SKKN Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Lớp 3
Cơ sở lí luận
Trong Tiếng Việt phân môn Chính tả là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là các lớp đầu cấp. Cùng với phân môn Tập đọc, Tập viết, Luyện từ và câu và Tập làm văn phân môn Chính tả cung cấp cho học sinh bộ chữ La Tinh và những yêu cầu về kĩ năng để sử dụng nó. Phân môn này còn giúp cho học sinh rèn luyện chữ viết, mở rộng được vốn từ, bồi dưỡng quy tắc ngữ pháp, đồng thời rèn cho học sinh đức tính tốt đẹp. Qua bài chính tả mà học sinh có những nhận thức đúng đắn về con người và xã hội. Trên cơ sở đó mà các em tin yêu vào cuộc sống và phấn đấu cho học tập của mình.
Chữ viết là hệ thống những ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói và có những quy tắc, quy định riêng. Muốn viết đúng chính tả Tiếng Việt, ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập.
Chương trình chính tả của lớp 3 có nhiệm vụ là rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả, đúng quy tắc những âm vần dễ lẫn. Gồm các bài chính tả (hình thức) như sau:
1. Chính tả đoạn - bài gồm: Nghe- viết; Nhớ - viết.
2. Chính tả âm - vần: Đây là hình thức chính tả nhằm rèn cho học sinh
các quy tắc chính tả đối với những âm, vần và thanh dễ lẫn hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngoài ra còn có kết hợp chính tả với rèn luyện cách phát âm. Củng cố nghĩa của từ, trau dồi ngữ pháp.
Khi dạy học một bài chính tả phải đảm bảo được những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc giáo dục toàn diện: Nguyên tắc này yêu cầu ngoài việc cung cấp các quy tắc chính tả, rèn luyện kĩ năng chính tả còn chú ý kết hợp rèn luyện các phương diện khác như: Bồi dưỡng kiến thức về Tiếng việt, giáo dục kết hợp giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng tình cảm.
- Kết hợp giữa dạy học chính tả với dạy học chính âm: Chính âm là tiêu chuẩn hóa tiếng nói của một ngôn ngữ và phổ biến tiếng nói ấy trong phạm vi toàn dân.
- Kết hợp chính tả có ý thức và chính tả không có ý thức: Chính tả có ý thức là chính tả mà qua đó học sinh nắm được quy tắc một cách đầy đủ. Trên cơ sở đó mà học sinh viết đúng chính tả. Chính tả không có ý thức là loại chính tả mà học sinh được rèn luyện để nhớ quy tắc chính tả.
1. LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP * Cơ sở lí luận Trong Tiếng Việt phân môn Chính tả là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là các lớp đầu cấp. Cùng với phân môn Tập đọc, Tập viết, Luyện từ và câu và Tập làm văn phân môn Chính tả cung cấp cho học sinh bộ chữ La Tinh và những yêu cầu về kĩ năng để sử dụng nó. Phân môn này còn giúp cho học sinh rèn luyện chữ viết, mở rộng được vốn từ, bồi dưỡng quy tắc ngữ pháp, đồng thời rèn cho học sinh đức tính tốt đẹp. Qua bài chính tả mà học sinh có những nhận thức đúng đắn về con người và xã hội. Trên cơ sở đó mà các em tin yêu vào cuộc sống và phấn đấu cho học tập của mình. Chữ viết là hệ thống những ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói và có những quy tắc, quy định riêng. Muốn viết đúng chính tả Tiếng Việt, ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập. Chương trình chính tả của lớp 3 có nhiệm vụ là rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả, đúng quy tắc những âm vần dễ lẫn. Gồm các bài chính tả (hình thức) như sau: 1. Chính tả đoạn - bài gồm: Nghe- viết; Nhớ - viết. 2. Chính tả âm - vần: Đây là hình thức chính tả nhằm rèn cho học sinh các quy tắc chính tả đối với những âm, vần và thanh dễ lẫn hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngoài ra còn có kết hợp chính tả với rèn luyện cách phát âm. Củng cố nghĩa của từ, trau dồi ngữ pháp. Khi dạy học một bài chính tả phải đảm bảo được những nguyên tắc sau: - Nguyên tắc