SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Vẽ theo mẫu Lớp 5

Nội dung dạy Vẽ theo mẫu ở lớp 5 chính là những bài vẽ được học và làm quen trong bài vẽ ở lớp 4 đã học. Khác với lớp 4, bài Vẽ theo mẫu trong SGK Mỹ thuật lớp5 không vẽ ở dạng vật mẫu đơn giản nữa mà yêu cầu cao hơn, vẽ từ hai đến ba vật mẫu, vẽ nhiều bài hơn. Học sinh luyện vẽ hình và vẽ đậm nhật bằng bút chì chỉ ở trong khoảng 1tiết nên đòi hỏi phải nhanh và quan sát tốt.

Qua luyện tập thực hành, học sinh được phát triển chủ yếu về kĩ năng vẽ (vẽ hình, đậm nhạt và sắp xếp bố cục, vẽ nhiều mẫu vẽ khác nhau theo hướng nhìn khác nhau, kết hợp sử dụng các yếu tố phụ trợ về quan sát, miêu tả, đánh giá,.), kĩ năng vẽ (thực hành bài vẽ để nhận xét, bổ sung, ), được củng cố, mở rộng và tích cực hoá hình ảnh, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gic, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống phản ánh trong nét vẽ. Từ đó, học sinh còn được bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, được trau dồi hứng thú vẽ theo mẫu và tìm thấy niềm vui trong học tập.

Nội dung dạy học nói trên được thông qua các hình thức luyện tập chủ yếu

sau:

- Khi dạy phương pháp vẽ theo mẫu giáo viên cần khắc sâu cho học sinh thế nào là vẽ theo mẫu. Cần giải thích thêm để các em phân biệt được vẽ theo mẫu khác với vẽ kỹ thuật.

- Vẽ kỹ thuật yêu cầu vẽ đúng, chính xác đến từng milimet, nét thẳng phải thẳng băng, đều đều; hình tròn , hình ovan phải thật chính xác, tròn trịa, đều đặn. Nét, hình của vẽ kỹ thuật phải dùng thước, compa để vẽ

- Ngược lại: Vẽ theo mẫu chỉ yêu cầu tả lại, mô phỏng lại hình mẫu, không đòi hỏi chính xác, đúng như mẫu, nét vẽ, hình vẽ ở vẽ theo mẫu tuyệt nhiên không được dùng thước, compa, mà chỉ dùng tay tả lại nét thẳng nét cong của mẫu.

 

