SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả ôn tập thơ cách mạng (1930-1945) trong chương trình Ngữ văn 11 tại trường THPT Hai Bà Trưng

Giá trị của thơ cách mạng (1930-1945)

a. Giá trị nội dung:

- Chủ nghĩa yêu nước: Thơ cách mạng đã kế thừa truyền thống yêu nước và phát triển lên mức cao hơn, sâu sắc và toàn diện hơn ở thời đại mới.

 + Lòng yêu nước, thương dân cụ thể hơn xưa. Dân không chỉ có dân tộc mà còn có tính giai cấp, chủ yếu là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Họ là những người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột. Yêu nước là phải chiến đấu giành độc lập, tự do, dân chủ gắn với giai cấp:

“Cướp chính quyền giao lại công nông

Lập Xô viết, giữ non song Hồng Lạc

Cõi đại đồng tiến lên cực lạc

Khắp năm châu, vạn quốc một nhà”

(“Nhìn lại phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh” – Nguyễn Thế Vỹ)

+ Yêu nước luôn luôn tin tưởng ở tương lai, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. Niềm tin mãnh liệt của người chiến sĩ chiến sĩ trong tù đày trong thơ Xuân Thuỷ:

“Ta nghĩ, ngày mai hết đói nghèo

Hết tù, hết tội, hết gieo neo

Trong, ngoài bốn bể anh em cả

Ôi đẹp! Vườn xuân những sớm chiều”

(“Không giam được trí óc”)

 Hay những vần thơ giản dị đậm chất nhân văn nhưng cũng chứa đầy chất “thép” của Bác trong tập “Nhật kí trong tù” và những tiếng reo ca hứng khởi, ngập tràn say mê đối với lí tưởng cộng sản một cách rộn rã nhất trong thơ Tố Hữu

 - Nhân sinh cộng sản chủ nghĩa:

 + Người cộng sản tiếp thu thái độ coi khinh cái chết. Họ quan niệm sống là để đấu tranh. Nếu cần phải chết, họ sẽ chết ý nghĩa nhất. Người cộng sản tin ở sự tất thắng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tin ở thắng lợi tất yếu của quần chúng nhân dân.

 + Người cộng sản giàu tình cảm nhưng không phải là thứ tình cảm ích kỉ, hẹp hòi vì mình, vì gia đình mà là thứ tình cảm rộng lớn hơn nhiều, vì giai cấp, vì dân tộc. Với lập trường tư tưởng của mình người nghệ sĩ – chiến sĩ ấy đã gạt bỏ mọi ý nghĩa, tình cảm cá nhân; vui, buồn, sướng, khổ, sống, chết ra ngoài tầm tính toán hàng ngày để đem tất cả ra mà tận hiến cho Đảng, cho đồng bào, cho Tổ quốc.

 b. Giá trị nghệ thuật

 Thơ cách mạng (1930-1945) theo ý thức hệ vô sản, lực lựng sáng tác chủ yếu là những người chiến sĩ vô sản. Lãnh tụ của họ là Nguyễn Ái Quốc. Ngay từ đầu thơ cách mạng đã có đóng góp về nghệ thuât. Bên cạnh kế thừa nghệ thuật của thơ trung đại như thể thơ, bút pháp, thì thơ cách mạng đã mang hơi thở riêng, đã khoác lên mình ý nghĩa hình tượng mới phù hợp với thời đại (ngôn ngữ thơ vừa hàm súc nhưng giản dị, gần gũi với đời thường; hình ảnh thơ giản dị, chân thực thấm đẫm nhân sinh quan người chiến sĩ cộng sản )

 Có thể nói, thơ cách mạng Việt Nam (1930-1945) là đã kế thừa văn học dân gian nhất là thơ văn yêu nước chống Pháp trước đó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thơ cách mạng (1930-1945) mang nhiều yếu tố của một thời đại mới, thời đại xã hội chủ nghĩa. Nó đã làm tròn nhiệm vụ đối với dân tộc một cách xuất sắc. Nếu văn học lãng mạn bế tắc trong mộng tưởng, không tìm được bến đỗ và câu trả lời; văn học hiện thực dù phản ánh nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần của con người, nhưng cái kết cục vẫn là “bước đường cùng”, thì văn học cách mạng không những chỉ ra bản chất hiện thực mà còn vạch ra cả hướng đi cho con người, để cải tạo xã hội bằng những cái mới tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, trong vòng mười lăm năm cuối cùng của chủ nghĩa thực dân Pháp trên đất nước ta, văn học cách mạng nói chung và thơ cách mạng nói riêng là dòng văn học duy nhất ngày càng phát triển rực rỡ. Điều này sáng tỏ một chân lí: con đường cách mạng là con đường phát triển của văn học chân chính.