giáo dục toàn diện: Nguyên tắc này yêu cầu ngoài việc cung cấp các quy tắc chính tả, rèn luyện kĩ năng chính tả còn chú ý kết hợp rèn luyện các phương diện khác như: Bồi dưỡng kiến thức về Tiếng việt, giáo dục kết hợp giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng tình cảm. - Kết hợp giữa dạy học chính tả với dạy học chính âm: Chính âm là tiêu chuẩn hóa tiếng nói của một ngôn ngữ và phổ biến tiếng nói ấy trong phạm vi toàn dân. - Kết hợp chính tả có ý thức và chính tả không có ý thức: Chính tả có ý thức là chính tả mà qua đó học sinh nắm được quy tắc một cách đầy đủ. Trên cơ sở đó mà học sinh viết đúng chính tả. Chính tả không có ý thức là loại chính tả mà học sinh được rèn luyện để nhớ quy tắc chính tả. - Chọn bài chính tả theo khu vực. Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh lớp 3, phần lớn khi đọc bài và viết chính tả, viết đoạn văn các em còn mắc nhiều lỗi chính tả. Nguyên nhân do các em chưa nắm vững luật chính tả, do ảnh hưởng từ sự phát âm của người thân. Sự phối hợp của giáo viên đối với phụ huynh trong quá trình phát hiện và sửa lỗi chính tả cho học sinh chưa được kịp thời và có hiệu quả. Để giải quyết những hạn chế trên, tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp đổi mới thực hiện trong năm học 2020-2021 là: “Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 3”. * Cơ sở thực tiễn Đặc điểm tình hình chung của lớp - Thuận lợi + Sĩ số học sinh không đông, thuận lợi cho việc kiểm tra (chấm bài viết chính tả thường xuyên, phát hiện lỗi sai kịp thời để học sinh sữa chữa và khắc phục viết đúng). + Học sinh có đầy đủ vở chính tả và vở bài tập Tiếng Việt (ghi đầy đủ nội dung bài tập chính tả). + Giáo viên có kế hoạch rèn học sinh viết đúng chính tả ngay từ tuần đầu năm học (thống kê phân loại học sinh học yếu chính tả để theo dõi thường xuyên vào những giờ chính tả). - Khó khăn + Tình hình thực tế học sinh lớp Ba vốn từ các em còn hạn chế. Các em chỉ hiểu nghĩa của các từ ngữ ở mức độ đơn giản trong khi từ ngữ Tiếng Việt vô cùng phong phú. + Đa số gia đình các em sống về nghề nông còn khó khăn, cha mẹ còn lo đi làm đồng để kiếm sống, chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em. + Phần đông học sinh lớp chưa có ý thức về học chính tả. 2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 2.1. Biện pháp 1: Luyện phát âm Để học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ đọc thế nào viết lại thế ấy. Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài trong tất cả các tiết học như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Giáo viên cho học sinh luyện đọc các đoạn văn trong sách và ngoài sách giáo khoa. Phát hiện các lỗi các em thường gặp. Sau đó, giáo viên hoặc một bạn đọc tốt trong lớp phát âm lại cho chuẩn để học sinh mắc lỗi đọc lại theo. Ví dụ: Khi viết bài chính tả: “Trận bóng dưới lòng đường”, trước khi viết bài giáo viên cho học sinh đọc lại bài, sau đó tìm những lỗi học sinh hay nhầm lẫn cho các em phát âm lại: xích lô, xịch tới, quá quắt, mếu máo, Khi đọc chính tả cho các em viết giáo viên cần đọc rõ ràng, lưu loát, nhấn giọng ở các âm ch/tr; s\x; r/d/gi. Giáo viên phải nắm vững thực tế phương ngữ tại địa phương để giúp học sinh nói chuẩn tiếng phổ thông từ đó viết đúng được chính tả. Đối với lớp tôi đa số các em là con em dân tộc Mường lỗi các em thường gặp là phát âm thanh hỏi thành thanh nặng, vần an thành ang. Ví dụ: hỏi thành họi, than thành thang. Khi phát hiện ra lỗi này, tôi đã phát âm mẫu và cho các em nhìn khẩu hình miệng của mình để luyện đọc lại các từ có thanh hỏi và thanh ngã. 2.2. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng phân tích, so sánh các từ ngữ Kĩ năng phân tích, so sánh có vai trò rất quan trọng, nó quyết định học sinh có viết đúng chính tả hay không. Để có được kĩ năng này các em phải hiểu nghĩa của từ. Từ đó các em mới phân biệt được các từ mang nghĩa khác nhau. Với những từ ngữ khó, dễ nhầm lẫn tôi hướng dẫn phân tích cấu tạo tiếng, so sánh các tiếng đó với nhau để tìm ra những điểm khác nhau. Trước tiên cho học sinh phân tích cấu tạo của hai từ giống nhau. Sau đó cho học sinh tìm hiểu nghĩa của từ. Khi học sinh nắm được nghĩa của từ các em sẽ dễ dàng phân biệt được cách viết. Ví dụ: Khi viết tiếng “bệch ” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “bệt ”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này: - Bệch: gồm âm đầu b, âm chính ê và âm cuôi ch, dấu thanh nặng. - Bệt: gồm âm đầu b, âm chính ê và âm cuối t, dấu thanh nặng. So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “bệch” có âm cuối là “ch”, tiếng “bệt” có âm cuối là “t”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai. Ví dụ: Tiếng “dành” và “giành”: giữa chúng có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau. Nếu không phân biệt được nghĩa sẽ gây ra nhầm lẫn. - “Dành” âm d: vần anh - thanh huyền. Nghĩa là khi ta muốn giữ lại cái gì đó. Ví dụ: dành dụm, để dành, dành cho ai, - “Giành” : âm gi - vần anh - thanh huyền. Nghĩa là nói đến sự nỗ lực, cố gắng để đạt được điều gì đó.Ví dụ: giành giải thưởng, giành giật, Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, vật thật, nhằm để phát huy tính tích cực, kích thích sự tò mò, tư duy tìm hiểu của học sinh. Ví dụ giúp học sinh phân biệt âm đầu tr/ ch, tôi cho học sinh quan sát vật thật quả chanh và bức tranh. Từ đó các em ghi nhớ từ và sẽ không mắc lỗi khi viết bài. 2.3. Giải pháp 3: Giải nghĩa các từ ngữ Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc và Tập làm văn nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả, khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh, Giáo viên viết từ khó các em dễ nhầm lẫn lên bảng, sau đó cho học sinh giải nghĩa từ và đặt lại câu chứa từ đó. Nếu các em chưa hiểu rõ nghĩa của từ, cần hướng dẫn các em tìm hiểu nghĩa của từ qua tranh, ảnh hoặc đọc chú giải, tra từ điển. Ví dụ: Phân biệt chiêng và chiên + Giải nghĩa từ chiêng: Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh ảnh cái chiêng hoặc miêu tả đặc điểm (chiêng là nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang dội). + Giải nghĩa từ chiên: Giáo viên có thể cho học sinh đặt câu với từ chiên hoặc giải thích bằng định nghĩa (chiên là làm chín thức ăn bằng cách cho thức ăn vào chảo dầu, mỡ, đun trực tiếp trên bếp lửa). Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ. 2.4. Biện pháp 4: Ghi nhớ luật chính tả Luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê. Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như: Để phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch: Ví dụ: Chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng, choé, chồn, chí, chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, chào mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi,... Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: Ví dụ: Sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sơn trà, sậy, sấu, sến, sầu riêng, sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, sư tử, sơn dương, san hô Mẹo nhóm viết d/r/gi: Trong trường hợp này ta cần nhớ nghĩa và cách viết tương ứng, muốn xác định cách viết đúng phải dựa vào sự đối lập về nghĩa + Gia (nghĩa là tăng thêm): gia hạn, gia tăng, tham gia, gia vị, + Gia ( nghĩa là nhà): gia đình, gia trưởng, gia tài, gia sư, + Da (lớp vỏ bên ngoài): da thịt, da mặt, da dẻ, +Ra (sự di chuyển): ra vào, ra sân, ra chơi, ra ngoài, Quy tắc viết hoa danh từ riêng: Viết đúng chính tả không chỉ là cách viết đúng tiếng từ mà gồm cả cách viết hoa, cách dùng dấu câu. Vì thế tôi luôn nhắc nhở học sinh không nên viết hoa tuỳ tiện. Bên cạnh đó, tôi kết hợp với giảng dạy phân môn Luyện từ và câu để hướng dẫn học sinh cách sử dụng dấu câu và viết hoa cho đúng. Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu câu: Ví dụ: Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Viết hoa tên người Việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng. Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Võ Thị Sáu, Viết hoa tên địa lí Việt Nam: Ví dụ: Hà Nội, Hạ Long, Cần Thơ, Viết hoa trong phiên âm tên người và tên địa lí nước ngoài: Ta cần viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng thứ nhất, giữa các tiếng có gạch nối. Ví dụ: Cô-rét-ti, En-ri-cô, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Viết hoa để tỏ sự tôn trọng. Ví dụ: Việt Nam đẹp nhất tên Người, Hai Bà Trưng, Điều quan trọng là giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh viết đúng và chú ý chữa lỗi chính tả cho học sinh mặc dù đang học phân môn khác. Trên đây là những mẹo luật chính tả cơ bản mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên những mẹo luật này cũng có những trường hợp ngoại lệ không phải là tuyệt đối. Giáo viên cần hướng dẫn các em sử dụng các mẹo trên phù hợp với từng ngữ cảnh, yêu cầu của bài tập cụ thể. 2.5. Biện pháp 5: Lựa chọn các bài tập chính tả phù hợp với học sinh Ở chương trình lớp 3 có rất nhiều dạng bài tập. Ngoài các bài tập chính tả trong chương trình giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ. Giáo viên cho học sinh đọc kĩ và xác định các yêu cầu của từng dạng bài . Sau đó các em trao đổi với bạn bên cạnh để làm bài tập. Giáo viên chữa bài, củng cố cho các em các quy tắc chính tả cần ghi nhớ. Giáo viên cần thay đổi các hình thức bài tập như in phiếu, thiết kế trò chơi, đố vui, giúp các em có hứng thú học tập, không nhàm chán khi làm bài tập chính tả. Một số dạng bài giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả: Dạng 1: Bài tập điền khuyết: Điền vào chỗ trống a) rong, dong hay giong ? ruổi, chơi, thong , trống cờ mở, gánh hàng b) rủ hay rũ cười rượi, nói chuyện rỉ, nhau đi chơi, lá xuống mặt hồ Dạng 2: Bài tập tìm từ a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau: - Các thiên thể ban đêm lấp lánh trên bầu trời. - Trái nghĩa với gần. b) Chứa tiếng có âm o hoặc o, có nghĩa như sau: - Một trong bốn phép tính em đang học. - Tập hợp nhau lại một nơi để cùng bàn bạc hoặc cùng làm một việc nhất định. Dạng 3: Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau: - (xấu/sấu) : cây , chữ - (sẻ/xẻ) : san , gỗ - (sắn/xắn) : tay áo, củ - ( xinh/sinh) : Sau khi con, chị ấy trông thật Dạng 4: Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng - Xuân diệu là một nhà thơ trử tình nổi tiếng. - Cả phòng khéc lẹc mùi thuốc lá. - Lá vàng bay liệng trong gió chiều. - Bức tườang bị nức ngang nức dọc. Dạng 5: Chơi điền chữ - giải câu đố Thảo luận, tìm chữ d hay r điền vào chỗ trống và giải câu đố Hòn gì từ đất nặn a Xếp vào lò lửa nung ba bố ngày, Khi ra, a đỏ hây hây Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà. ( Là gì ?) Giáo viên cần dựa vào tình trạng viết sai lỗi chính tả của học sinh lớp mình để lựa chọ các dạng bài tập cho phù hợp. Nhằm giúp các em sửa chữa được các lỗi hay mắc phải. 3. HIỆU QUẢ - Trong quá trình giảng dạy học, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Học sinh hứng thú trong giờ học chính tả không còn “sợ” học chính tả như trước đây. - Các em đã khắc phục được các lỗi về âm đầu, âm chính, vần và dấu thanh. - Số lỗi sai giảm hẳn, tỉ lệ học sinh viết sai chính tả giảm đáng kể. Học sinh khắc phục được lỗi viết sai thông qua phân tích từ khó. 4. KẾT LUẬN * Kết luận Với việc tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn Chính tả lớp 3 ở trường Tiểu học hiện nay và đưa ra được các biện pháp khắc phục đã đem lại kết quả học tập của học sinh rất khả quan. Giáo viên đã có trong tay những giải pháp giúp học sinh viết đúng chính tả. Ngay từ khi các em mới bắt đầu “làm quen” với Tiếng Việt, giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ tránh trường hợp học sinh nhầm vận dụng nhầm lẫn các luật chính tả. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên thường xuyên quan sát, kiểm tra, từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn. Để thực hiện sáng kiến trên tôi thấy giáo viên cần lựa chọn, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Gây được hứng thú học tập cho học sinh, huy động được mọi học sinh trong lớp cùng tích cực học tập. Như vậy giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh sao cho phù hợp, nhẹ nhàng, hiệu quả, sinh động, không đơn điệu thông qua các biện pháp thực hiện của bài học. Bên cạnh đó giáo viên phải có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. Nắm vững nội dung chương trình môn Tiếng Việt. Chuẩn bị kỹ bài dạy và xác định đúng trọng tâm của bài. Trong từng tiết học cần vận dụng nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau, khắc sâu kiến thức bài giảng giúp mỗi học sinh đều hiểu và làm bài tập được ngay tại lớp. *Bài học kinh nghiệm - Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiêng Việt. - Để việc dạy học chính tả đạt hiệu quả ngay từ khi các em mới bắt đầu làm quen với Tiếng Việt, giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các qui tắc chính tả, qui tắc kết hợp từ, qui tắc ghi âm chữ quốc ngữ và cung cấp cho các em một số mẹo luật chính tả, - Để dạy tốt người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tham khảo ở sách, báo và kinh nghiệm của anh chị đồng nghiệp; tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ tay nghề, cần phải có kiến thức về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học, tra “từ điển” các từ có liên quan đến chính tả. - Nắm vững phương pháp đặc trưng của phân môn Chính tả, kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy sao cho sát hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình. - Phải dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng và động viên học sinh kịp thời. Hạn chế không nên trách phạt, chê các em trước lớp làm cho các em có mặc cảm và bạn bè có ấn tượng không tốt về các em. Bên cạnh đó giáo viên còn phải khích lệ, động viên học sinh phải kiên trì, chăm chỉ rèn luyện mới đạt được kết quả tốt. *Kiến nghị - Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy Không ngừng học hỏi phương pháp giảng dạy của các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học. Thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy. Tổ chức các cuộc thi “Viết chữ đẹp” để học sinh được tham gia. Từ đó các em sẽ nỗ lực rèn kĩ năng viết đẹp và đúng chính tả. Hướng dẫn học sinh lập sổ và ghi sổ tay những quy tắc chính tả, các mẹo để viết đúng chính tả. - Đối với các cấp quản lí giáo dục Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên. Tạo điều kiện cho giáo viên các trường, cụm chuyên môn giao lưu, sinh hoạt chuyên môn với nhau từ đó giúp giáo viên có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Các cấp quản lý giáo dục nên động viên, khuyến khích giáo viên có những sáng kiến, đề tài mang tính sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thử nghiệm tại đơn vị để góp phần nâng cao chất lượng dạy, học phân môn Chính tả lớp 3. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, các cấp quản lí giáo dục để cho sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_khac_phuc_loi_chinh_ta_cho_hoc_sinh_lo.doc