SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ lớp 3-4 tuổi A3 làm quen với văn học thông qua hoạt động kể chuyện tại trường Mầm non Tam Đa

Năm học 2021-2022, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi A3 với tổng số trẻ là 27 cháu gồm 18 trẻ nam và 9 trẻ nữ.

1.1. Ưu điểm

- Ðược sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, các cấp lãnh đạo địa phương, thường xuyên tu sửa cơ sở vật chất, phòng học rộng rãi đảm bảo an toàn cho trẻ.

 - Ban giám hiệu nhà trường cùng tổ chuyên môn luôn sát sao giúp đỡ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ.

- Giáo viên trong lớp trong trường đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc.

- Phụ huynh quan tâm ủng hộ các phong trào của lớp.

 - Bản thân luôn tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ tận tình với công việc. Luôn có ý thức tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu tìm tài tiệu có liên quan đến chuyên môn và áp dụng vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là các trò chơi nhằm phát huy tính tích cực của trẻ trong việc cho trẻ làm quen với văn học.

 - Bên cạnh những thuận lợi thì trong quá trình thực hiện đề tài này tôi vẫn còn những khó khăn sau:

1.2. Hạn chế và những nguyên nhân hạn chế

- Khả năng ghi nhớ và chú ý của trẻ còn chưa cao.

- Ðồ dùng minh họa cho các câu chuyện còn chưa nhiều.

- Sử dụng đồ dùng trực quan đôi khi còn chưa linh hoạt.

- Bản thân còn chưa sử dụng nhiều các trò chơi văn học hấp dẫn để lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động.

- Khả nãng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo bé còn hạn chế làm cho trẻ chưa thể hiện ý hiểu của mình với nguời khác.

