SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ở trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu

Cơ sở lý luận

 Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành

tham mưu để Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ở vùng miền núi,

vùng đồng bào dân tộc và chỉ đạo các địa phương thực hiện nhằm góp phần nâng cao

chất lượng giáo dục như: Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo

viên giai đoạn 2008-2012, Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân

tộc nội trú giai đoạn 2011-2015(Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ

tướng Chính phủ; Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Thủ tướng Chính

phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở

giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Quyết định số 2123/QĐ-TTg

ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với

các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015; Đề án “ Tăng cường tiếng Việt cho trẻ

Mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng

đến năm 2025” trên địa bàn huyện Kbang.

Trong những năm vừa qua, Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng

xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn đã và đang được Đảng, Nhà

nước và các địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ

cho dạy và học. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có rất nhiều thay đổi về khung thời gian,

chương trình, sách giáo khoa đối với học sinh dân tộc thiểu số như chương trình 100

tuần, chương trình 120 tuần, chương trình 165 tuần; tăng thời lượng môn tiếng Việt,

giảm tải chương trình sách giáo khoa; soạn thảo chương trình sách giáo khoa tiếng dân

tộc. Dự án giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC) đã hỗ trợ xây dựng cơ

sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, tập huấn nâng cao

năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tuyển chọn và bồi dưỡng, tập huấn kỹ

năng cho đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo viên là người dân tộc thiểu số trong quá trình

giảng dạy. song chất lượng vẫn chưa được như mong muốn, hiệu quả giáo dục thấp, tỷ

lệ học sinh yếu kém, lưu ban, bỏ học vẫn còn cao thậm chí vẫn còn những học sinh

"ngồi sai lớp".