doc37 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Vẽ theo mẫu Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
 Mã SKKN
 Dùng cho HĐ chấm của Sở
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT 
 LƯỢNG DẠY - HỌC PHÂN MÔN VẼ 
 THEO MẪU LỚP 5
 Lĩnh vực: Mỹ thuật
 NĂM HỌC: 2014 – 2015 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
 Vẽ theo mẫu là phân môn có vị trí quan trọng trong giáo dục mỹ thuật. 
Việc giúp cho học sinh xác định bố cục, hình dáng, đặc điểm, cấu trúc của các 
đồ vật bằng cách miêu tả đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc thông qua 
việc so sánh, phân tích là rất cần thiết. Nhằm hình thành và phát triển ở học 
sinh các kĩ năng sử dụng hình vẽ (quan sát, sắp xếp, miêu tả) và cung cấp 
những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc học Mỹ thuật,giúp học sinh có 
khả năng dùng hình vẽ để học tập, giao tiếp trong các môi trường hoạt động 
của lứa tuổi.
 Vẽ theo mẫu nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ 
bản về “nghệ thuật tạo hình”. Trên cơ sở những kiến thức cơ bản đó, người học 
Mỹ thuật nói chung, học sinh tiểu học nói riêng có khả năng cảm thụ vẻ đẹp 
của đồ vật (hình dáng, cấu trúc, chất liệu, màu sắc). Những biểu tượng đó là cơ 
sở hết sức cần thiết cho sự phát triển khả năng sáng tạo ở các phân môn khác.
 Trong chương trình Mỹ thuật lớp 5, Vẽ theo mẫu chính là một trong các 
phân môn rèn luyện kĩ năng sắp xếp bố cục, vẽ hình cho học sinh. Thông qua 
phân môn này, các em được rèn kĩ năng quan sát qua các vật mẫu có sẵn trên 
bảng, trong giờ thực hành và kĩ năng vẽ hình được rèn qua hình thức nhận xét 
vật mẫu đã được quan sát. Qua luyện tập thực hành, học sinh được củng cố, mở 
rộng và tích cực hóa về cách sắp xếp bố cục cân đối, phát triển tư duy logic 
trong bài vẽ tranh và vẽ trang trí, nâng cao tính kiên trì, chịu khó trong các bài 
học khác. Từ những hình vẽ các em được quan sát, được thể hiện, học sinh có 
được vốn tạo hình phong phú, đa dạng hơn, hiểu biết và tư duy của các em 
cũng được nâng lên. Đồng thời, phân môn Vẽ theo mẫu tiếp tục bồi dưỡng cho 
học sinh những tình cảm tốt đẹp, trau dồi cho các em hứng thú vẽ hình và vẽ 
đậm nhạt. Những bài vẽ theo mẫu ở lớp 5 vốn là các bài tập vẽ về các hình 
khối( khối trụ, khối cầu). Tác dụng của nó thấm thía hơn thông qua những 
môn học khác của học sinh bởi vì khi vẽ lại vật mẫu, học sinh có điều kiện 
tưởng tượng sâu hơn về không gian hai chiều hoặc ba chiều khi quan sát các sự 
vật ngoài cuộc sống. Như vậy, Vẽ theo mẫu thực sự là một phân môn đóng vai 
trò quan trọng góp phần vào việc bồi dưỡng khả năng quan sát và thể hiện hình 
dáng, cấu trúc, chất liệu, màu sắc cho học sinh. Đồng thời đó là một phân môn 
gây hứng thú, hấp dẫn đối với học sinh khi thể hiện khả năng vẽ hình.
 1|28 V. Phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 - Phương pháp điều tra, khảo sát
 - Phương pháp phân tích
 - Phương pháp tổng hợp
 - Phương pháp thực nghiệm
 - Phương pháp thống kê số liệu, đối chiếu
 3|28 II.Thực trạng về việc dạy- học phân môn vẽ theo mẫu lớp 5:
1. Thực trạng dạy Vẽ theo mẫu lớp 5 của giáo viên:
 Qua thực tế giảng dạy của bản thân và tìm hiểu các đồng nghiệp về dạy 
học phân môn Vẽ theo mẫu lớp 5 ở trường Tiểu học Khương Mai, tôi nhận 
thấy về phía giáo viên có một số ưu điểm và tồn tại sau:
1.1. Ưu điểm:
 - Giáo viên đã tìm hiểu kĩ bài dạy và đổi mới phương pháp dạy học 
trong giờ dạy.
 - Có ý thức sử dụng đồ dùng dạy học .
 - Tổ chức nhiều hình thức hoạt động cho học sinh trong giờ Vẽ theo
mẫu.
1.2. Tồn tại:
 - Giáo viên còn tập trung gọi những em học sinh có khả năng vẽ hình, 
bố cục sắp xếp tốt, chưa chú ý đến học sinh nhút nhát, diễn đạt chậm, vụng về.