- Bên cạnh đó, nhận thức của phụ huynh không đồng đều về chương trình học của mầm non nói chung và việc làm quen với văn học cho trẻ mẫu giáo bé nói riêng vì vậy mà việc quan tâm phối hợp cùng giáo viên để bổ trợ cho con là việc còn rất hạn chế.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ lớp 3-4 tuổi A3 làm quen với văn học thông qua hoạt động kể chuyện tại trường Mầm non Tam Đa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 PHẦN I: ĐẶT VẦN ĐỀ
 Cho trẻ làm quen với văn học đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các 
lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến 
cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo để lựa chọn tác 
phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những 
phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ có cảm giác hứng thú hơn với 
tác phẩm văn học.
 Hoạt động làm quen với văn học là một trong những hoạt động hấp dẫn 
nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách 
sinh động nhất những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh. Thông qua 
hoạt động với văn học giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng 
phát triển ngôn ngữ, tư duy và ghi nhớ, biết yêu biết ghét, biết cái thiện cái ác 
Ðây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển nhân cách. 
 Ngay từ những năm học trước, năm học 2021- 2022 tôi đã mạnh dạn áp 
dụng vào thực tiễn lớp tôi. Dựa trên những thành tích đã đạt được và rút ra được 
nhiều bài học, năm học 2022 - 2023 tôi tiếp tục áp dụng những biện pháp nhằm 
kích thích sự hứng thú của trẻ với văn học thông qua kể chuyện.
 Nhận thức sâu sắc vấn đề trên, bản thân tôi là một giáo viên đang công tác 
tại trường mầm non Tam Đa thì việc nâng cao hiệu quả cho trẻ làm quen với văn 
học càng trở nên cấp thiết. Vì vậy đó là lý do mà tôi chọn đề tài “Một số biện 
pháp nâng cao chất lượng cho trẻ lớp 3 - 4 tuổi A3 làm quen với văn học 
thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Tam Đa”. 3
 BẢNG 1: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ 
 TRƯỚC KHI THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
 Tổng Đạt Chưa đạt
 STT Nội dung
 số trẻ Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %
 Số trẻ hứng thú vào 
 1 16/27 60 13/27 40
 tiết học.
 Số trẻ nắm được nội 27
 2 16/27 60 13/27 40
 dung truyện.
 Số trẻ biết kể sáng 
 3 14/27 52 13/27 48
 tạo
 2. Biện pháp thực hiện:
 2.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu kĩ tác phẩm
 Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết giáo viên phải xác định rõ mục 
đích – yêu cầu của câu chuyện, nắm được nội dung và thuộc truyện. Từ đó đưa 
ra nội dung giáo dục phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ, bên 
cạnh đó giáo viên phải chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm đúng ngữ điệu 
của từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ tư thế phù hợp với diễn 
biến câu chuyện thì mới thu hút được sự chú ý của trẻ.
 Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học dù thì giáo viên phải 
dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần, phải hiểu nội dung tác phẩm mà mình 
sẽ dạy cho trẻ gồm có những gì? Vì vậy khi tôi dạy một tiết mẫu về văn học tôi 
luôn tự tin và tin rằng mình đã phần nào góp phần nâng cao sự hứng thú và khả 
năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ qua giọng đọc, giọng kể của mình.
 2.2. Biện pháp 2: Làm đồ dùng trực quan.
 Muốn trẻ hứng thú và cảm thụ tốt các tác phẩm văn học trước hết cô giáo cần 
nắm bắt được khả năng của trẻ như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trong hoạt 
động làm quen với văn học giáo viên đứng cùng lớp tổ chức. Qua quá trình giảng 
day tôi khảo sát khả năng hứng thú và cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể 
cho trẻ nghe một câu truyện. Sau đó cho từng trẻ nói lại nội dung câu chuyện. 5
 Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại công nghệ thông tin nên việc 
ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng mang lại kết quả rất cao. Biện pháp 
này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ. Vì vậy giáo viên nên đưa công nghệ thông 
tin vào giảng dạy để mang lại kết quả cao. 
 Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù 
hợp cũng đã gây sự chú ý của trẻ.
 Những giáo viên có khả năng sử dụng máy tính thành thạo hơn họ có thể 
chuyển các bức tranh có sẵn của câu chuyện thành đoạn phim hoạt hình, hay ta 
có thể đưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung như thế rất thu hút và gây 
hưng thú hơn cho trẻ.
 Ví dụ: Với câu chuyện “Bông hoa cúc trắng ” tôi tìm tòi và làm sa bàn để 
gây sự hứng thú cho trẻ.
 Sa bàn minh họa truyện Bông hoa cúc trắng 
 Qua việc làm quen với văn học, giúp trẻ thêm khả năng trả lời các câu hỏi rõ 
ràng mạch lạc nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua việc trả lời câu hỏi 
của cô, hay cũng có thể sử dụng các con rối tay để cho tiết học thêm sinh động. 7
 Ví dụ: trong truyện “Nhổ củ cải” cô cho 1 bạn đóng làm ông già, 1 bạn 
đóng làm bà già, 1 bạn làm em bé, 1 bạn làm cún con, 1 bạn làm chuột nhắt và 1 