pdf20 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ở trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m gia dự án VNEN) nhằm thống nhất, học hỏi kinh nghiệm 
lẫn nhau. Rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác chuyên môn như làm thế nào để nâng 
cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số, ứng dụng công nghệ thông tin vào 
giảng dạy đối với học sinh dân tộc, giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học, dạy 
tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số hiệu quả, tăng cường tiếng Việt, tăng thời lượng 
môn tiếng Việt lớp Một được Nhà trường đưa ra tại các kỳ sinh hoạt chuyên đề để cán 
bộ, giáo viên các trường thảo luận, tìm ra giải pháp tối ưu về áp dụng ở các trường. Qua 
những buổi sinh hoạt như vậy giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên tích lũy cho mình những 
kinh nghiệm quản lý cũng như phương pháp dạy học quý giá. 
Xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên 
theo kế hoạch của Ngành đề ra. 
 5. Biện pháp thứ năm: Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao và khoán chất lượng 
11 
 Bàn giao chất lượng một cách nghiêm túc, khách quan là một trong những biện 
pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Qua việc bàn giao, giáo viên kiểm nghiệm được 
quá trình giảng dạy của mình bằng hiệu quả chất lượng cuối năm. Đồng thời giáo viên 
nhận bàn giao nắm được chất lượng thực tế của lớp mình phụ trách trong năm học tớii 
qua đó có kế hoạch giảng dạy phù hợp. Bàn giao chất lượng giúp giáo viên có ý thức 
trách nhiệm hơn về chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học; giúp giáo viên xây dựng 
kế hoạch, đổi mới phương pháp dạy học, tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng. Vì 
vậy, ngay từ cuối năm học nhà trường đã thành lập Hội đồng nghiệm thu và bàn giao 
chất lượng gồm những thành viên như Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, các 
khối trưởng và giáo viên dự kiến chủ nhiệm năm học sau. Lịch bàn giao được các khối 
lớp lên kế hoạch. Đặc biệt, nhà trường quán triệt đến toàn Hội đồng việc bàn giao chất 
lượng phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định và hướng dẫn của cấp 
trên, không chạy theo thành tích. 
- Đầu năm học BGH và giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch khảo sát chất lượng học 
sinh đầu năm và phân hóa đối tượng học sinh theo từng trình độ để chọn hình thức tổ 
chức và phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Mỗi giáo viên bắt buộc phải kí cam kết và 
chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục trước BGH nhà trường. 
- Phụ trách chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra vào nhiều thời 
điểm giao khoán trong năm để nắm bắt được những tiến bộ và yếu kém của học sinh để 
tìm giải pháp thực hiện khắc phục nhất là những lớp có chất lượng giáo dục thấp. 
 - Lấy kết quả kiểm tra, đánh giá để đánh giá xếp loại và xét thi đua khen thưởng 
hàng năm cho mỗi giáo viên. 
 Nhờ thực hiện nghiêm túc việc bàn giao nên năm học 2016-2017, các lớp đã có được 
những số liệu sát thực tế về chất lượng. Qua đó đánh giá được hiệu quả giảng dạy của 
từng giáo viên đồng thời có cơ sở để giáo viên xây dựng kế hoạch sát thực tế, phù hợp 
với điều kiện từng lớp trong thời gian tới. Kết thúc học kỳ I, chất lượng dạy và học của 
trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu đã được nâng lên so với cùng kỳ năm học 2015-
2016.. 
12 
