SKKN Một số biện pháp nâng cao thành tích trong tập luyện kiểu bơi ngửa cho học sinh Tiểu học tham gia dự thi các cấp

Thực trạng việc tập luyện đội tuyển bơi lội tham gia thi đấu.

2.1.1. Về mặt thuận lợi:

 Hầu hết học sinh tiểu học có thể lực tốt, một số học sinh đã biết hình thành một số động tác bơi theo bản năng.

 Giáo viên dạy thể dục được đào tạo cơ bản, có trình độ từ Cao đẳng và Đại học. Một số giáo viên được đào tạo chuyên sâu về môn bơi lội.

 Ban giám hiệu nhà trường và ngành luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện tốt nhất cho việc huấn luyện vận động viên tham gia thi đấu.

2.1.2. Về mặt khó khăn:

 Thành tích các vận động viên thi đấu những năm trước đây đạt thấp, số lượng huy chương ít, tâm lí thi đấu còn sợ sệt, trong thi đấu số VĐV bị phạm quy nhiều.

 Đội ngũ huấn luyện viên:

 - Giáo viên thể dục các trường tham gia tập luyện môn bơi lội đa số chưa có chuyên môn chuyên sâu về bơi lội. Số lượng giáo viên được đào tạo chuyên ngành môn bơi lội ít. Một số giáo viên được đào tạo bài bản song do tuổi lớn, sức khỏe hạn chế nên chưa phát huy được thế mạnh chuyên môn. Một số giáo viên mới ra trường kinh nghiệm huấn luyện chưa nhiều, một số giáo viên dạy hợp đồng dẫn đến sự nhiệt tình, tâm huyết trong huấn luyện có phần hạn chế.

 Cơ sở vật chất phục vụ thi đấu:

 - Cơ sở vật chất thiếu, hư hỏng, chưa có thiết bị chuyên dụng.

- Hiện nhà trường chưa có bể bơi phụ thuộc vào bể TTVH

- Việc tập luyện còn dựa vào điều kiện tự nhiên hiện có là sông, suối nên chưa đảm bảo vệ sinh và an toàn khi tập luyện.

- Việc đầu tư cơ sở vật chất của các cấp chính quyền về môn Thể dục nói chung cũng như môn bơi lội nói riêng còn hạn hẹp.

 - Kĩ thuật bơi Ngữa của VĐV trước khi thi đấu còn nhiều hạn chế như:

 * Kĩ thuật vẫy chân: Chưa duỗi được cổ chân để thực hiện kĩ thuật vẫy nước.

 * Chưa duỗi hết mũi chân thực hiện tối đa giai đoạn lướt nước;

 * Kĩ thuật quạt tay: Chưa khép được các ngón tay, chưa thực hiện được giai đoạn ôm nước, tì nước, ảnh hưởng đến kĩ thuật thở của vận động viên.

