SKKN Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B1 ở trường Mầm non Đại Lai

a. Ưu điểm:

 Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 4 tuổi B1, tôi rất yêu mến trẻ, nhiệt tình trong công tác vì vậy mà tôi đã dày công suy nghĩ về các phương thức và cách thức làm sao dạy trẻ tốt nhất và mang lại sự vui vẻ hòa đồng, tự tin cho trẻ khi ở lứa tuổi này.Là một giáo viên trẻ tôi luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Đồng thời việc trẻ đi học đều giúp quá trình học tập và rèn luyện được thường xuyên. Tất cả những yếu tố trên đã tạo điều kiện giúp tôi có được kết quả cao trong giờ học.

Trẻ trong lớp tôi phụ trách đều cùng độ tuổi 4-5 tuổi nên nhận thức tương đối đồng đều.

Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của lớp, thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà và ở lớp để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất.

b. Hạn chế và nguyên nhân

- Do một số trẻ sinh cuối năm nên còn non và khả năng phát triển thể chất còn chậm.

- Khả năng chú ý, tập trung của trẻ còn chưa cao. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh tự rút ra khỏi cuộc chơi nếu không còn hứng thú do tâm lí của trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định.

- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò chơi theo từng chủ đề còn ít, chưa phong phú.

 

docx21 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 64 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B1 ở trường Mầm non Đại Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN GIA BÌNH
 TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI
 BÁO CÁO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO VIỆC TỔ CHỨC 
 TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 
 4 - 5 TUỔI B1 Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI
 Họ và tên: Bùi Thị Hiền 
 Nhóm lớp: 4-5 tuổi B1
 Trình độ chuyên môn: Đại học
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Đại Lai
 Đại Lai, ngày 20 tháng 10 năm 2021
 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 - Trò chơi vận động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển 
thể chất cho trẻ, góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách 
toàn diện cho trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Tổ chức tốt các trò chơi 
vận động giúp trẻ rèn luyện hệ thống cơ bắp, biết phối hợp các vận động cơ thể, 
rèn luyện các giác quan, sự khéo léo và linh hoạt, săn chắc, dẻo dai.
 - Trò chơi vận động giúp trẻ có cơ hội tốt nhất để tiếp thu, lĩnh hội những 
kiến thức về thế giới xung quanh. Sự tinh nhạy của các giác quan sẽ giúp trẻ 
nhìn nhận các sự vật hiện tượng xung quanh đầy đủ hơn, chính xác hơn, tinh tế 
hơn từ đó khả năng nhận thức của trẻ ngày càng được phát triển hơn. Hiểu được 
tầm quan trọng đó. Vì thế tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu cho mình là “Một số 
biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận độngcho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
B1”.
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1.Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B1.
 Trường Mầm Non Đại Lai là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục và đào tạo 
huyện Gia Bình quản lý. Trường được thành lập năm 1992. Trường luôn nhận 
được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo. Đảng, chính quyền từ tỉnh đến 
địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh nên đã trang 
bị được nhiều phòng học khang trang, rộng rãi, có đầy đủ đồ dùng, phương tiện 
và trang thiết bị kịp thời như các đồ dùng, dụng cụ thể dục, máy tính, ti vi . 
Để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trò trên lớp.
 Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững, có năng lực và 
năng động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong các buổi 
sinh hoạt chuyên môn của tổ, luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để giúp giáo 
