SKKN Một số biện pháp nhằm tăng cường sự hứng thú, tò mò của học sinh trong việc tổ chức hoạt động tự học ở môn Lịch sử Lớp 10
Trong cuộc sống kinh tế thị trƣờng ngày nay khi hầu hết các giá trị đều quy đổi
thành hàng hóa tiền bạc và lợi nhuận thì kiến thức từ các môn tự nhiên đƣợc phụ
huynh và học sinh hết sức đề cao. Ngƣợc lại các môn khoa học xã hội, đặc biệt
các “môn phụ” nhƣ Sử, Địa thì học sinh chỉ học cho qua loa đại khái thậm chí
còn cảm thấy “chán ngán” nếu nhƣ giáo viên dạy môn đó không cải tiến phƣơng
pháp, dạy theo lối truyền thống “đọc-chép”. Câu hỏi “ Học lịch sử để làm gì?”
cũng sẽ đƣợc qui về giá trị lợi ích mà nó đem lại. Điều này cũng đƣợc phản ánh
rõ nét nhất bằng các kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi ĐH, Cao đẳng những năm
gần đây, số học sinh đƣợc điểm không môn lịch sử ngày càng nhiều là điều
chúng ta dễ hiểu.
ở các trƣờng THPT nói chung ,đa số học sinh còn lƣời học và chƣa có sự
say mê môn học Lịch sử, ngay cả khi hỏi đến những mốc quan trong nhất của
lịch sử dân tộc nhiều em cũng không trả lời đƣợc, khi đƣợc giải đáp về câu hỏi
đó thì cũng không hiểu gì về sự kiện lịch sử ấy.
Việc gây hứng thú học tập cho học sinh nói chung, giúp học sinh yêu thích
môn Lịch sử nói riêng không phải lúc nào cung đƣợc chú ý thƣờng xuyên. Đây
không phải là vấn đề mới nhƣng để thực hiện tốt không dễ. Làm thế nào để học
sinh yêu thích môn Lịch sử? Làm thế nào để Lịch sử trở thành bộ môn đƣợc học
sinh coi trọng nhƣ các môn học khác chính là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên
mỗi trƣờng học, mỗi cấp học hiện nay. Bởi vậy trong khuôn khổ sáng kiến kinh
nghiệm này tôi mạnh dạn đặt ra vấn đề và bƣớc đầu đề xuất ra những biện pháp
nhằm nâng cao chất lƣợng giờ học Lịch sử cũng nhƣ giúp học sinh yêu thích
môn học này hơn nữa.
Ở trƣờng THPT Yên Định đa số học sinh còn lƣời học và chƣa có sự say
mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tƣợng, nhân vật lịch
sử .còn yếu. Các em chƣa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà chỉ đọc
nguyên xi trong sách giáo khoa hay chỉ nêu đƣợc diễn biến sự việc mà không lí
giải đƣợc vì sao nó lại diễn ra nhƣ thế hay sự kiện đó nói lên điều gì. Bởi vậy,5
bản thân các em nên có một phƣơng pháp học nhƣ thế nào để chiếm lĩnh kiến
thức từ bài giảng của giáo viên. Mặt khác do lâu nay chúng tôi giảng dạy bộ
môn lịch sử ở trƣờng một phần nào đó chƣa gây đƣợc sự hứng thú, tìm tòi và
khám phá cho học sinh trong việc học bộ môn, cho nên nhiều học sinh chán ghét
bộ môn và học chỉ để đối phó dẫn đến chất lƣợng kiểm tra một số em ở một số
lớp còn thấp và tỉ lệ yếu kém còn nhiều, nếu học sinh đó thực sự không thuộc
bài thì không thể viết đƣợc một ý gì dù là có liên quan đến câu hỏi kiểm tra.