 

doc56 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả ôn tập thơ cách mạng (1930-1945) trong chương trình Ngữ văn 11 tại trường THPT Hai Bà Trưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hạnh (do bẩm sinh, do tai nạn, bệnh tật). Nhiều người trong đó đã vươn lên không ngừng, tự khẳng định mình “tàn nhưng không phế” như Nguyễn Ngọc Kí, Nick Vujic; chính Hồ Chí Minh bằng ý chí nghị lực phi thường của Người, Người đã tìm ra con đường cứu nước đưa dân tộc ta thoát khỏi “đêm trường trung cổ”, nói như nhà thơ Viễn Phương “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
c. Bình luận, mở rộng: Phê phán một bộ phận không nhỏ (nhất là thanh niên) sống không có ý chí, nghị lực, ước mơ, hoài bão
d. Bài học nhận thức, hành động (Liên hệ bản thân)
III. Kết đoạn: Nic Vujic đã nói: “Nếu tôi thất bại, tôi sẽ làm lại, làm lại và làm lại. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố gắng làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ?” bởi: “Đừng thở dài hãy vươn vai mà sống/ Bùn ở dưới chân nhưng nắng ở trên đầu” 
Đề luyện: Qua bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, Anh/ Chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ về lý tưởng sống của thanh niên ngày nay?
3.5. Biện pháp thứ 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
3.5.1. Mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá chung theo định hướng phát triển năng lực
a. Mục tiêu đánh giá theo định hướng phát triển năng lực:
Giúp mỗi học sinh, nhóm học sinh và tập thể lớp công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mình, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để từ đó học sinh sẽ nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập.
Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phân đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
b. Nội dung đánh giá theo định hướng phát triển năng lực:
Xét ở cấp độ giáo dục phổ thông thì như chúng ta đã biết: Năng lực là tổ hợp những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết để học sinh thực hiện thành công hoạt động nhất định và đạt được kết quả mong muốn trong điều kiện cụ thể và bất kì năng lực nào cũng có cấu trúc gồm hai thành phần: Năng lực chung và năng lực riêng. Do vậy nội dung đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh chính là chúng ta đi đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ ẩn chứa trong các năng lực chung và riêng đó.
c. Cách thức đánh giá theo định hướng phát triển năn lực:
Để đánh giá được các năng lực chung và năng lực riêng mỗi chương trình, mỗi môn học, mỗi bài học, mỗi tiết học thì theo tác giả sáng kiến nhiệm vụ đầu tiên là chúng ta đi phân tích các năng lực chung và năng lực riêng ra thành các thành tố của năng lực, xem mỗi thành tố của năng lực đó chứa đựng những kiến thức, kĩ năng, thái độ gì và đánh giá mức độ thể hiện kiến thức, kĩ năng, thái độ đó. 
Với phạm vị của sáng kiến tác giả có thể cấu trúc quy trình đánh giá theo định hướng phát triển năng lực bằng sơ đồ sau: 
Kết quả đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho HS
Năng lực chung 
Năng lực riêng 
Phân tích năng lực của chương trình; môn học; bài học; tiết học
Các thành tố của năng lực chung 
Các thành tố của năng lực riêng 
Đánh giá các thành tố của năng lực chung 
Đánh giá các thành tố của năng lực riêng 
Ví dụ: Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Ngữ văn
Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Ngữ văn cần xuất phát từ các phẩm chất và năng lực của môn học, nhất là các năng lực chuyên môn (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học).
Đánh giá năng lực ngôn ngữ và năng lực học đều phải thông qua các thành tố của năng lực (chính là các hoạt động đọc, viết, nói và nghe).
Đánh giá các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Ngữ văn cần kết hợp cả định tính và định lượng thông qua các bài kiểm tra (đọc, viết, nói, trình bày)