 * Quạt tay quá rộng làm ảnh hưởng đến chu kì quạt tay.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao thành tích trong tập luyện kiểu bơi ngửa cho học sinh Tiểu học tham gia dự thi các cấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Bơi lội là môn thể thao dưới nước đã và đang được phát triển rộng rãi ở nước ta và có nhiều tác dụng đối với rèn luyện sức khỏe, thể lực, kĩ năng vận động, cũng như giáo dục ý chí, đạo đức. Bơi là một trong những môn thể thao mà học sinh phổ thông có thể vươn tới đạt được những thành tích cao trong thi đấu ở các lứa tuổi.
Mục đích của dạy bơi trong trường học nhằm phòng tránh tại nạn thương tích, tạo sự chuyển biến về công tác giáo dục thể chất trong trường học, thu hút đông đảo học sinh tham gia luyện tập TDTT, rèn luyện thân thể, góp phần giáo dục toàn diện.
Cũng thông qua huấn luyện bơi sẽ tuyển chọn, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về bơi lội, bổ sung lực lượng vận động viên tham gia dự thi giải điền kinh, bơi lội; Hội khỏe Phù Đổng của các cấp qua hàng năm.
Trong những năm qua, việc tập luyện bơi lội trong nhà trường đã được quan tâm, tỉ lệ học sinh biết bơi dần dần được nâng lên đáng kể. Việc lựa chọn và huấn luyện đội tuyển tham gia dự thi bước đầu được chú ý. Song việc huấn luyện đội tuyển tham gia dự thi còn nhiều bất cập về kinh nghiệm của đội ngũ HLV, cơ sở vật chất phục vụ tập luyện, tâm lí thi đấu cũng như kĩ thuật bơi của học sinh chưa tốt dẫn đến thành tích bơi của học sinh còn thấp.
Xuất phát từ yêu cầu đào tạo, huấn luyện đội tuyển tham gia dự thi các cấp nhằm nâng cao thành tích trong thi đấu, với vai trò là một huấn luyện viên đội tuyển bơi lội, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài cải tiến kĩ thuật: “Một số biện pháp nâng cao thành tích trong tập luyện kiểu bơi Ngữa cho HS tiểu học tham gia dự thi các cấp”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài đề xuất được một số biện pháp trong tập luyện kiểu bơi Ngữa phù hợp với học sinh TH nhằm nâng cao thành tích trong thi đấu.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Khảo sát và đánh giá thực trạng việc tậpluyện bơi cho học sinh TH trên địa bàn huyện.
2. Đề xuất giải pháp nâng cao thành tích trong thi đấu môn bơi lội của học sinh TH trên địa bàn huyện.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Là giải pháp tập luyện kĩ thuật bơi Ngữa, các điều kiện để tổ chức huấn luyện và thi đấu đạt thành tích cao.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Là học sinh TH trên địa bàn huyện, tham gia tập luyện chuẩn bị dự thi cấp huyện.
1.5. Biện pháp nghiên cứu:
1.5.1. Biện pháp phân tích, nghiên cứu tài liệu
1.5.2. Biện pháp phỏng vấn
1.5.3. Biện g pháp quan sát sư phạm
1.5.4. Biện pháp kiểm tra sư phạm
1.5.5. Biện pháp toán học thống kê.
1.6. Điểm mới của đề tài: 
Đề xuất được một số biện pháp trên cơ sở thực hiện tốt hệ thống phổ cập bơi an toan cho học sinh tiểu học, từ đó chọn lựa học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng huấn luyện thêm các bài tập nhằm nâng cao thành tích kiểu bơi Ngữa cho học sinh tiểu học tham gia thi đấu mà chưa có huấn luyện viên nào. Hệ thống giải pháp mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng việc tập luyện đội tuyển bơi lội tham gia thi đấu.
2.1.1. Về mặt thuận lợi:
 Hầu hết học sinh tiểu học có thể lực tốt, một số học sinh đã biết hình thành một số động tác bơi theo bản năng.
 Giáo viên dạy thể dục được đào tạo cơ bản, có trình độ từ Cao đẳng và Đại học. Một số giáo viên được đào tạo chuyên sâu về môn bơi lội.
 Ban giám hiệu nhà trường và ngành luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện tốt nhất cho việc huấn luyện vận động viên tham gia thi đấu.
2.1.2. Về mặt khó khăn:
 Thành tích các vận động viên thi đấu những năm trước đây đạt thấp, số lượng huy chương ít, tâm lí thi đấu còn sợ sệt, trong thi đấu số VĐV bị phạm quy nhiều.
 Đội ngũ huấn luyện viên:
 - Giáo viên thể dục các trường tham gia tập luyện môn bơi lội đa số chưa có chuyên môn chuyên sâu về bơi lội. Số lượng giáo viên được đào tạo chuyên ngành môn bơi lội ít. Một số giáo viên được đào tạo bài bản song do tuổi lớn, sức khỏe hạn chế nên chưa phát huy được thế mạnh chuyên môn. Một số giáo viên mới ra trường kinh nghiệm huấn luyện chưa nhiều, một số giáo viên dạy hợp đồng dẫn đến sự nhiệt tình, tâm huyết trong huấn luyện có phần hạn chế.
 Cơ sở vật chất phục vụ thi đấu:
 - Cơ sở vật chất thiếu, hư hỏng, chưa có thiết bị chuyên dụng. 
- Hiện nhà trường chưa có bể bơi phụ thuộc vào bể TTVH
- Việc tập luyện còn dựa vào điều kiện tự nhiên hiện có là sông, suối nên chưa đảm bảo vệ sinh và an toàn khi tập luyện.
- Việc đầu tư cơ sở vật chất của các cấp chính quyền về môn Thể dục nói chung cũng như môn bơi lội nói riêng còn hạn hẹp.
	- Kĩ thuật bơi Ngữa của VĐV trước khi thi đấu còn nhiều hạn chế như:
	* Kĩ thuật vẫy chân: Chưa duỗi được cổ chân để thực hiện kĩ thuật vẫy nước.
	* Chưa duỗi hết mũi chân thực hiện tối đa giai đoạn lướt nước;
	* Kĩ thuật quạt tay: Chưa khép được các ngón tay, chưa thực hiện được giai đoạn ôm nước, tì nước, ảnh hưởng đến kĩ thuật thở của vận động viên.
	* Quạt tay quá rộng làm ảnh hưởng đến chu kì quạt tay.
2.2. Một số biện pháp nâng cao thành tích đội tuyển bơi lội lứa tuổi TH tham gia thi đấu: 
2.2.1: Tuyển chọn đội tuyển:
Tuyển chọn đổi tuyển bơi lội nói chung cũng như bơi Ngữa nói riêng thông qua hai hình thức:
- Tuyển chọn đội tuyển thông qua các Câu lạc bộ.
- Tuyển chọn đội tuyển thông qua thi đấu cấp cơ sở.
	Điều kiện lựa chọn Vận động viên:
+ Học sinh có thành tích cao, có sự tiến bộ trong tập luyện.
+ Có tố chất phù hợp với môn bơi lội.
* Có sãi chân, sãi tay (trường khoát), sãi bàn chân, sãi bàn tay dài, sãi tay phải dài hơn chiều cao cơ thể.
* Độ nổi của cơ thể trong nước cao.
* Học sinh có các tố chất vận động: nhanh, mạnh, bền, dẽo, khéo léo. 
2.2.2: Lập kế hoạch huấn luyện:
Lập kế hoạch tập luyện là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo cho quá trình tập luyện được tiến triển liên tục, hợp lí, tạo điều kiện cho vận động viên đạt thành tích cao nhất trong các độ tuổi thích hợp. 
Xây dựng kế hoạch cần tập trung vào phát triển thể lực, huấn luyện kĩ thuật, giáo dục phẩm chất ý chí đạo đức.
Trong thời gian huấn luyện 30 ngày chuẩn bị cho tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện, tôi thống nhất chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tập thể lực và động tác tay, chân cơ bản trên cạn, dưới nước: 7 ngày.
- Giai đoạn 2: Huấn luyện kĩ thuật dưới nước và hoàn thiện kĩ thuật: 10 ngày
- Giai đoạn 3: Huấn luyện nâng cao thành tích và tập kĩ thuật xuất phát, về đích: 13 ngày. 
Thời gian kiểm tra sau mỗi giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Kiểm tra thành tích vẫy chân Ngữa của vận động viên (có đồng hồ bấm giây).
- Giai đoạn 2: Kiểm tra thành tích quạt tay Ngữa chân kẹp phao của vận động viên (có đồng hồ bấm dây).
- Giai đoạn 3: Kiểm tra thành tích phối hợp kĩ thuật tay chân của vận động viên (như thi đấu chính thức).
2.2.3: Xây dựng các điều kiện tập luyện, thi đấu:
- Các dụng cụ tập luyện trên cạn: dây cao su, dây nhảy, đồng hồ bấm dây, còi.
- Xây dựng bễ bơi nhân tạo dựa vào điều kiện tự nhiên: Xuất phát từ điều kiện ở địa phương không có bể bơi hiện đại đạt chuẩn như các thành phố lớn. Tôi đã tham mưu để xây dựng bể bơi với các yêu cầu:
+ Tận dụng dòng Sông, suối, chọn vị trí có độ sâu thích hợp (1,5m đến 2,1m), nước không chảy quá xiết, không có bùn, mãnh chai, võ ốc, cọc.
+ Chọn địa điểm là khu đất rộng, bằng phẳng thoáng mát thuật lợi cho việc khởi động và tập luyện trên cạn.
+ Dùng các cọc gỗ làm móc ranh giới, dùng dây buộc liền các phao nổi (phao xốp).
+ Đóng các cộc làm trụ liên kết bè và dùng ván gỗ lướt thành bể để đảm bảo cho người tập đi lại và xuất phát thuận tiện. Hai đầu bể bơi lướt ván gỗ sâu 1,5m làm chỗ quay vòng. Dùng thùng phi để liên kết để làm cầu bơi.
- Làm quen với thiết bị xuất phát: dùng còi, loa, dùng lời hô: có hai phần dự lệnh và động lệnh “Vận động viên vào chỗ, sẵn sàng - tín hiệu xuất phát”.
