủng hộ cao.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_chu_viet_cho_hoc_sinh_lop_1.docx