6. Biện pháp thứ 6: Chỉ đạo công tác giảng dạy của giáo viên 
6.1. Duy trì sĩ số học sinh 
 Đặc thù của học sinh người dân tộc Bana rất hay nghỉ học (nhất là các buổi chiều) vì 
lý do có một số thôn ở xa trường, buổi trưa không có bố mẹ chăm lo bữa ăn, nhắc nhở đi 
học hay ở nhà để phụ giúp hỗ trợ thêm cho bố mẹ. Vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến việc 
nâng cao chất lượng. Những năm trước đây do đội ngũ giáo viên ít quan tâm đến việc 
này nên cứ đến giai đoạn gieo tỉa và thu hoạch mùa là học sinh nghỉ học để ở nhà giúp 
đỡ gia đình rất nhiều (nhất là học sinh lớp 4,5). Hai năm trở lại đây, Nhà trường đã làm 
tốt công tác tuyên truyền và phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở thôn, đồng thời 
Ban giám hiệu đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện kế hoạch: Mỗi giáo viên ít nhất 
đến thăm mỗi học sinh 1 lần/ năm học. Có nhiều giáo viên đã vận động ủng hộ quần áo, 
dày dép, cặp, mũ ở các nơi khác để tặng các em; tổ chức các trò chơi dân gian; những 
tiết học sôi động... làm cho học sinh hứng thú đến trường. Vì vậy, một số em nhà cách 
trường 2-3 km nhưng vẫn đi học đều, không còn nghỉ học và bỏ học giữa chừng như 
trước nữa, hàng năm duy trì sĩ số đạt 100%. Việc học sinh đi học thường xuyên giúp cho 
các em tiếp thu kiến thức một cách liên tục, không bị gián đoạn. Chính vì vậy chất lượng 
đã được nâng lên rõ rệt. 
6.2. Chất lượng giờ lên lớp 
 Chỉ đạo mỗi giáo viên lên lớp phải biết tự xây dựng kế hoạch dạy học cho từng 
bài học cụ thể, phù hợp với từng học sinh ở từng mức độ khác nhau; phải xác định được 
các hoạt động trọng tâm của bài dạy; đảm bảo đầy đủ đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự 
làm để các em quan sát trực quan sinh động hơn. Đồng thời, khi truyền tải kiến thức có 
đồ dùng trực quan giúp các em thực tế, gần gũi, dễ hiểu. Bản thân mỗi giáo viên cần 
thường xuyên sáng tạo và rèn kỹ năng điều hành tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện 
tốt các hoạt động, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho mỗi tiết học sinh động 
hơn. 
 Riêng những học sinh đọc yếu, đọc sai dấu, tính toán chậm giáo viên chủ nhiệm 
cần thường xuyên quan tâm giúp đỡ, giúp các em sửa sai những lỗi hay mắc phải để dần 
13 
dần khắc phục, chỉnh sửa kịp thời. Khi dạy học có những đối tượng trên giáo viên cần 
phân loại thành các nhóm đối tượng rõ ràng và có giải pháp dạy, kèm cặp cho từng 
nhóm đối tượng phù hợp, học sinh sai ở đâu, yếu chỗ nào thì cần sửa sai khắc phục ngay 
chỗ đó. 
 Ví dụ: Trong môn Tiếng Việt có nhiều nhóm đối tượng học sinh trong cùng một 
lớp, phân nhóm như sau: 
 + Nhóm 1: Học sinh đọc thông, viết thạo (HS giỏi, khá) 
 + Nhóm 2: Học sinh vừa đọc, vừa đánh vần, viết chậm 
 + Nhóm 3: Học sinh đọc sai dấu, viết còn yếu (viết sai chính tả nhiều) 
 + Nhóm 4: Học sinh không đọc, không nghe viết được 
- Ngoài ra, các GVCN tăng cường thêm các buổi phụ đạo ngoài giờ qui định để 
rèn thêm kĩ năng nghe - nói - đọc - viết và giao tiếp tiếng Việt, tính toán để nâng cao 
chất lượng giáo dục chung của lớp, của nhà trường. Giáo viên thường xuyên nhắc nhở 
các em việc tự học ở nhà. 
- Trong giao tiếp giáo viên luôn nhắc nhở học sinh khi đến trường hạn chế việc 
giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, nên sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, tạo cho các em được 
thông hiểu nhiều hơn về tiếng Việt, dễ dàng tiếp thu bài khi giáo viên truyền đạt. 