viên phát huy hết năng lực của mình. Mặt khác, phòng giáo dục cũng như nhà 
trường thường xuyên mở các chuyên đề bồi dưỡng đổi mới hình thức dạy và học 
tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được thường xuyên học hỏi và nâng cao 
 3 * Kết quả đánh giá đầu năm học: 2021- 2022.
 Số trẻ chưa 
 Tổng Số trẻ đạt
 đạt
 Nội dung khảo sát số 
 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ 
 trẻ
 trẻ % trẻ %
 Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi 
 27 18 66,6 9 33,3
 tham gia trò chơi vận động. 
 Trẻ tích cực tự giác trong giờ học. 27 19 70,4 8 29,6
 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt. 
 27 22 81,5 5 18,5
 Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt. 
 27 16 59,2 11 40,8
 2. Biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 
4 – 5 tuổi.
 a. Biện pháp 1: Sưu tầm lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với 
trẻ theo từng chủ đề. 
 - Trò chơi vận động không chỉ giúp các bé phát triển thể chất mà còn nâng 
cao trí thông minh một cách hiệu quả.Việc sắp xếp các trò chơi theo đúng chủ đề 
là rất cần thiết.
 - Từ đó tôi đã lập kế hoạch và lựa chọn, sắp xếp các trò chơi vận động phù 
hợp theo từng chủ đề và dựa vào đặc điểm tình hình tâm, sinh lý cùng với sự 
phát triển vận động và nhận thức của trẻ.
 - Tổ chức các trò chơi vận động lồng ghép vào các nội dung giáo dục nhằm 
phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. Tích cực đưa trò chơi dân gian, kết hợp 
thay đổi một số lời hát của trò chơi cho phù hợp từng chủ đề và đưa trò chơi vận 
động vào các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi
 - Các trò chơi vận động và trò chơi dân gian được sưu tầm và sáng tạo sắp 
xếp phù hợp theo chủ đề. 
 5 
 Hình ảnh minh họa
 * Chuẩn bị địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi.
 - Địa điểm tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là một yếu tố rất quan 
trọng và cần thiết. Nếu lựa chọn được địa điểm chơi phù hợp giúp cho trẻ hứng 
thú khi tham gia vào trò chơi sẽ đem lại hiệu quả cao từ đó giúp cho trẻ phát 
triển tốt về thể lực.
 - Mỗi trò chơi vận động đều có một cách chơi khác nhau. Chính vì vậy 
trước khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động giáo viên cần nắm rõ cách 
 7 Hình ảnh: Địa điểm chơi trong lớp học
 c. Biện pháp 3: Sáng tác lời ca, tạo hứng thú cho trẻ khi chơi trò chơi 
vận động.
 -Thường thì các trò chơi vận động nhằm phát triển về các cơ tay, cơ chân, 
đều có lời ca, lời hát, đồng dao kèm theo khi trẻ chơi trẻ thường vừa hát vừa 
chơi hoặc đọc bài đồng dao nào đó. 
 - Các lời hát, đồng dao khiến cho không khí của trò chơi vui vẻ, nhộn nhịp 
hơn. 
 - Vd: Để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Dung dăng dung dẻ” phù hợp với 
chủ điểm “Giao thông”tôi thay đổi lời ca trò chơi như sau:
 Dung dăng dung dẻ.
 Dắt trẻ đi chơi.
 Phố xá đông người.
 Bé ơi nhớ nhé.
 Đèn xanh được đi.
 Vàng thì chậm lại.
 9 d. Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp 
với tính chất của hoạt động.
 +Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều.
 + Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời.
 + Trong các giờ hoạt động học.
 * Với giờ hoạt động học:
 - Giờ thể dục: Một giờ thể dục thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động 
mới và một vận động ôn. Nên giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ thông 
qua trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh củng cố tố chất 
nhanh, khéo, luyện tập cho trẻ khả năng phản ứng nhanh đúng theo tín hiệu. 
Đồng thời phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động.
 - Trong giờ làm quen văn học: Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán mệt 
mỏi khi ngồi nghe cô kể chuyện tôi luôn tổ chức đan xen những trò chơi vận 
động để nhằm thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ. Từ nội dung câu 
chuyện tôi chuyển sang trò chơi một cách nhẹ nhàng để trẻ thông qua “ Chơi mà 
học, học mà chơi.