- Dụng cụ thi đấu: Áo bơi, mũ bơi, kính bơi.
2.2.4: Đầu tư kĩ thuật chuyên sâu trong huấn luyện:
	* Huấn luyện viên hướng dẫn vận động viên nắm tốt kĩ thuật bơi Ngữa:
	- Khi dùng sức quạt tay thường vai nhô cao để tránh sức cản của nước và hạ thấp vai xuống sau khi kết thúc quạt tay.
 - Tần số chân nhanh nhưng không được nâng gối.
 - Không thấy sự “giật cục” trong khi quạt tay và đạp chân, tay chuyển vào nước trước sớm hơn đạp chân.
 - Khi tăng nhanh tốc độ bơi, thì quạt tay và vẫy chân nhanh hơn.
	2.2.5: Xây dựng bài tập bổ trợ trên cạn nhằm nâng cao kết quả học kỹ thuật bơi Ngữa cho vận động viên, cụ thể: 
TT
Hệ thống bài tập
1
Đứng thẳng thân hoặc nằm ngữa trên bục tập quạt tay Ngữa
2
Đứng thẳng người quạt tay Ngữa với dây cao su.
3
Ngồi ở thành bể tay chống ra sau hoặc nằm ngữa trên bục tập vẫy chân Ngữa
4
Ngồi ở tư thế chân Ếch hai tay duỗi thẳng dọc thân hai chân bật mạnh lên cao tại chỗ.
5
Ngồi bật cóc 25m
6
Ngồi chống tay ra sau tập động tác bẻ chân, ngồi ở tư thế chân Trườn sấp
7
Đứng thẳng tự nhiên phối hợp hoàn chỉnh kỹ thuật bơi Ngữa
8
Nằm ngữa trên bục hoặc ghế tập phối hợp hoàn chỉnh kỹ thuật bơi Ngữa
9
Chống đẩy 2tổ x 15l 
2.2.6: Lựa chọn bài tập khi vận động viên xuống nước:
TT
Hệ thống bài tập
1
Tay nắm phao vẫy chân
2
Chân kẹp phao bơi tay Ngữa
3
Chân kẹp phao phối hợp tay thở
4
Đạp thành bể bơi vẫy chân
5
Đứng thẳng người dưới nước thực hiện quạt tay
6
Bơi phối hợp hoàn chỉnh kĩ thuật
2.2.7: Bài tập kĩ thuật xuất phát trên cạn và dưới nước
* Bài tập xuất phát trên cạn: 
+ Bài tập 1: Hai chân đứng nghiêm, chùn gối, hai tay đưa lên cao thẳng tay, bụng hóp, khi nghe hiệu lệnh còi thì vận động viên bật cao tại chỗ, hai bàn chân duỗi thẳng.
* Bài tập xuất phát trên bục bơi.:
	Bài tập: Hai tay nắm lấy bục xuất phát, tay co sát thân người trước mặt bục xuất phát, trọng tâm cơ thể dồn phía trước mép bục, thân người đổ vào trong, các ngón chân ngang bằng trên mép nước bể bơi, thân người gập về phía trước áp sát đùi, khi nghe hiệu lệnh xuất phát đạp mạnh hai chân vào bục xuất phát, lao người ra ngoài.
2.2.8: Bài tập kĩ thuật quay vòng và về đích:
- Bài tập kĩ thuật quay vòng: Có nhiều hình thức quay vòng: quay vòng vung tay, quay vòng lộn trước. Song quay vòng phù hợp với bơi Ngữa và đội tuổi học sinh TH là quay vòng vung tay.
Kĩ thuật quay vòng vung tay trong bơi Ngữa: Khi đến gần thành bể vận động viên không được giảm tốc độ, lợi dụng tốc độ vẫy chân lần cuối, Tay vươn về phía trước chạm vào thành bể, để tăng tốc độ quay người sau khi tay tiếp xúc vào thành bể do lực quán tính tay co khuỷu để hoãn xung, thân người theo đó mà tiếp cận sát phần bể lúc này dùng sức đạp của hai chân đạp khỏi thành bể để người lướt ra ngoài.
- Kĩ thuật về đích: Bơi Ngữa cần một tay chạm đích, nhanh chóng vươn cơ thể về phía trước để hướng vào thành bễ, duỗi thẳng thân người.
2.2.9: Tạo tâm lí thi đấu tốt hướng tới thành tích cao
- Đặt mục tiêu quyết tâm cao cho vận động viên trước khi vào thi đấu.
- Luyện tập kết hợp thời gian nghỉ ngơi hợp lí.
- Tùy theo lứa tuổi và giới tính để quan tâm, động viên, định hướng để trở thành vận động viên chuyên nghiệp. 
- Giáo dục cho học sinh trung thực khi thi đấu.
- Động viên khích lệ các em khi các em có sự tiến bộ mặc dù sự tiến bộ đó là rất nhỏ.
3. Kết quả bước đầu:
* Kết quả định lượng:
Tại Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện giai đoạn 2 năm học 2016 - 2017
- Đội tuổi 10-11 (bơi Ngữa 50m)
TT
Họ và tên học sinh
Giới tính
Thành tích thi đấu tại cấp cơ sở
Thành tích thi đấu tại cấp huyện
Thời gian bơi cấp huyện tốt hơn so với cấp CSở
Đạt huy chương tại HKPĐ cấp huyện
1
Hồ Thị A
Nữ
1’12’’02
1’’06’’ 01
6’01
Thứ 4
So sánh thành tích VĐV cấp cơ sở và cấp huyện cho thấy, thành tích VĐV ngày càng được nâng cao. 
Góp phần vào tổng sắp Bơi lội tại HKPĐ cấp huyện giai đoạn 2 năm học 2016 - 2017: xếp thứ 10 trong toàn Huyện.
* Kết quả định tính:
Vận động viên có tâm lí thi đấu với quyết cao, kĩ thuật xuất phát tốt không có học sinh phạm quy, vận động viên đánh đích đúng kĩ thuật, học sinh thực hiện đúng động tác, kĩ thuật bơi. Thể lực học sinh được nâng lên, sức bền vận động viên tốt hơn.
III. PHẦN KẾT LUẬN:
* Bài học kinh nghiệm:
	Sáng kiến cải tiến kĩ thuật của tôi đã đề xuất được một số giải pháp nâng cao thành tích huấn luyện kiểu bơi Ngữa cấp TH tham gia dự thi HKPĐ các cấp.
	Bằng phương pháp thống kê toán học, tôi đã chứng tỏ rằng vận động viện đã nâng cao được thành tích trong thi đấu. Các giải pháp, hệ thống bài tập mà sáng kiến kinh nghiệm của tôi đề xuất là phù hợp với vận động viên tập luyện dự thi nội dung bơi Ngữa.
	Để phát triển sáng kiến kinh nghiệm cho những năm tới, bản thân tôi sẽ xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ cho các kiểu bơi trườn sấp, bơi trườn Ếch, bơi bướm.
* Đề xuất kiến nghị:
1. Đối với các trường tiểu học: 
- Thành lập các Câu lạc bộ bơi lội hoạt động thường xuyên, nếu không có giáo viên chuyên sâu bơi lội cần hợp đồng huấn luyện viên đơn vị khác để giảng dạy, huấn luyện đạt kết quả.
- Bổ sung dụng cụ cơ sở vật chất phục vụ dạy bơi như: Trang phục bơi lội, dụng cụ tập bơi (phao bơi, dây nhảy, dây cao su, bể bơi nhân tạo).
2. Đối với Phòng GD&ĐT
- Đề xuất tuyển chọn giáo viên dạy thể dục tiêu chuẩn xét tuyển giáo viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy chuyên sâu bơi lội vào biên chế bổ sung lực lượng giáo viên lớn tuổi, sức khỏe yếu.
- Đẩy mạnh thành lập các Câu lạc bộ bơi lội huấn luyện trong năm và trong hè.
- Áp dụng hệ thống phổ cập bơi an toàn trong các đơn vị trường học.
3. Đối với UBND huyện:
- Tăng cường đầu tư hỗ trợ kinh phí cho một sồ trường để xây dựng bể bơi, triển khai công tác giáo dục phổ cập bơi an toàn đủ điều kiện làm quen với môi trường bơi đạt tiêu chuẩn thi đấu..
- Đầu tư xây dựng nhà đa năng, Tạo điều kiện cho phòng GD và ĐT huyện tổ chức thi đấu các giải thường kì trong năm .
- Kịp thời khen thưởng, động viên học sinh thi đấu đạt thành tích cao, không phân biệt học sinh giỏi văn hóa với học sinh năng khiếu.
* * *
 Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm giảng dạy, huấn luyện của tôi được áp dụng huấn luyện kiểu bơi Ngữa cấp TH tham gia dự thi các cấp những năm trước đây và năm học 2016 - 2017. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của hội đồng khoa học để đề tài đạt hiệu quả cao hơn nữa. 
Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu những ý kiến đóng góp!
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
TÊN ĐỀ TÀI:
“Một số biện pháp nâng cao thành tích trong tập luyện kiểu
bơi Ngữa cho HS tiểu học”
Lệ Thủy, tháng . năm 2017
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO LỆ THỦY
TRƯỜNG TH KIM THỦY
TÊN ĐỀ TÀI:
“Một số biện pháp nâng cao thành tích trong tập luyện kiểu
bơi Ngữa cho HS tiểu học năm học 2017 - 2018
 	 Họ và tên: Phạm Thị Nhung
 	 Chức vụ: Giáo viên thể dục 
 Đơn vị công tác: Trường TH Kim Thủy
Lệ Thủy, tháng  năm 2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa môn Bơi lội - Nhà xuất bản TDTT(2000)
2. Tâm lý học lứa tuổi - Nhà xuất bản ĐHSP - Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Lý luận và phương pháp TDTT - Nhà xuất bản TDTT(1983)
4. Phương pháp toán học thống kê - Nhà xuất bản TDTT Hà Nội.
5. Một số nghị quyết, văn kiện, chỉ thị của ngành TDTT đối với Giáo dục và Đào tạo(2000, 2004, 2009, 2011, 2013, 2015).
KÝ HIỆU CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
 HKPĐ Hội khỏe phù đổng
 THCS Trung học cơ sở
 TH Tiểu học
 HLV Huấn luyện viên
 m Mét
 cm Centimét
 TT Thứ tự
 L Lần
 HCV Huy chương vàng
 HCB Huy chương bạc
 HCĐ Huy chương đồng
 VHTT Văn hóa thể thao
 TTVH Trung tâm văn hóa
 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
MỤC LỤC
 1. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài:....................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:............................................................................................1