Nhằm giảm bớt số lƣợng học sinh yếu kém và nâng cao chất lƣợng dạy và học
của nhà trƣờng bản thân tôi đã thấy đƣợc điều đó và cố gắng tìm ra các biện
pháp học tập tích cực mà cụ thể là: Biện pháp tăng cƣờng hứng thú, tò mò của
học sinh trong việc tự học bộ môn lịch sử trong chƣơng trình Lịch sử 10.
về nhân vật lịch sử đã đƣợc học nhƣ: tiểu sử, vai trò của nhân vật trong lịch sử, những địa danh, những huyền thoại xoay quanh nhân vật lịch sử - Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến nhân vật lịch sử đã được giáo viên giới thiệu. Trở lại ví dụ 5: học sinh có thể sƣu tầm những tƣ liệu có liên quan đến nhân vật lịch sử trên báo, ti vi, Internet - Có thể lưu ý tìm các công trình (đường phố), hay lưu nhớ ngày kỷ niệm có liên quan đến nhân vật lịch sử đã được biết để khắc sâu hơn về nhân vật lịch sử. Ví dụ 6: Trên các tuyến đƣờng giao thông hiện nay thƣờng gắn với tên một nhân vật lịch sử nên giáo viên khuyến khích các học sinh khi tham gia giao thông trên các tuyến đƣờng này nếu tên đƣờng (nhân vật lịch sử) mà mình chƣa 7 biết thì hãy tìm hiểu cho đƣợc ngƣời đó là ngƣời nhƣ thế nào, tiểu sử Nhƣ vậy mỗi khi đi qua lại con đƣờng có gắn với tên nhân vật lịch sử đó thì sẽ gợi nhớ lại cho học sinh giúp học sinh khắc sâu kiến thức lịch sử. - Phải hình thành xu hướng khi gặp một yếu tố nào đó có liên quan đến nhân vật lịch sử phải cố gắng tìm hiểu để biết nhân vật đó là người như thế nào? Ví dụ 7: Khi xem sách báo hay ti vi nếu bắt gặp thông tin về một nhân vật lịch sử nào đó mà mình chƣa biết hay chƣa nắm rõ thì các em có thể tự tìm các nguồn thông tin trên mạng Internet để nghiên cứu kỹ hơn về nhân vật này và sau đó để đảm bảo tính chính xác của thông tin thì các em phải hỏi giáo viên hoặc một ai đó có chuyên môn. Các nhân vật lịch sử với ƣu thế của nó: dễ nhớ, dễ ấn tƣợng, dễ đi vào lòng ngƣời sẽ là một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch sử thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, lòng biết ơn đối với truyền thống, lãnh tụ cũng nhƣ những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, đã đóng góp xƣơng máu của mình để làm rạng rỡ thêm lịch sử nƣớc nhà. b) Dạy học lịch sử có liên hệ với lịch sử địa phương nhằm khơi thêm sự hứng thú , tò mò ,yêu thích môn lịch sử của học sinh. Lòng yêu quê hƣơng là biểu hiện quan trọng nhất của lòng yêu nƣớc chân chính.Từ thuở bé thơ mỗi chúng ta đều biết về con ngƣời, cảnh vật, quá khứ nơi chôn nhau, cắt rốn của mình. Những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà, mẹ, chị mà một phần không nhỏ nói về quê hƣơng, đã sớm in sâu vào tâm trí trẻ em, làm tăng thêm lòng yêu quê da diết và là tri thức ban đầu về quê hƣơng. Các môn học về địa phƣơng(địa phƣơng học ) ở trƣờng THPT, trong đó có những tiết lịch sử địa phƣơng có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp, bổ sung những kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội của quê hƣơng trên mọi lĩnh vực. Trong các tiết học lịch sử nếu có sự liên hệ với kiến thức lịch sử địa phƣơng, khuyến khích học sinh tìm hiểu mối liên quan giữa các sự kiện lịch sử đó sẽ khích lệ sự húng thú ở các em hơn. Ví dụ: *) Bài :Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc(tiếp theo) -Trong chƣơng trình SGK lớp 10, học kì II- tiết 22: yêu cầu học sinh chuẩn bị trƣớc tƣ liệu viết về Bà Triệu, sƣu tầm bản đồ, tranh ảnh... -Giáo viên có thể đƣa ra câu hỏi cho HS về nhà chuẩn bị nhƣ: Bà Triệu tên thật là gì?, Bà quê ở đâu ?Nguyên nhân nổ ra cuộc khởi nghĩa của Bà? Đền thờ Bà nay ở huyện nào?... -HS sƣu tầm những câu ca, bài đồng dao viết về Bà Triệu mang tính địa phƣơng nhƣ bài: "Có bà Triệu tướng Vâng lệnh trời ra. Trị voi một ngà, Dựng cờ mở nước. Lệnh truyền sau trước Theo gót bà Vương" (Đồng dao) 8 -GV gợi ý cho HS về nhà sƣu tầm thơ ca dân gian viết về bà Triệu đƣợc lƣu truyền trong nhân dân mà các bà, các chị, vẫn thƣờng hát ru em bé thuở ấu thơ nhƣ: "Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng" Hoặc: "Tùng sơn nắng quyện mây trời Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh" (Thơ ca dân gian) Và HS sƣu tầm thơ của Hồ Chủ Tịch viết về bà Triệu...để khắc sâu hình ảnh ngƣòi nữ anh hùng dân tộc, tiếp đó giáo viên có thể cho HS chuẩn bị trƣớc các ảnh tƣ liệu về Bà Triệu: tranh ảnh vẽ về chân dung, về cuộc khởi nghĩa và về đền thờ Bà... *)Ví dụ : Khởi nghĩa Lam sơn -Đối với bài dạy này giáo viên cho HS chuẩn bị trƣớc về tiểu sử và sự nghiệp của danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với một số thủ lĩnh khác cũng ở quê Thanh nhƣ:Nguyễn Chích, Lê Lai, Lê Thận, Lê Lý... -Ngoài ra GV còn ra câu hỏi cho HS về nhà tìm tài liệu chuẩn bị trƣớc nhƣ: - Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Có những anh hùng hào kiệt và những ngƣời yêu nƣớc nào tìm về hƣởng ứng cuộc khởi nghĩa...? - Em hiểu gì về câu nói:"Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi"? -HS sƣu tầm câu chuyện kể về Lê Lợi, tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa... *) Hay khi tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X-XV giáo viên có thể liên hệ với Công trình kiến trúc Thành nhà Hồ. Nay thuộc địa phận Huyện Vĩnh Lộc. * Giáo viên lƣu ý cho học sinh có những câu ca dao, câu chuyện ca ngợi nhân vật lịch sử ở địa phƣơng trở thành tài sản chung của cả nƣớc. -Ví dụ: truyện Sự tích Hồ Gƣơm viết về ông Lê Lợi sau khi đánh thắng giặc Minh, đất nƣớc thanh bình, vua Lê Lợi trả gƣơm thần cho Long Quân, qua đây để nói về danh nhân đất mẹ Hƣơng Trù Sơn, huyện Lôi Dƣơng(nay là huyện Thọ Xuân-Thanh Hoá) là của nhân dân địa phƣơng Thọ Xuân nhƣng trở thành tác phẩm truyện cổ tích dân gian nổi tiếng của cả nƣớc. Dựa vào kết quả đã chịu khó sƣu tầm, chuẩn bị