 - Chưa động viên kịp thời những em học có tiến bộ.
 - Việc sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả chưa cao.
 - Chưa phát huy khả năng ngôn ngữ hình vẽ của học sinh, đôi khi còn gò 
theo hình ảnh có trong sách giáo khoa, phương tiện phục vụ cho vẽ theo mẫu 
còn thiếu và mẫu vẽ chưa có quy chuẩn. Do vậy, chưa khai thác được vẻ đẹp 
về bố cục, hình mảng, tương quan đậm nhạt, tương quan chung nên chưa khích 
lệ được tinh thần hăng say học tập của học sinh.
2. Thực trạng học Vẽ theo mẫu của học sinh lớp 5:
 Năm học 2014 - 2015, tôi được nhà trường phân công giảng dạy trực 
tiếp môn mỹ thuật lớp 5C, 5D, 5E. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành tìm 
hiểu, điều tra về việc học phân môn Vẽ theo mẫu của học sinh.
 Khi học tiết Vẽ theo mẫu, một số các em nắm được nội dung bài, vẽ lại 
được hình mẫu, thể hiện bố cục, đậm nhạt tốt. Bên cạnh những ưu điểm đó thì 
còn lại đại đa số các em có những hạn chế như:
 - Các em hiểu về vẽ theo mẫu còn hạn chế, chưa có thói quen quan sát, 
nhận xét hình dáng, tỉ lệ đậm nhạt nên không hào hứng với vẽ theo mẫu. Nhìn 
chung kết quả còn yếu so với các phân môn khác, học sinh chưa vẽ được vật 
mẫu, bài hoàn thành chậm chiếm tỉ lệ cao trên 70%.
 - Phần lớn các em dùng thước kẻ để vẽ.
 - Vẽ hình quá nhỏ hoặc quá to so với khổ giấy.
 5|28 Sau khi xác định mục đích bài dạy, tôi sẽ tìm hiểu về phương pháp 
chính sử dụng để dạy bài này như :
 - Phương pháp quan sát: dùng để quan sát tranh, ảnh, vật mẫu
 - Phương pháp đàm thoại: trao đổi, làm việc theo nhóm
 - Phương pháp vấn đáp: dùng để hỏi và trả lời cho các hoạt động qua hệ 
thống câu hỏi như:
 + Cho biết hình dáng chung của các vật mẫu? 
 + Mẫu gồm những đồ vật gì?...
 Xác định những đồ dùng cần cho tiết học, nhất là với bài vẽ theo mẫu thì 
vật mẫu là không thể thiếu. Việc sử dụng vật mẫu sao cho sinh động và sát với 
câu hỏi là rất quan trọng. Đối với bài này tôi chọn 3 mẫu với cách bày khác 
nhau cho học sinh tham khảo sau đó chọn ra 2 mẫu để thực hành và cho học 
sinh bày lại theo hướng dẫn.
*Mẫu 1: Quả bóng và cái cốc:
*Mẫu 2: Cái chai và quả:
 7|28 thuần sử dụng một mẫu hoặc tranh phóng to thì tiết dạy Vẽ theo mẫu sẽ diễn ra 
đơn điệu và hoàn toàn thuộc vào năng lực sư phạm của người dạy mà không có 
một sự hỗ trợ đặc biệt nào. Vì vậy, ở một số tiết dạy, tôi đã xây dựng những bài 
soạn bằng giáo án điện tử với những hình ảnh đẹp, sinh động, có âm thanh làm 
nền, sát hợp với nội dung bài vẽ để tiết dạy hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn.
 Ví dụ: Đây là 1 trong những sile của tiết dạy mà tôi đã chuẩn bị
(Quan sát những hình ảnh trên học sinh dễ dàng nhận biết đâu là đồ vật dạng 
hình trụ, đâu là đồ vật dạng hình cầu )
 Qua việc nắm vững nội dung chương trình, nghiên cứu phương pháp dạy 
Vẽ theo mẫu và chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy học, tôi thấy mình tự tin hơn 
trong các giờ lên lớp. Học trò của tôi hứng thú hơn trong học tập, các em dễ 
nhớ đặc điểm vật mẫu hơn, luôn tập trung chú ý vào giờ học và không khí tiết 
học trở nên nhẹ nhàng, sinh động.
2. Giáo viên thực hiện tốt vai trò tổ chức hoạt động học tập của học sinh:
 Trong bất kì giờ học nào, giáo viên cũng là người tổ chức hoạt động
học tập của học sinh. Như chúng ta đã biết nội dung và phương pháp giảng dạy 
bao giờ cũng gắn bó với nhau, mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp tích cực, 
các kỹ năng không thể được hình thành và phát triển bằng con đường truyền 
giảng thụ động. Muốn phát triển kỹ năng này, học sinh phải được hoạt động 
trong môi trường thực tế dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì mục đích của 