bạn làm mèo con, để trẻ tự thể hiện hành động, điệu bộ của nhân vật cho quen 
và thành thạo. Sau đó phân vai cho từng trẻ theo vai của các nhân vật trong 
truyện và cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật trong truyện mà trẻ sẽ đóng. Lúc 
này cô giáo là người dẫn truyện và trẻ tự diễn theo nội dung câu truyện. Khi trẻ 
diễn xong lên cho trẻ tự nhận xét về vai diễn của mình, của bạn, từ đó trẻ xác 
định được thái độ của trẻ đối với nhân vật trong truyện là yêu hay ghét. 
 Trò chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một cách 
sâu sắc và để đạt được điều đó thì việc trang trí sân khấu và hoá trang cho trẻ rất 
quan trọng.
 Bên cạnh việc làm mô hình sân khấu thì việc hoá trang cho trẻ đóng kịch 
cũng rất cần thiết. Với nhân vật “Nhổ củ cải” tôi cho trẻ mặc quần áo, màu sắc 
khác nhau phù hợp với từng nhân vật.
 Việc hoá trang và bố trí sân khấu phù hợp, trang phục đẹp sẽ giúp trẻ tự tin 
khi nhập vai tạo cho trẻ hứng thú hơn với từng vở diễn.
 Trẻ mặc trang phục đóng kịch truyện Nhổ củ cải 9
 Qua hoạt động dạo chơi này cô giáo còn có thể cung cấp cho trẻ nhiều từ 
ngữ về cảnh vật và cây cối xung quanh.
 2.4. Biện pháp 4: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học:
 Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ 
làm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học, Ban 
giám hiệu nhà trường đã trang bị cho lớp nhiều quyển truyện, tạp chí. Ngoài ra 
tôi còn sưu các sách văn học, các hoạ báo, tập chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự 
làm sách để xây dựng một “Góc học tập” mang nội dung văn học, tại “Góc học 
tập” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, hoạ báo. 
 Hình ảnh: Góc học tập của lớp và trẻ đang xem truyện tại góc
 - Sau đó cô kể truyện cho trẻ nghe về nội dung những câu truyện như “Gà 
Trống và vịt bầu, Tích chu” hướng dẫn trẻ cách tri giác các tranh truyện đó dần dần 
trẻ có thể tự đọc. Tất nhiên có thể lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ, trẻ nhớ về nội dung 
câu truyện cô đã kể rồi tự kể khớp với nội dung câu truyện mà trẻ tri giác
 - Trong góc văn học, tôi có chú ý sưu tầm nhiều nguyên vật liệu khác nhau 
cho trẻ làm rối cho trẻ biểu diễn. 11
 2.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh 
 Ðể phát phát huy tính tích cực cho trẻ với hoạt động văn học thông qua giờ 
kể chuyện đạt kết quả tốt, điều không thể thiếu được đó là nhờ sự phối hợp với 
gia đình.
 Xây dựng góc tuyên truyền: Xây dựng góc tuyên truyền ở góc dễ quan sát, 
góc tuyền truyền được trang trí đẹp, nội dung tuyền truyền phù hợp với chủ đề. 
 Ðồng thời trong giờ đón và trả trẻ là cõ hội để cho giáo viên trao đổi những 
tình hình của trẻ một ngày ở trường thông qua đó giúp cho phụ huynh và cô 
cũng nắm bắt tình hình của trẻ ở nhà cũng như ở truờng. Từ đó giáo viên và phụ 
huynh cùng chia sẻ và có những nội dung phù hợp để cùng hợp tác giáo dục trẻ. 
Vận động phụ huynh hỗ trợ những nguyên liệu dễ kiếm.
 Hình ảnh: Các câu chuyện ở góc phụ huynh 13
 .- Giáo viên phải nghiên cứu kỹ tác phẩm, phải đọc đúng, đọc chính xác, 
diễn cảm thể hiện sắc thái tình cảm của tác phẩm kết hợp với điệu bộ minh họa 
cho tác phẩm.
 - Giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng trong tiết dạy thật chu đáo, chi tiết và 
sinh động nhằm thu hút trẻ vào giờ học.
 - Thông qua các hoạt động góc và hoạt động ngoài trời giúp trẻ hiểu biết 
thêm về các tác phẩm văn học và củng cố thêm những kiến thức mà trẻ đã học.
 - Cần cho trẻ đóng kịch trong những ngày hội, ngày lễ. Tổ chức trong các 
hội thi nhằm tạo cho trẻ những hứng thú nhất định trẻ sẽ hào hứng, tự tin trước 
mọi người. 
 - Cần thiết kế bài dạy mẫu, mời đồng nghiệp và Ban Giám Hiệu đánh giá 
kết quả và rút kinh nghiệm.
 - Không ngừng học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trau dồi kiến 
thức, kinh nghiệm, các buổi chuyên đề, trên các phương tiện thông tin đại chúng 
và các lớp tập huấn chuyên môn.
 4. Kết luận:
 Truyện là một phương tiện vô cùng hiệu quả để giáo dục nhân cách của trẻ. 
Các hoạt động kể truyện không chỉ cung cấp cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về 
văn học, mà còn hình thành và phát triển khả năng cảm thụ, tạo cơ sở ban đầu 
cho sự lĩnh hội các giá trị văn học.
 Để dạy tốt hoạt động kể truyện cho trẻ nghe. Trước tiên cô giáo cần ham 
thích truyện, cảm thụ được các tác phẩm và nắm được khả năng của truyện trong 
việc giáo dục trẻ. 
 Khi cần truyền thụ các tác phẩm cô giáo cần khai thác những khả năng của 
trẻ để đạt được sự phát triển toàn diện ở trẻ, không nên coi truyện đơn thuần là 
phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ.
 Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi thấy trẻ đã có tiến bộ rõ rệt. Trẻ rất 
hứng thú với hoạt động văn học một cách tích cực hơn, hứng thú hơn với hoạt 
động nghe cô kể chuyện trẻ năng động hơn và tự tin thể hiện mình, bộc lộ cảm 
xúc của bản thân mình. Trong phạm vi đề tài, bước đầu chúng tôi nghiên cứu 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_lop_3_4_tu.doc
Sáng Kiến Liên Quan