tài liệu có sẵn, giờ học lịch sử sẽ rất sôi nổi và có hiệu quả. c) Về phía nhà trường thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa vào thứ 2 hàng tuần do chính các em tự hoạt động: Tìm hiểu kiến thức lịch sử qua các tiết chào cờ, sinh hoạt, giáo dục ngoài giờ lên lớp thực tế ở một số trƣờng tôi đã từng làm bằng cách: Giáo viên môn Lịch sử ra hệ thống câu hỏi đầu tháng in và phô tô dán ở mỗi lớp, yêu cầu học sinh về tìm hiểu và tìm đáp án đúng sau đó giờ chào cờ cuối tháng sẽ có một phần thầy Tổng phụ trách hỏi về nội dung lịch sử đã tung ra của tháng đó( tất nhiên sẽ có một phần quà dành cho học sinh có đáp án trả lời đúng- dù là phần quà đó không lớn lắm có khi chỉ là quyển vở, bút chì hay thƣớc kẻ mà thôi). 9 Câu hỏi tìm hiểu về Lịch sử dân tộc có thể đƣợc viết dƣới dạng câu hỏi bình thƣờng, cũng có thể đƣợc viết dƣới dạng thơ. Dƣới đây là một vài vần thơ đố về Lịch sử mà trƣờng tôi đã áp dụng: 1. Đó ai Yên Thế hùm thiêng Phất cờ khởi nghĩa ở miền Lạng Giang Khi mai phục lúc trá hàng Làm quân cướp nước hoang mang điên đầu ( là ai? - Đáp án: Hoàng Hoa Thám) 2. Vua nào mặt sắt đen sì? Vua nào trong thuở hàn vi ở chùa? (Là những ai? - Đáp án: Mai Thúc Loan, Lý Công Uẩn) 3. Đố ai trên Bạch Đằng Giang Làm cho cọc nhọn dọ ngang sáng ngời Phá quân Nam Hán tơi bời Gươm thần độc lập, giữa trời vung lên? ( là ai?- Đáp án: Ngô Quyền) 4. Ngàn năm trang sử còn ghi Mê Linh, sông Hát chỉ vì non sông Chị em một dạ, một lòng Đuổi quân Tô Định khỏi vùng biên cương (Là ai?- Đáp án: Hai Bà Trƣng) 5. Đố ai qua Nhật sang Tàu Soạn thành huyết lệ hơn cầu tàn thư Hô hào vận động Đông Du Kết đoàn cùng với sĩ phu khắp miền ( Đáp án: Phan Bội Châu) Ngoài ra còn rất nhiều vần thơ khác đồng nghiệp có thể tìm hiểu ở cuốn Câu đố Việt Nam(NXB Hồng Đức). Qua áp dụng tôi thấy một không khí thi đua tìm hiểu Lịch sử diễn ra sôi nổi và các em rất mong đến tiết chào cờ cuối tháng để trả lời câu hỏi đầu tháng thầy cô đƣa ra. Cứ nhƣ vậy nhà trƣờng duy trì từ năm này qua năm khác xoay quanh nội dung kiến thức cơ bản về lịch sử sẽ giúp các em khắc sâu hơn để rồi vào giờ học chính khóa môn Lịch sử các em tiếp thu bài nhanh hơn, tự nhiên hơn. d) Sử dụng các biện pháp dạy học tích cực trong giờ học lịch sử nhƣ : hệ thống câu hỏi, khăn trải bàn, kĩ thuật 5W1H, dạy học bằng hỡnh ảnh, lƣợc đồ, sơ đồ tƣ duy,hệ thống câu hỏi qua trũ chơi.... *Sử dụng hệ thống cõu hỏi: -Trƣớc khi bƣớc vào bài mới, giáo viên nên nêu ngay câu hỏi định hƣớng nhận thức cho học sinh. Các câu hỏi nêu vấn đề đƣa ra vào đầu giờ nhằm động viên sự chú ý, huy động các năng lực nhận thức của học sinh vào việc theo dõi bài giảng để tìm câu trả lời . Những câu hỏi này là những vấn đề cơ bản của bài học mà học sinh phải nắm. Đƣơng nhiên, khi đặt câu hỏi không yêu cầu học sinh trả 10 lời ngay mà chỉ sau khi giáo viên đã cung cấp đầy đủ sự kiện thì học sinh mới trả lời đƣợc. Ví dụ : Khi dạy bài 38.