môn Mỹ thuật ở trường tiểu học nói chung và ở khối 5 nói riêng chủ yếu là 
giáo dục thẩm mỹ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc , làm quen và thưởng 
thức vẻ đẹp của mẫu vật sẵn có quanh các em với một lượng kiến thức cơ bản 
nhất định . Giúp các em hiểu được cái đẹp của đường nét, mảng hình, đậm 
nhạt, mau sắc,bố cục.
 9|28 2.2. Hướng dẫn học sinh vẽ theo vật mẫu:
 - Gọi 1 học sinh vẽ tốt lên vẽ hình vật mẫu - Nhận xét -> Đưa yêu cầu 
cần đạt khi vẽ hình.
 - Tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu của bài bằng hình thức thích hợp ( 
vẽ khung hình chung, khung hình riêng, phác các đường thẳng,chỉnh sửa và vẽ 
đậm nhạt)
 Ví dụ: Bài vẽ dạng hình trụ và hình cầu
+ Khi tổ chức cho HS thảo luận, tôi thường cho các em làm việc theo nhóm 
đôi, nhóm 3, 4, 5 tùy thuộc vào vật mẫu chuẩn bị và nội dung từng bài vẽ theo 
mẫu yêu cầu sao cho phù hợp với khả năng của học sinh.
 Ở mỗi tiết dạy, tôi hướng dẫn học sinh có thói quen tự tạo lập nhóm 
theo chỗ ngồi để tránh mất nhiều thời gian học sinh di chuyển chỗ song cũng 
có thể thay đổi học sinh trong nhóm một cách ngẫu nhiên hoặc chia nhóm theo 
sở thích hoặc theo trình độ, bởi vì học sinh cần có cơ hội để tham gia vào các 
nhóm khác nhau với các bạn khác nhau trong lớp để chia sẻ kinh nghiệm với 
các bạn.
 Trước khi các nhóm hoạt động, tôi hướng dẫn cho học sinh biết vai trò, 
công việc của từng em trong nhóm một cách rõ ràng cặn kẽ, chi tiết, từ nhóm 
trưởng đến các thành viên ai cũng nắm được nhiệm vụ mình sẽ phải làm gì 
trước khi nhóm bắt đầu làm việc, có như vậy các nhóm mới hoạt động tốt.
 Để hoạt động nhóm có hiệu quả, tôi đặt ra quy định trong nhóm: Nếu 
một bạn quan sát thì các bạn khác phải chú ý sắp xếp bố cục, ai cũng được 
tham gia và có thể góp ý, giúp đỡ bạn.Trong lúc học sinh hoạt động nhóm, tôi 
luôn tham gia giúp đỡ, quan tâm đến những học sinh chưa hoàn thành bài, nhút 
nhát để các em luyện tập tốt hơn.
 11|28 - Sau khi đã bày mẫu, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh quan sát nhận ra 
đặc điểm, hình dáng,mầu sắc và cấu trúc hình thể của từng vật mẫu. So sánh sự 
khác nhau giữa vật mẫu về hình dáng, màu sắc, tỉ lệ(quan sát nhóm mẫu mà 
học sinh sẽ thực hiện bài vẽ).
 +Những vật hình trụ là những vật như thế nào? Kể tên một số đồ vật có 
dạng hình trụ?
 +Kể tên đồ vật dạng hình cầu?
 +Miêu tả chất liệu? Màu sắc của vật mẫu? 
 +So sánh tỉ lệ 2 vật mẫu?
 Ở bước này giáo viên cần hướng học sinh quan sát từ tổng thể đến chi tiết.
 - Sau khi quan sát nhận ra đặc điểm riêng của từng vật mẫu, giáo viên 
hướng dẫn học sinh quy nhóm mẫu vào khung hình chung theo theo tỉ lệ chiều 
ngang, chiều cao (lấy chiều cao của vật cao nhất, chiều ngang tính từ vật nằm 
bên trái qua phải), sắp đặt khung hình chung lên giấy vẽ sao cho cân đối đẹp 
mắt ( không quá to, quá nhỏ, lệch lên lệch xuống hoặc sang trái, sang phải ). 
Giáo viên có thể dùng đồ dùng trực quan để minh họa cho các dạng bố cục đó 
để học sinh nhận ra thế nào là bố cục đẹp và chưa đẹp.
 -Sau khi xác định được khung hình chung, giáo viên cần hướng học sinh 
tiến hành phác khung hình riêng của từng vật mẫu. Quan sát, so sánh tỉ lệ của 
từng vật mẫu để có từng hình vẽ chính xác với đặc điểm vật mẫu.
 Ví dụ: Hình cầu có chiều cao gần bằng ¼ chiều cao của hình trụ, chiều 
ngang của hình cầu gần bằng ½ chiều ngang của hình trụ.
 Dùng chì phác nhẹ tay(nét mờ để dẽ điều chỉnh, tẩy xóa). Khi khung 
hình chung và khung hình riêng của vật mẫu được xác định tương đối chính 
xác, cần quan sát mẫu để xác định tỉ lệ các bộ phận trên mẫu. Để phác hình
 13|28

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_phan_mon_v.doc
Sáng Kiến Liên Quan