6.3. Chú trọng việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh 
 Đây là giải pháp vô cùng quan trọng đối với học sinh dân tộc thiểu số, nhất là học 
sinh bắt đầu vào học lớp Một. Với 42,6% học sinh là người dân tộc Bana, trường Tiểu 
học Nguyễn Đình Chiểu rất quan tâm đến việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Nhà 
trường đã xác định, việc đầu tư vào dạy 2 môn Toán và Tiếng Việt là khâu then chốt đối 
với học sinh dân tộc thiểu số các khối lớp đặc biệt là lớp Một. Nhà trường đã chỉ đạo 
cho đội ngũ giáo viên đầu tư soạn giảng có chất lượng 2 môn học này, giành nhiều thời 
gian cho môn tiếng Việt vì đây là môn học đặc biệt quan trọng. Khi các em đọc thông, 
viết thạo thì các em mới tiếp thu kiến thức các môn học khác tốt được. 
14 
 Phối hợp với trường Mẫu giáo Xã Đông và các thôn vận động tối đa trẻ trong độ 
tuổi ra lớp Mẫu giáo 3,4,5 tuổi. Đây là điều kiện tốt giúp các em có được vốn tiếng Việt 
ban đầu rất quan trọng để sau 1 đến 3 năm các em tự tin vào lớp Một. 
Chỉ đạo các lớp học trang trí lớp học đẹp tạo môi trường tiếng Việt phong phú, đa 
dạng để thu hút các em đến lớp. 
Điều chỉnh kế hoạch dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 1 từ 350 tiết/năm lên 500 
tiết/năm, giúp học sinh dân tộc Bana đủ thời gian nắm bắt kiến thức để khi kết thúc lớp 
học các em hoàn thành được chương trình lớp học. Trong quá trình giảng dạy tất cả các 
môn học, ngoài việc cung cấp kiến thức, giáo viên phải thường xuyên tăng cường tiếng 
Việt bằng cách sử dụng các phương pháp gợi mở, vấn đáp, diễn kịch, đóng vai, thực 
hiện nhiều các trò chơi “học mà chơi, chơi mà học” đối với học sinh lớp Một tạo hứng 
thú trong giờ học cho các em đồng thời giúp các em mạnh dạn, tự tin và tích lũy vốn 
tiếng Việt cần thiết. Chú trọng và quan tâm tăng cường tiếng Việt cho các em trong các 
hoạt động ngoài giờ lên lớp như sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đội thiếu niên, giao lưu tiếng 
Việt giữa các khối lớp. 
Đối với giáo viên bộ môn: Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh bằng cách cho 
học sinh đọc các câu lệnh (kênh chữ) trong SGK; thi đọc tốt phần bài học ghi nhớ, đọc 
cho học sinh viết các ghi nhớ vào vở để rèn kỹ năng nghe -viết. Thường xuyên đặt 
những câu hỏi nhẹ nhàng, dễ hiểu, gần gũi với các em để các em trả lời để luyện nói 
hằng ngày. Tổ chức các trò chơi giải trí, trò chơi học tập để tạo hứng thú cho các em. 
Đặc biệt là môn Âm nhạc, học sinh rất thích học môn Âm nhạc và các em hát không bao 
giờ sai dấu nên khi kiểm tra các em hát xong, giáo viên lại kiểm tra các em đọc lời bài 
hát nếu bạn nào đọc đúng dấu thanh giáo viên khen ngợi. 
Động viên giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh dân tộc học một số tiếng dân tộc 
đơn giản thường hay gặp để phục vụ trong giảng dạy, giải nghĩa từ cho các em. 
Xây dựng văn hoá đọc cho học sinh: Phát huy hiệu quả thư viện thân thiện ngoài 
trời của nhà trường và thư viện lớp học. Kích thích các em tích cực tham gia đọc truyện, 
sách, báo... Thường xuyên tổ chức thi kể chuyện theo sách, thi đọc trong lớp; chỉ đạo 
15 
các lớp hàng tuần sơ kết, khen thưởng những học sinh đọc được nhiều và hiểu được nội 
dung chuyện. 
 Nhà trường cũng đã đầu tư rất nhiều kinh phí để các khối lớp mua đồ dùng dạy học 
phục vụ cho 2 môn học này. Việc tăng thời lượng môn tiếng Việt ở các lớp có 100% học 
sinh là người dân tộc thiểu số cũng được các giáo viên chủ nhiệm tăng thêm về mặt thời 