“Công xã Pa ri 1871”( sách giáo khoa lịch sử 10 trang 194). Giáo viên nêu câu hỏi đầu giờ : Vì sao nói “Công xã Pa ri là một hình ảnh thu nhỏ của nhà nƣớc kiểu mới – nhà nƣớc của dân, do dân ,vì dân”để hiểu rõ vấn đề đó các em cần phải tự mình tìm hiểu kĩ vấn đề này, cách tốt nhất là tìm hiểu nguyên nhân,diễn biến từ đó rút ra ý nghĩa của Công xã Pa ri - Trong quá trình dạy học, chúng ta vẫn tuân thủ trình tự cấu tạo của sách giáo khoa, song cần khai thác nhấn mạnh, giúp học sinh trả lời câu hỏi nêu trên. Học sinh trả lời đƣợc câu hỏi này tức là đã nắm và hiểu đƣợc kiến thức chủ yếu của bài. *Sử dụng kĩ thuật tƣ duy 5W1H trong việc hƣớng dẫn học sinh tự học: Sau thời gian nghiên cứu và ứng dụng vào dạy học thực tiễn trong nhà trƣờng THPT, tôi thấy một số kĩ thuật và phƣơng pháp dạy học tích cực có thể phát huy đƣợc tính tích cực, hứng thú và tự học của học sinh. Một trong số đó là sử dụng Sơ đồ tƣ duy. Trong Sơ đồ tƣ duy lại có Kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H - thƣờng gọi là Kĩ thuật tƣ duy 5W1H (Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực của nhà xuất bản Đại học sƣ phạm, trang 71) Theo đó, kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H là kĩ thuật đặt câu hỏi bằng 6 dạng câu hỏi viết tắt bằng tiếng Anh(Câu hỏi là gì – What? Hỏi khi nào – When? Hỏi ai – Who? Hỏi ở đâu – Where? Hỏi tại sao – Why? Và hỏi như thế nào – How?). Có thể nói, Kĩ thuật tƣ duy 5W1H là dạng Sơ đồ tƣ duy đặc biệt và có khả năng ứng dụng cao đối với nhiều môn học trong đó có bộ môn Lịch sử. Cho học sinh làm quen với Sơ đồ 5W1H, đây là bƣớc rất quan trọng với học sinh khối 10 trƣờng THPT Phan Bội Châu, bởi lẽ hầu nhƣ các em chƣa đƣợc tiếp xúc với Sơ đồ này. Trong quá trình dạy học các bài học đầu tiên, giáo viên nêu 6 sẽ là ngƣời vẽ Sơ đồ 5W1H với 6 dạng câu hỏi tƣơng ứng 6 từ viết tắt tiếng Anh. Ví dụ: Khi tìm hiểu về Bài 4- Các quốc gia cổ đại phương Tây, giáo viên yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trƣớc về Đền Pác-tê-nông và Đấu trƣờng ở Rô-ma theo các câu hỏi sau: Công trình đó được xây dựng khi nào (When)? Ở đâu (Where)? Do ai (Who)? Được xây dựng như thế nào (How)? Đặc điểm nổi bật là gì (What)? Vì sao lại xây dựng (Why)? Qua việc tìm hiểu và trả lời về các câu hỏi trên có nghĩa là học sinh đã tìm hiểu đƣợc những nét cơ bản nhất về các công trình này. Mặt khác, qua đó khi học bài mới, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời 6 câu hỏi cho trƣớc và giáo viên kết hợp vẽ Sơ đồ 5W1Hlên bảng để các em làm quen với kĩ thuật dạy học này. - Sau những bài đầu tiên chỉ yêu cầu học sinh trả lời 6 dạng câu hỏi kết hợp với viêc vẽ Sơ đồ 5W1H tƣơng ứng, ở những bài tiếp theo có nội dung có thể sử dụng sơ đồ, giáo viên sẽ cho học sinh hoạt động vẽ sơ đồ. 11 Ví dụ :Khi dạy bài 9-Vương quốc Campuchia và Lào, giáo viên cũng có thể sử dụng Sơ đồ 5W1Hđể khai thác nội dung của bài. Tùy theo mục đích khai thác của giáo viên mà có thể sử dụng ở những thời điểm khác nhau. Cách 1: Yêu cầu học sinh hoạt động và vẽ Sơ đồ 5W1Htrả lời cho các câu hỏi:Chủ nhân là ai? Địa bàn sinh sống ở đâu? Bắt đầu dựng nước từ khi nào? Quá trình phát triển của VQ diễn ra như thế nào? Tại sao lại trở thành thuộc địa của TD Pháp vào cuối thế kỉ XIX? Đặc trưng văn hóa là gì?(Phụ lục 1) Cách 2: Sau khi dạy xong bài, giáo viên củng cố bài học bằng 1 sơ đồ đã chuẩn bị trƣớc để trả lời 6 câu hỏi nhƣ trên. Cách 3: Sau khi dạy xong bài, giáo viên ra bài tập về nhà yêu cầu vẽ Sơ đồ 5W1H theo 6 câu hỏi nhƣ trên và tiết sau, kiểm tra bài cũ bằng các sơ đồ của học sinh. Ví dụ :“Bài số 11- Tây Âu thời hậu kì trung đại”. Khi dạy bài này, GV khai thác Sơ đồ 5W1Htheo các cách nhƣ sau: Cách 1: Hƣớng dẫn cho học sinh về nhà vẽ sẵn Sơ đồ 5W1Hđể trả lời các câu hỏi nhƣ sau: Tại sao thự hiện các cuộc phát kiến địa lí? Các cuộc phát kiến diễn ra ở đâu ? Bắt đầu từ khi nào? Ai là người thực hiện các cuộc phát kiến? Các cuộc phát kiến diễn ra như thế nào? Các cuộc phát kiến để lại hệ quả gì ?(Phụ lục 2) W hy ? Tại sao trở thành thuộc địa của Pháp cuối TK XIX? Wher e? Địa bàn sinh sống ở đâu? When ? Bắt đầu dựng nước từ khi nào? Who? Chủ nhân là ai? How? Quá trình phát triển của VQ diễn ra như thế nào? What? Campuchia hoặc Lào Nét đặc trưng văn hóa là gì? 12 Trong quá trình dạy bài mới, GV có thể chia lớp hoạt động theo nhóm, thảo luận và hoàn thành sơ đồ chung, sau đó dán (hoặc chiếu) sơ đồ của nhóm, yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày; các nhóm có thể thảo luận bổ sung. Cuối cùng giáo viên dán (hoặc chiếu) sơ đồ đã chuẩn bị trƣớc để củng cố kiến thức học sinh. Cách 2: Sau khi dạy xong bài, giáo viên củng cố bài học bằng 1 sơ đồ đã chuẩn bị trƣớc để trả lời 6 câu hỏi nhƣ trên. Cách 3: Sau khi dạy xong bài, giáo viên ra bài tập về nhà yêu cầu vẽ sơ đồ 5W1H theo 6 câu hỏi nhƣ trên và tiết sau, kiểm tra bài cũ bằng các sơ đồ của học sinh. *)Ví dụ khi dạy về các cuộc Cách mạng tƣ sản trong chƣơng trình Lịch sử lớp 10 thì tƣơng đối nhiều và nhìn chung tất cảc các nội dung nhƣ trên đều có thể thực hiện đƣợc bằng Sơ đồ 5W1Hvà tƣơng đối hiệu quả. Khi dạy về dạng bài này giáo viên định hƣớng cho các em học sinh về 6 câu hỏi cần phải trả lời đó là: Tại sao cách mạng bùng nổ? Cuộc cách mạng bắt đầu từ đâu? Cuộc cách mạng bùng nổ khi nào? Ai là người lãnh đạo? Cuộc cách mạng diễn ra như thế nào? Cuộc cách mạng có ý nghĩa gì? Có thể tùy vào thời lƣợng chƣơng trình, nội dung chƣơng trình và mục đích sử dụng của giáo viên, giáo viên có thể khai thác Sơ đồ 5W1Hở các khâu lên lớp khác nhau thời điểm (yêu cầu học sinh vẽ tại lớp hoặc bài tập về nhà hoặc giáo viên vẽ sẵn và