SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng học môn Bật xa cho học sinh năng khiếu thể dục thể thao ở trường Tiểu học
Từ xưa đến nay, con người đã coi tập luyện thể dục thể thao là biện pháp tích cực hiệu quả đối với việc tăng cường sức khoẻ và giúp con người ý thức hơn về cái đẹp, cái đáng quý của bản thân mình. Đó là vẻ đẹp của sức mạnh, vẻ đẹp của một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng, tạo niềm tin cho chúng ta bước vào cuộc sống mới và tương lai mới phía trước. Sinh thời Bác Hồ dạy: “ Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe". “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn giữ sức khỏe thì nên thường xuyên tập thể dục thể thao”.
Là Giáo viên dạy tiểu học qua nhiều năm tôi được phân công dạy chuyên môn thể dục, tôi nhận thấy vai trò trách nhiệm của một người Giáo viên không những truyền đạt kiến thức cho học sinh là đủ, mà còn phải rèn luyện thể lực, nâng cao thể chất, trí tuệ thể dục thể thao cho các em. Đó là điều mà tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ để tìm ra hình thức và phương pháp hướng dẫn, tập luyện các em học tốt môn thể dục. Đặc biệt là trong bồi dưỡng, huấn luyện các em học sinh năng khiếu TDTT môn bật xa. Đây là một bộ môn có kỹ thuật phức tạp, kỹ thuật được lặp đi lặp lại đòi hỏi người tập phải nắm vững động tác để thực hiện một cách nhịp nhàng, thuần thục. Thành tích của môn thể thao phụ thuộc chủ yếu vào kỹ thuật và thể lực. Kỹ thuật động tác càng thuần thục thì càng tiết kiệm được thể lực, thể lực càng bền thì thành tích càng cao.
Đối học sinh tiểu học khi các em được tuyển chọn, tham gia bồi dưỡng, tập luyện thì các em rất vui, rất hứng thú. Các em được trang bị về kiến thức, kĩ năng kĩ xảo trong tập luyện từng nội dung thi đấu được thuận tiện hơn. Nhiều học sinh chăm ngoan, tự giác, tích cực chủ động, nghe lời giáo viên trong quá trình tập luyện. Một số học sinh chỉ thích học các môn văn hóa, có rất ít học sinh say mê bộ môn này, đặc biệt là học sinh nữ. Khi được tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh không muốn hoặc chỉ đi vì cô giáo chọn.
Và còn một số yếu tố khác như phụ huynh chưa quan tâm, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của môn học nên không tạo điều kiện cho các em rèn luyện thể lực dẫn đến học sinh không được ủng hộ về mặt tinh thần nên các em không hứng thú với môn tập luyện. Một số phụ huynh lại sợ con tập tập luyện thể thao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học văn hóa của con em.
Từ khi được chuyển về Trường giảng dạy từ năm học 2016 đến nay tôi đã huấn luyện và có nhiều giải cao trong công tác bồi dưỡng bộ môn này. Qua quá trình dạy học, bồi dưỡng học sinh tôi mạnh dạn chia sẽ “Một số biện pháp nâng cao chất lượng học môn Bật xa cho học sinh năng khiếu TDTT ở trường tiểu học” cùng đồng nghiệp tham khảo.
