SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ học Mầm non

Tai nạn thương tích là những sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do các tác nhân bên ngoài gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là những tổn thương thực tế của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống.

Tai nạn thương tích đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các bệnh viện. Mà nguyên nhân phần lớn là do sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn. Nhà nước ta đã đầu tư rất nhiều kinh phí và thời gian cho vấn đề tuyên truyền và tập huấn về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tới tất cả các ban ngành liên quan đến vấn đề an toàn của trẻ. Những lỗ lực trên của nhà nước và xã hội đã góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ em. Tuy nhiên cần phải có một chương trình hành động dựa trên việc xây dựng chiến lược can thiệp có hiệu quả về phòng tai nạn thương tích cho trẻ em .

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ đề phòng tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non là một nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phát triển thể chất. Nó còn ảnh hưởng rất lớn đến các mặt giáo dục khác như:Phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm, phát triển thẩm mỹ. Có sức khoẻ tốt giúp cho trẻ phát triển tốt các phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ tốt tạo cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, môi trường con người, lao động, học tập vui chơi mạnh dạn tự tin. Có ý thức, có thái độ, yêu thích con người, thích lao động với công việc nhờ đó trẻ mới có thể phát triển toàn diện tốt hơn.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ học Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 
 và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”.
 MỤC LỤC
 Nội dung
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài 02
1.1. Cơ sở lý luận 02
1.2. Cơ sở thực tiễn 04
2. Mục đích nghiên cứu 05
3. Đối tượng nghiên cứu 06
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 06
5. Các phương pháp nghiên cứu 06
6. Phạm vi nghiên cứu và thời gia thực hiện đề tài 06
 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI 
 ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề 07
2. Khảo sát thực trạng 07
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện 09
4. Các biện pháp thực hiện 10
5. Các biện pháp thực hiện từng phần 10
6. Kết quả đạt được so sánh đối chứng 28
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận 29
2. Đề xuất và kiến nghị 30
 1/30 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 
 và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”.
các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao sức lao động và phòng chống bệnh 
tật. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công 
tác bảo vệ và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như biện pháp về quản lý giáo dục 
như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh thực phẩm những thức 
ăn làm chất lượng vẫn chiếm tỷ lệ cao ở nhiều nước.
 Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới về đánh giá các chương trình hành 
động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cả nước đã xác định được 
một nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ em là các bệnh đường ruột, trong đó 
phổ biến là bệnh tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các 
bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Theo thống kê của Bộ y tế nước ta, 
trong 10 nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở Việt Nam thì nguyên nhân do vi 
sinh vật gây bệnh đứng hàng thứ hai. Mặt khác tình hình chất lượng vệ sinh an 
toàn thực phẩm trong những năm gần đây không ổn định, số các mẫu lương 
thực, thực phẩm không đạt yêu cầu vệ sinh vẫn chiếm tỷ lệ cao.
 Đối với nước ta cũng như những nước đang phát triển, lương thực, thực 
phẩm thuộc loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa về 
kinh tế còn có ý nghĩa về chính trị, xã hội và đời sống rất quan trọng.
 Sự ô nhiễm do các chất độc hại, sự giảm chất lượng của sản phẩm trong 
quá trình gieo trồng, thu hoạch, dự trữ, bảo quản, chế biến và phân phối lưu 
thông gây tổn hại rất lớn, có khi lên tới 30 - 50% tổng số lượng thu hoạch.
 Ngoài yếu tố chính về sinh vật, lượng lương thực, thực phẩm còn bị ô 
nhiễm, độc hại ngày càng tăng do sự sử dụng không đúng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, 
phân bón trong nông nghiệp, các loại thuốc tăng trọng tạo nạc trong quá trình 
chăn nuôi đối với ngô, lạc, gạo, các kim loại nặng như đồng, chì trong quá trình 
sản xuất đồ hộp, sữa, rau và quả hoặc sử dụng gian dối các chất phụ gia, phẩm 
màu trong quá trình chế biến bánh, kẹo, đồ uống, thực phẩm
 Vì vậy vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người nói chung và đặc biệt 
trong các trường mầm non nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống 
hàng ngày. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non có rất 
nhiều khâu nhưng trước hết đặc biệt quan trọng ngay từ khâu đầu tiên là giao 
nhận thực phẩm và chế biến thực phẩm sao cho an toàn nhất.
 * Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích là trường học mà 
các yếu tố nguy cơ gây cho tai nạn thương tích trẻ, được phòng, chống và giảm 
tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong 
 3/30 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 
 và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”.
tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu, không để 
dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường là nhiệm vụ cần thiết.