chỉ giới thiệu cho học sinh). Cứ nhƣ vậy, khi nhắc tới nội dung về các cuộc chiến tranh, các cuộc cách mạng tƣ sản, các em học sinh sẽ liên tƣởng ngay tới 6 câu hỏi với 6 chữ cái tiếng Anh. Ví dụ: Khi dạy bài 29- Cách mạng Tư sản Anh (Phụ lục 3) Do nội dung của bài ngắn, giáo viên có thể khai thác bằng Sơ đồ 5W1Hnhƣ sau: Bước 1: yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm và lập Sơ đồ 5W1Hđể trả lời đƣợc các câu hỏi nhƣ sau: Tại sao cuộc cách mạng tư sản lại bùng nổ sớm ở nước Anh? Cuộc cách mạng bùng nổ khi nào? Bắt đầu từ đâu? Ai là người lãnh Why ? Tại sao thực hiện các cuộc phát kiến địa lí? W h e r e ? Các cuộc phát kiến diến ra ở đâu? Whe n? Bắt đầu từ khi nào? Who? Ai là người thực hiện các cuộc phát kiến? H o w ? Các cuộc phát kiến địa lí diễn ra như thế nào? What ? Phát kiến địa lí Các cuộc phát kiến để hệ quả gì? 13 đạo cuộc cách mạng tư sản Anh? Cách mạng diễn ra như thế nào? Cuộc cách mạng có ý nghĩa gì đối với nước Anh? Bước 2: Yêu cầu đại diện một số tổ lên trình bày kết quả làm việc của nhóm. Bước 3: Các tổ thảo luận và cho ý kiến bổ sung để sơ đồ đƣợc hoàn chỉnh. Bước 4: Giáo viên củng cố kiến thức bằng sơ đồ đã chuẩn bị sẵn và kết hợp giới thiệu một số kiến thức cần thiết. 4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân và học sinh: Mặc dù thời gian rất hạn chế nhƣng tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào các tiết dạy và đã đạt đƣợc kết quả khả quan. Trƣớc hết bản thân đã nhận thấy rằng những kinh nghiệm này rất phù hợp với chƣơng trình sách giáo khoa mới và với những tiết dạy theo hƣớng đổi mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng. Không khí học tập sôi nổi ,nhẹ nhàng và học sinh yêu thích môn học hơn,đa số các em đều thích tìm hiểu kiến thức lịch sử. Tôi cũng hi vọng với việc áp dụng đề tài này học sinh sẽ đạt đƣợc kết quả cao trong các kì thi và đặc biệt học sinh sẽ yêu thích môn học này hơn. Why? Tại sao cách mạng bùng nổ? W he re ? Cuộc cách mạng bắt đầu từ đâu? When ? Cuộc cách mạng bùng nổ từ khi nào? Who? Ai là người lãnh đạo? Ho w? Cuộc cách mạng diễn ra như thế nào? What? Cách mạng Tư sản Cuộc cách mạng có ý nghĩa gì? 14 Sau đây là kết quả đối chứng: Lớp(sĩ số) Nội dung 10C1 (42 HS) 10C2 ( 41HS) 10C3 (41HS) Trƣớc khi áp dụng kinh nghiệm Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Không thích 25 59.5 24 58.5 23 56 Thích 13 31 16 39 16 39 Rất thích 4 9.5 1 2.5 2 5 Sau khi áp dụng kinh nghiệm Không thích 3 7 6 15 9 22 Thích 15 36 10 24 12 29 Rất thích 24 57 25 61 20 49 15 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Với mục tiêu thực hiện tốt các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học sáng tạo” cùng với phong trào “ Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực.” Bản thân tôi với tƣ cách là một giáo viên bộ môn, tôi luôn suy nghĩ tìm tòi các phƣơng