1. Tên biện pháp: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng học môn Bật xa cho học sinh năng khiếu TDTT ở trường tiểu học”. 2. Nội dung biện pháp 2.1: Lý do chọn biện pháp Từ xưa đến nay, con người đã coi tập luyện thể dục thể thao là biện pháp tích cực hiệu quả đối với việc tăng cường sức khoẻ và giúp con người ý thức hơn về cái đẹp, cái đáng quý của bản thân mình. Đó là vẻ đẹp của sức mạnh, vẻ đẹp của một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng, tạo niềm tin cho chúng ta bước vào cuộc sống mới và tương lai mới phía trước. Sinh thời Bác Hồ dạy: “ Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe". “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn giữ sức khỏe thì nên thường xuyên tập thể dục thể thao”. Là Giáo viên dạy tiểu học qua nhiều năm tôi được phân công dạy chuyên môn thể dục, tôi nhận thấy vai trò trách nhiệm của một người Giáo viên không những truyền đạt kiến thức cho học sinh là đủ, mà còn phải rèn luyện thể lực, nâng cao thể chất, trí tuệ thể dục thể thao cho các em. Đó là điều mà tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ để tìm ra hình thức và phương pháp hướng dẫn, tập luyện các em học tốt môn thể dục. Đặc biệt là trong bồi dưỡng, huấn luyện các em học sinh năng khiếu TDTT môn bật xa. Đây là một bộ môn có kỹ thuật phức tạp, kỹ thuật được lặp đi lặp lại đòi hỏi người tập phải nắm vững động tác để thực hiện một cách nhịp nhàng, thuần thục. Thành tích của môn thể thao phụ thuộc chủ yếu vào kỹ thuật và thể lực. Kỹ thuật động tác càng thuần thục thì càng tiết kiệm được thể lực, thể lực càng bền thì thành tích càng cao. Đối học sinh tiểu học khi các em được tuyển chọn, tham gia bồi dưỡng, tập luyện thì các em rất vui, rất hứng thú. Các em được trang bị về kiến thức, kĩ năng kĩ xảo trong tập luyện từng nội dung thi đấu được thuận tiện hơn. Nhiều học sinh chăm ngoan, tự giác, tích cực chủ động, nghe lời giáo viên trong quá trình tập luyện. Một số học sinh chỉ thích học các môn văn hóa, có rất ít học sinh say mê bộ môn này, đặc biệt là học sinh nữ. Khi được tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh không muốn hoặc chỉ đi vì cô giáo chọn. Và còn một số yếu tố khác như phụ huynh chưa quan tâm, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của môn học nên không tạo điều kiện cho các em rèn luyện thể lực dẫn đến học sinh không được ủng hộ về mặt tinh thần nên các em không hứng thú với môn tập luyện. Một số phụ huynh lại sợ con tập tập luyện thể thao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học văn hóa của con em. Từ khi được chuyển về Trường giảng dạy từ năm học 2016 đến nay tôi đã huấn luyện và có nhiều giải cao trong công tác bồi dưỡng bộ môn này. Qua quá trình dạy học, bồi dưỡng học sinh tôi mạnh dạn chia sẽ “Một số biện pháp nâng cao chất lượng học môn Bật xa cho học sinh năng khiếu TDTT ở trường tiểu học” cùng đồng nghiệp tham khảo. 2.2. Mục đích của biện pháp Đổi mới phương pháp tập luyện, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng, thành tích học sinh năng khiếu môn bật xa tham gia giải thể thao các cấp. Nâng cao sức khỏe, hoàn thiện khả năng vận động, gây hứng thú, giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Phát huy được vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu những kiến thức, cũng như trong tập luyện. 2.3. Cách thức tiến hành Qua thực tế , vào đầu mỗi năm học, tôi tiến hành kiểm tra, khảo sát về nội dung môn bật xa đối với học sinh khối 4 và khối 5 của trường. Đây là kết quả khảo sát vào đầu năm học 2020 - 2021: Môn Tổng số HS (Tuyển chọn) Tổng hợp đánh giá học sinh Ghi Chú Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % Bật xa 104 0 0 70 67,3% 34 33,7% Từ thực trạng trên, để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn bật xa tại trường tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: 2.3.1.Nâng cao chất lượng đại trà Để công tác huấn luyện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu được thuận lợi, trong công tác dạy học tôi luôn chủ động nâng cao chất lượng đại trà ở tất cả các lớp học, đặc biệt là những khối lớp có học sinh tham gia các nội dung thi năng khiếu các cấp, đồng