Dù đánh giá theo hình thức nào cũng phải bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học của chính các em, không vay mượn, sao chép, khuyến khích các bài viết có cá tính, sáng tạo.
3.5.2. Mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
a. Mục tiêu đánh giá
Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập môn học thông qua việc hình thành và phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Từ đó góp phần điều chỉnh các hoạt động dạy và học, đảm bảo sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
b. Nội dung đánh giá
- Đánh giá hoạt động đọc - hiểu: tập trung yêu cầu học sinh hiểu nội dung, chủ đề văn bản, quan điểm và ý định của người viết; xác định được các đặc điểm thuộc về phương thức thể hiện, nhất là các thể loại văn bản và ngôn ngữ sử dụng; trả lời các câu hỏi theo các cấp độ tư duy,
- Đánh giá hoạt động viết:
+ Viết kĩ thuật: chữ viết, nét chữ, cách viết liền mạch, tốc độ viết, các yêu cầu về chính tả.
+ Viết văn bản: kĩ năng văn bản nghị luận dựa vào các tiêu chí như nội dung, kết cấu bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận, hình thức ngôn ngữ và trình bày,
- Đánh giá hoạt động nói và nghe: 
+ Kĩ năng nói: yêu cầu học sinh nói đúng chủ đề và mục tiêu; sự tự tin, năng động của người nói; biết chú ý đến người nghe, biết tranh luận và thuyết phục; kĩ thuật nói thích hợp; biết sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và phương tiện công nghệ hỗ trợ
+ Kĩ năng nghe: yêu cầu người nghe nắm bắt được nội dung người nói; đánh giá được quan điểm, ý định của người nói; biết đặt câu hỏi, nêu vấn đề, trao đổi để kiểm tra những thông tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng; biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác biệt.
- Đánh giá phẩm chất: Tập trung vào các hành vi, việc làm, cách ứng xử, những biểu hiện về thái độ, tình cảm của học sinh khi đọc, viết, nói và nghe; thực hiện chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét,
c. Cách thức đánh giá
Đánh giá trong môn Ngữ văn thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
- Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy hoc, hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên giáo viên dung các kĩ thuật đánh giá như: quan sát và ghi chép hàng ngày, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, viết nhận xét, viết thu hoạch, lập hồ sơ học tập, định hướng học tập, xử lí tình huống
- Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối kì, cuối cấp) do cơ sở giáo dục tổ chức. Đánh giá định kì thường thông qua các đề thi viết.
Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải đảm bảo nguyên tắc hcoj sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng, tư duy logic, những suy nghĩ tình cảm của chính các em. Học sinh cần được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dung để đáng giá các phẩm chất, năng lực này.
3.5.3. Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Ngữ văn trong hai tác phẩm “Chiều tối” (Hồ Chí Minh), “Từ ấy” (Tố Hữu)
a. Nội dung đánh giá
a1. Đánh giá năng lực
    	 * Năng lực chung gồm:
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân đã được tổ giao, giáo viên giao. Như chủ động tìm tài liệu qua sách vở, internet về “khái quát thơ cách mạng (1930-1945), tìm tư liệu vẽ sơ đồ tư duy, hoàn thiện bài viết văn về nhà,
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh chọn nội dung, ngôn ngữ, phương tiện trong quá trình thuyết trình sản phẩm; chủ động tích cực, tự tin trong giao tiếp; sẵn sàng hợp tác, lắng nghe, chủ động đề xuất phương án khi hợp tác,
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra, phát hiện, hình thành, triển trai ý tưởng mới để giải quyết các nhiệm vụ được giao: thu thập thông tin giai đoạn văn học, sơ đồ tư duy, luyện đề nghị luận
* Năng lực chuyên biệt gồm: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học
- Năng lực ngôn ngữ thông qua hoạt động: Đọc - hiểu; nghe và nói; viết:
+ Đánh giá hoạt động đọc - hiểu: Đây là bài “Ôn tập thơ cách mạng Việt Nam giai đoạn (1930-1945)” nên đánh giá hoạt động đọc - hiểu trong những tiết học này đó là học sinh hiểu được thông tin về giai đoạn văn học, về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm “Chiều tối” (Hồ Chí Minh), “Từ ấy” (Tố Hữu); giáo viên ra đề đọc – hiểu với ngữ liệu ngoài chương trình: Đọc – hiểu bài thơ khác trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh hoặc lấy bài thơ nằm trong phần “Xiềng xích” thuộc tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu,..
	+ Đánh giá hoạt động nói và nghe: 
 Đối với kiến thức khái quát “thơ cách mạng (1930-1945)” và “kiến thức cơ bản của hai tác phẩm”, một tuần trước khi học ôn tập giáo viên chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy và thuyết trình trước lớp. Nhóm 1: Khái quát thơ cách mạng (1930-1945); nhóm 2: Kiến thức cơ bản của tác phẩm “Chiều tối” (Hồ Chí Minh); nhóm 3: Kiến thức cơ bản tác phẩm “Từ ấy” (Tố Hữu). Giáo viên thông qua nhóm trưởng để kiểm tra quá trình thực hiện của học sinh và kịp thời điều chỉnh để có sản phẩm hoàn chỉnh nhất. Giáo viên đánh giá kĩ năng nói của học sinh như sự tự tin, năng động của người nói, biết sử dụng các phương tiện, công cụ công nghệ hỗ trợ; hiểu đúng, tôn trọng người nói; chú trọng thái độ khi trao đổi, thảo luận. Trong quá trình ôn tập giáo viên tổ chức cuộc thi nhỏ: gọi nhóm 5 học sinh lên bảng, gọi riêng một thư kí, giáo viên đưa ra cùng một yêu cầu ví dụ: “hãy nói một từ, cụm từ, câu nêu hiểu biết của em về “Từ ấy” (Tố Hữu)”, những câu trả lời sau không trùng với câu trả lời trước. Năm học sinh sẽ lần lượt trả lời, thư kí ghi lại lên bảng theo thứ tự trả lời của 5 học sinh. Cứ như vậy quay vòng, học sinh nào trả lời sai đầu tiên hoặc không trả lời được sẽ về chỗ và giáo viên ghi vào sổ theo dõi số 5. Học sinh nào trụ lại đến cuối thì học sinh đó sẽ ở vị trí số 1. Qua các lần kiểm tra học sinh về vị trí 4,5 nhiều lần đó là những học sinh nắm kiến thức chưa vững giáo viên cần kịp thời động viên, nhắc nhở để học sinh thấy nhiệm vụ và trách nhiệm của bản thân. Hình thức này cũng có thể tổ chức cả lớp quay vòng cùng giải quyết một nhiệm vụ.
Đối với phần “Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận”, kĩ thuật phòng tranh giúp giáo viên đánh giá kĩ năng nói và nghe của học sinh.
Hình thức này đòi hỏi học sinh học nắm vững kiến thức tác giả, tác phẩm, trong quá trình trả lời phải lắng nghe các bạn khác để tránh trùng ý; học sinh có ý kiến tranh biện thể hiện quan điểm của mình Khi tổ chức như vậy, học sinh có thể theo dõi và đánh giá lẫn nhau.
 Để ghi nhớ vận dụng kiến thức hiệu quả thì “Tháp học tập” (Learning Pyramid hay Cone of Learning) trong những năm 1960 - được phổ biến rộng rãi bởi Viện Nghiên cứu Giáo dục Mỹ - đã chỉ ra cách thức mà nhân loại học tập. Kim tự tháp học tập là gì? Kim tự tháp học tập là một trong những nền tảng quan trọng tìm ra được phương pháp học tập hợp lý nhất cho bản thân.Theo đó, chúng ta chỉ nhớ được 5% những gì mình đã nghe giảng, nhưng có thể nhớ tới 90% những gì mình dạy cho người khác. Mô hình này hướng dẫn bạn cách lưu trữ thông tin hiệu quả hơn.
Trong quá trình ôn tập, tác giả sáng kiến áp dụng tháp học tập giúp học sinh ghi nhớ hiệu quả. Cụ thể: 
Phần ôn tập kiến thức cơ bản: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm lớn có số lượng bằng nhau. Nhóm 1: Chuẩn bị bài “Từ ấy” (Tố Hữu), nhóm 2 chuẩn bị bài “Chiều tối” (Hồ Chí Minh). Sau đó ghép cặp để dạy cho nhau nghe, mỗi em viết vào phiếu 3 ưu điểm của bạn, 2 khuyết điểm của bạn và 1 lời khuyên tốt nhất cho bạn. Ví dụ lớp 11A1 có 42 học sinh: Nhóm 1 là 21 học sinh theo thứ tự từ 1-21. Nhóm 2 là 21 học sinh thứ tự từ 22-42. Giáo viên chuẩn bị bộ bài ghi tên của 21 học sinh đầu theo thứ tự 1-21. Yêu cầu các học sinh có số 22-42 bốc lá bài, những học sinh được bốc bài có tên của bạn nào thì các em sẽ di chuyển về vị trí của bạn ấy. Từng cặp sẽ dạy cho nhau nghe. Giáo viên theo dõi, quan sát, hỗ trợ cặp đôi lung túng dạy bạn, hoặc trả lời thắc mắc những cặp chưa rõ kiến thức Sau khoảng 15 phút giáo viên gọi bất kì 1 cặp rút trên bộ bài lên phát vấn kiến thức và sau cùng đọc phiếu ghi ưu, khuyết điểm, lời khuyên.