pháp dạy học sao cho học sinh của mình có thể nắm bắt kiến thức một cách dễ hiểu nhất, giúp các em có hứng thú với bộ môn, tránh đƣợc áp lực khi học bộ môn này. Bằng sáng kiến của mình, tôi rất mong muốn đƣợc đóng góp một phần nhỏ cùng với các bạn đồng nghiệp để học sinh yêu thích học môn Lịch sử hơn. Để giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử ngoài những biện pháp mà tôi nêu ở trên thì cần có các giải pháp trƣớc mắt nhƣ: chỉnh sửa sgk, thay đổi chế độ thi cử, về lâu dài cần đƣa môn Lịch sử thành môn bắt buộc bên cạnh môn Văn, Toán nhƣ các nƣớc vẫn làm đối với giáo dục phổ thông: “ Nƣớc Mĩ có hơn 200 năm lịch sử dân tộc nhƣng họ dành 5 tiết học lịch sử/ tuần, trong khi nƣớc ta có hàng 1000 năm lịch sử dân tộc thì chỉ dành 1,5 tiết/ tuần”. Việc đƣa ra các giải pháp hữu hiệu khắc phục sự sa sút đáng lo ngại của môn lịch sử trong nhà trƣờng là trách nhiệm không chỉ của cơ quan chức năng mà của giới sử học cả nƣớc nói chung rằng môn Lịch sử cần đƣợc nâng tầm cho đúng chức năng, vai trò của nó. Đặc biệt trong quá trình đất nƣớc hội nhập thì môn Lịch sử nhất là quốc sử càng cần đƣợc coi trọng để giúp giới trẻ xây dựng nhân cách, bản lĩnh con ngƣời để giữ gìn bản sắc dân tộc trƣớc sự giao thoa văn hóa thế giới. - Cần thay đổi nếp nghĩ, không coi môn lịch sử là “môn phụ” trong nhà trƣờng và toàn xã hội. 2. Kiến nghị: - Cần tuyên truyền sâu rộng thông qua hoạt động ngoại khóa nhiều hơn nữa về kiến thức lịch sử ở các tiết GDNGLL, tiết chào cờ.Ở những dịp ngoại khóa này khuyến khích cho học sinh xem thêm nhiều tƣ liệu lịch sử có liên quan, gắn với những vấn đề lịch sử gần gũi với các em hơn. - Thƣờng xuyên tổ chức các chuyên đề để nâng cao chất lƣợng môn Lịch sử. - Cỏc tổ chuyên môn đẩy mạnh triển khai sinh hoạt chuyên đề về đổi mới phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học lấy học sinh làm trung tõm. Chỳ trọng tổ chức hoạt động tự học cho học sinh. - Ngoài những kiến thức có trong sgk, ngƣời giáo viên cần không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận sự kiện mới nhất để giảng cho học sinh. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Sách giáo khoa Lịch sử 10 – Cơ bản - Năm 2008. (Nhà xuất bản giáo dục) 2) Sách giáo viên Lịch sử 10 – Nâng cao - Năm 2008. (Nhà xuất bản giáo dục) 3) Lịch sử thế giới trung đại - Năm 2003 ( Nhà xuất bản giáo dục) 5) Dạy và học tích cực - một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB Đại học sƣ phạm 6) Tài liệu tập huấn Tổ trƣởng chuyên môn về phƣơng pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông. Môn Lịch sử.Sở GD&ĐT Thanh hóa tổ chức 20/3/2018. 7) Những mẩu chuyện lịch sử - Năm 2001 (Nhà xuất bản giáo dục) 8) Đại cƣơng lịch sử Việt Nam tập 1 – Năm 2003 (Nhà xuất bản giáo dục)
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_tang_cuong_su_hung_thu_to_mo_cua.pdf