thời tôi luôn chú trọng xây dựng nguồn cho những năm sau. Cụ thể: - Dành nhiều thời gian cho các em được tập luyện, hoạt động, vui chơi, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong tập luyện; kết hợp với nội dung học tập với trò chơi ở mức hợp lí; áp dụng phương pháp trò chơi, thi đấu và điều tiết lượng vận động vừa sức cho học sinh. - Chủ động vận dụng linh hoạt các phương pháp trong từng giờ dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tổ chức dạy học kết hợp luyện tập đảm bảo nội dung, yêu cầu của bài học. Khi học sinh luyện tập tôi lựa chọn phương pháp, hình thức để tổ chức cho các em tham gia tích cực, mạnh dạn, tạo cơ hội để tất cả học sinh được tham gia vào các hoạt động và tự giác trong luyện tập. Mặt khác, tôi luôn coi trọng việc đảm bảo an toàn và vệ sinh sân bãi cũng như dụng cụ để đề phòng chấn thương cho học sinh trong học tập và rèn luyện. Trong quá trình lên lớp, tôi đã thực nghiệm có lồng ghép nhiều nội dung vào một tiết học, tăng khối lượng và cường độ vận động cho học sinh. Giờ học thể dục phải là một giờ hoạt động tích cực của thầy trò với mục đích là nâng cao sức khoẻ cho học sinh, gây hứng thú trong tập luyện nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy. 2.3.2.Tuyển chọn “hạt giống” năng khiếu môn bật xa Trước khi tuyển chọn học sinh có năng khiếu thể dục thể thao môn bật xa, tôi phải trăn trở, đầu tư thời gian nghiên cứu, bám sát học sinh thông qua các tiết học, đưa ra các bài tập, các bài kiểm tra phù hợp. Muốn tuyển chọn đúng học sinh trước hết tôi chọn những em hoạt động tích cực, năng nổ, nhanh nhẹn, hoạt bát, nắm động tác nhanh qua các tiết dạy trên lớp, thông qua các buổi tập và những em có thành tích tốt trong cuộc thi ở trường, ngoài ra tôi còn căn cứ những đặc điểm sau: - Về thể trạng cơ thể: chọn những học sinh có thể hình cân đối khoẻ mạnh, có chiều cao, sải chân dài, không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh tim mạch - Sự phát triển của cơ bắp: Lựa chọn những em cơ bắp chưa phát triển hoàn toàn, đặc biệt cơ đùi, cơ bắp chân tròn đều đang trên đà phát triển. Những đối tượng này nếu được tập luyện sẽ phát triển nhanh. Áp dụng nhiều bài tập có hiệu quả gây hứng thú tập luyện như: bài tập đứng tại chỗ bật nhảy (Squats), bài tập đạp sau, bài tập nhảy cóc, bài tập nhảy bậc, bài tập nhảy dây, bài tập chạy nâng cao đùi ở hố cát, chạy xuất phát cao 30m Khi tập luyện tôi quan tâm đến nâng cao cường độ, khối lượng vận động, tính hưng phấn, tính linh hoạt và phát triển đến sức mạnh, sức nhanh. Thời gian nghỉ ngơi giữa các lần tập phù hợp với độ tuổi và giới tính. Tập các bài tập bổ trợ: bài tập xoạc, ép dẻo, chạy tăng tốc, chạy biến tốc, chạy tốc độ cao, để các bài tập trên đạt hiệu quả cao tôi lưu ý thời gian nghỉ giữa các lần tập phải đủ để hồi phục trở lại gần mức ban đầu mới cho tập lặp lại. Phân tích các bước cơ bản trong cách bật xa tại chỗ:bao gồm 4 giai đoạn: chuẩn bị, lấy đà, bật nhảy và tiếp đất. Khi bật xa, tư thế của cơ thể như một chiếc lò xo và điều quan trọng là lúc ở trên không, bạn nên ưỡn người hình cánh cung giống nhảy xa kiểu ưỡn thân. - Giai đoạn chuẩn bị: Thân người đứng thẳng, 2 bàn chân song song nhau, cách khoảng 5-10 cm. Hạ thấp trọng tâm cơ thể xuống dưới, đẩy 2 tay về phía sau tạo đà, người hơi ngả về phía trước. - Giai đoạn lấy đà: Để lấy đà, bạn đưa 2 tay cao về phía trước, 2 bàn chân kiễng cao lên. Việc lấy đà này sẽ giúp bạn bật được xa hơn về phía trước. - Giai đoạn bật nhảy: Di chuyển 2 tay về phía sau, ưỡn ngực hết cỡ. Sử dụng lực đùi kết hợp với sức bật của 2 bàn chân đạp mạnh xuống đất và bay lên phía trước. Sau đó, co 2 chân lại để đẩy người về phía trước chuẩn bị tiếp đất. - Giai đoạn tiếp đất: Tiếp đất là một giai đoạn khá quan trọng. Gập đầu gối để giảm bớt lực tác động vào cơ thể và đẩy tay về phía sau để giữ thăng bằng. Đây là các giai đoạn quan trọng quyết định đến thành tích của bộ môn bật xa. Các em cần tập luyện thuần thục động tác như vậy sẽ nâng cao được thành tích trong thi đấu. 2.3.3. Giao lưu các đơn vị: Để rèn tính mạnh dạn, tạo điều kiện cho các em được làm quen, cọ xát, tập luyện nhiều lần trước khi thi đấu