 Hình ảnh minh họa trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ
 11 Hình ảnh minh họa
 * Với hoạt động góc:
 - Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động trong giờ học, 
hoạt động ngoài trời trẻ còn được chơi các trò chơi vận động trong giờ hoạt 
động góc
 - Trẻ chơi với các dụng cụ ở góc vận động trẻ sử dụng lốp xe ô tô, lốp xe 
máy hỏng để chơi lăn lốp xe, bật nhảy, ném trúng đích Hoặc trẻ có thể sử 
dụng những chiếc tạ làm từ những quả bóng nhựa để phát triển khả năng vận 
động của đôi tay.
 - Từ đó trẻ phát triển hơn và hoàn thiện hơn về mặt thể lực. Tôi tổ chức cho 
trẻ chơi các trò chơi vận động theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp: “Kéo 
cưa lừa xẻ”; “Chi chi chành chành”; “Cắp cua bỏ giỏ”
 13 a. Kết quả đạt được: 
 * Đối với giáo viên:
 - Cô linh hoạt sáng tạo hơn khi tổ chức các hoạt động, nhất là khi tổ chức 
các trò chơi vận động cho trẻ. 
 - Chuẩn bị chu đáo giáo trình giảng dạy trước khi lên lớp.
 - Tạo đồ dùng phù hợp, hấp dẫn và sử dụng linh hoạt, hợp lý tạo bất ngờ, 
hứng thú cho trẻ.
 - Lựa chọn các trò chơi hay, phù hợp, hấp dẫn cho trẻ
 * Đối với trẻ:
 - Các trò chơi phù hợp với độ tuổi và chủ đề khiến trẻ rất thích thú tham gia 
vào trò chơi.
 - Trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn và hứng thú hơn khi tham gia vào các 
trò chơi vận động
 - Khi tham gia vào các trò chơi trẻ thích thú hơn với các bài đồng dao.Trẻ 
hiểu luật chơi và cách chơi nhanh hơn và dễ dàng hơn. Trò chơi vận động giúp 
rèn luyện cho những trẻ nhút nhát hòa đồng với các bạn trong nhóm, lớp.
* Kết quả đánh giá đầu năm học: 2021- 2022.
 Số trẻ 
 Tổng Số trẻ đạt
 chưa đạt
 Nội dung khảo sát số trẻ
 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ 
 trẻ % trẻ %
 Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi 
 27 18 66,6 9 33,3
 tham gia trò chơi vận động.
 Trẻ tích cực tự giác trong giờ học. 27 19 70,4 8 29,6
 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt. 27 22 81,5 5 18,5
 Trẻ có các kĩ năng kĩ xảo vận động. 27 16 59,2 11 40,8
 15 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, phát huy được tính tích cực của trẻ, giúp 
trẻ yêu thích các hoạt động trẻ được tham gia, từ đó phát huy tính phát triển 
toàn diện ở trẻ.
4. Kết luận.
 - Việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là cực kì quan trọng và có ý 
nghĩa giáo dục to lớn. Giáo viên mầm non cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi 
vận động dưới nhiều hình thức khác nhau để việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày 
càng đạt kết quả tốt hơn. 
 - Giáo viên cần phải sưu tầm lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với 
trẻ theo từng chủ đề
 - Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi và địa điểm chơi trước khi cho trẻ tham gia 
vào các trò chơi
 - Tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, sẽ giúp bé chủ 
động, tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng bạn và những người 
xung quanh, qua đó trẻ nắm được cách thức thực hiện các hành động, thao tác, 
kỹ năng từ cuộc sống. 
 - Trò chơi vận động, tạo nhiều cơ hội để trẻ tiếp thu và lĩnh hội những kiến 
thức, kỹ năng cần thiết, hình thành thái độ, hành vi đúng đắn cho trẻ, góp phần 
tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách phù hợp với độ tuổi. 
 5. Kiến nghị, đề xuất.
 a. Đối với tổ chuyên môn:
 - Tạo điều kiện cho chị em được dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh 
nghiệm giảng dạy.
- Tích cực bồi dưỡng để nần cao chuyên môn về lĩnh vực phát triển thể chất cho 
chị em giáo viên trong trường.
 b. Đối với Lãnh đạo nhà trường:
 - Tích cực bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhiều hơn nữa thông qua 
các hình thức: sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, kiến tập. Cho giáo viên đi giao lưu 
học tập.
 17

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_viec_to_chuc_tro_choi_van_don.docx
  • docxBÌA HIỀN.docx
  • docxBiên bản Hiền.docx
Sáng Kiến Liên Quan