Phần hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng làm văn nghị luận xoay quanh hai tác phẩm “Chiều tối” (Hồ Chí Minh) và “Từ ấy” (Tố Hữu). Mỗi kiểu bài giáo viên sẽ chia về các nhóm, các nhóm xây dựng, thống nhất dàn ý viết lên giấy A0 và treo lên vị trí trong lớp học. Giáo viên sẽ sử dụng kĩ thuật phòng tranh để tổ chức dạy học. Các em sẽ dạy nhau, từ đó tạo cơ hội các em đánh giá nhau qua những sản phẩm học tập.
Hình thức kiểm tra này giúp học sinh chủ động, tự tin thể hiện hiểu biết bản thân và giáo viên quan sát đánh giá quá trình học tập. Đặc biệt, khi tổ chức như vậy giúp các học sinh trong lớp hiểu nhau hơn, thân thiện hơn, không mệt mỏi trong quá trình học. Đồng thời rút ngắn khoảng cách quyền lực giữa giáo viên và học sinh.
+ Đánh giá hoạt động viết: 
 Viết kĩ thuật: chữ viết, nét chữ, cách viết liền mạch, tốc độ viết, các yêu cầu về chính tả. 
 Viết văn bản: Đánh giá kết quả viết của học sinh thông qua “vở luyện viết”: Mỗi học sinh có riêng “vở luyện viết” để viết các đề giáo viên hướng dẫn lập dàn ý và đề yêu cầu luyện thêm, kĩ năng dựa vào các tiêu chí như nội dung, kết cấu bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận, hình thức ngôn ngữ và trình bày, khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo. Giáo viên thu vở về nhà chấm, chữa, nhận xét vào vở học sinh. Đồng thời giáo viên ghi lại điểm số và sự tiến bộ của học sinh vào sổ theo dõi. (Lưu ý: Đối với những học sinh cá biệt như lười học, yếu kĩ năng, ... giáo viên nên lập một danh sách riêng để chú ý đôn đốc kiểm tra nhiều hơn).
- Năng lực văn học: Chỉ có thể phát triển được năng lực văn học cho học sinh thông qua đọc, viết, nghe, nói. Qua bài “Ôn tập thơ cách mạng Việt Nam giai đoạn (1930-1945)” mang lại những tình cảm, xúc cảm thẩm mĩ rất đa dạng. Học “Chiều tối” (Hồ Chí Minh), người đọc cảm phục trước tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người của người nghệ sĩ, chiến sĩ Hồ Chí Minh. Dù trong hoàn cảnh nào Người cũng vượt lên khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực phi thường, môt tinh thần “thép” đáng trân trọng. Đến với “Từ ấy” (Tố Hữu) người đọc không thể quên được là tiếng lòng “say mê lí tưởng, say mê quần chúng” của người thanh niên bắt gặp lí tưởng của Đảng sau những tháng ngày “băn khoăn”, “bế tắc”. Lí tưởng của Đảng sẽ mãi là kim chỉ nam cho các thế hệ thanh niên hôm nay và mãi mãi mai sau,
a2. Đánh giá phẩm chất: Giáo viên tập trung quan sát các hành vi, cách ứng xử, những biểu hiện về thái độ, tình cảm của học sinh khi đọc, viết, nói và nghe. Cụ thể: thông qua thái độ của học sinh khi được giao nhiệm vụ thu thập tài liệu giai đoạn văn học, vẽ sơ đồ tư duy, làm việc nhóm, trao đổi thảo luận, thuyết trình sản phẩm, tranh luận cùng các bạn, viết bài văn nghị luận cô giao,
 Những phẩm chất cần đạt qua bài học này là:
+ Yêu nước: yêu thiên nhiên, ý thức độc lập dân tộc là quá trình đấu tranh gian khổ của các thế hệ đi trước. Bởi vậy học sinh cần biết ơn những người đã có công với đất nước. Đồng thời tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nghiêm túc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
+ Nhân ái: sống chan hoà với mọi người, không phân biệt giàu nghèo, màu da, sắc tộc, tôn trọng sự khác biệt,
+ Chăm chỉ: chăm chỉ học tập, tích cực tìm tòi sáng tạo, có ý chí vượt qua khó khan thử thách để đạt được kết quả tốt trong học tập, lao động; tích cực tham gia các công việc hoạt động cộng đồng; 
+ Trung thực: thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động, nhận thức và hành động theo lẽ phải,
+ Trách nhiệm: tích cực tu dưỡng đạo đức của bản thân, sống có trách nhiệm, có lí tưởng sống cao đẹp, 