tôi tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường cho đội tuyển học sinh năng khiếu thể dục thể thao tăng cường tiếp cận sân thi đấu cũng như giao lưu với các trường bạn; học sinh từng tham gia các giải thể thao những năm trước hoặc có kinh nghiệm, có thành tích cao môn thể thao. Qua những lần giao lưu - thi đấu như vậy các em sẽ đúc rút được kinh nghiệm, nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, học hỏi được nhiều về kỹthuật, chiến thuật, động tác, tâm lý khi thi đấu và khi vào tham gia giải các em cảm thấy mạnh dạn, tự tin, bản lĩnh thi đấu cao hơn. 2.3.4: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Sau khi thiết lập được đội tuyển chính thức tôi báo cáo lên BGH nhà trường, BGH nhà trường sắp xếp họp phụ huynh có con em được tuyển chọn. Từ đó nhà trường phối hợp ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân thống nhất quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhằm huy động tối đa mọi lực lượng của cộng đồng cùng đồng hành tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào TDTT của nhà trường ngày một lớn mạnh. Tôi luôn gần gũi với phụ huynh học sinh, nhất là các em trong đội tuyển năng khiếu để phụ huynh chăm sóc sức khỏe, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em tham gia tập luyện cùng với nhà trường. Cuối mỗi tuần mời phụ huynh đến cổ vũ, quan sát các con tập luyện. Đây là nguồn động viên lớn trong quá trình học tập và rèn luyện, tham gia thi đấu của học sinh. 2.3.5: Tích cực tham mưu với nhà trường đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác dạy học và bồi dưỡng học sinh. Do đặc thù của bộ môn chủ yếu là thực hành vận động nhanh, cường độ vận động nhiều chính vì vậy để thực hiện tốt nhiệm vụ thì dụng cụ để tập luyện là yêu cầu cần thiết phải có. Hiểu được điều đó tôi tích cực làm, mượn, sử dụng đồ dùng dạy học đầy đủ. Đồng thời tham mưu với lãnh đạo nhà trường về công tác sửa chữa và bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho công tác dạy và học ngay từ đầu năm học. Bởi vậy, sân bãi, dụng cụ tập luyện luôn bảo đảm đầy đủ, an toàn và gây hứng thú học tập đối với với học sinh. Ngoài trang thiết bị nhà trường cần phải có như: còi, đồng hồ bấm giờ, ván bật xa tôi luôn chú trọng trong việc chuẩn bị sân bãi như: kẻ các sân chơi, sân thi đấu, hố nhảy. 3. Kết quả đã đạt được * Kết quả Học kì 1 năm học 2020-2021 tôi đã thu được sau một thời gian luyện tập học sinh lớp 4-5 về môn bật xa như sau: Môn Tổng số HS (Tuyển chọn) Tổng hợp đánh giá học sinh Ghi Chú Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % Bật xa 104 4 3,8% 90 86,5% 10 9,6% Qua tiến trình dạy học và tập luyên, áp dụng những biện pháp trên tôi thấy hiệu quả huấn luyện tăng lên rõ rệt. Nội dung bật xa đã tăng lên 4 học sinh HTT tăng tỉ lệ 3,8%. Số học sinh HT tăng lên 20 học sinh tăng tỉ lệ 19,2%. Số lượng học sinh CHT đã giảm so với mức ban đầu 24 học sinh, giảm còn lại 9,6%. Tuy còn một số học sinh chưa hoàn thành nhưng bản thân cũng đã cảm thấy mình đã cố gắng , đem hết sự nhiệt huyết, sự say mê nghề nghiệp của mình truyền đạt cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo, bản lỉnh trong thi đấu. Tăng hưng phấn, hứng thú trong luyện tập nên thành tích của các em trong quá trình tập luyện, thi đấu ngày càng cao. Đặc biệt, các em có thành tích cao trong các hội thi sẽ tạo được động lực, kích thích các bạn khác yêu thích tập luyện các môn thể thao của nhà trường ngày càng nâng cao. * Kết quả tham gia hội thi TDTT cấp Huyện, cấp Tỉnh hàng năm đều có HS đạt giải ở môn bật xa: Năm học 2016 - 2017: Cấp Huyện: 1 giải nhì Năm học 2017 - 2018: Cấp Huyện: 1 giải nhì. Cấp Tỉnh: 1 Huy chương bạc Năm học 2018 - 2019: Cấp Huyện: 1 giải nhất. Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng môn bật xa cho học sinh năng khiếu TDTT mà tôi đã áp dụng trong những năm học vừa qua. Những kết quả đạt được nói trên đã góp phần nâng cao chất lượng năng khiếu TDTT trong nhà trường đồng thời cũng khẳng định những biện pháp trên có tính khả thi cao và các đồng nghiệp có thể áp dụng một cách rộng rãi hơn.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoc_mon_bat_xa_cho.doc