 Bản thân được phân công nhiệm vụ phụ trách công tác nuôi dưỡng (chăm 
sóc bán trú trong trường mầm non). Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục 
bậc học mầm non có nhiệm vụ chăm sóc trẻ phát triển một cách toàn diện kể cả 
thể chất lẫn tinh thần. Cùng với nhiệm vụ chung của năm học tiếp tục “Đổi mới 
công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục” và các cuộc vận động lớn của 
ngành. Làm thế nào để tình trạng ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích không 
xảy ra tại trường và đảm bảo tốt về chất lượng giúp cho cơ thể trẻ phát triển 
ngày càng khỏe mạnh và thông minh để mai này làm những chủ nhân trong 
tương lai của đất nước. Thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai 
nạn thương tích sẽ làm tăng nguồn nhân lực con người góp phần phất triển kinh 
tế - xã hội của đất nước đồng thời góp phần thực hiện tốt các phong trào của 
ngành. Trong khi điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị tại trường mẫu giáo 
còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cấu của một mô hình đảm bảo tốt 
cho công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và toàn phòng tránh tai nạn 
thương tích . 
2. Mục đích nghiên cứu:
 - Nghiên cứu những tài liệu có liên quan để phân tích, tổng hợp, lấy tư liệu 
về những quan điểm có liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai 
nạn thương tích cho trẻ.
 - Đánh giá chất lượng thực phẩm của trẻ tại trường mầm non. Nâng cao 
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ .
 - Trao đổi, tuyên truyền với các bậc phụ huynh, ban giám hiệu và các đoàn 
thể trong nhà trường.
 - Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng .
 - Giảm tỷ lệ mắc bệnh theo mùa cho trẻ nhỏ.
 - Phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ.
 - Đưa ra các biện pháp thực hiện.
 - Kiểm tra so sánh sau một thời gian áp dụng các biện pháp đã đưa ra.
 - Kết luận tổng quát.
 * Việc phòng chống tai nạn thương tích là nhiệm vụ hết sức quan trọng 
trong nhà trường.
 5/30 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 
 và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”.
 PHẦN II
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề:
 Trong tình hình hiện nay ở các Trường Mầm non nông thôn nói chung, 
công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm và đề phòng tai nạn thương tích cho trẻ 
còn rất yếu chưa được trú trọng cao. Cơ bản là trường Mầm non còn thiếu nhiều 
về cơ sở vật chất - Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi theo TT02, đội ngũ Giáo viên, 
nhân viên mới chiếm 2/3 cho nên việc công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và 
chăm sóc sức khoẻ đề phòng tai nạn thương tích cònhạn chế.
 Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng 
vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở Mầm 
non” này để nghiên cứu thực hiện ở Trường Mầm non năm học 2022 - 2023.
2. Khảo sát thực trạng
 a. Đặc điểm tình hình.
 Trường mầm non tôi đang công tác năm học 2022 - 2023 có tổng số 46 cán 
bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó :
- Ban giám hiệu : 3 đ/c
- Giáo viên : 27 đ/c
+ Giáo viên nhà trẻ : 8 đ/c
+ Giáo viên mẫu giáo : 19 đ/c
- Nhân viên: 16 đ/c trong đó:
+ Cô nuôi: 11đ/c
+ Kế toán : 1đ/c
+ Y tế: 1đ/c
+ Nhân viên khác : 1 đ/c
+ Bảo vệ : 2đ/c
- Số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn : 27/27đ/c đạt tỷ lệ :100%
Trong đó:
+ Đại học : 20đ/c
+ Cao đẳng: 2 đ/c
 7/30 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 
 và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”.
 * Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, hầu hết là 2/3 là mới. có nghiệp vụ 
như: tay nghề còn non trẻ chưa có kinh nghiệm dày dặn.
 * Học sinh ở trường Mầm non được tổ chức bán trú 100% với số lượng là: 
433 học sinh.
 * Về cơ sở vật chất - Trang thiết bị như: 
 Năm học 2022 – 2023 vào đầu năm nhà trường chỉ có 9 phòng học kiên 
cố đúng diện tích, còn lại 3 phòng học bán kiên cố và phòng tạm không đúng 
quy cách, bàn ghế có 150 bộ đúng quy cách còn nhiều bộ chưa đúng với quy 
cách, đồ dùng, đồ chơi thường xuyên hư hỏng nhiều, chưa đủ chủng loại, chưa 
phù hợp với các độ tuổi nhưng vẫn sử dụng đại trà, có phòng Y tế, có nhân viên 
y tế nhưng địa bàn xã rộng xa điểm lẻ, bếp ăn chưa đúng quy cách, các nội dung 
tuyên truyền phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ còn chưa thể hiện rõ.
 - Nhà bếp khu lẻ còn trật hẹp tạm, khu vui chơi cho trẻ còn chung với sân 
và nhà văn hóa thôn. Khu vệ sinh của điểm lẻ còn chung nên các loại dịch bệnh 
dễ lây lan trong khi tổ chức ăn, ngủ của trẻ.
 Đồ chơi ngoài trời thì cũ. Không đảm bảo chất lượng an toàn cho trẻ chơi 
nên không sử dụng nhiều.
 Đệm, phản, cho trẻ ngủ còn thiếu, còn tạm, chưa đúng quy định.
 - Không có phòng tuyên truyền phòng bệnh cho trẻ tới các bậc phụ huynh, 
góc y tế riêng đưa vào sử dụng chưa đảm bảo để chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
 Số liệu trẻ suy dinh dưỡng và tai nạn thương tích đầu năm.
 Đầu năm
 STT Nội dung
 Số trẻ Tỷ lệ
 1 Trẻ suy dinh dưỡng cân nặng 43/433 10 %
 2 Trẻ thấp còi 59/433 13,6%
 3 Trẻ bị tai nạn thương tích nhẹ 11/433 2,5%
 - Với số liệu điều tra trên khiến bản thân tôi băn khuăn suy nghĩ làm thế 
nào để không có nhiều trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao và cân nặng nữa nhất là 
không có trẻ bị tai nạn thương tích tại trường mầm non, chính vì vậy mà tôi tìm 
ra một số biện pháp sau:
 9/30

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_ve_sinh_an_toan_th.doc
Sáng Kiến Liên Quan