b. Cách thức đánh giá:
- Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy hoc, hình thức đánh giá:
+ Giáo viên đánh giá học sinh qua sổ điểm, sổ ghi chép.
+ Học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá. 
- Đánh giá định kì được thực hiện thông qua các đề thì khảo sát của trường, thi học kì do Sở Giáo dục tổ chức.
- Về khả năng áp dụng của sáng kiến: sáng kiến này người viết đã tiến hành thực nghiệm trực tiếp vào 06 tiết học chuyên đề ôn tập Ngữ văn của lớp 11. Sáng kiến này còn là tài liệu tham khảo cho học sinh lớp 12 ôn tập.
8. Những thông tin cần được bảo mật: không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh học xong các tác phẩm thơ cách mạng (1930-1945) theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
- Học sinh vừa ôn tập, củng cố kiến thức sau khi học.
- Học sinh được rèn luyện kỹ năng nói, nghe; kĩ năng viết với các kiểu bài nghị luận. Từ đó hình thành những phẩm chất, năng lực cho người học.
- Tạo hứng thú trong việc học thơ cách mạng (1930-1945). 
Bảng điểm 02 bài kiểm tra 90 phút trước và sau khi tác động của hai lớp 11A1, 11A2:
Lớp
Tổng
số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Trước thực nghiệm
Sau
thực nghiệm
Trước 
thực nghiệm
Sau
thực nghiệm
Trước thực nghiệm
Sau
thực nghiệm
Trước thực nghiệm
Sau 
thực nghiệm
11A1
42
(100%)
4
(10%)
7
(12%)
15
(36%)
22
(52%)
21
(50%)
15
(36%)
02
(4%)
0
11A2
42
(100%)
5
(12%)
8
(19%)
17
(41%)
23
(55%)
19
(45%)
11
(26%)
01
(2%)
0
Điểm kiểm tra học kì 2 theo đề của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc:
Đề:
Câu 1: (3 điểm) Đọc - hiểu văn bản.
Câu 2 (7 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ “Mộ” (Chiều tối) của Hồ Chí Minh?
 Kết quả: Cụ thể:
Lớp
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
11A1
42 (100%)
9 (21%)
20 (48%)
13 (31%)
0
11A2
42 (100%)
10 (24%)
17 (40%)
15 (36%)
0
10.2. Đánh giá lợi ích thu được theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Kết quả khảo sát như sau: 15 giáo viên Văn của Tổ: Văn, Sử, Địa, GDCD
Rất hiệu quả
Hiệu quả
Không hiệu quả
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
12
%
3
%
0
0%
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Lớp 11A1
Trường THPT Hai Bà Trưng – TX Phúc Yên – Vĩnh Phúc
Ôn tập thơ cách mạng (1930-1945) trong chương trình Ngữ văn 11 tại Trường THPT Hai Bà Trưng
2
Lớp 11A2
............ngày.....tháng......năm 2020
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
 Phúc Yên, ngày tháng 3 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trần Thị Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Trí Dũng, Hà Văn Đức, Văn học Việt Nam (1930-1945) , NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật Ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2011.
Hà Minh Đức (chủ biên), Lí luận văn học,NXB Giáo dục, 2003.
Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù, NXB Văn hoá – thông tin, 2012.
Hoàng Trung Thông, Bác Hồ làm thơ và thơ của Bác, trong Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979.
Hoài Thanh, Phê bình và tiểu luận, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1965.
Vũ Quần Phương, Suy nghĩ mới về Nhật kí trong tù, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995.
Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Văn học, Hà Nội, 1969)
Tố Hữu tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, 2015.
Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Văn hoá – Thông tin, 2001.
 Đỗ Việt Tùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (đồng chủ biên), Đỗ Thị Mỹ Hà, Nguyễn Thanh Thủy, Tư liệu Ngư Văn 11,NXB Giáo dục Việt Nam, 200
 Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên), Bùi Minh Đức (chủ biên) – Đỗ Thu Hà – Phạm Thị Thu Hiền – Lê Thị Minh Nguyệt, Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn Trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2018.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_on_tap_tho_cach_mang.doc
Sáng Kiến Liên Quan