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:...........................................................................................1
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................................2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: .........................................................................................2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: ...........................................................................................2
1.5. Biện pháp nghiên cứu: ..........................................................................................2
1.5.1. Biện pháp phân tích, nghiên cứu tài liệu: .........................................................2
1.5.2. Biện pháp phỏng vấn.........................................................................................2
1.5.3. Biện pháp quan sát sư phạm...............................................................................2
1.5.4. Biện pháp kiểm tra sư phạm................................................................................2
1.5.5. Biện pháp toán học thống kê. .............................................................................2
1.6. Điểm mới của đề tài: .............................................................................................2
	2. PHẦN NỘI DUNG................................................................................2
2.1. Thực trạng việc tập luyện đội tuyển bơi lội tham gia thi đấu hội khỏe phù đổng cấp tỉnh ở huyện Lệ Thủy. .................................................................................2
2.1.1. Về mặt thuận lợi: .................................................................................................2
2.1.2. Về mặt khó khăn: ................................................................................................2
2.2. Một số biện pháp nâng cao thành tích đội tuyển bơi lội lứa tuổi TH tham gia thi đấu hội khỏe phù đổng cấp tỉnh ............................................................................3
2.2.1. Tuyển chọn đội tuyển...........................................................................................3
2.2.2. Lập kế hoạch huấn luyện....................................................................................4
2.2.3. Xây dựng các điều kiện tập luyện, thi đấu..........................................................4
2.2.4. Đầu tư kĩ thuật chuyên sâu trong huấn luyện....................................................5
2.2.5. Xây dựng bài tập bổ trợ trên cạn ........................................................................5
2.2.6. Lựa chọn bài tập khi VĐV xuống nước.6
2.2.7. Bài tập kĩ thuận xuất phát trên cạn và dưới nước..6
2.2.8. Bài tập kĩ thuật quay vòng về đích..7
2.2.9. Tạo tâm lí thi đấu tốt hướng tới thành tích cao.................................................7
2.3.Kết quả bước đầu.........................................................................7
3.1. Kết quả định lượng: ..............................................................................................7
3.2. Kết quả định tính: .................................................................................................8
	III. PHẦN KẾT LUẬN
	3.1. Bài học kinh nghiệm..............................................................................................8
3.2. Đề xuất kiến nghị....................................................................................................8
	3.2.1. Đối với các trường TH: .......................................................................................8
3.2.2. Đối với Phòng GD&ĐT........................................................................................8
3.2.3. Đối với UBND huyện: .........................................................................................9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_thanh_tich_trong_tap_luyen_ki.doc
Sáng Kiến Liên Quan