gian. Nhiểu giáo viên tận dụng phòng Hội đồng, phòng truyền thống Đội, thư viện ngoài 
trời để kèm cặp các học sinh yếu. Kết thúc học kỳ I năm học 2016-2017, chất lượng môn 
tiếng Việt của của trường đã được từng bước nâng lên rõ rệt. 
 6.4. Đổi mới phương pháp dạy học 
 Việc áp dụng phương pháp dạy học mới (VNEN) đối với học sinh dân tộc thiểu số 
gặp rất nhiều khó khăn và thiếu hiệu quả nếu không thực hiện một cách khoa học và phù 
hợp với đối tượng học sinh. Nhiều giáo viên không dám sử dụng nhiều các hoạt động 
trong giảng dạy vì sợ “cháy giáo án”, không đúng phương pháp đặc trưng. Vì vậy, tiết 
học trở nên nặng nề, căng thẳng, ít hiệu quả. Do vậy, Ban giám hiệu đã giao quyền tự 
chủ cho giáo viên trong việc lựa chọn biện pháp và hình thức tổ chức giảng dạy sao cho 
tiết dạy nhẹ nhàng, sôi động tạo hứng thú và phù hợp với từng đối tượng học sinh để 
giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, việc sử 
dụng những phương pháp như đóng vai, thảo luận nhóm, phỏng vấn, sử dụng giáo án 
điện tử, đồ dùng dạy học giúp các em có điều kiện làm quen với các hoạt động tập 
thể, tiếp xúc và sử dụng tiếng Việt nhiều tạo hứng thú để các tiếp thu bài học tốt hơn. 
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng được Nhà trường quan tâm. Hàng tháng Đội thiếu 
niên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động theo chủ đề như các hoạt 
động văn nghệ, thể thao, giao lưu tiếng Việt, tổ chức thi các trò chơi truyền thống 
 6.5 Quan tâm đến học sinh cá biệt, học sinh yếu 
 Với đặc thù của học sinh dân tộc là nhớ không bền vững, nên qua thời gian nghỉ hè 
tỷ lệ học sinh yếu đầu năm khá cao. Đặc biệt, nhiều lớp vẫn còn tình trạng học sinh 
“ngồi sai lớp”. Nếu giáo viên không quan tâm đến những em này thì chắc chắn số học 
sinh yếu và những em “ngồi sai lớp” lại sẽ lưu ban vào cuối năm học. Vì vậy ngay từ 
16 
đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo cho tất cả giáo viên chủ nhiệm khảo sát chất lượng 
đầu năm và phân loại học lực để có biện pháp phụ đạo những học sinh yếu để việc giảng 
dạy có hiệu quả, nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp đã phân loại học sinh theo học lực và 
thực hiện việc giảng dạy cho các em theo kiểu lớp ghép. Với giải pháp này, những học 
sinh yếu vẫn có thể tiếp thu được kiến thức và những học sinh khá, giỏi vẫn học bình 
thường. Tuy nhiên, hạn chế ở các lớp này là lớp đông học sinh nên việc giúp đỡ từng em 
rất vất vả. 
 Với những học sinh yếu, giáo viên chủ nhiệm lập tổ học tập, đôi bạn cùng tiến để 
giúp đỡ nhau trong học tập, tách những học sinh yếu để kèm cặp thêm ngoài giờ quy 
định. Ngoài ra giáo viên thường xuyên xuống gia đình để hướng dẫn các em về phương 
pháp học ở nhà; phối hợp với gia đình xây dựng góc học tập cho các em 
Chuyên môn đã phân công giáo viên bộ môn phối hợp kèm cặp, phụ đạo học sinh 
vào các chiều thứ sáu và ngày thứ bảy. 
6. Biện pháp thứ 7: Công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa 
 BGH, giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động 
ngoại khóa như: 
 - Tổ chức các buổi giao lưu Tiếng Việt dành cho học sinh khối lớp 1,2,3,4,5 dưới 
nhiều hình thức khác nhau tạo sân chơi bổ ích cho học sinh hứng thú tham gia học tập. 
- Thi đố vui để học để cho các em học sinh dân tộc cùng khối lớp giao lưu và học 
tập chia sẻ những kinh nghiệm lẫn nhau, tạo sự gắn kết gần gũi, thân thiện. 
- Sinh hoạt dưới cờ kết hợp lồng ghép các hoạt động trò chơi dân gian, giới thiệu 
những nét đẹp truyền thống của các dân tộc sinh sống trên địa bàn,...để cho các em hiểu 
được bản sắc đặc trưng của mỗi dân tộc. 
PHẦN 3 
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
 I. Kết quả đạt được 
Qua thực hiện đồng bộ một số giải pháp nêu trên, chất lượng học sinh dân tộc của 
nhà trường đã được nâng lên rõ rệt; Trong năm nhà trường đã tổ chức được buổi giao 
17 
lưu “Kể chuyện theo sách” cấp trường, thu hút được rất nhiều học sinh tham gia, nhất là 
các em người dân tộc. Qua buổi giao lưu không chỉ tạo cho các em được sự phấn khởi, 
thi đua và ham thích đọc sách hơn, mà buổi giao lưu còn tác động đến nhiều phụ huynh 
học sinh về văn hoá đọc, nhiều phụ huynh đã đóng góp để bổ sung tủ sách cho các em. 
Nhà trường cũng đã kêu gọi các anh chị là học sinh của huyện Kbang quyên góp hỗ trợ 
được trên 1000 đầu sách truyện thiếu nhi cho các em. Năm học 2015-2016, giao lưu 
Tiếng Việt cụm có 01 em đạt giải đặc biệt về đọc, viết, giao tiếp; số học sinh còn lại đều 
đọc thông, viết đẹp, đúng dấu và biết làm toán từng bước đưa chất lượng nhà trường 
ngày càng nâng cao. Cụ thể chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trong năm học 2016 - 
2017 đạt được như sau: 
 Kết quả cụ thể: 
Chất lượng đầu năm Chất lượng giữa kỳ II 
TT Lớp TSHS 
Đ. trơn Đ. Vần CB đọc Đ. trơn Đ. Vần CB đọc 
Ghi chú 
1 1A1 4 1 3 
2 1A2 4 1 3 
3 1A3 18 7 9 2 
4 2A2 24 8 15 1 13 10 1 
5 3A2 20 14 6 17 3 
6 4A2 21 16 4 1 17 3 1 
7 5A1 1 1 1 
8 5A2 24 20 3 21 2 1 1 HSKT 
TC 08 lớp 116 59 28 2 78 33 5 1HSKT 
II. Bài học kinh nghiệm: 
Nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số là một trong những 
điều kiện cần thiết và quan trọng nhất để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà 
trường, là giải pháp cơ bản để xây dựng trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu ngày càng 
vững mạnh, tiến tới trường đạt chuẩn quốc gia (mức độ 1) góp phần vào việc thực hiện 
mục tiêu “ xã hội hóa giáo dục” ngày càng vững bước đi lên. 
- Để các em có được điều kiện học tập và phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả 
thì trước hết Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, tổ khối phải có kế hoạch hoạt động cụ 
18 
thể; phân công nhiệm vụ cho giáo viên phải đúng năng lực, sở trường và hoàn cảnh. Đầu 
mỗi năm học BGH tiến hành khảo sát chung chất lượng toàn trường và yêu cầu mỗi 
giáo viên làm 1 biên bản kí cam kết giao khoán về việc nâng cao chất lượng đọc - nghe 
viết (tốt) và đảm bảo tính toán được các phép tính trong phạm vi chương trình qui định. 
Mỗi cá nhân kí cam kết giao khoán chất lượng giáo dục phải chịu trách nhiệm trước nhà 
trường về chất lượng của bản thân vào từng thời điểm mà nhà trường kiểm tra. BGH 
nắm chắc từng đối tượng học sinh yếu của từng lớp để có hướng chỉ đạo kiểm tra kịp 
thời. Chỉ đạo cho giáo viên nắm bắt kịp thời những nội dung trong sinh hoạt chuyên 
môn mới “Dạy học phân hóa đối tượng”. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, 
chuyên đề để triển khai đến tất cả cán bộ, giáo viên nắm bắt những nội dung, kế hoạch 
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường đề ra. Đồng thời 
triển khai những chuyên đề cần thiết và thực tế để hổ trợ thêm cho giáo viên những giải 
pháp khắc phục trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, nhất là học sinh dân 
tộc thiểu số. 
- Đội ngũ giáo viên phải thực sự nhiệt tình, tâm huyết, có tinh thần tự học, thiết kế 
những tiết học sôi nổi, hấp dẫn, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp 
để thu hút học sinh, đặc biệt phải đẩy mạnh văn hóa đọc để tất cả các em đều đọc thông, 
viết thạo, bởi có như vậy thì các em mới tiếp thu tốt các môn học khác. Tạo mối quan hệ 
gần gũi, thân thiện giữa thầy và trò, cùng hướng đến chất lượng chung của lớp. Thường 
xuyên kiểm tra tình hình học tập của từng em học sinh sau mỗi ngày đến lớp. Những 
biệp pháp hữu hiệu đối với học các biệt thường bị sai phạm. Tổ chức cho các em rèn 
luyện về kĩ năng sống, kĩ năng giao lưu một cách tự tin trước lớp hoặc trước đám đông. 
Hàng ngày phải tổ chức đọc, luyện nghe - viết, tính toán, nhẩm nhanh cho học sinh để 
rèn cho các em kĩ năng nghe viết, tính toán được tốt hơn. Hàng tuần tổ chức cho các em 
thi đọc nhanh, đọc đúng, đọc diễn cảm và thi nghe viết nhanh, viết đúng, viết đẹp, thi 
tính nhẩm và làm toán nhanh,Sau mỗi đợt thi có động viên khích lệ khen thưởng cho 
các em có kết quả đọc, nghe viết tốt, tính toán nhanh,; kết hợp chặt chẽ với phụ huynh 
19 
nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học ở nhà và thường xuyên sử dụng 
tiếng phổ thông trong việc giao tiếp ở nhà và ở cộng đồng 
- Phân công giáo viên tổng phụ trách Đội có kế hoạch tổ chức sinh hoạt ngoại khóa 
để tạo không khí vui chơi, học tập mang tính thiết thực, hiệu quả nhằm tạo sân chơi bổ 
ích và lôi cuốn các em đến trường chuyên cần hơn, nâng cao kỹ năng giao tiếp và kỹ 
năng sống cho học sinh. 
- Tổ chức và chỉ đạo cho cán bộ thư viện và thiết bị cung cấp cho mượn đảm bảo các 
đồ dùng, dụng cụ học tập cho giáo viên và học sinh. Bố trí thư viện ngoài trời sạch sẽ, 
đẹp mắt, phong phú các loại truyện, luôn luôn có sự thay đổi mới mẻ đối với học sinh. 
Kiểm tra hiệu quả của các góc thư viện và có biện pháp cải tiến kịp thời đối với học sinh 
để giúp các em tiến bộ hơn trong rèn kĩ năng đọc, kĩ năng tính nhanh, 
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong các thôn (làng) và tham mưu chính quyền 
xã để có những đề xuất giúp đỡ kịp thời trong việc duy trì sĩ số và công tác giáo dục chất 
lượng học sinh toàn trường. 
- Phối hợp với BĐDCMHS xin hỗ trợ thêm kinh phí để mua sách, vở, bút, kẹp, dầu 
gội, dây chun,và vận động học sinh các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả quyên 
góp quần áo cũ để khen tặng cho các em sau mỗi lần kiểm tra, khảo sát chất lượng. 
- Tổ chức các Hội thi như: Thi giao lưu Tiếng Việt, kể chuyện theo sách và thi đố vui 
để học cho tất cả các khối lớp. Nhằm tạo sân chơi bổ ích cho học sinh và rèn thêm cho 
các em có thêm một số kĩ năng giao tiếp mạnh dạn hơn, rèn kĩ năng phản ứng nhanh 
trong giải toán và ứng xử trước thầy cô, bạn bè. 
 Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã tiếp thu, chọn lọc sau 
hơn 20 năm làm công tác giảng dạy, quản lý và phát triển những kinh nghiệm của lớp 
người đi trước để tổng hợp lại thành một số biện pháp để giúp tôi thực hiện tốt nhiệm vụ 
quản lý (phụ trách chuyên môn) của mình về việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học 
sinh dân tộc thiểu số. Bản thân đã thực hiện tại đơn vị và đã đem lại được một số kết quả 
khả quan trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, những biện pháp nêu trên 
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong Hội đồng khoa học các cấp góp ý. 
20 
 Xin chân thành cảm ơn! 
 Xã Đông, ngày 28 tháng 2 năm 2017 
 Người viết 
 Phan thị Hồng Ngọc 
XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_hoc_sinh.pdf
Sáng Kiến Liên Quan